Hiển thị các bài đăng có nhãn mối quan hệ của con người. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mối quan hệ của con người. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Thế Hệ Omega


Thế hệ Omega



Trong hai mươi năm tới, thế hệ những đứa trẻ sinh ra trong thiên niên kỷ thứ ba sẽ đối mặt với ba câu hỏi sống còn. Giải quyết ba câu hỏi này, dù tốt hay xấu, sẽ mô tả thế giới vốn đang khác rất xa so với bất cứ thứ gì nhân loại từng trải qua, như là sự kết thúc thực sự của một kỷ nguyên.

Kết quả là, tôi sẽ phá vỡ truyền thống gần đây (Thế hệ X, Thế hệ Y…) và gọi những đứa trẻ này là Thế Hệ Omega. Nếu bạn xem xét độ lớn của những gì cần phải được định hướng trong cuộc sống của chúng, tôi nghĩ bạn sẽ đồng ý rằng, tốt nhất hãy coi thế  hệ này là thế hệ (loài người) cuối cùng. Nếu chúng hoàn thành những thử nghiệm này, những gì sẽ đến tiếp theo sẽ khác hoàn toàn so với những gì chúng ta hiện đang hiểu là con người.

Các câu hỏi quan trọng đó là:
-                      Mối quan hệ của con người với môi trường
-                      Mối quan hệ của con người với công nghệ
-                      Mối quan hệ của con người với chính nó
Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập ngắn gọn tới mỗi câu hỏi này.


“Chúng ta như là chúa tể và chúng ta phải giỏi với việc đó.” – Stewart Brand

Mối quan hệ của con người với môi trường

Khi Stewart Brand sửa lại câu khẩu hiệu trong cuốn 1969 Whole Earth Catalog từ bản cũ “Chúng ta như là chúa tể và chúng ta có lẽ cũng rất giỏi với việc đó”, thông điệp trở nên rất rõ ràng: nhân loại đã đạt tới cấp độ quyền lực và ảnh hưởng, khiến nếu chúng ta vẫn còn sống sót, chúng ta phải học cách chịu trách nhiệm về toàn bộ môi trường toàn cầu của.

Từ sự axit hóa đại dương tới sói mòn đất đai, từ băng tan đến thay đổi đáng kể các hợp chất hóa học trong môi trường, tác động của gia tăng dân số và quyền lực của con người là yếu tố quyết định. Mọi hệ sinh thái. Mọi giống loài. Mọi thứ phức tạp và biến động tinh tế. Đây là một thách thức chưa từng thấy trong toàn bộ lịch sử trái đất – và đó là thách thức chắc chắn rơi trên vai Thế Hệ Omega.

Giải quyết thách thức này đòi hỏi thay đổi một cách hệ thống và sâu rộng. Ví dụ, chúng ta sẽ phải loại bỏ thứ cực kỳ nhảm nhí mà chúng ta gọi là đối thoại hiện nay và phát triển một chức năng hợp tác tìm kiếm chân lý, hướng tới nhiệm vụ đoàn kết 8 tỷ con người siêu cường cùng khiêu vũ.

Điều này còn có ý nghĩa hơn việc đi đến một sự đồng thuận về cách thức thế giới này hoạt động và cách hành vi của chúng ta tác động đến nó như thế nào. Đó chính là phải học cách thực sự hợp tác theo kiểu chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm với tư cách con người kể từ ngày chúng ta xây dựng những bức tường Jericho. Giữa những kết nối không chắc chắn và tinh tế to lớn ấy, chúng ta sẽ phải tham gia vào công nghệ địa kỹ thuật ở qui mô lớn trong khi vẫn theo đuổi phẩm chất thông minh, thanh lịch, và hiệu quả đến từng ngày trong cuộc đời của mỗi cá nhân.

Có vẻ bất khả thi. Một viễn cảnh không tưởng. Có lẽ. Nhưng một điều không tưởng không phải được xây nên từ khát vọng, mà từ nhu cầu. Như Steward đã nói: “Chúng ta như là chúa tể. Chúng ta phải giỏi với việc đó.”


“Khuyết điểm lớn nhất của nhân loại là không có khả năng hiểu được hàm mũ.” – Albert Bartlett

Mối quan hệ của con người với công nghệ

Có lẽ chân lý đáng kinh ngạc nhất của kỷ nguyên hiện đại là một số tiến bộ công nghệ không phải tuyến tính mà theo đường cong hàm mũ. Định luật nổi tiếng của Moore dùng trong pin và băng thông cũng như các bộ vi xử lý. Mỗi năm, càng ngày càng có nhiều nền tảng kỹ thuật của chúng ta bị cuốn vào những đường cong hàm mũ này. Rộng hơn, điều đó có nghĩa là mỗi năm sẽ có nhiều “đổi mới” hơn toàn bộ những năm trước đó cộng lại.

