Hiển thị các bài đăng có nhãn qui luật Kant. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qui luật Kant. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Mark Manson: Qui tắc của Kant


Qui tắc của Kant

Tùy quan điểm của bạn, Immanuel Kant có lẽ là một người nhàm chán nhất hành tinh hoặc cơn mộng tinh của một hacker năng suất. Trong suốt hơn 40 năm, ông ấy đều thức dậy lúc 5 giờ sáng và viết lách chính xác trong ba giờ. Sau đó ông đi giảng dạy tại cùng một trường đại học trong chính xác 4 giờ nữa. Rồi ông tiếp tục ăn trưa tại cùng một nhà hàng mỗi ngày. Sau đó, vào buổi chiều, ông có thể đi dạo trong cùng một công viên, và trở về nhà trên một con đường vào đúng một giờ mỗi ngày. Ngày nào cũng thế.

Kant dành toàn bộ cuộc đời sống ở Königsberg, đế quốc Phổ. Tôi nói là theo nghĩa đen. Ông không bao giờ rời khỏi thành phố này. Dù chỉ cách biển một giờ, nhưng ông cũng không bao giờ nhìn thấy nó. (Còn một chuyện buồn cười nữa: Isaac Newton cũng chưa bao giờ nhìn thấy biển, dù sống cách biển chỉ vài giờ. Nhưng điều không thể tin nổi là Newton lại là người khám phá ra lực hấp dẫn của mặt trăng chính là nguyên nhân gây ra thủy triều. Và ông khám phá ra điều đó mà chưa bao giờ nhìn thấy thủy triều thật sự ngoài đời.)

Kant là nhân cách hóa của tính hiệu quả. Ông thật máy móc trong thói quen hằng ngày, đến mức hàng xóm của ông còn đùa rằng họ có thể vặn đồng hồ dựa theo giờ ông rời căn hộ mỗi ngày. Ông sẽ đi dạo hằng ngày lúc 3h30 chiều, ăn tối với cùng một người bạn mỗi ngày, và trở về nhà hoàn thành công việc rồi lên giường chính xác lúc 10h tối.

Chúng ta rất dễ chế nhạo một anh chàng như thế này. Thật là một người biến thái. Ê cậu kia, sống là phải nghiêm túc nha!

Nhưng Kant là một trong những nhà tư tưởng quan trọng nhất và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại. Ông đã chỉ đạo thế giới từ căn hộ đơn ở Phổ nhiều hơn hầu hết các vị vua và các đội quân từng làm trước đó và kể cả từ thời đó tới giờ.

Nếu bạn đang sống trong một xã hội dân chủ - nơi bảo vệ các quyền cá nhân, thế thì bạn nên cảm ơn Kant một phần vì điều đó. Ông là người đầu tiên từng hình dung ra một thể chế thống trị toàn cầu có thể bảo đảm hòa bình trên khắp thế giới. Ông mô tả không gian/ thời gian theo cách thức truyền cảm hứng cho Einstein phát minh ra thuyết tương đối. Ông cũng đưa ra ý tưởng rằng động vật cũng có thể có quyền, phát minh ra triết lý về thẩm mỹ và cái đẹp, giải quyết một cuộc tranh luận triết học suốt 200 năm trong vài trăm trang giấy. Ông tái phát minh lại triết lý đạo đức, từ trên xuống dưới, lật đổ những ý tưởng đã là nền tảng của văn minh Phương Tây kể từ thời Aristotle.

Kant là một tay phá cách đầy trí tuệ. Nếu bộ não chứa những quả bóng thì bộ não Kant hẳn phải toàn bóng thép và dao động hỗn loạn vui nhộn. Những ý tưởng của ông, đặc biệt là về đạo đức, vẫn còn được thảo luận và gây tranh cãi trong hàng ngàn trường đại học ngày nay.

Và đây là điều mà tôi muốn nói tới: triết lý đạo đức của Kant, và tại sao nó lại quan trọng.

