HAI
Ý NGHĨA
Thuật ngữ tồi là kẻ thù của tư duy tốt.
-
Warren Buffett
Từ ngữ, định
nghĩa, mệnh đề, câu, hay mục đích không nói với chúng ta bất kỳ điều gì. Chúng
ta cần hiểu chúng có nghĩa là gì. Tương tự với tri thức. Tri thức chỉ có giá trị
nếu nó hữu ích và cái gì đó chỉ hữu ích nếu chúng ta hiểu nó có ý nghĩa gì.
Cha của Richard
Feynman, Melville, đã dạy con trai, sự khác nhau giữa biết tên của cái gì và biết
nó sẽ ra sao:
Nhìn con chim đó ư? Chỉ là một cây nấm có cổ
họng màu nâu, nhưng ở Đức nó được gọi là “halzenfugel”, và ở Trung quốc họ gọi
nó là “chung ling”, và thậm chí nếu con biết tất cả các tên gọi của nó, con vẫn
chả biết gì về con chim đó. Con chỉ biết điều gì đó về các dân tộc; cái họ gọi
con chim.
Giờ cây nấm đó hót lên, và dạy những con trẻ
hơn bay lượn, rồi bay rất nhiều dặm đi xa suốt mùa hè dọc miền quê, và không ai
biết nó làm điều đó như thế nào.
Điều này có nói
cho chúng ta ý nghĩa của việc học hỏi không? Các từ ngữ hay cái tên không tạo
thành tri thức. Biết tên của thứ gì đó không giúp chúng ta hiểu nó. Vì hiểu ám
chỉ hành động và sự hoàn thành, một cách để hiểu là nhìn những gì xảy ra.
Feynman minh họa:
Có một bức tranh một con chó, con chó đồ
chơi quấn chỉ, và một bàn tay đến máy đánh chỉ, rồi sau đó con chó có thể dịch
chuyển. Bên dưới bức tranh cuối, có viết “Cái gì làm nó chuyển động?”… câu trả
lời tôi đang cố gắng học là “năng lượng làm nó chuyển động”…
Cũng tốt thôi khi nói “Chúa làm nó chuyển động”
hay “lý trí làm nó chuyển động”, hay “khả năng chuyển động làm nó chuyển động”.
(Thực tế ai đó cũng đúng khi nói “năng lượng làm nó dừng lại.”)
Hãy nhìn theo cách này: Đó chỉ là định nghĩa
về năng lượng. Nó nên được đảo lại. Chúng ta nên nói khi có gì đó có thể chuyển
động, nó mang năng lượng trong mình, chứ không phải “thứ khiến nó chuyển động
là năng lượng.”…
Nếu bạn hỏi một đứa trẻ điều gì khiến con
chó đồ chơi di chuyển, bạn nên nghĩ về cái mà một người bình thường có thể trả
lời. Câu trả lời là bạn thổi gió xuân: nó cố không thổi và đẩy dây cương xung
quanh. Thật là một cách tốt để bắt đầu một bài giảng khoa học. Hãy tháo đồ
chơi, và xem nó hoạt động thế nào…
Tôi nghĩ, với bài học số một, học một công
thức thần bí để trả lời cho câu hỏi là rất tệ.
Feynman đưa ra một
ví dụ khác về định nghĩa trống rỗng: “Đế giày của bạn đã mòn do ma sát.” Tri thức
thực tế là: “Da giầy bị mòn vì nó chà lên vỉa hè và các bậc nhỏ làm rơi ra vỉa
hè những màu da nhỏ và làm lớp da giảm đi.”
Feynman cung cấp
một bài kiểm tra chúng ta có thể làm để kiểm nghiệm lại hiểu biết của bản thân:
Không sử dụng các từ mới mà bạn vừa học được,
hãy cố gắng nói lại thứ bạn vừa học theo ngôn ngữ của chính bạn. Không sử dụng
từ “năng lượng”, hãy nói cho tôi những gì bạn biết bây giờ về chuyển động của
con chó.
Hiểu “ý nghĩa”
đòi hỏi chúng ta quan sát và hỏi những câu cơ bản. Ví dụ về các câu hỏi là:
-
Ý nghĩa các từ: Từ đó có nghĩa là gì? Nó ám chỉ
điều gì? Nó có ý nghĩa về cái gì đó không? Chúng ta có thể dịch từ, ý tưởng hay
câu sang tình huống bình thường để nói với chúng ta điều gì đó không? Cách diễn
đạt luôn là tương đối. Chúng ta phải đánh giá và đo nó với một cái gì khác.
-
Ý nghĩa của một sự kiện: Hiệu ứng nào được tạo
ra? Điều gì thực sự xảy ra khi sử dụng từ ngữ bình thường? Nó đang làm gì? Cái
gì đã được hoàn thành? Nó xảy ra dưới điều kiện nào? Nó có ý nghĩa nào khác?
-
Nguyên nhân: Chuyện gì xảy ra ở đây và tại sao?
Nó đang vận hành? Tại sao thế và tại sao không? Tại sao nó đã xảy ra? Tại sao
nó hoạt động ở đây nhưng không hoạt động ở chỗ kia? Nó có thể xảy ra như thế
nào? Cơ chế sau nó là gì? Điều gì khiến nó xảy ra?
-
Ngụ ý: Hậu quả của quan sát này, sự kiện hay trải
nghiệm này là gì? Nó ám chỉ điều gì?
-
Mục đích: Tại sao chúng ta nên làm điều đó? Tại
sao tôi muốn điều đó xảy ra?
-
Lý do: Tại sao nó tốt hơn cái kia?
-
Sự hữu dụng: Ứng dụng của nó là gì? Nó có nghĩa
là có gì đó liên hệ với cái tôi muốn đạt được phải không?
