Hiển thị các bài đăng có nhãn bất bình đẳng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bất bình đẳng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Qui Tắc Một Phần Trăm: Kẻ thắng lấy hết


Qui Tắc 1 Phần Trăm: Tại sao một số ít người nhận gần hết thành quả

Đâu đó cuối những năm 1800 – không ai nhớ chính xác là khi nào – một người đàn ông tên Vilfredo Pareto đã gây huyên náo với những gì xảy ra trong khu vườn của mình khi ông có một phát hiện nhỏ nhưng thú vị.

Pareto nhận thấy rằng một lượng nhỏ các hạt đậu trong vườn đã tạo ra phần lớn các cây đậu.

Bấy giờ Pareto là một người rất đam mê toán học. Ông là một nhà kinh tế học và một trong những di sản lâu dài của ông đã biến kinh tế học thành một môn khoa học dựa trên những con số và các sự kiện thực tế. Không giống nhiều nhà kinh tế học đương thời, các nghiên cứu và sách của Pareto đầy các phương trình toán học. Và các hạt đậu trong vườn đã làm bộ não toán học của ông chuyển động.

Điều gì sẽ xảy ra nếu phân bố không đều này cũng có mặt trong các lĩnh vực khác của cuộc sống?



Nguyên lý Pareto

Lúc đó, Pareto đang nghiên cứu về sự giàu có của các quốc gia. Vì là người Ý, nên ông bắt đầu bằng việc phân tích sự phân bố của cải ở Ý. Vô cùng ngạc nhiên, ông phát hiện ra rằng khoảng 80% đất đai ở Italia được sở hữu bởi chỉ khoảng 20% dân số. Tương tự với các hạt đậu trong vườn của ông, hầu hết các tài nguyên đều được điều khiển bởi một lượng nhỏ người chơi.

Pareto tiếp tục phân tích của mình với các quốc gia khác và một mẫu hình bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, sau khi xem xét hồ sơ thuế thu nhập ở Anh, ông nhận thấy khoảng 30% dân số Anh kiếm được khoảng 70% tổng số thu nhập.

Tiếp tục nghiên cứu, Pareto phát hiện ra các con số này không bao giờ giống nhau, nhưng xu hướng này nhất quán một cách đáng kinh ngạc. Phần lớn các phần thưởng dường như luôn tích lũy chỉ cho một số lượng nhỏ người. Ý tưởng về một số nhỏ các thứ lại chiếm hết phần lớn các kết quả trở nên nổi tiếng với cái tên Nguyên lý Pareto, hay phổ biến hơn là Qui luật 80/20.

Bất bình đẳng ở khắp mọi nơi

Những thập kỷ sau đó, công trình của Pareto thực tế đã trở thành kinh thánh cho các nhà kinh tế học. Một khi ông ấy đã mở mắt cho cả thế giới bằng ý tưởng này, người ta bắt đầu nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi. Và qui tắc 80/20 ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết.

Ví dụ, tính đến hết mùa giải 2015-2016 tại Hiệp Hội Bóng Rổ Quốc Gia, 20% tên tuổi đã giành 75.3% số chức vô địch. Hơn nữa, chỉ có 2 thương hiệu – Boston Celtics và Los Angeles Lakers – thắng gần như một nửa số chức vô địch trong lịch sử NBA. Giống như các hạt đậu của Pareto, một số nhỏ các đội sẽ chiếm phần lớn các giải thưởng.

Con số còn cực đoan hơn trong bóng đá. Trong khi có tới 77 quốc gia từng tham gia thi đấu World Cup, nhưng chỉ có 3 quốc gia – Brazil, Đức, Ý - đã từng vô địch 13 trong tổng số 20 lần World Cup đầu tiên.

Các ví dụ về nguyên lý Pareto tồn tại trong mọi thứ, từ bất động sản tới bất bình đẳng thu nhập, hay các khởi nghiệp công nghệ. Những năm 1950, 3 phần trăm số người Guatemala sở hữu 70% đất đai ở quốc gia này. Vào năm 2013, 8.4% dân số thế giới quản lý 83.3% tài sản của thế giới. Năm 2015, chỉ một mình cỗ máy tìm kiếm Google đã nhận 64% câu truy vấn tìm kiếm trên Internet.

Tại sao điều này xảy ra? Tại sao một số ít người, đội nhóm và tổ chức lại hưởng phần lớn thành tựu trên đời? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ từ tự nhiên.


Sức mạnh của lợi thế tích lũy

Rừng mưa nhiệt đới Amazon là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên Trái Đất. Các nhà khoa học đã liệt kê khoảng 16000 loài cây khác nhau ở Amazon. Nhưng bất chấp mức độ đa dạng đáng kinh ngạc này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ có 227 loài cây “siêu thực vật” chiếm gần một nửa rừng mưa. Nghĩa là chỉ 1.4% số loài cây chiếm 50% số cây ở Amazon.

Nhưng tại sao?