Giờ tôi hiểu bạn đang định nói gì. Thật sao Mark? Triết lý đạo đức ư? Khốn kiếp, ai mà thèm quan tâm chứ anh bạn? Hãy cho tôi xem những trích đoạn đầy cảm hứng hoàng hôn và những bức ảnh mèo đi.

Phải, chính là ở lúc này đấy, đó chính là triết lý đạo đức. Bất cứ lúc nào bạn nói: “Ai thèm quan tâm chứ?” hay “Có gì ghê gớm đâu chứ?” là bạn chủ yếu nghi ngờ về giá trị của thứ gì đó. Nó có đáng để bạn bỏ thời gian chú ý không? Nó tốt hơn/ tệ hơn cái gì đó khác nữa? Đó đều là các câu hỏi về giá trị, và toàn bộ chúng đều rơi vào cái ô của triết lý đạo đức.

Triết lý đạo đức của chúng ta xác định giá trị của chúng ta – cái gì bạn quan tâm và cái gì bạn không quan tâm – và giá trị của chúng ta xác định hành động, quyết định và niềm tin của chúng ta. Do đó, triết lý đạo đức áp dụng cho mọi thứ trong cuộc đời chúng ta. Bạn đã hiểu rồi chứ?




Triết lý đạo đức của Kant là độc nhất vô nhị, và phản trực giác. Kant tin rằng nếu một cái gì đó là tốt, nó phải phổ quát – tức là nó không thể đúng trong tình huống này, nhưng lại sai trong tình huống khác. Nếu nói dối là sai trái, nó phải luôn là sai trái trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào. Nó phải là sai trái mỗi khi bất kì ai làm điều đó. Nếu nó không phải lúc nào cũng đúng hoặc sai, thì không thể là một nguyên tắc đạo đức hợp lệ.

Kant gọi các nguyên tắc đạo đức phổ quát này là “các mệnh lệnh vô điều kiện (categorical imperatives)” – các qui tắc để sống mà chúng luôn hợp lệ trong mọi ngữ cảnh, mọi tình huống, và với mọi đối tượng.

Vâng, thần thánh phát khiếp, nghe có vẻ lố bịch. Nhưng Kant đã hết sức nỗ lực làm điều đó. Thực tế, ông đã cố tạo ra các mệnh lệnh vô điều kiện. Một trong số đó đã nhanh chóng bị các nhà triết học khác phá bỏ. Nhưng có nhiều người đã thực sự kiểm tra chúng ở một mức độ nào đó.

Đặc biệt một trong số chúng đang bị kẹt lại. Trong nhiều năm tôi đọc và nghiên cứu triết học, tâm lý học và các ngành khoa học khác, đó là một trong những phát biểu mạnh mẽ nhất tôi từng biết. Lớp áo nghĩa của nó tiếp cận mọi lĩnh vực của đời sống mỗi người. Chỉ bằng một câu duy nhất, nó tóm tắt phần lớn toàn bộ trực giác và giả định đạo đức của chúng ta. Và trong mỗi tình huống, nó đều chỉ ra một hướng rõ ràng về cách chúng ta nên hành động thế nào và tại sao lại vậy.

MỘT QUI LUẬT THỐNG TRỊ TẤT CẢ

OK, dạo đầu thế đủ rồi. Đây là Qui luật của Kant:

“Hãy hành động theo cách, mà bạn dùng nhân tính đối xử với con người, dù đó là chính bạn hay là người khác, luôn luôn như thế trong mọi thời khắc, chứ không chỉ là phương tiện.”

Tôi biết: thực ra là chuyện quái gì thế?

Ok, hãy dừng lại một giây nào.

Kant tin rằng tính hợp lý là thiêng liêng. Khi tôi nói tính hợp lý, tôi không có ý đề cập tới tính hợp lý như Sudoku hay trong cờ tướng. Tôi muốn nói tới tính hợp lý với thực tế chúng ta là những sinh vật duy nhất được biết tới trong vũ trụ có khả năng ra quyết định, cân nhắc lựa chọn và xem xét tác động đạo đức của mọi hành động.