Nhà vật lý học
người Đan Mạch Niels Bohr nói: “Đừng bao giờ mô tả bản thân rõ ràng hơn bạn có
thể nghĩ.” Khi mô tả cái gì đó, hãy nói về nó như nó thực sự thế và dùng những
từ ngữ mọi người hiểu được, và theo quan điểm của những ý tưởng mà họ quen thuộc.
Albert Einstein nói: “Nếu bạn không thể giải thích nó đơn giản, bạn không hiểu
nó đủ rõ ràng.” Hãy nhớ điểm này. Hãy hỏi: Tôi muốn nói gì? Một lý do để gây nhầm
lẫn trong giao tiếp có thể là từ ngữ mang ý nghĩa về một thứ với bạn và một thứ
khác với người bạn đang nói chuyện.
Hãy hỏi “Xảy ra chuyện gì?”
Tại sao Warren
Buffett và Charles Munger đã thành công làm tăng giá trị sổ sách của Berkshire
Hathaway lên 3700 lần so với 42 năm trước? Tại sao nhiều người mất tiền đầu tư?
Lý do chúng ta đầu
tư vào tài sản nền kinh tế như kinh doanh, xây dựng căn hộ, nông trại, hay trái
phiếu là kiếm tiền. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Cái gì tạo ra tiền? Chuyện gì
xảy ra khi chúng ta kiếm tiền?
Theo đuổi tiền mặt. “Bao nhiêu tiền mặt tôi
sẽ nhận được và khi nào tôi nhận nó?”
Điều xảy ra khi
chúng ta kiếm tiền là chúng ta nhận được nhiều tiền trở lại hơn trong tương lai
so với lúc chúng ta đầu tư hôm nay. Ví dụ, chúng ta đầu tư $100 và nhận về
$150.
Điều gì quyết định
lợi nhuận từ việc đầu tư vào một tài sản kinh tế? Giá chúng ta trả, bao nhiêu
tiền chúng ta thu về, và khi nào chúng ta nhận về. Có một sự khác nhau lớn nếu
chúng ta nhận về $150 sau 2 năm hoặc sau 10 năm. Sự khác biệt trong lợi nhuận hằng
năm là 22% so với 4%. Lợi nhuận của chúng ta có thể được đo so với lợi nhuận kỳ
vọng từ các cơ hội đầu tư sẵn có khác. Có nghĩa là giá trị một tài sản kinh tế
bị ảnh hưởng bởi lãi suất. Nếu lãi suất thay đổi, giá trị thay đổi. Lãi suất
càng cao, giá trị càng thấp.
Nếu chúng ta biết
chắc chắn chúng ta có thể thu về $10 tiền mặt mỗi năm trong 5 năm và chúng ta sử
dụng lãi suất trái phiếu chính phủ phi rủi ro 6% làm tỷ lệ chiết khấu, thì tài
sản có giá trị khoảng $42. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta trả $42, chúng ta
nhận được tỷ suất lợi nhuận trung bình hằng năm là 6%. Nếu chúng ta trả $30, lợi
nhuận của chúng ta tăng lên 20%. Sự chênh lệch giữa giá trị của tài sản kinh tế
(ví dụ $42) và giá chúng ta trả càng lớn, lợi nhuận hằng năm của chúng ta càng
cao.
Warren Buffett
nói, “Chúng tôi sử dụng lãi suất phi rủi ro chỉ để cân bằng một mục này với một
mục khác. Nói cách khác, chúng tôi đang tìm kiếm bất kỳ thứ gì là thu hút nhất.
Để ước lượng giá trị hiện tại của thứ gì đó, chúng tôi sẽ sử dụng một con số.
Và rõ ràng là, chúng tôi luôn có thể mua trái phiếu chính phủ. Do đó, nó trở
thành tỷ lệ thước đo… để so sánh đơn giản tất cả các loại cơ hội đầu tư trên quang
phổ: các giếng dầu, nông trại, bất kỳ cái gì có thể.”
Đừng trả nhiều hơn những gì bạn nhận lại được
theo giá trị.
Benjamin
Franklin nói: “Tôi thấy rằng phần lớn những khốn khổ của loài người đều đến từ những
dự đoán sai của họ về giá trị của nhiều thứ, và từ việc họ đưa cho những thứ
sáo rỗng quá nhiều.” Một trong những câu châm ngôn của Francois Duc de la
Rochefoucauld là: “Trình độ của năng lực chứa tri thức uyên thâm về giá trị thực
của mọi thứ.”
Câu hỏi then chốt
chúng ta nên hỏi khi đầu tư tiền bạc vào các tài sản kinh tế là: Lượng tiền mặt
kỳ vọng trong tương lai chúng ta có thể lấy được là bao nhiêu và khi nào nó xuất
hiện? Chúng ta có thể biết một tài sản giá trị bao nhiêu và hình thức lợi nhuận
chúng ta muốn với một mức giá cho trước như thế nào? Warren Buffett nói: “Cuối
cùng, điều bạn phải quyết định là bạn sẽ định giá vụ kinh doanh ở mức $400 triệu,
$600 triệu hay $800 triệu – rồi so sánh nó với giá.”
John muốn mua một cửa hàng kem (không vấn đề
nếu nó là một cửa hàng kem nhỏ hay 100 cổ phần trong một tỷ đô la kinh doanh,
lý luận liên quan cũng tương tự).
Đó là một giao dịch
tốt chứ? Nó phụ thuộc vào giá mà John trả, và giá trị chiết khấu của tiền mặt
có thể thu về từ cửa hàng kem trong suốt cuộc đời hoạt động còn lại của nó.