Hãy tưởng tượng hai cái cây trồng bên cạnh nhau. Mỗi ngày chúng sẽ cạnh tranh nhau ánh sáng mặt trời và đất. Nếu một cây có thể mọc nhanh hơn một chút so với cây kia thì nó có thể vươn cao hơn, bắt nhiều ánh sáng mặt trời hơn và hấp thụ nhiều mưa hơn. Ngày hôm sau, năng lượng bổ sung này cho phép cây tăng trưởng nhiều hơn nữa. Mô hình này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi cái cây mạnh hơn loại bỏ cây còn lại và chiếm phần lớn ánh sáng, đất và dinh dưỡng với công phu sư tử ngoạm.

Từ vị trí thuận lợi này, cái cây chiến thắng có khả năng tốt hơn trong việc phân tán hạt giống và sinh sản, điều này cho phép các giống loài nhận thêm một chỉ dấu lớn hơn trong thế hệ kế tiếp. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi những cái cây ưu thế hơn một chút trong cuộc cạnh tranh thống trị toàn bộ khu rừng.

Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “lợi thế tích lũy”. Một thứ bắt đầu chỉ là một lợi thế nhỏ, nhưng lớn dần theo thời gian. Một cái cây ban đầu chỉ cần một cành nhỏ để dẫn đầu cuộc cạnh tranh, sau đó chiếm toàn bộ khu rừng.

Hiệu ứng Kẻ thắng Lấy Hết

Điều này tương tự như trong cuộc sống của con người.

Giống như những cái cây trong rừng nhiệt đới, loài người thường cạnh tranh trước những tài nguyên tương tự. Các chính trị gia cạnh tranh phiếu bầu. Các tác gia cạnh tranh cho vị trí trên top danh sách bán chạy nhất. Các vận động viên cạnh tranh nhau một tấm huy chương vàng. Các công ty cạnh tranh nhau cùng một đối tượng khách hàng tiềm năng. Các show truyền hình cạnh tranh nhau cùng một khung giờ để gây sự chú ý nhất tới bạn.

Sự khác biệt đôi khi chỉ mỏng như dao cạo, nhưng người thắng cuộc sẽ được hưởng phần thưởng vượt trội hơn hẳn.

Hãy tưởng tượng tình huống hai phụ nữ bơi lội trong Thế vận hội Olympics. Một người có thể chỉ nhanh hơn người kia 1/100 giây, nhưng cô ta sẽ được huy chương vàng. Mười công ty cùng quảng cáo cho một khách hàng tiềm năng, nhưng chỉ một trong số họ giành được dự án. Bạn chỉ cần tốt hơn đối thủ một chút nhỏ thôi cũng đảm bảo chiếm tất cả phần thưởng. Hoặc, trong tình huống bạn đi xin việc. Hai trăm ứng cử viên cùng cạnh tranh 1 vị trí, và chỉ cần tốt hơn một chút xíu thôi so với ứng viên khác đã đủ để bạn giành được công việc trọn vẹn.

Tình huống trong đó sự khác biệt nhỏ về hiệu suất dẫn đến phần thưởng vượt trội được gọi là Hiệu ứng Kẻ Thắng Lấy Hết.

Chúng thường xảy ra trong những tình huống liên quan đến so sánh tương đối, nơi hiệu suất của bạn liên quan tới những người xung quanh là yếu tố quyết định thành công của bạn.

Không phải mọi thứ trong đời đều là cuộc cạnh tranh kiểu Kẻ thắng dành hết, nhưng gần như mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều bị các tài nguyên hữu hạn ảnh hưởng ít ra là một phần nào đó. Bất kì quyết định liên quan đến sử dụng tài nguyên hữu hạn như thời gian hay tiền bạc sẽ tự nhiên dẫn tới tình huống Kẻ Thắng lấy Hết.

Trong những tình huống như thế, chỉ tốt hơn một chút thôi, dù rất nhỏ, so với đối thủ, có thể dẫn tới phần thưởng vượt trội vì người thắng là người dành tất cả. Bạn chỉ hơn đối thủ 1%, hay 1 giây, hay 1 đô la, nhưng bạn lại ôm trọn 100% vinh quang. Lợi thế của việc tốt hơn một chút không phải là phần thưởng nhiều hơn một chút mà là toàn bộ phần thưởng. Kẻ thắng lấy toàn bộ, phần còn lại không nhận được gì.



Kẻ Thắng Lấy Hết dẫn tới Kẻ Thắng Lấy Hầu Hết

Hiệu ứng Kẻ Thắng Lấy Hết trong cạnh tranh cá nhân có thể dẫn đến hiệu ứng Kẻ Thắng Lấy Hầu Hết trong trò chơi rộng lớn của cuộc đời.

Từ vị trí lợi thế này – huy chương vàng trong tay hay tiền trong nhà băng, hay một ghế trong phòng bầu dục – người thắng sẽ bắt đầu quá trình tích lũy các lợi thế, điều đó khiến họ dễ dàng hơn để chiến thắng lần kế tiếp. Thứ bắt đầu chỉ với biên độ nhỏ sẽ dần dần hướng về qui luật 80/20.