Một cách căn bản: đó là ý thức.

Với Kant, điều duy nhất phân biệt chúng ta với phần còn lại của vũ trụ là khả năng xử lý thông tin và hành động có ý thức. Và đối với ông ấy, điều này rất đặc biệt. Cực kỳ đặc biệt. Chúng ta đều biết, chúng ta là vật duy nhất trong vũ trụ có cơ cấu tự tổ chức thông minh. Vì thế, chúng ta cần dùng nó một cách nghiêm túc. Và cũng do đó, tính hợp lý và việc bảo vệ sự lựa chọn có ý thức phải là cơ sở cho tất cả các lý luận đạo đức của chúng ta.

Kant viết rằng “không có lý trí, vũ trụ chỉ là một thứ lãng phí, vô ích và không mục đích.” Theo quan điểm của Kant, không có trí tuệ và tự do sử dụng trí tuệ đó, chúng ta cũng chỉ như một đống đá. Chả có gì quan trọng cả.

Vì thế, Kant tin rằng toàn bộ đạo đức đều xuất phát từ việc bảo vệ và thúc đẩy ý thức về tính hợp lý trong mỗi cá nhân.

Vậy làm sao bạn làm được điều đó?

Vâng, chính là Qui Luật của Kant ở trên.

Nếu bạn cảm thấy khó hiểu thì để tôi giải thích sâu hơn:

Giả sử tôi đang đói và muốn ăn một đĩa burrito. Tôi vào xe, lái tới Chipotle và gọi một đĩa bự gấp hai lần bình thường khiến tôi vui suốt một tuần liền.

Trong tình huống này, ăn burrito là mục đích “cuối cùng” của tôi. Đó là lý do tại sao tôi làm mọi thứ khác – vào xe, lái xe, đổ xăng,… Tất cả những việc tôi làm để được ăn burrito là “phương tiện”, tức những thứ tôi phải làm để đạt được mục đích “cuối cùng”.

Nếu bạn gọi cho một người bạn để tìm hiểu xem họ đang sống thế nào, việc gọi đó là phương tiện, tìm hiểu xem họ ra sao là đích cuối cùng. Nếu bạn rời bữa tiệc sớm để có thể dậy sớm vào sáng hôm sau, thì việc rời khỏi bữa tiệc là phương tiện, dậy sớm là mục đích cuối cùng.

Phương tiện là những thứ chúng ta làm có điều kiện. Tôi không muốn vào xe và lái đi. Nhưng tôi muốn ăn burrito. Do đó, lái xe là phương tiện để tới cái đích burrito.

Đích là cái được mong muốn theo lợi ích riêng. Đó là yếu tố thúc đẩy các quyết định và hành vi của chúng ta. Nếu tôi muốn ăn burrito chỉ vì vợ tôi muốn ăn burrito, mà tôi muốn cô ấy hạnh phúc, thì burrito không còn là cái đích của tôi nữa – giờ nó là phương tiện đạt tới một cái đích lớn hơn nữa: làm cho vợ tôi vui. Và nếu tôi chỉ muốn làm vợ tôi vui để tôi có thể được thỏa mãn tối nay, vậy thì niềm vui của vợ tôi lại thành phương tiện cho cái đích lớn hơn: sex.

Có khả năng ví dụ cuối cùng khiến bạn nhúc nhích một chút và nghĩ tôi là một anh chàng bẩn thỉu. Và đó chính xác là những gì Kant đang nói tới. Lập luận của ông – địa ngục, qui tắc của ông – phát biểu rằng đối xử với bất kỳ con người nào như một phương tiện hòng đạt được mục đích khác là cơ sở của những hành vi phi đạo đức. Vì vậy, đối xử với đĩa burrito như một phương tiện đạt được cái đích của vợ tôi là tốt. Thật đúng đắn khi làm bạn đời của mình hạnh phúc. Nhưng nếu tôi đối xử với vợ tôi như một phương tiện để đạt được cái đích là tình dục thì Kant sẽ cho rằng đó là sai lầm.

