Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Tìm Kiếm Sự Khôn Ngoan Từ Darwin Tới Munger: MỘT


MỘT


CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA ĐẶT RA GIỚI HẠN CHO HÀNH VI CỦA CHÚNG TA


Để hiểu cách chúng ta suy nghĩ và tại sao chúng ta đánh giá sai, trước tiên chúng ta phải xác định điều gì ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta.

Tại sao chúng ta không thể bay?
Để làm những gì chúng ta làm ngày nay đòi hỏi một nền tảng cơ sở giải phẫu học thích hợp. Để bay chúng ta cần có cánh. Để đi bộ chúng ta cần có chân, để nhìn chúng ta cần mắt, và để nghĩ chúng ta cần não. Giải phẫu, sinh lý và hóa sinh học cơ thể của chúng ta là những cơ sở chính cho hành vi của chúng ta.
Nếu chúng ta thay đổi giải phẫu cơ thể, chúng ta sẽ thay đổi hành vi. Chim không thể bay nếu cánh của nó được đặt ở nơi không có chiếc xương nào neo giữ. Vượn không thể nói vì chúng cần một tổ chức giọng nói và nó phải được định vị theo một cách nào đó. Ví dụ, một thay đổi nhỏ trong cơ quan phát âm cũng có thể làm ta không thể nói ra tiếng được.
Một ví dụ khác về một thay đổi trong giải phẫu học cơ thể gây ra biến đổi trong hành vi đến từ Học viện Thần kinh học ở California. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học lấy một phần nhỏ của các mô não đang phát triển của một con chim cút và đặt nó trong một phôi gà. Phụ thuộc vào những gì các tế bào đã được ghép, các kết quả là một con gà kêu như chim cút hay một con gà có cái đầu lúc lắc như chim cút.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tổn thương một phần não, vỏ não trước (nằm giữa trán và mắt), có khuynh hướng làm một người rơi vào tình trạng vô lễ cao độ so với chuẩn mực xã hội, bao gồm cả những hành vi bạo lực. Một ví dụ cổ điển về người quản lý xây dựng đường sắt Phineas Gage. Năm 1848, ông là nạn nhân của một vụ nổ, thanh sắt đã xuyên qua vùng não trước của ông, làm tổn thương vỏ não trước. Trước tai nạn, ông là một người trầm ổn, đáng tin cậy, siêng năng và thân thiện. Phineas được cứu sống sau vụ tai nạn, nhưng tính cách của ông thay đổi. Ông trở thành kẻ trôi dạt khắp nơi không đáng tin cậy, kiêu ngạo, bốc đồng và thiếu suy nghĩ.
Những nghiên cứu khác cũng cho thấy tổn thương vùng hạch hạnh nhân – một vùng trong não, nối liền với các trạng thái cảm xúc và hành vi xã hội – sẽ làm giảm cảm xúc phản ứng trước sợ hãi. Kích thích hạch hạnh nhân có thể dẫn tới những phản ứng cảm xúc cường độ cao. Năm 1966, Charles Whitman đã giết 14 người và làm bị thương 38 người trên tháp đồng hồ Đại học Texas, Austin. Khám nghiệm tử thi cho thấy có một khối u đang tấn công hạch hạnh nhân trong não anh ta.
Đó là bộ não của chúng ta, giải phẫu, sinh lý và hóa sinh của nó, những thành phần này hoạt động như thế nào sẽ tạo ra giới hạn cho những gì ta suy nghĩ. Nhưng vì các phần não của chúng ta cũng tương tác với giải phẫu, sinh lý và hóa sinh của cơ thể chúng ta, chúng ta phải xem xét não và cơ thể cùng nhau. Chúng là các phần của cùng một hệ thống – chúng ta.
Hãy xem giải phẫu học bộ não để hiểu rõ hơn những gì tác động đến hành vi của chúng ta.