John có thể thu về bao nhiêu tiền mặt? Anh ấy có thể thu về khi nào? Nó phụ thuộc
vào tổng số và thời điểm của dòng tiền tự do cửa hàng tạo ra hoặc bao nhiêu tiền
mặt anh ấy có thể thu về (và khi nào) mà không làm tổn thương vị trí hiện tại của
cửa hàng trước đối thủ cạnh tranh.
Warren Buffett
nói về các con số “dòng tiền” thường được nhấn mạnh trong các báo cáo của Wall
Street:
Những con số này bình thường bao gồm (a)
[các doanh thu được báo cáo] cộng với (b) [khấu hao, suy giảm, giá trị hao mòn,
và vài loại phí phi tiền mặt khác] – nhưng không trừ đi (c) [tổng số chi phí vốn
hóa trung bình hằng năm cho nhà máy và trang thiết bị, v.v…] Hầu hết các tài liệu
bán hàng của các ngân hàng đầu tư cũng làm nổi bật trò giới thiệu lừa gạt kiểu
này. Điều đó ám chỉ rằng vụ kinh doanh được mời chào là đối tác thương mại của
Pyramids (các kim tự tháp) – nghệ thuật vĩnh hằng, không bao giờ cần phải thay
thế, cải tiến hay tân trang lại.
Một số tiền mặt
luôn là cần thiết để tái đầu tư trong các chi phí vốn cho nhà máy và trang thiết
bị, vốn vận hành chỉ để cho phép doanh nghiệp tồn tại trong kinh doanh hoặc duy
trì khối lượng và vị trí cạnh tranh dài hạn của nó. Một ví dụ cổ điển về một cửa
hàng bán lẻ cần lắp đặt điều hòa do các cửa hàng khác cũng đầu tư như thế. Nó
không sinh ra thêm việc kinh doanh nào, nhưng không có nó, cửa hàng có thể mất
khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh.
Buffett cũng nói
rằng chúng ta phải nhìn vào những con số chắc chắn: “Khi các công ty hoặc các
nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng thuật ngữ như “EBITDA” và “pro forma”, họ muốn
bạn chấp nhận những khái niệm bị thiếu sót nguy hiểm đó một cách không suy
nghĩ.”
Ông tiếp tục:
Việc gióng trống thổi kèn cho EBITDA
(Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization – Lợi nhuận trước
lãi suất, thuế, khấu hao và giá trị hao mòn) là một hành động đặc biệt nguy hại.
Làm điều đó ám chỉ rằng khấu hao không phải là một chi phí thực sự, mà cho rằng
nó là một khoản phí “phi tiền mặt”. Thật vô nghĩa. Sự thực là, khấu hao là một
chi phí không hấp dẫn đặc biệt vì lượng tiền mặt mà nó đại diện đã được trả trước
đó, trước khi tài sản thu được mang đến lợi ích nào đó cho kinh doanh. Hãy tưởng
tượng, nếu là bạn, tại thời điểm bắt đầu của năm nay, công ty đã trả cho các
nhân viên của nó toàn bộ thu nhập họ đóng góp 10 năm tiếp theo (theo cách họ có
thể chi ra tiền mặt cho một tài sản cố định hữu dụng trong 10 năm). Trong 9 năm
sau, phần bồi hoàn có thể là một chi phí “phi tiền mặt” – sự sụt giảm của tài sản
bồi hoàn đã trả trước trong năm nay. Liệu ai đó quan tâm tranh cãi rằng việc
ghi chép chi phí từ năm 2 đến năm 10 đơn giản chỉ là hình thức sổ sách?
Nhưng lợi nhuận
không phải là vấn đề đối với cổ đông? John Burr Williams viết trong cuốn sách
năm 1938 của ông ấy, The Theory of
Investment Value (Học thuyết giá trị đầu tư):
Nếu lợi nhuận không trả bằng cổ tức được tái
đầu tư thành công với mức lãi kép cho lợi ích các cổ đông …thì những lợi nhuận
này sẽ sinh cổ tức sau đó; nếu không, họ bị mất tiền… Lợi nhuận chỉ là phương
tiện đi đến kết cục, và phương tiện này không nên mắc sai lầm lúc kết thúc. Do
đó, chúng ta phải nói rằng một cổ phiếu đạt được giá trị của nó nhờ cổ tức, chứ
không phải lợi nhuận. Nói ngắn gọn, một cổ phiếu chỉ có giá trị bằng cái ta có
thể thu về được từ nó… vì chúng ta đang thảo luận đầu tư thường xuyên, không phải
giao dịch đầu cơ, và cổ tức hằng năm thu được, chứ không phải thu nhập chỉ
trong chốc lát.
Warren Buffett
thêm vào: “Nếu ai đó đang tái đầu tư toàn bộ dòng tiền của họ, họ sẽ dễ có các
con số rất lớn trên con đường này vì một tài sản tài chính phải mang về cho bạn
nhiều tiền mặt trong một ngày để đánh giá lượng tiền mặt dùng cho nó bây giờ.”
Giá trị là một con số chính xác?
Warren Buffett
nói:
Giá trị nội tại là một ước lượng hơn là một
con số chính xác, và hơn nữa đó là một ước lượng phải bị thay đổi nếu lãi suất
di chuyển hay các dự báo cho dòng tiền tương lai bị sửa lại. Hai người nhìn vào
cùng một tập các hiện tượng thực tế, hơn nữa – và điều này có thể áp dụng cho
Charlie và tôi – hầu như chắc chắn sẽ cho ra những con số giá trị nội tại khác
nhau dù nhỏ nhất.
Sử dụng các con số chính xác, thực tế, là
ngu ngốc; làm việc với một dải các khả năng là hướng tốt hơn.
Có sự khác biệt giữa cách chúng ta định giá
các vụ kinh doanh khác nhau không?