Đây là những quan điểm phổ biến từ qui luật Kant:
-                      Nói dối là sai trái vì bạn đang dẫn dắt sai hành vi có ý thức của người khác để đạt được mục đích của riêng bạn. Do đó bạn đang đối xử với người đó như phương tiện để đạt được mục đích của mình. Vì vậy nói dối là vô đạo đức.
-                      Lừa gạt là vô đạo đức cũng theo lý do tương tự. Bạn đối xử với những qui tắc và kỳ vọng vốn đã được thống nhất với người khác như phương tiện để đạt được mục đích cá nhân.
-                      Bạo lực, cũng tương tự: bạn đối xử với người khác như phương tiện để đạt được những mục tiêu cá nhân hay chính trị lớn hơn. Thật là tồi tệ!

Những ý nghĩa đạo đức của Qui luật Kant

Danh sách dưới đây không đầy đủ. Một số chúng Kant đã giải thích rõ ràng. Một số khác là những gì được ngoại suy từ tác phẩm của ông, dựa trên các giá trị của chính tôi. Hy vọng của tôi là, cuối cùng bạn có thể thấy sự linh hoạt đáng kinh ngạc của câu châm ngôn đạo đức này khi mở rộng tới hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống con người.



-                      Lười biếng – OK, tôi lười. Thật đấy. Và tôi thường thấy tội lỗi về điều đó. Chúng ta đều biết rằng thứ chết tiệt này trong ngắn hạn chắn chắn sẽ làm hại chúng ta trong dài hạn. Nhưng dù vì bất kỳ lý do gì, lợi ích ngắn hạn so với thua lỗ trong dài hạn không bao giờ truyền cảm hứng hay thúc đẩy nổi chúng ta.
Nhưng đó không phải lý do tại sao Kant nghĩ nó là sai. Thực tế, Kant sẽ nói đây là cách sai lầm khi nghĩ về lười biếng. Vì nó không đủ.
Kant tin rằng chúng ta đều có một mệnh lệnh đạo đức buộc phải làm hết sức mọi lúc. Nhưng ông không nói làm hết sức vì lòng tự trọng hay lợi ích cá nhân, hay đóng góp cho xã hội… Ông còn đi xa hơn thế. Ông cho rằng bạn nên làm hết sức vì nếu làm ít hơn cũng chính là tự đối xử với bản thân như phương tiện chứ không phải đích tới.
Vâng, bạn có thể đối xử với bản thân như phương tiện mà.
Khi bạn nằm dài trên trường kỷ, refresh Twitter tới lần thứ 28, bạn đang đối xử với tâm trí và sự chú ý của mình như một nơi chứa đựng niềm vui. Bạn không tối đa hóa tiềm năng ý thức của mình. Thực tế, bạn đang sử dụng ý thức của bạn như một phương tiện để kích thích cái đích đến là cảm xúc của bạn.
Kant cho rằng điều đó không chỉ tệ, mà còn là vô đạo đức. Bạn đang chủ động làm hại chính mình.