Những gì chúng ta cảm thấy và suy nghĩ đều phụ thuộc vào các liên kết thần kinh
Có rất nhiều điều đã được khám phá về bộ não, nhưng chưa phải tất cả. Có rất nhiều tranh cãi và những câu hỏi không lời giải.
Tiến sỹ đoạt giải Nobel Gerald Edelman, giám đốc Học viện Thần kinh học nói:
Bộ não là đối tượng vật chất phức tạp nhất được biết đến trong vũ trụ này. Nếu bạn cố gắng đếm số lượng liên kết, một cái trong một giây, trên lớp áo choàng của bộ não (vỏ não), bạn có thể phải kết thúc đếm sau 32 triệu năm. Nhưng đó không phải là tất cả câu chuyện. Cách thức bộ não được kết nối – tiêu bản mẫu giải phẫu thần kinh học của nó – là một sự phức tạp khổng lồ. Trong giải phẫu này, một tập hợp tiêu biểu các sự kiện động diễn ra một phần trăm giây và số lượng ống điều khiển những sự kiện này, từ phân tử tới hành vi, là vô cùng lớn.
Nặng chỉ ba pound, bộ não được tạo thành từ ít nhất 100 tỉ tế bào thần kinh hay neuron. Nó cũng chứa hàng chục tỷ tế bào khác, gọi là tế bào thần kinh đệm hỗ trợ cho các neuron. Các neuron được kết nối tới các neuron khác và tương tác với nhau. Mỗi neuron có một thân tế bào với các nhánh nhỏ gọi là các dendrite (tế bào tua gai thần kinh) – nhận thông tin từ các neuron khác. Mở rộng ra từ thân tế bào là những sợi dài gọi là axon làm nhiệm vụ gửi thông tin tới các neuron khác.
Vì những kết nối giữa các neuron tạo ra khả năng tinh thần của chúng ta, không phải số lượng các tế bào là quan trọng, mà là số lượng các kết nối tiềm năng giữa chúng.

Các neuron liên kết và giao tiếp thế nào?
Mỗi neuron có thể kết nối với một neuron khác tại các điểm kết nối, không gian giữa một neuron và một neuron khác gọi là synapses (các khớp thần kinh). Khi một neuron phóng ra một xung điện tới axon, xung điện này được giải phóng từ một chất hóa học gọi là neurotransmitter (chất dẫn truyền xung động thần kinh). Khi chất hóa học này phản ứng với dendrite của neuron khác, nó sẽ làm bắn ra một xung điện. Sau đó một chuỗi các phản ứng hóa học bắt đầu. Vài kích thích phải xảy ra với neuron thì nó mới phóng xung điện. Cường độ xung điện và loại neurotransmitter nào được giải phóng phụ thuộc vào chất kích thích.
Neurotransmitter gây ra xung điện như thế nào? Trên bề mặt của neuron nhận có các protein gọi là receptor (nơi tiếp nhận) và mỗi receptor được may khít với một chất hóa học cụ thể. Chất hóa học đó là chìa khóa, và receptor, hay cái khóa, chỉ cần được đặt vào đúng chìa.