Một công ty có
mua sắm trang thiết bị viễn thông, ô tô, hoặc kẹo hay không, vẫn có cùng một
câu hỏi: Chúng ta sẽ nhận được bao nhiêu tiền mặt và khi nào? Cái tên đính kèm
vào khoản tiền mặt không phải là vấn đề. Warren Buffett nói:
Điều bạn đang cố làm là nhìn vào toàn bộ tiền
mặt vụ kinh doanh sẽ sinh ra giữa bây giờ và ngày đánh giá, rồi chiết khấu nó
trở về hiện tại nhờ sử dụng tỷ lệ chiết khấu hợp lý và mua thật rẻ so với con số
tính ra. Dù tiền đến từ một ngân hàng, một công ty Internet, công ty gạch… toàn
bộ tiền được tiêu như nhau. Tại sao phải trả nhiều hơn cho một công ty viễn
thông hơn là một công ty gạch? Tiền không biết nó đến từ đâu. Thật vô nghĩa khi
trả nhiều hơn cho một vụ kinh doanh lôi cuốn nếu bạn nhận về cùng một lượng tiền,
nhưng bạn đã bỏ ra nhiều hơn số đó. Cùng lượng tiền đó bạn có thể thu được từ một
công ty gạch với chi phí thấp hơn. Câu hỏi là cái gì là đặc trưng kinh tế của
ngân hàng, công ty Internet hay công ty gạch. Cái đó sẽ nói cho bạn chúng có thể
sinh ra bao nhiêu tiền mặt thời gian dài trong tương lai.
Chuyện gì đây nếu John cần đầu tư nhiều tiền
mặt hơn vào cửa hàng?
Chúng ta phải
xem xét tổng số và thời điểm tiền vào và ra khỏi cửa hàng. Như nhiều nhà đầu tư
vào các công ty “tăng trưởng” nhận thức điều này rất rõ, vài vụ kinh doanh có vẻ
cần cung không giới hạn lượng tiền mặt mới. Warren Buffett nói, “Tăng trưởng có
thể phá hủy giá trị nếu nó đòi hỏi đầu vào tiền mặt trong những năm đầu của một
dự án hay một doanh nghiệp vượt quá giá trị tiền mặt chiết khấu mà những tài sản
đó sẽ sinh ra trong những năm sau này…Tăng trưởng đơn giản là một thành phần –
thường là cộng thêm, đôi khi là trừ đi – trong đẳng thức giá trị.”
Nhưng không dễ sai lầm khi ước lượng khối lượng
và thời điểm của các dòng tiền tương lai vào và ra của một vụ kinh doanh chứ?
Tại Berkshire, họ
xử lý vấn đề này theo hai cách. Warren Buffett nói
Trước tiên, chúng tôi cố gắng bám sát những
vụ kinh doanh chúng tôi tin tưởng đã hiểu rõ. Có nghĩa là chúng phải có đặc điểm
đơn giản và ổn định tương đối. Nếu một vụ kinh doanh phức tạp hoặc có thể thay
đổi liên tục, chúng tôi không đủ thông minh để tiên đoán dòng tiền tương lai.
Thật tình cờ, thiếu sót đó không làm chúng tôi bận tâm. Cái tính toán đối với hầu
hết mọi người trong đầu tư không phải là họ biết bao nhiêu, mà là thực tế họ
xác định họ không biết bao nhiêu. Một nhà đầu tư cần làm vài thứ ngay để anh ta
hay cô ta tránh được những sai lầm lớn.
Thứ hai, và quan trọng tương đương, chúng
tôi đòi hỏi một biên độ an toàn trong giá mua. Nếu chúng tôi tính toán giá trị
của một cổ phiếu thường chỉ cao hơn chút ít so với giá của nó, chúng tôi sẽ
không quan tâm đến việc mua nó. Chúng tôi tin vào nguyên tắc biên độ an toàn
này, nó cũng được Ben Graham nhấn mạnh rõ ràng, là nền tảng của đầu tư thành
công.
Warren Buffett
cũng nói rằng, “chúng tôi cố gắng… duy trì các ước lượng thận trọng.” Ông nói
tiếp:
…lấy tất cả các biến số và tính một cách thận
trọng hợp lý…đừng tập trung quá nhiều vào việc bảo hộ cực hạn cho một biến số,
theo thuật ngữ của tỷ lệ chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng và v.v…; nhưng cố gắng
thực tế như có thể với những con số này, bất kỳ sai lầm nào cũng có thể từ bên
bảo thủ. Và sau đó khi bạn đã nhận được chúng, hãy áp dụng biên độ an toàn.
Berkshire làm
tương tự trong bảo hiểm. Buffett đưa ra một ví dụ:
Nếu chúng tôi cố tính ra cái chúng tôi nên
trả, cho khả năng một trận động đất 6.0 độ richter ở California, chúng tôi biết
trong thế kỷ trước, có 26 trận động đất hoặc hơn ở California được ghi nhận 6.0
độ richter hoặc cao hơn. Và hãy quên việc liệu chúng xảy ra ở các vùng xa hay
không. Chỉ nói rằng chúng tôi đang viết một chính sách thanh toán cho động đất
6.0 richter hoặc hơn ở California, bất chấp nó xảy ra ở sa mạc hay không phá hư
gì. Vâng, chúng tôi có thể nhìn vào lịch sử và nói, “Tốt rồi, có 26 vụ ở thế kỷ
trước.”
Chúng tôi có thể giả thiết chắc chắn một con
số lớn hơn một chút trong thế kỷ này. Đó chỉ là bản tính tự nhiên của chúng tôi
thôi. Tuy nhiên, chúng tôi không đặt giả thuyết là 50 – vì nếu thế, chúng tôi
không thể kinh doanh được. Và chúng tôi đã giả thiết cao hơn một chút. Nếu tôi
tự định giá, có lẽ tôi sẽ nói, có khoảng 30 – hoặc có lẽ 32 hay tương tự.