-                      Nghiện – dù tin hay không thì Kant cũng không phải con người tiệc tùng. Ông chỉ thưởng thức chút rượu trong bữa trưa. Ông hút xì gà (nhưng chỉ vào cùng một thời điểm mỗi sáng, và chỉ một điếu).
Kant không phải kiểu người không biết tới niềm vui. Cái ông chống lại là sự thoát ly thuần túy. Ông viết rằng dùng rượu hay phương tiện nào khác để thoát ly khỏi cuộc sống hiện tại của ai đó là vô đạo đức vì nó buộc bạn phải dùng tâm trí và tự do lý trí của mình như phương tiện để đạt tới một cái đích khác.
Kant tin vào việc đối mặt với vấn đề. Ông tin rằng đau khổ đôi khi được bảo đảm và cần thiết cho cuộc đời. Chúng ta có xu hướng đánh giá sự vô đạo đức của việc nghiện ngập bằng những thiệt hại nó gây ra cho người khác. Nhưng Kant tin rằng, trước tiên nghiện ngập cơ bản là hành vi vô đạo đức với chính mình, thiệt hại nó gây ra cho người khác chỉ là thiệt hại về phương diện tài sản. Đó là một thất bại khi đối đầu với thực tại lý trí và ý thức của chính mình, và thất bại này giống như nói dối chính mình hay tự lừa mình về tiềm năng sống quí giá. Và với Kant, nói dối chính bản thân cũng là vô đạo đức như nói dối người khác.

-                      Làm người khác hài lòng và tìm kiếm sự thừa nhận – OK, tôi biết không hay nếu cứ luôn nịnh bợ người khác, nhưng thế là vô đạo đức ư? Thật sao? Chẳng lẽ việc làm người khác vui vẻ không phải là việc có đạo đức sao?
Không nhất thiết.
Tìm kiếm sự thừa nhận và làm người khác hài lòng buộc bạn thay đổi hành động và lời nói, không còn phản ánh những gì bạn thực sự nghĩ hoặc cảm nhận. Vì thế bạn đang đối xử với bản thân như phương tiện chứ không phải mục đích. Nhưng nó sẽ trở nên tệ hơn. Vì nếu bạn thay đổi lời nói và hành vi của bạn khiến người khác cũng giống như bạn, thì bạn đang đối xử với họ như phương tiện cho mục đích của bạn. Bạn đang thay đổi và thao túng nhận thức của họ về bạn để thu được phản hồi dễ chịu từ họ. Kant chắc chắn sẽ cho rằng đó cũng là vô đạo đức. (thế này thì làm sao bạn dám nói với tôi rằng chiếc áo tôi đang mặc rất hợp với tôi?) Tôi đã viết khá dài về cách người ta làm người khác hài lòng và tìm kiếm sự thừa nhận sẽ dẫn tới những mối quan hệ độc hại. Nhưng lại một lần nữa, như thường lệ, Kant còn tiến xa hơn. Vì Kant đích thực cứng đầu như thế.