Tại sao ta cảm thấy sung sướng khi được người yêu hôn hay khen ngợi?
Đó là do chất Dopamine của neurotransmitter được giải phóng. Dopamine có trong hệ thống khen thưởng và động viên của bộ não, và khi bị nghiện. Các cấp độ cao của dopamine được tin rằng sẽ gia tăng cảm giác hưng phấn và giảm trừ nỗi đau.
Một neurotransmitter khác là serotonin. Serotonin được kết nối với tâm trạng và cảm xúc. Quá nhiều căng thẳng có thể dẫn tới mức độ serotonin thấp và các mức độ thấp này hay dẫn đến lo âu và trầm cảm. Điều gì xảy ra khi ta uống một viên thuốc chống trầm cảm? Loại thuốc này làm tăng lượng serotonin trong não. Nó bắt chước cấu trúc của serotonin. Những người bị trầm cảm không làm chúng ta vui; họ cư xử như thể họ là những người bất hạnh. Quan sát cho thấy, ngay cả khi neurotransmitter và các loại thuốc này ảnh hưởng tới chúng làm thay đổi các hoạt động tinh thần của chúng ta, chúng vẫn là một phần trong một hệ thống tương tác phức tạp giữa các phân tử, tế bào, synape và các hệ thống khác, trong đó có cả kinh nghiệm sống và các nhân tố từ môi trường.
Hơn nữa chúng ta biết rằng bộ não là một hệ thống hóa chất, và các neuron giao tiếp với nhau thông qua việc giải phóng các neurotransmitter (các hóa chất mang thông điệp giữa các neuron). Những gì chúng ta suy nghĩ và cảm nhận phụ thuộc vào các phản ứng hóa học. Và những phản ứng hóa học này là một hoạt động chức năng trong cách thức các neuron liên kết.
Điều gì quyết định các neuron liên kết như thế nào và có bản mẫu của chúng không? Bộ gene và kinh nghiệm sống của chúng ta, tình huống hay điều kiện môi trường, và yếu tố ngẫu nhiên.

Các gene điều khiển hóa học bộ não có thể bị bật lên hay tắt đi do môi trường
Gene là gì? Nó làm cái gì?
Gene là những thứ tạo ra một thực thể sống, ví dụ, tạo ra hai mắt màu xanh, hai tay, một mũi, và một bộ não với một kiến trúc nhất định.
Cơ thể của chúng ta được tạo thành bởi các loại tế bào liên kết chức năng với nhau. Mỗi tế bào có 46 chromosome (nhiễm sắc thể) hay một chuỗi các gene. 23 nhiễm sắc thể đến từ mỗi bố hoặc mẹ. Mỗi nhiễm sắc thể được tạo thành từ DNA hóa học hay deoxyribonucleic acid. DNA là sự kế thừa của chúng ta; một nửa từ bố và một nửa từ mẹ. Các gene này là những đoạn DNA của chúng ta và là đơn vị thừa kế nhỏ nhất của chúng ta cho người khác. Một gene chứa 4 phân tử hóa học: adenine, cytosine, guanine, thymine hoặc A,C,G và T cùng nhau tham gia trong một chuỗi. Tên hóa học ngắn gọn của một chuỗi bất kỳ các phân tử này, dù xếp theo thứ tự nào, là DNA. Thứ tự xắp xếp của các phân tử này qui định các lệnh mã hóa cho những thứ mà một tế bào phải làm.
Công việc của gene là tạo protein – các khối xây dựng nên sự sống. Protein là những phân tử chứa hầu hết các chức năng sinh học và được tạo thành từ các amino acid. Có 20 loại amino acid có thể được sử dụng để tạo ra làn da, tóc, râu … của chúng ta.
Đôi khi một gene bị “tắt” và không thể tạo ra protein. Sứ giả truyền tin RNA là vật liệu di truyền dịch DNA thành các protein cụ thể. Chủ nhân của giải Nobel y học năm 2006, đã phát hiện ra một cơ chế gọi là “RNA can thiệp - RNAi” có thể làm “tắt” một gene bằng cách khóa qui trình này lại. RNAi đóng vai trò chính trong cơ chế bảo vệ của chúng ta khi nhiễm trùng.
Các nghiên cứu gần đây cũng giả thiết rằng các gene làm nhiều chức năng hơn là tạo ra protein. Ví dụ, có một gene trong nấm men bật và tắt được các gene tạo protein khác trong khi nó không tạo ra bất kỳ protein nào.
Mọi cơ thể sống đều sử dụng cùng mã di truyền – từ mèo tới người. Có nghĩa là chúng ta có thể truyền một gene đơn của người sang một con mèo và con mèo đó “có thể đọc được nó” và nghe theo các lệnh chỉ dẫn của gene đó. Nhưng không có một ai có bộ DNA giống nhau hoặc các phiên bản của gene giống nhau (ngoại trừ những cặp sinh đôi giống hệt nhau). Không phải tất cả mọi thứ đều được “phát âm” giống nhau. Đó là lý do tại sao con người khác nhau về màu mắt, chiều cao…Những người có quan hệ huyết thống càng gần gũi thì sự khác biệt này càng ít đi. Nhưng ngay cả khi sự khác nhau là rất nhỏ, công thức gene – khi nào và ở đâu chúng sẽ bị bật hay tắt vẫn là một chìa khóa. Một ví dụ về người họ hàng gần gũi nhất của chúng ta – loài hắc tinh tinh. Các nghiên cứu di truyền học cho thấy loài người và hắc tinh tinh chung nhau ít nhất 94% trong chuỗi DNA. Điều đó có nghĩa là không tới 6% trong DNA của chúng ta đã tạo ra chúng ta khác biệt với hắc tinh tinh. Cái gì gây ra sự khác biệt lớn trong hành vi? Các nghiên cứu chỉ ra rằng não người có những mẫu gene khác biệt nổi bật so với não hắc tinh tinh.