Nếu một con đường chỉ thuận tiện hơn một chút so với con đường khác, sẽ có nhiều người đi qua hơn, nhiều doanh nghiệp xây dựng dọc theo nó hơn. Mà một khi nhiều doanh nghiệp được xây dựng, người ta sẽ có thêm nhiều lý do để sử dụng con đường và khiến nó trở nên ngày một đông đúc. Và bạn có thể nói: “20 phần trăm các con đường chiếm 80% lượng giao thông.”

Nếu một doanh nghiệp có công nghệ cải tiến hơn doanh nghiệp khác, thì nhiều người sẽ mua sản phẩm của họ hơn. Khi doanh nghiệp đó kiếm được nhiều tiền hơn, họ có thể đầu tư thêm công nghệ, trả lương cao hơn, thuê được người giỏi hơn. Theo thời gian, kể cả đối thủ cạnh tranh có bắt kịp, vẫn có lý do để khách hàng gắn bó với doanh nghiệp đầu tiên. Chẳng bao lâu, một công ty sẽ thống trị ngành này.

Nếu một tác giả lọt vào danh sách best – seller, thế là các nhà xuất bản sẽ quan tâm hơn tới quyển sách kế tiếp của ông ấy. Khi quyển sách thứ hai ra đời, nhà xuất bản sẽ dành nhiều tài nguyên và năng lực tiếp thị hơn cho nó, và điều đó khiến nó dễ dàng lọt vào danh sách best – seller lần thứ hai. Giờ bạn đã bắt đầu hiểu tại sao chỉ có vài cuốn sách bán được hàng triệu bản trong khi phần lớn phải tranh đấu dữ dội mới bán được vài ngàn bản.

Biên độ giữa tốt và vĩ đại hẹp hơn chúng ta tưởng. Cái bắt đầu chỉ là một khía cạnh nhỏ ưu thế hơn trong cuộc cạnh tranh sẽ được tích lũy cho mỗi cuộc thi kế tiếp. Chiến thắng một cuộc đấu sẽ cải thiện khả năng chiến thắng của bạn trong trận đấu kế tiếp. Mỗi chu kỳ bổ sung sẽ trát thêm xi măng vào trạng thái của những kẻ ở top đầu.

Theo thời gian, những ai chỉ tốt hơn một chút sẽ chiếm hầu hết phần thưởng. Những người chỉ không tốt bằng một chút nhỏ thôi thì trận kế sẽ chả có gì. Ý tưởng này đôi khi còn gọi là Hiệu ứng Matthew, ám chỉ một đoạn trong Kinh Thánh: “Phàm những ai đang có, sẽ được cho thêm, và còn được dư thừa; còn những kẻ không có, ngay cả cái đang có cũng sẽ bị lấy đi.”

Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại câu hỏi tôi đã đặt ra ở đầu bài viết này. Tại sao một số ít người, đội nhóm, và tổ chức lại hưởng phần lớn thảnh quả trên đời?

Qui tắc 1 phần trăm

Những khác biệt nhỏ về hiệu suất có thể dẫn tới những phân phối rất bất bình đẳng khi được lặp đi lặp lại theo thời gian. Đây là một lý do nữa minh chứng cho giải thích tại sao thói quen lại quan trọng đến vậy. Những cá nhân và tổ chức có thể làm những điều đúng đắn, một cách càng ngày càng nhất quán, sẽ có khả năng duy trì một hoặc vài lợi thế cạnh tranh rất nhỏ, dần dần sẽ tích lũy lượng phần thưởng to lớn không hề cân xứng theo thời gian.

Bạn chỉ cần tốt hơn một chút so với đối thủ của bạn, nhưng nếu bạn có thể duy trì lợi thế đó hôm nay, ngày mai, ngày kia, rồi bạn có thể lặp đi lặp lại quá trình chiến thắng từng chút nhỏ một như thế. Và cảm ơn Hiệu ứng Kẻ Thắng Lấy Hết, mỗi chiến thắng sẽ mang lại cho bạn phần thưởng vượt trội.

Bạn có thể gọi đó là Qui Tắc 1 phần trăm. Qui tắc 1 phần trăm phát biểu rằng: theo thời gian, phần lớn các phần thưởng trong một lĩnh vực nào đó sẽ tích lũy cho những cá nhân, đội ngũ, tổ chức duy trì được lợi thế lớn hơn 1% so với số còn lại. Bạn không cần phải giỏi gấp đôi để nhận được gấp đôi phần thưởng. Bạn chỉ cần giỏi hơn họ một chút rất nhỏ thôi.

Qui tắc 1 phần trăm không chỉ đơn thuần tham chiếu tới một thực tế rằng những khác biệt nhỏ sẽ được tích lũy thành những lợi thế đáng kể, mà còn phản ánh ý tưởng cho rằng những kẻ tốt hơn 1% sẽ thống trị các lĩnh vực và ngành nghề tương ứng của chính họ. Do đó, quá trình tích lũy lợi thế là một động cơ điều khiển qui luật 80/20 đang bị che dấu đi.

James Clear


Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...