-                      Thao túng hoặc Ép buộc – ngay cả khi bạn không nói dối, nhưng bạn giao tiếp với thái độ và mục đích giành được gì đó từ ai mà không có sự chấp nhận hoàn toàn hay đồng ý rõ ràng của họ, thì bạn đang làm một việc vô đạo đức. Kant rất coi trọng việc đồng ý được thông báo đầy đủ. Ông tin rằng đó là cách duy nhất để có tương tác lành mạnh giữa các cá nhân. Điều đó là cơ bản trong thời đại của ông, và một số thứ người ta vẫn còn đang phải đấu tranh để chấp nhận ngày nay.
Có hai lĩnh vực trong thế giới hiện đại tôi nghĩ vấn đề đồng ý là quan trọng, và Kant có thể có nhiều điều để nói về nó.
Đầu tiên là: tình dục và hẹn hò. Theo qui tắc của Kant, bất cứ điều gì thiếu sự đồng ý rõ ràng, đầy đủ thông tin (và hoàn toàn tỉnh táo), đều nằm ngoài giới hạn đạo đức. Đây là một vấn đề nóng ngày nay, cá nhân tôi nghĩ mọi người làm nó phức tạp hơn nhiều mức cần thiết. Cơ bản đó là sự tôn trọng. Mọi người đều cho rằng đó có nghĩa là xin phép 20 lần trong một ngày. Không. Tất cả những gì bạn phải làm là cho biết bạn cảm thấy thế nào, hỏi họ cảm thấy thế nào, và tôn trọng bất kỳ phản ứng nào xảy ra theo cách của bạn. Thế thôi. Không hề phức tạp.
Sự tôn trọng cũng thiêng liêng trong khuôn khổ đạo đức của Kant vì Kant tin rằng mọi sinh vật có ý thức đều có phẩm giá cơ bản và phải được tôn trọng mọi lúc, bởi tất cả mọi người. Đối với Kant, đồng ý là hành động thể hiện sự tôn trọng. Bất kỳ cái gì không dẫn tới sự đồng ý giữa hai người, ở mức độ nào đó, là không tôn trọng.
Tôi biết điều đó khiến Kant như một bà già đang tức giận, nhưng tác động của vấn đề đồng ý còn rộng lớn hơn nhiều, chạm tới mọi mối quan hệ nhân loại chúng ta có.
Một lĩnh vực hiện đại khác mà nó có vấn đề là bán hàng và quảng cáo. Khá nhiều chiến thuật tiếp thị được xây dựng để đối xử với con người như phương tiện hòng đạt tới cái đích cuối cùng (kiếm tiền). Thực ra Kant đã đấu tranh rất nhiều trong đời mình trước những tác động đạo đức của chủ nghĩa tư bản và sự bất bình đẳng của cải. Ông tin rằng không ai có thể tích lũy được một lượng lớn tài sản mà không thao túng hay chèn ép trên đường họ đi. Do đó ông hồ nghi về toàn bộ hệ thống. Ông không phải là người chống chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa cộng sản khi đó còn chưa tồn tại), nhưng sự bất bình đẳng của cải trong thời đại ông sống khi đó khiến ông không thoải mái. Ông tin rằng bất kỳ ai đã tích lũy một lượng đồ sộ tài sản đều có một mệnh lệnh đạo đức phải cho đi phần lớn tài sản tới số đông đói khát.

-                      Niềm tin mù quáng – cũng có thể đặt vào đây, đặc biệt kể từ khi các nhà tư tưởng thời kỳ Khai Sáng nổi tiếng vì có quan điểm khá phân biệt chủng tộc (vốn rất phổ biến trong thời đại họ sống). Thật thú vị, Kant, dù từng có nhiều phát ngôn kinh khủng về chủng tộc trong sự nghiệp, nhưng lại có góc trí tuệ và nhận ra điều đó sau này, rằng không chủng tộc nào có quyền chinh phạt các chủng tộc khác. Sau cùng, nó có nghĩa: phân biệt chủng tộc và các dạng niềm tin mù quáng khác đều là tình tiết sách vở nhằm coi con người như phương tiện chứ không phải đích đến. Kant đã đi tới kết luận rằng nếu sự hợp lý là thiêng liêng, thì chẳng có gì là đặc quyền dành riêng cho người châu Âu, mà không cho người của quốc gia hay chủng tộc khác.
Ông cũng kịch liệt chống lại chủ nghĩa thực dân. Kant lập luận rằng không quan tâm tới vấn đề chủng tộc, bạo lực và áp bức dùng để chinh phạt các dân tộc có thể phá hủy nhân tính con người trong quá trình này. Đó là một môi trường vô đạo đức tột cùng.
Điều này là cực đoan ở thời đại đó. Cực đoan đến mức bị nhiều người coi là vô lý. Nhưng Kant lại lý luận rằng cách duy nhất để ngăn chặn chiến tranh và áp bức là tạo ra một chính phủ quốc tế nhằm tổ chức và ràng buộc các quốc gia lại với nhau. Nhiều thế kỷ sau, Liên Hợp Quốc ra đời phần lớn dựa trên tầm nhìn xa trông rộng của ông.