Vì chúng ta kế thừa gene toàn bộ từ bố mẹ, tại sao chúng ta không giống như sự pha trộn của họ?
Trong hầu hết các cơ thể sống, các gene đều đi thành cặp. Chúng ta kế thừa hai phiên bản của mỗi gene cho một chân dung cụ thể (ví dụ một phiên bản mắt xanh và một bản mắt nâu) từ mỗi bố hoặc mẹ. Khi gene của bố và mẹ kết hợp lại, ảnh hưởng của một gene không lấn át ảnh hưởng của gene kia. Vài đặc điểm bị ngủ quên. Đó là lý do tại sao một đứa trẻ có bố mẹ một mắt xanh và một mắt nâu nhưng lại có mắt không phải pha trộn xanh và nâu. Đứa trẻ có mắt màu nâu nếu gene màu nâu chiến thắng. Gene mắt xanh lặn. Nhưng vì đứa trẻ kế thừa gene mắt xanh, nên nó vẫn có thể truyền gene đó cho các thế hệ kế tiếp. Bởi vì sự kết hợp lại của các phiên bản gene có thể do ngẫu nhiên, chúng vẫn có thể tạo ra những tổ hợp mới. Nói cách khác, nếu cả bố và mẹ của đứa trẻ đều có mắt xanh, đứa trẻ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài mắt xanh.
Vài phiên bản gene bị ngủ quên, trong một số trường hợp chúng bị hòa trộn, và đôi khi ta sẽ thấy một công thức mới của hai phiên bản. Do một vài cặp gene chi phối hầu hết các đặc điểm, rất nhiều tổ hợp có thể tạo ra.