Và sau đó tôi muốn đặt phí bảo hiểm vào đó,
kết hợp thành một biên độ an toàn. Nói cách khác, nếu tôi tính tỷ lệ cụ thể cho
32 vụ là $1 triệu, tôi có lẽ muốn thu nhiều hơn $1 triệu để xây dựng biên độ an
toàn. Nhưng tôi muốn thận trọng trong tất cả các cấp độ - và cuối cùng tôi muốn
có một con số biên độ an toàn cụ thể.
John có thể hy vọng cửa hàng đáng giá hợp lý
bao nhiêu?
John đã trả bao
nhiêu cho cửa hàng? Dòng tiền tự do trong tương lai có thể được kỳ vọng hợp lý
như thế nào? John có thể thu về bao nhiêu tiền mặt và khi nào?
Warren Buffett
nói, “Bạn muốn cố tính toán bạn bỏ ra bao nhiêu hiện tại và bạn có khả năng thu
về bao nhiêu theo thời gian, bạn cảm thấy thu về chắc chắn đến đâu và so sánh với
các lựa chọn khác như thế nào.” Ông tiếp tục: “Với tỷ lệ chiết khấu của chúng
tôi, cơ bản chúng tôi nghĩ theo thuật ngữ của tỷ lệ dài hạn từ chính phủ …
Nhưng trong những lần có vẻ như tỷ lệ rất thấp, chúng tôi sử dụng tỷ lệ cao hơn
một chút.” Buffett cũng nói, “Và tỷ lệ chiết khấu không trả cho bạn tỷ lệ cao
như nó cần phải làm thế.”
Năm 2003, Warren
Buffett nói, “Chúng tôi thích sở hữu cổ phiếu thường – nếu chúng có thể được
mua với mức giá hấp dẫn… Tuy nhiên, trừ khi chúng tôi nhìn thấy xác suất rất
cao của lợi nhuận trước thuế ít nhất 10%, chúng tôi sẽ ngồi vào trong hàng.”
Hãy giả thiết dựa
trên lịch sử của cửa hàng và kỳ vọng điều kiện tương tự trong tương lai, John ước
lượng rằng anh có thể thu được $300,000 tiền mặt mỗi năm. Biết anh luôn có thể
mua được trái phiếu chính phủ phi rủi ro, John sử dụng lãi suất trái phiếu 6%
làm tỷ lệ chiết khấu. Giá trị của cửa hàng do đó là $5 triệu ($300,000/0.06).
Bất kỳ cái gì
anh ấy có thể trả dưới con số này, đều làm tăng lợi nhuận kỳ vọng. Nhưng vì tiền
mặt từ vụ kinh doanh không thể chắc chắn như tiền mặt từ trái phiếu chính phủ,
tại sao John nên trả $5 triệu? Tại sao John dành thời gian và công sức đầu tư
vào cái gì đó cho anh ấy cùng lợi nhuận với việc không làm gì? Và vì John không
thể biết chắc chắn liệu dòng tiền kỳ vọng sẽ trở về như anh ấy muốn hay không,
anh ấy nên mua cửa hàng tại mức giá khiến anh ấy có biên độ an toàn cao.
Nếu John đòi tỷ
lệ hoàn vốn là 10%, giá trị của cửa hàng là $3 triệu. Mỗi người nên sử dụng tỷ
lệ hoàn vốn của chính mình. Nhưng dù bạn dùng tỷ lệ chiết khấu nào, chúng ta
luôn đòi hỏi chiết khấu bổ sung cho giá trị đã ước tính để minh chứng cho quyết
định đầu tư.
Chúng ta không
nên tham gia vào những thứ rõ ràng sai lầm. Warren Buffett nói, “Chúng tôi tin
rằng nếu bạn có thể xác định nó, bạn đang đùa giỡn với chính mình. Do đó, chúng
tôi nghĩ khi chúng tôi ra quyết định, phải có một biên độ an toàn – nó phải hấp
dẫn – và bạn không phải quan tâm đến tận ba số thập phân.” Ông tiếp tục, “Chúng
tôi rất không chính xác…Chúng tôi chắc chắn bao nhiêu mới là điều quan trọng nhất.
Bạn có thể ngạc nhiên sao chúng tôi lại không chính xác đến như vậy.” Charles
Munger nói, “Chúng tôi không bao giờ ngồi xuống, chạy cho ra các con số và giảm
giá nó trở lại tới giá trị hiện tại ròng… Quyết định nên rõ ràng.”
Chúng ta có thể
sử dụng bất kỳ tỷ lệ chiết khấu nào chúng ta đòi hỏi và chúng ta luôn có thể so
sánh các cơ hội đầu tư với tỷ lệ tài sản dài hạn. Nhưng không có điểm nào để
tính toán giá trị của thứ không có khả năng tiên đoán được. Chúng ta cần một mức
độ chắc chắn nào đó. Hãy hỏi: Tôi có bao nhiêu tin cậy vào những con số này?
Chúng ta không
thể bồi hoàn những gì chúng ta không thể tiên đoán bằng tỷ lệ chiết khấu cao
hơn. Warren Buffett nói:
Khi chúng tôi nhìn vào tương lai các vụ kinh
doanh, chúng tôi nhìn vào độ rủi ro như một dạng van đi/không đi. Nói cách
khác, nếu chúng tôi nghĩ rằng đơn giản chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra
trong tương lai, không có nghĩa nó rủi ro với tất cả mọi người. Nó có nghĩa là
chúng tôi không biết – và nó rủi ro với chúng tôi. Có thể nó không rủi ro với
người khác – người hiểu rõ việc kinh doanh này.