-                      Sứ mệnh tự cải tiến – hầu hết các nhà triết học thời kỳ Khai Sáng tin rằng cách tốt nhất để sống là tăng hạnh phúc càng nhiều càng tốt, và giảm đau khổ càng nhiều càng tốt. Cách tiếp cận đạo đức này được gọi là “chủ nghĩa thực dụng” và vẫn là quan điểm chiếm ưu thế được nhiều nhà tư tưởng nắm giữ ngày nay.
Kant có quan điểm khác hoàn toàn về cải thiện thế giới. Hãy gọi nó là Châm Ngôn Của Michael Jackson. Vì Kant, cũng giống như Michael, tin rằng “nếu bạn muốn làm cho thế giới thành một nơi tốt hơn, hay nhìn vào chính mình, và thay đổi nó”. Hay chưa?
Tất nhiên thay vì nắm lấy đũng quần, Kant đã lập luận bằng sự hợp lý tới tàn nhẫn.
Kant tin rằng, nói chung không thể biết liệu một người có xứng đáng được hạnh phúc hay đau khổ, vì bạn không bao giờ thực sự biết dự định và mục đích của họ là gì khi họ hành động.
Tương tự, ngay cả khi bạn nên làm cho người khác hạnh phúc, cũng không có cách nào để biết chính xác cách làm cho họ hạnh phúc. Bạn không biết cảm xúc, giá trị hay kỳ vọng của họ. Bạn không biết những tác động mà hành động của bạn sẽ gây ra cho họ.
Trên hết, những gì tạo thành đau khổ hay hạnh phúc, trong hầu hết tình huống không cực đoan, đều không rõ ràng. Việc ly hôn có thể khiến bạn khó chịu hôm nay, nhưng một năm sau có khi lại là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với bạn. Bạn có thể tận hưởng niềm vui của lễ kỷ niệm ngày đó với bạn bè, nhưng có lẽ nó làm bạn mất tập trung khi theo đuổi thứ gì đó có thể ngăn được nhiều đau khổ trong tương lai.
Do đó, Kant lý luận rằng cách duy nhất hợp lý để cải thiện thế giới là thông qua cải thiện bản thân. Vì điều duy nhất chúng ta có thể thực sự trải nghiệm là chính bản thân mình.
Kant định nghĩa sự cải thiện là việc phát triển khả năng tuân theo mệnh lệnh vô điều kiện. Và ông nhìn nhận tự cải thiện là một bổn phận – một nghĩa vụ không thể chịu đựng được đặt lên tất cả chúng ta.
Với Kant, thưởng/phạt vì không tuân thủ bổn phận không phải là thiên đường hay địa ngục, mà chính là cuộc đời chúng ta làm cho chính bản thân mình. Việc tuân thủ đạo đức không chỉ tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho bạn, mà còn là cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người xung quanh bạn.
Qui tắc của Kant có hiệu ứng sóng. Khả năng cải thiện tính trung thực của bạn với bản thân sẽ làm tăng việc bạn trung thực với người khác. Sự trung thực của bạn với người khác cũng lại ảnh hưởng tới họ, làm họ trung thực với bản thân hơn, từ đó giúp cải thiện cuộc sống của chính họ. Đó là sự thật trong mọi khía cạnh qui tắc của Kant, dù đó là tính trung thực, hiệu suất, từ thiện, hay sự đồng thuận. Châm Ngôn Của Michaeal Jackson cho rằng qui luật Kant, khi có đủ số người tuân thủ, sẽ sinh ra hiệu ứng quả cầu tuyết trên thế giới, kích động nhiều thay đổi tích cực hơn bất kỳ chính sách có tính toán nào.