Trên thực tế, điều này hàm ý rằng hai mươi năm tới sẽ diễn ra những thay đổi công nghệ rất sâu sắc, nhấn chìm mọi thứ từng có trước đó. Các cộng đồng Khoa Học Viễn Tưởng và “Transhumanist” (Người chuyển đổi) từ lâu đã thích thú với những kết quả từ sự tăng trưởng các công nghệ hàm mũ. Đối với Thế Hệ Omega, những tiên đoán này sẽ di chuyển vững chắc vào các lĩnh vực thực tế.

Dự đoán những kiểu thay đổi này rất khó để tâm trí con người nắm bắt được. Theo phương pháp toán học, nếu khả năng công nghệ của chúng ta tiếp tục phát triển cùng tốc độ với tốc độ các thay đổi này đang diễn ra, trong hai mươi năm tới chúng ta sẽ có năng lực công nghệ gấp một triệu lần hiện tại. Một triệu lần – chỉ trong một thế hệ. Có một chút giống với việc đi từ phát minh ra chữ viết tới phát minh ra máy tính cá nhân – thế mà chỉ trong một thế hệ duy nhất.

Nhân loại như chúng ta hiện đang biết hoàn toàn không có ý tưởng về cách làm sao thích nghi với tốc độ và phạm vi thay đổi như thế. Hãy quên xe hơi tự lái, máy in 3D và máy bay không người lái đi. Chúng chỉ là chú lùn tầm thường đối với Thế Hệ Omega. Chắc chắn sẽ có trí tuệ được các mạng ảo tăng cường và kiểm soát chi tiết trên các vật chất di truyền của con cháu chúng ta. Có lẽ cả những công nghệ kiểu thần giao cách cảm và “ý thức bầy đàn” trong đó không thể phân biệt được suy nghĩ “của bạn” với suy nghĩ của những người bạn đang kết nối tới. Một VR kiểu ma trận xác suất không thể phân biệt nổi với thực tại.

Và có thể có cả siêu trí tuệ, thứ yêu thích của một “nhóm dị nhân” nào đó. Hãy nghe Elon Musk: “[1] hy vọng chúng ta không phải là kẻ khởi động về mặt sinh học cho siêu trí tuệ kỹ thuật số. Thật không may, điều đó càng ngày càng có khả năng xảy ra.” Một kiểu dị nhân đang sắp xuất hiện? Có lẽ, nhưng có nhiều khả năng Thế Hệ Omega sẽ tìm ra. Và nếu Dị nhân xuất hiện, có thể sẽ là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử sự sống. Nghe có vẻ như khoa học viễn tưởng, nhưng với những ai đang chú ý nó nhiều nhất, điều đó đang trở nên rõ rệt hơn mỗi ngày.

Dù thế nào đi nữa, Thế Hệ Omega sẽ tự tìm thấy sức mạnh quyền lực của họ trên mọi khía cạnh của cuộc sống lớn hơn bất kỳ thứ gì loài người từng chạm tới. Cách làm sao chúng ta điều khiển nguồn sức mạnh này còn đang trong dự đoán. Nhưng khoảng cách đầu ra so với chúng ta hiện tại có thể khác rất rất xa so với khoảng cách chúng ta với tổ tiên nguyên thủy Hominid.


“Nếu nhân loại không chọn tính toàn vẹn, chúng ta hẳn đã hoàn toàn hết hy vọng. Đó hoàn toàn chỉ là va chạm và bước đi tiếp. Mỗi người trong chúng ta đều có thể tạo ra sự khác biệt.” – Buckminster Fuller

Mối quan hệ của con người với chính nó

Trong câu hỏi đầu tiên, chúng ta đã biết được tính cần thiết gia tăng về việc nhân loại phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ sự sống. Sau đó chúng ta đã thấy bằng cách nào, thông qua sự tăng trưởng công nghệ hàm mũ, chúng ta sẽ có thể có sức mạnh và năng lực để làm điều đó – nếu chúng ta học cách làm chủ sức mạnh đó. Giờ chúng ta đi tới câu hỏi sống còn cuối cùng: làm sao nhân loại có trí khôn theo tập thể và cá nhân để chấp nhận trách nhiệm này và vận dụng được nguồn sức mạnh kia?

Đối với những ai là sinh viên ngành lịch sử và hình trạng con người, câu hỏi này là câu khó nhất. Suốt hàng thiên niên kỷ qua, chúng ta (ít nhất là bề ngoài) đã luôn khao khát một thế giới đặc trưng bởi sự bình an trong nội tâm và bên ngoài. Những bậc thầy vĩ đại đã bước đi giữa chúng ta, vô số truyền thống tuyệt vời luôn cố gắng cung cấp cách thực hành để chúng ta đạt được sự khôn ngoan thông thái. Nhưng chiến tranh, bạo lực lẫn thù hận vẫn chiếm phần thống trị thế giới. Có lẽ chỉ là hy vọng ngu ngốc khi nghĩ rằng trong thế hệ mới, chúng ta có thể đưa một lượng lớn nhân loại lên một cấp độ khôn ngoan, từ bi và toàn vẹn nào đó, phù hợp với nhiệm vụ.