Tuy nhiên, trong trường hợp đó, chúng tôi sẽ
từ bỏ. Chúng tôi không cố tiên đoán những thứ đó. Chúng tôi không nói, “Vâng,
chúng tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Do đó, chúng tôi sẽ chiết khấu dòng
tiền mà chúng tôi không biết là 9% thay vì 7%.” Đó không phải là cách chúng tôi
hướng tới.
Khi vượt qua bài trắc nghiệm mức ngưỡng trở
thành cái gì đó mà chúng tôi cảm thấy hoàn toàn chắc chắn, chúng tôi có xu hướng
áp dụng cùng yếu tố chiết khấu cho mọi thứ. Và chúng tôi cố gắng chỉ mua những
vụ kinh doanh mà chúng tôi hoàn toàn chắc chắn.
John có nên luôn luôn lấy về bất kỳ lượng tiền
mặt nào anh có thể không?
Nó phụ thuộc vào
liệu lợi nhuận từ việc giữ tiền mặt trong vụ kinh doanh có cao hơn lợi nhuận
John thu được nếu anh ấy lấy tiền ra và đầu tư vào một chỗ nào đó khác. Tại sao
John muốn lấy nó ra nếu anh ấy có thể tái đầu tư tiền mặt trong vụ kinh doanh
này với mức lợi nhuận cao hơn 6%? Và tại sao anh ấy nên lấy tiền ra nếu anh ấy
không thể tái đầu tư nó trong vụ kinh doanh đó với lợi nhuận cao hơn 6%?
Ở đây có sự khác
biệt lớn giữa một công ty John kiểm soát và một công ty đại chúng John chỉ sở hữu
một phần kinh doanh. Anh ấy không thể kiểm soát khi lấy tiền mặt ra khỏi một
công ty đại chúng. Cả công ty đại chúng và tư nhân, tiền mặt có thể được tái đầu
tư tại một mức lợi nhuận tầm thường hoặc vào những ý tưởng không làm việc. Lịch
sử cho thấy nhiều lần tiền mặt được tái đầu tư đều gây lãng phí và việc thanh
toán sẽ tốt hơn.
Cửa hàng sẽ sinh
ra dòng tiền bao nhiêu hầu như được xác định bởi 3 biến số: (1) Bán hàng – bao
nhiêu đơn vị kem sẽ được bán với mức giá nào? (2) Chi phí hoạt động – tốn bao
nhiêu tiền để làm kem và dẫn dắt việc kinh doanh? (3) Vốn được đầu tư – cần bao
nhiêu vốn để dẫn dắt kinh doanh? Vốn được tài trợ với cấp độ nào từ nợ so với
tài sản và chi phí bao nhiêu?
Những biến số
này quyết định lợi nhuận việc kinh doanh kiếm được trên vốn được đầu tư cho cửa
hàng. Bán hàng, các chi phí và vốn cần có được xác định rộng hơn bởi nhu cầu, đối
thủ cạnh tranh từ các sản phẩm tương tự hay sản phẩm thay thế, các lợi thế so với
đối thủ và sự phát triển bền vững, chi phí, hiệu suất vốn, và hiệu quả hoạt động
của họ. Điều đó có ý nghĩa gì? Hãy dịch nó sang một câu hỏi đơn giản: Cửa hàng
kem có thứ người ta cần hoặc muốn bây giờ và tương lai (cầu), mà không ai khác
có (lợi thế cạnh tranh) hoặc có thể sao chép hoặc lấy được bây giờ và trong
tương lai (bền vững) hay không; và những lợi thế đó có thể chuyển thành giá trị
kinh doanh không?
Tại sao khách
hàng muốn mua kem từ cửa hàng này hơn so với từ nơi khác? Đó là vị trí, chủng
loại, hương vị, dịch vụ, giá cả? Họ liên kết cửa hàng và sản phẩm của nó với
cái gì? Điều gì quan trọng với khách hàng? Tại sao họ quay lại? Động lực của họ
có bị thay đổi theo năm tháng hoặc họ có khả năng thay đổi trong 10 năm tới
không? Những kích thích nào có thể khiến khách hàng chuyển đi hay rời bỏ cửa
hàng? Có nguy cơ nào không?
Warren Buffett
minh họa suy nghĩ của ông:
Nếu bạn và tôi đang nhìn vào việc kinh doanh
kẹo cao su (và chúng tôi không sở hữu Wrigley’s, nên tôi dùng nó khá thường
xuyên), bạn nên lấy một con số mà bạn kỳ vọng lượng bán kẹo cao su sẽ tăng trưởng
trong 10-20 năm tới và bạn đưa tôi các kỳ vọng của bạn về việc Wrigley’s có độ
linh hoạt bao nhiêu trong định giá, và có bao nhiêu nguy hiểm khi thị phần của
Wrigley’s bị giảm xuống đáng kể - bạn nên đi vào những cái đó… Chúng ta đang
đánh giá một cái hào sâu, độ đàn hồi của giá tương tác với cái hào theo vài
cách nào đó, khả năng cầu thay đổi trong tương lai hoặc việc quản lý trở nên
sáng lạn với lượng tiền mặt sinh ra hoặc trở nên ngu ngốc vì nó…
Tôi muốn nói hầu hết bạn có thể đo được độ mạnh
của việc kinh doanh theo thời gian bằng sự khổ sở các nhà quản lý của nó trải
qua để xác định tăng giá có thể được lâu dài hay không… Bạn có thể học được nhiều
về độ bền vững của một vụ kinh doanh trong nền kinh tế bằng cách quan sát hành
vi của giá.
Các đối thủ cạnh tranh có thể khiến sản phẩm
của cửa hàng trở nên lỗi thời hoặc sao chép lợi thế của nó không?