Sự tương tác và linh hoạt tạo ra tính riêng biệt cho các chức năng sinh học của chúng ta
Mỗi gene đóng vai trò trong một phần cụ thể nào đó?
Không, chúng ta không thể tách một gene riêng ra theo một nguyên nhân nào đó hay sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng. Chúng đều là một phần trong hệ thống liên kết với rất nhiều sự kết hợp. Và hầu hết các gene đều đóng góp vào nhiều hơn một đặc điểm. Các gene có thể có ảnh hưởng khác nhau, phụ thuộc vào chúng được bật lên ở nơi nào, khi nào và như thế nào. Tương tác là thuộc tính cơ bản trong sinh học. Có những tương tác giữa phân tử, gene, neuron, các vùng não, các cơ quan và giữa những hệ thống riêng lẻ khác. Mỗi hệ thống làm công việc của chính nó nhưng chúng cũng hợp tác đầy đủ để tạo ra một con người có các chức năng sinh học và duy nhất.
Nhưng phần bên phải và bên trái của não không có chức năng gì khác nhau?
Tiến sỹ Ralph Greenspan ở Học viện Tâm thần học nói:
Mặc dù nói sự khác biệt “não phải/não trái” nghe có vẻ văn chương. Thực tế là những gì là “não phải” xảy ra ở mọi nơi và những gì là “não trái” cũng xảy ra ở mọi nơi. Có một vài khía cạnh có thể được thiên vị bởi nửa bên này hơn so với nửa bên kia, nhưng bộ não hoàn toàn không bị giới hạn. Mọi thứ khi đã xảy ra trong não bạn, là đang xảy ra trong một khối đoàn kết của rất rất rất nhiều các vùng đồng thời.
Ông cũng cho biết:
Isaac Newton có lẽ thích quang cảnh gọn gàng của các hệ thống sinh học tạo nên các thành phần chuyên dụng, với vai trò nhân quả có thể được nghiên cứu độc lập, và trong những điều kiện cụ thể sẽ sinh ra những đáp ứng có thể tiên đoán được và duy nhất. Charles Darwin, ngược lại, có lẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi ở nhà với ý tưởng về một hệ thống mới phức tạp làm từ nhiều thành phần không xác định, không có vai trò duy nhất, không có các môí quan hệ duy nhất, vài cách tạo bất kỳ đầu ra cho trước, và rất nhiều phụ kiện đi kèm mỗi cách.
Kết quả nối bật nhất trong mạng lưới tương tác là sự linh hoạt. Sự linh hoạt đóng những vai trò mới khi các điều kiện thay đổi và khả năng tạo ra cùng một kết quả theo những cách thức khác nhau. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy những cấu hình khác nhau giữa các neuron có thể đạt cùng một kết quả. Cấu hình phụ thuộc vào lựa chọn sẵn có trong một thời điểm nhất định và một tình huống giả định cho trước (vì hành vi phụ thuộc vào ngữ cảnh hay tình huống), những kinh nghiệm sống của một cá nhân và một yếu tố may mắn. Có nhiều cách thay thế để tạo ra cùng một kết quả sẽ cho chúng ta lợi ích lớn. Ví dụ, chúng ta có thể bù lại phần bị thương tích và tái thích nghi với các điều kiện mới.
Gene của chúng ta có cuộc đời riêng của chúng chứ?
Không, công thức gene phụ thuộc điều kiện môi trường. Gene điều khiển hóa học trong bộ não nhưng cần được kích hoạt bởi môi trường. Một sự kiện của môi trường có thể bật hoặc tắt nó, hoặc thay đổi mức độ hoạt động của nó, trước khi chúng có thể bắt đầu tạo protein ảnh hưởng tới các liên kết thần kinh. Các gene của chúng ta quyết định liệu chúng ta kế thừa một đặc điểm cụ thể không nhưng chính môi trường làm cho các gene vốn chỉ sinh ra protein lại sinh ra vài “khuynh hướng đáp ứng lại”. Vì vậy hành vi của chúng ta là trộn lẫn từ hoạt động phụ thuộc lẫn nhau của các nhân tố di truyền và môi trường.