-                      Bổn phận tự trọng – Kant hiểu theo trực giác rằng có một liên kết cơ bản giữa sự tôn trọng của chúng ta với bản thân và sự tôn trọng của chúng ta với thế giới. Cách chúng ta tương tác với tâm lý của mình là hình mẫu ta dùng để tương tác với người khác, nên ít tiến bộ có thể làm với người khác cho đến khi chúng ta tiến bộ với chính mình. Ông có lẽ hẳn sẽ chán ghét phong trào tự trọng ngày nay, coi nó là cách khác để đối xử với con người như phương tiện hòng đạt được cảm giác tốt hơn. Tự trọng không phải là cảm giác tốt hơn. Tự trọng là tự biết giá trị của bản thân. Biết rằng mỗi người, dù họ là ai, đều xứng đáng với các quyền và phẩm giá cơ bản. Và rằng mọi ý thức đều thiêng liêng và phải được đối xử như thế.
Kant hẳn sẽ lập luận rằng tự bảo mình là mình vô giá cũng sai lầm như bảo người khác rằng họ vô giá. Nói dối bản thân cũng vô đạo đức như nói dối người khác. Làm hại bản thân cũng tồi tệ giống như làm hại người khác.
Tự yêu và tự quan tâm chính mình do đó không phải thứ bạn nên tiếp thu và thực hành. Chúng là một cái gì đó về mặt đạo đức, bạn sẽ gọi là nuôi dưỡng bên trong. Thậm chí chúng có thể là tất cả những gì bạn có thể để lại.

Tác động từ triết lý của Kant

Triết lý của Kant, nếu bạn đi sâu vào, sẽ gặp nhiều mâu thuẫn và các vấn đề. Nhưng sức mạnh của những ý tưởng ban đầu của ông không nghi ngờ, đã thay đổi thế giới. Và thật kỳ lạ, khi tôi gặp chúng một năm trước, chúng đã thay đổi tôi.

Tôi đã dành hầu hết những năm tháng của tuổi 20 để theo đuổi nhiều thứ trong danh sách trên nhưng tôi theo đuổi chúng vì lý do thực tế và làm ăn. Tôi theo đuổi chúng như phương tiện vì tôi nghĩ chúng có thể khiến đời tôi khá lên. Trong khi đó, tôi càng làm việc, tôi càng cảm thấy trống rỗng.

Nhưng đọc Kant là một sự hiển linh. Chỉ trong 80 trang, Kant đã xua tan những giả định và niềm tin nhiều thập kỷ. Ông cho tôi thấy những gì bạn thực sự làm không quan trọng nhiều như mục đích đằng sau việc làm nó. Và cho đến khi bạn tìm đúng mục đích, bạn sẽ chẳng thấy gì hết.

Kant không phải luôn là một người nhàm chán, ám ảnh bởi thói quen. Ông không phải luôn là thị trưởng của Boreville. Thực tế, khi Kant còn trẻ, ông cũng là tay đi săn trong một nhóm. Ông có thể thức khuya uống rượu, chơi bài với bạn bè. Ông ngủ muộn và ăn quá nhiều, tổ chức những bữa tiệc lớn.

Mãi đến năm 40 tuổi, ông từ bỏ tất cả, phát triển thói quen sống khiến ông trở nên nổi tiếng sau này. Ông nói mình phát triển thói quen đó lúc 40 tuổi vì nhận ra những tác động đạo đức từ hành động của mình và quyết định không cho phép bản thân lãng phí thời gian và năng lượng quí báu khiến ý thức của ông bỏ đi.

Kant gọi đó là “phát triển nhân cách” – xây dựng một cuộc đời được thiết kế để tối đa hóa năng lực của mình. Ông tin rằng hầu hết mọi người đều không thể phát triển nhân cách thực sự cho tới khi họ đạt đến tuổi trung niên, vì trước khi tới lúc đó, họ vẫn còn bị quyến rũ bởi vô số ý tưởng từ thế giới, thích bay nhảy đây đó, đi từ phấn kích đến tuyệt vọng rồi ngược lại. Chúng ta quá bị ám ảnh với việc phải tích lũy nhiều phương tiện và bỏ quên mục đích đã thúc đẩy ta vào trong vô vọng.

Để phát triển nhân cách, một người phải làm chủ hành động và bản thân. Và dù chỉ vài người trong số chúng ta có thể làm được điều đó trong đời, Kant tin rằng đó là điều mỗi chúng ta có bổn phận phải làm.

Trong thực tế, ông tin rằng đó là thứ duy nhất ta cần hướng tới.

Mark Manson
Ngày 16 tháng 8 năm 2018


Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...