Dù sao đó là nhiệm vụ của Thế Hệ Omega. Và có nhiều lý do để lạc quan. Có vẻ như chúng ta có một thời gian dài hướng tới hòa bình, văn mình và tránh xa bạo lực. Hơn nữa, bản chất con người vốn dĩ kế thừa tính cách hòa bình và hợp tác – chính hoàn cảnh chứ không phải bản chất của chúng ta dẫn chúng ta tới bạo lực một cách có hệ thống.

Điều này còn hơn cả lý thuyết. Trong vài thập kỷ qua, có ngày càng nhiều các nhà tư tưởng đã nhận ra chúng ta hiện đang trải qua một quá trình chuyển đổi lớn từ nền tảng kinh tế dựa trên sự khan hiếm tới nền kinh tế hướng tới sự đa dạng. Nhờ đó có ngày càng nhiều nghiên cứu được các cá nhân, tổ chức và xã hội thực hiện, nuôi dưỡng ra tinh thần chung mang tính hào sảng, phong phú, cải tiến và làm chuyển biến những người nắm giữ các cuộc xung đột từ xưa và mang hệ tư tưởng một mất một còn.

Do đó, không chỉ “trí tuệ tập thể” là khả thi, mà nhiều khả năng trong tương lai hàm mũ, đó là một chiến lược thành công.



Và đây là nơi một trong những đặc điểm riêng độc đáo nhất của Thế Hệ Omega trở thành độc tôn. Đến giờ các thế hệ đều mang tính quốc gia một cách áp đảo. Một thế hệ được xác định bằng một bộ các cảm nhận văn hóa được chia sẻ. Dường như trong một thời gian, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời chậm chạp của một nền văn hóa toàn cầu thực sự. Chắc chắn Thế hệ Baby Boomer (những người sinh ra trong Thế chiến thứ hai) ở Mỹ khác biệt sâu sắc với những người cùng thời với họ nhưng sinh sống ở Anh, Đức hay Nhật. Trong bảy mươi năm qua, các phương tiện truyền thông toàn cầu, công nghệ toàn cầu, thương mại toàn cầu và việc đồng bộ ngày càng nhiều các vụ khủng hoảng toàn cầu chỉ nhằm phục vụ mục đích làm tăng cường nền văn hóa toàn cầu.

Có nghĩa là Thế Hệ Omega sẽ không chỉ là thế hệ tiếp theo của Mỹ, mà là thế hệ tiếp theo của cả thế giới. Và với đặc trưng toàn cầu trong thách thức thế hệ, họ có thể là thế hệ toàn cầu thực sự đầu tiên.

Không như các giai đoạn trước của lịch sử loài người, trong đó sự tốt bụng, sáng tạo và trí khôn cất lên đâu đó nơi hoang dã; 20 năm tới, chúng sẽ tìm thấy nhau khi con người có khả năng cộng tác theo cách nhanh chóng đi trước người khác. Những ai đang theo dõi sẽ nhanh chóng nhận ra chính việc tập trung vào hòa bình chứ không phải chiến tranh mới là lợi ích lớn nhất. Những ai không tuân theo đơn giản sẽ bị bỏ lại phía sau.


Không nghi ngờ gì nữa, một tương lai đầy khó khăn đang đối đầu với Thế Hệ Omega. Thắng hay thua, họ sẽ là cầu nối thế hệ tới một tương lai không chắc chắn. Và không có gì đảm bảo họ sẽ vượt qua thách thức này thành công. Thực ra, công bằng mà nói, tỷ lệ cược chắc chắn chống lại họ. Nơi chúng ta ngồi đây bây giờ, có nhiều lý do để sợ hãi và ít lý do để hy vọng. Nhưng vẫn có những lý do để hy vọng. Đầu tiên, thế hệ Omega chưa hình thành. Những người lớn tuổi nhất trong số họ còn chưa phải là thanh thiếu niên và người trẻ nhất còn chưa ra đời. Họ vẫn trong quá trình trở thành người học sẽ trở thành và do đó, chúng ta có cơ hội cho họ những cơ may tốt nhất trong khi chúng ta vẫn còn đang nắm giữ quyền thống trị.

Chúng ta biết những gì họ phải đối mặt. Giờ chúng ta phải làm gì để giúp họ đây?

Jordan Greenhall
Ngày 14 tháng 2 năm 2018