Nếu ai đó đặt một
cửa hàng cạnh cửa hàng của John và khách hàng không thấy sự khác biệt nào giữa
sản phẩm và dịch vụ của hai cửa hàng, khách hàng có xu hướng sẽ mua kem ở cửa
hàng giá thấp hơn.
John liệu vẫn kiếm
được tiền nếu có giá thấp nhất chứ? Đúng, nếu cầu vượt quá cung hoặc nếu John
có thể sản xuất và bán kem với chi phí thấp hơn đối thủ, giả thiết tất nhiên là
cạnh tranh không muốn khiến việc kinh doanh tới thua lỗ. John phải vận hành cửa
hàng với chi phí và hiệu suất vốn cực hạn so với đối thủ. Chi phí thấp hơn và sử
dụng vốn tốt hơn cho phép anh ấy giữ được mức giá thấp nhất và vẫn kiếm được tiền.
Quản lý cửa hàng quan trọng như thế nào?
Bao nhiêu tiền mặt
và khi nào John thu được nó cũng là một chức năng thuộc về khả năng và tính
thanh liêm của quản lý. Quản lý có thể tác động đến lợi nhuận của chủ sở hữu bằng
cách tác động lên lợi nhuận kinh doanh. Nó có thể tác động nơi vốn được sử dụng,
và dưới điều kiện tiền được tái đầu tư.
Khi nó đạt tới
trạng thái toàn vẹn, Warren Buffett nói đó là tốt nhất:
Một người bạn của tôi nói rằng khi thuê người,
họ tìm kiếm ba thứ: thông minh, năng lượng và nhân cách. Nếu họ không có cái cuối
cùng, hai cái đầu tiên sẽ giết bạn, vì đó là sự thật, nếu bạn định thuê ai đó
không có nhân cách, bạn thực sự nên hy vọng họ trì độn hoặc lười biếng, vì nếu
họ thông minh và đầy năng lượng, họ sẽ tặng cho bạn tất cả các loại rắc rối.
Một việc kinh
doanh có thể có biên độ an toàn về giá lớn nhưng không được quản lý tốt và
trung thực, biên độ này có lẽ cũng kết thúc trong ảo tưởng. Lịch sử có đầy những
câu chuyện về các thương vụ lớn bị hủy do quản lý tồi. Hãy hỏi: Công ty có
trang bị một đội ngũ quản lý đủ tài năng và trung thực tập trung vào giá trị
không? Họ sẽ dùng dòng tiền vì lợi ích của chủ sở hữu chứ?
Nhưng trong vài
vụ kinh doanh, đội ngũ quản lý chói sáng cũng không giúp gì được. Warren
Buffett chia sẻ kinh nghiệm của ông:
Kết luận của tôi từ kinh nghiệm bản thân và
từ nhiều quan sát về các vụ kinh doanh khác là một bản ghi quản lý tốt (đo bằng
lợi nhuận kinh tế) là một chức năng đối với con thuyền kinh doanh bạn nhảy vào,
hơn là việc bạn chèo lái hiệu quả bao nhiêu (dù thông minh và nỗ lực giúp cân
nhắc, tất nhiên, trong bất kỳ vụ kinh doanh nào, tốt hay xấu). Vài năm trước
tôi đã viết: “Khi đội quản lý có tiếng tăm lừng lẫy giải quyết một vụ kinh
doanh có tiếng nghèo nàn về căn bản, tiếng tăm của việc kinh doanh đó sẽ duy
trì nguyên vẹn.” Không gì thay đổi quan điểm của tôi về vấn đề này. Bạn nên tự
tìm cách trên con thuyền bị rò rỉ kinh niên đó, năng lượng cống hiến cho việc đổi
các bình đựng nước có vẻ hiệu quả hơn năng lượng dùng để vá các lỗ rò.
Hãy lấy một ví dụ
khác cho “chuyện gì xảy ra”. Lần này chúng ta mô tả một mô hình hóa học và cho
một ví dụ về từ dùng sai – entropy.
Lúc 3.54 am, thành phố Los Angeles bị đánh
thức bởi một trận động đất 6.5 độ ricter.
Tại sao trận động
đất phá hủy nhiều kiến trúc và khiến nhiều người chết? Tại sao cà phê nóng
không giữ nguyên trạng thái nóng? Câu trả lời cho những câu hỏi trên đi vào trọng
tâm của mọi sự kiện tự phát (ý nghĩa trong hóa học là “bởi chính nó, không cần
đầu vào năng lượng tác động”), vật lý hay hóa học trong cuộc sống của chúng ta.
Độ ấm trong một ly đồ uống nóng do các phân tử chuyển động nhanh. Chúng va chạm
với các phân tử chuyển động chậm hơn trong môi trường (lạnh hơn tương đối) và
khiến những phân tử chậm hơn này tăng tốc. Năng lượng tỏa ra từ chất lỏng nóng
tới chiếc ly, không khí, và theo các dòng không khí tới những nơi xa. Đó là bản
chất của năng lượng.
Khoảnh khắc ta
thả rơi quả bóng lên mặt sàn, năng lượng của nó trở thành động năng hay năng lượng
để chuyển động. Nhưng thuật ngữ không quan trọng. Những gì xảy ra mới quan trọng.
Toàn bộ năng lượng có xu hướng trải rộng, phân tán, nếu nó không bị việc đó cản
trở. Điều đó giải thích tại sao sắt bị oxi hóa, tại sao có bão tố, tại sao các
đồ vật bị vỡ, v.v… Tại sao một chiếc xe tải đi nhanh gặp một bức tường gạch sẽ
gây ra phá hủy lớn? Động năng của nó không chỉ có xu hướng trải rộng; nó còn trải
rộng một cách thảm họa.