Các kết nối thần kinh được định hình bởi kinh nghiệm sống
Bộ não thay đổi liên tục là kết quả của kinh nghiệm. Các kinh nghiệm sinh ra các thay đổi vật lý trong bộ não cũng như thông qua các kết nối thần kinh mới hay thế hệ các neuron mới. Các nghiên cứu đều giả thiết rằng bộ não có thể thay đổi thậm chí trong vòng một bài giảng trong một ngày. Có nghĩa là tổ chức bộ não thay đổi từ cá nhân này đến cá nhân khác. Thậm chí các cặp sinh đôi giống hệt nhau với bộ gene giống hệt nhau cũng không có bộ não giống hệt nhau. Họ đã có kinh nghiệm sống khác nhau.
Kinh nghiệm là lý do khiến mỗi cá nhân là duy nhất. Không ai cùng đồng thời có một môi trường giáo dục, nuôi dưỡng, học tập, hoạt động xã hội, nền tảng thể chất, xã hội và văn hóa giống hệt nhau. Điều đó tạo ra những niềm tin, giá trị, tính cách và thói quen khác nhau. Mọi người đối xử khác nhau vì sự khác biệt trong môi trường của họ do kinh nghiệm sống khác nhau gây ra. Đó là lý do tại sao đôi khi rất khó hiểu hành vi của người khác. Để hiểu họ, chúng ta phải thích nghi với môi trường của họ và chia sẻ kinh nghiệm của họ. Điều này thường là bất khả thi.
Nếu chúng ta gặp tình huống căng thẳng, cách chúng ta phản ứng như thế nào phụ thuộc vào cái chúng ta được sinh ra, cái chúng ta có kinh nghiệm, và tình hình cụ thể. Giả sử một người tên là Sam và bạn cùng có gene “sợ hãi”. Các bạn đang đứng ở Savannah, Châu Phi và một con sư tử đang hướng đến. Cả hai sẽ có cùng một phản ứng khi được đặt trong cùng một tình huống chứ? Bạn sợ hãi chứ không phải là Sam. Sam cũng biết con sư tử là kẻ chinh phục hoặc Sam là kẻ chinh phục nó. Phản ứng của Sam đến từ kinh nghiệm sống của anh ấy. Sam cũng có lẽ dễ đoán theo di truyền, sẽ phản ứng khác đi với vài loại nguy hiểm. Nhưng thậm chí ngay cả khi Sam có điểm yếu với nỗi sợ hãi được di truyền ít hơn, anh ấy cũng có thể sinh ra nỗi sợ với sư tử. Một kinh nghiệm khủng khiếp với sư tử là đủ.

Hành vi bị tác động bởi trạng thái tinh thần của chúng ta
Cuộc đời của chúng ta là do những suy nghĩ của chúng ta tạo ra.
-          Marcus Aurelius Antonius (Hoàng đế và triết gia La Mã, 121 – 180)

Trạng thái tinh thần của chúng ta là một chức năng của kinh nghiệm sống và tình huống cụ thể. Giả sử (1) chúng ta đang ăn chocolate ngon lành, nghe nhạc du dương và thư giãn hoặc (2) chúng ta đau khổ trong giá lạnh, cảm thấy căng thẳng và chỉ ăn một bữa tồi tệ. Nếu chúng ta phải đánh giá, hai trường hợp sẽ có kết quả giống nhau không? Chắc chắn là không, vì trạng thái tinh thần của chúng ta sẽ khác nhau trong trường hợp 1 và 2.
Trạng thái tinh thần của chúng ta có thể ảnh hưởng tới hệ thống hóa sinh và miễn dịch của chúng ta không?
Không phải cái gì ảnh hưởng đến chúng ta đều đếm được – chỉ là những gì chúng ta nghĩ nó sẽ xảy đến với bản thân. Chúng ta chuyển các kỳ vọng của mình sang hiện thực hóa sinh, tức là trạng thái tinh thần và cơ thể vật lý được kết nối.
Ảnh hưởng của giả dược là một hiệu ứng điều trị tích cực mà không làm gì với thuốc thật, chỉ tác động vào tinh thần của bệnh nhân. Bất cứ khi nào bệnh nhân tin rằng điều trị sẽ gây ra phản ứng đặc biệt trong tâm lý, hành vi hay sinh lý, họ dễ có khuynh hướng mẫn cảm với nó.
Bác sỹ đã cho tôi thuốc giảm đau (khi thực tế đó là một viên đường) và sau đó tôi cảm thấy giảm đau rõ rệt.
Giả dược là một loại thuốc hoặc chất thụ động và không gây phản ứng (ví dụ, viên đường hoặc tiêm nước muối) thường được sử dụng không cùng với các loại thuốc thật sự khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giả dược có thể cải thiện điều kiện của bệnh nhân rất đơn giản vì bệnh nhân kỳ vọng nó sẽ hoạt động tốt. Các bằng chứng khám chữa bệnh cho thấy giả dược cũng có ảnh hưởng vật lý đến não, giống như thuốc tác động. Các nghiên cứu ở Thụy Điển chỉ ra rằng giả dược kích thích não bộ giống như thuốc giảm đau. Chín sinh viên nam được yêu cầu tình nguyện tham gia một nghiên cứu về thuốc giảm đau. Các nhà nghiên cứu trước tiên kiểm tra mức độ đau để các đối tượng có thể có kinh nghiệm khi đưa một bề mặt kim loại 48oC bị ấn vào sống tay họ. Thử nghiệm được lặp lại sau khi các đối tượng đã được dùng thuốc giảm đau.
Sau đó các đối tượng được nói cho biết sẽ thử nghiệm hai loại thuốc giảm đau mới và một trong số đó tương tự như loại đã thử nghiệm trước đó. Thanh kim loại 48oC một lần nữa được ấn vào sống tay họ. Một người đàn ông trong áo choàng trắng, mang huy hiệu “giáo sư”, bước vào phòng. “Giáo sư” tiêm vào tĩnh mạch của họ chất opioid (một loại hợp chất giống như thuốc phiện có liên kết với một trong ba thụ thể opioid của cơ thể) – một loại chất giảm đau, hoặc tiêm giả dược. Trong quá trình thí nghiệm các nhà nghiên cứu quét não của các đối tượng và so sánh các phản ứng của bộ não. Cả thuốc giảm đau và giả dược đều sinh ra cùng một phản ứng. Cả hai trường hợp đều gia tăng lượng máu tại những vùng não đã biết có một lượng lớn các thụ thể opioid. Tám trong số chín đối tượng nói rằng giả dược làm giảm đau rõ rệt.
Những nghiên cứu khác cũng cho thấy những người uống viên đường khi điều trị trầm cảm và các bệnh ốm đau khác có thể trải qua hành hạ dù là tạm thời, các thay đổi trong hoạt động não và hóa học thần kinh khiến cho tình trạng của họ được cải thiện. Đồng thời cũng phát hiện ra các giả dược có thể cải thiện huyết áp, nồng độ cholesterol và nhịp tim. Nó giống như thuốc đi vào trong cơ thể và làm một cuộc cách mạng trong suốt hàng triệu năm tiến hóa.

Điều gì xảy ra khi một người khỏe mạnh phát hiện anh ta sắp chết?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu người ta hi vọng điều tồi tệ xảy ra với sức khỏe của họ, nó thường sẽ xảy ra. Những mong muốn tiêu cực có thể ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta và gây ra những hiệu ứng theo thời gian có thể làm suy nhược cơ thể. Trong một nghiên cứu, các phụ nữ hy vọng họ sẽ bị bệnh tim sẽ bị chết nhiều gấp gần bốn lần so với những người không mong như vậy, trong một tình trạng rủi ro như nhau. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra các bệnh nhân được cảnh báo về tác dụng phụ lên đường tiêu hóa khi dùng aspirin sẽ bị mắc gấp ba lần so với những người không biết. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy nếu người ta lo lắng về tác dụng phụ của thuốc, họ hầu hết sẽ bị tác dụng phụ. Niềm tin có một hậu quả sinh học – tốt lẫn xấu.
Các gene và kinh nghiệm sống của chúng ta quyết định các neuron kết nối như thế nào, và do đó tác động đồng thời tạo ra những giới hạn cho hành vi của chúng ta. Chúng ta được sinh ra với những nền tảng cơ bản của sự sống. Chúng ta có các liên kết thần kinh điều chỉnh nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ… Bộ não đã chọn lọc các kết nối thần kinh như thế nào để tạo ra các hành vi hữu ích? Bộ não là một sản phẩm của tiến hóa.

2 nhận xét:

  1. Chào Cheryl Phạm, mình thấy bạn đã dịch qua cuốn sách Seeking Wisdom của tác giả Peter Bevelin. Mình chỉ thắc mắc bạn đã nghĩ đến việc biên soạn lại bản dịch, contact phía tác giả gốc để xin phát hành thành sách dưới dạng Tiếng Việt chưa?

    Trả lờiXóa

Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...