Tương tự với động
đất. Căng thẳng trong lòng đất do chuyển động chậm của lớp vỏ trái đất nổi trên
bề mặt lõi nhân nóng chảy đầy năng lượng của nó bỗng nhiên trải rộng. Năng lượng
tiềm tàng của nó biến đổi chốc lát thành động năng do trái đất chuyển động. Khi
năng lượng khổng lồ như thế tràn ra, nó làm rung động mọi thứ hàng dặm xung
quanh tâm chấn. Vì sự phát tán năng lượng đó, không chỉ các tòa nhà sụp đổ, mà
mạng sống cũng bị cắt ngắn.
Sự sống của
chúng ta dựa vào sự phát tán năng lượng. Mỗi giây, các hóa chất trong cơ thể
chúng ta (được chuyển vào trong chúng ta từ thức ăn ta ăn và oxy ta thở) giữ
tim ta đập. Phổi bơm oxy vào và đẩy carbon dioxide ra ngoài. Chúng ta là những
cỗ máy xử lý năng lượng. Chúng ta phải duy trì việc tỏa ra năng lượng, vì vậy
ta giữ ấm và các chất hóa học giúp tim đập, cơ bắp làm việc và phổi hoạt động.
Nếu những tiến trình này bị ngắt một cách nghiêm trọng – như bị tai nạn kiểu động
đất – chúng ta sẽ chết.
Khi chúng ta nghe thấy “đó là một trận động đất
6.5 độ richter”, nó có ý nghĩa gì (chuyện gì xảy ra)?
Thang Richter là
một thang logarithm được phát triển bởi nhà địa lí học Charles F. Richter và đo
cường độ (qui mô) của một trận động đất từ ghi chép các xung của trận động đất
trong thiết bị địa chấn ký. Mỗi đơn vị tăng theo tỷ lệ tương ứng với mức tăng
10 nếp gấp trong chuyển động của mặt đất. Một trận động đất 7.5 độ richter sinh
ra chuyển động mặt đất nhiều hơn 10 lần so với một trận 6.5 độ. Nhưng vì năng
lượng gây ra thiệt hại, sự khác nhau quan trọng nằm trong việc giải phóng năng
lượng. Với mỗi đơn vị gia tăng, việc giải phóng năng lượng gia tăng theo hệ số
khoảng 32. Một trận động đất 7.5 độ richter sẽ giải phóng năng lượng nhiều gấp
32 lần một trận 6.5 độ.
Từ năm 1900, trận
động đất lớn nhất ở Mỹ xảy ra ở Alaska năm 1964. Nó có cường độ 9.2 độ richter.
Có sự khác nhau nào trong độ mạnh hay năng lượng giữa một trận động đất cường độ
9.2 và một trận 6.5? Khoảng 11,220 lần. Có nghĩa là cần 11,220 trận động đất có
cường độ 6.5 mới bằng với năng lượng được giải phóng từ một trận 9.2 độ. Nó giải
thích sức mạnh phá hủy của những trận động đất lớn.
“Theo năng lượng”.
Entropy đo bao
nhiêu năng lượng tỏa ra trong một quá trình, hoặc nó tỏa ra rộng bao nhiêu – tại
một nhiệt độ xác định. Entropy là một từ dùng sai, nó thường dùng để giải thích
tất cả các loại “rối loạn”. Rối loạn là đặc điểm chắc chắn trong nhiều tình huống
cuộc sống của chúng ta – mối quan hệ thất bại, các vấn đề xã hội, ngăn kéo bừa
bộn, phòng ngủ hỗn loạn, v.v… Tuy nhiên, entropy không liên quan tới những cái
đó. Nó chỉ là thước đo khoa học của dòng năng lượng vật lý từ lúc tụ vào tới
khi tỏa ra.
Một căn phòng
không có xu hướng tự trở nên bừa bãi. Cần có vài năng lượng bên ngoài. Chính
năng lượng tập trung trong cơ bắp được tỏa ra và khiến các ngăn kéo của chúng
ta bừa bộn. Không có năng lượng tự tỏa ra trên giấy. Như giáo sư hóa học Frank
Lambert nói, “Không có ‘xu hướng các đồ vật trở nên mất trật tự’ trong tự nhiên
nào khác hơn các nhân viên ngân hàng có ‘xu hướng đưa tiền cho cướp’ mà không
có khẩu súng nào.”
Năng lượng có xu
hướng tỏa ra giải thích tại sao sắt bị gỉ, tại sao mọi thứ bị vỡ và mòn đi. Vì
năng lượng luôn chảy từ nơi tập trung sang nơi ít tập trung; các đối tượng vật
lý và các hệ thống hóa học bị hư hỏng đi, vỡ hay bị phá hủy. Nhưng những thứ đó
không xảy ra ngay tức khắc hay một cách tự nhiên. Sự lặp lại của thời gian và
năng lượng phải được cân nhắc. Một cú đẩy nhỏ (hay năng lượng kích hoạt) cần
thiết để bắt đầu một phản ứng. Xăng dầu cần một tia lửa để phản ứng với oxy. Chúng
ta cần một trận đấu để thắp lửa lên. Ví dụ, cần một tia lửa đơn để kích hoạt phản
ứng giữa khí hydro và oxy, khiến kinh khí cầu Hindenburg bốc cháy. Chuyển động
của gió và dòng nước ấm từ đại dương nhiệt đới tạo thành cơn bão. Cần oxy và
dòng nước làm sắt bị gỉ. Cần năng lượng làm gỗ mục nát. Và quá trình đó có thể
bị trễ. Điều này xảy ra nếu chúng ta, giả sử, sơn lên sắt để ngăn bị gỉ. Việc
sơn phủ giữ cho oxy tránh khỏi sắt và phản ứng không thể xảy ra.
Những ví dụ này
cho thấy bằng cách quan sát “cái gì xảy ra” chúng ta có thể hiểu thực tế tốt
hơn như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét