Bài 1: Nhận thức cơ bản
1. Diện Chẩn là gì?
DIỆN CHẨN = DIỆN + CHẨN
DIỆN: Diện là bộ mặt ngoài (da) của toàn bộ cơ thể
mà tiếp xúc với môi trường bên ngoài (trên mặt, trên lòng bàn tay, lòng bàn chân,
lưng, bụng, da đầu, tai...)
CHẨN: “Chẩn” là chẩn đoán, xem xét các triệu chứng
lâm sàng.
Đông Y phần căn bản (đã học) có Tứ chẩn gồm:
- Vọng chẩn (nhìn)
- Văn chẩn (nghe, ngửi)
- Thiết chẩn (sờ, nắn)
- Vấn (hỏi)
·
DIỆN CHẨN khác Tứ chẩn ở chỗ nào?
Diện
chẩn: là
phương pháp dùng các phản chiếu thần kinh đa hệ của nội tạng và ngoại vi lên
toàn bộ cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài để chẩn (khám) bệnh và trị
bệnh.
Tứ
chẩn: là
phương dùng Vọng, Văn, Thiết, Vấn chẩn để chẩn (khám bệnh).
·
Sự
khác nhau giữa DIỆN CHẨN và Châm Cứu
Châm
cứu: là
dùng kim để châm vào các huyệt đạo của
hệ kinh lạc và dùng ngải cứu để hơ nóng.
Diện
Chẩn:
dùng que dò để day ấn vào các sinh huyệt
(là các điểm nhạy cảm trên da nằm
trong các vùng phản xạ thần kinh) rồi cũng dùng ngải cứu để hơ nóng. Ngoài
day và cứu các sinh huyệt, Diện Chẩn còn dùng các dụng cụ có hình dạng và kích
thước khác nhau để lăn, hơ, gõ, cào vào các vùng theo đồ hình phản chiếu hoặc
đồ hình đồng ứng. Các tác động của Diện Chẩn theo đồ hình và sinh huyệt này sẽ
tạo ra các cảm giác đau, tức, buốt, tê, rát, nóng khác nhau, giúp kích hoạt các
cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể.
1.1. Sinh huyệt là gì?
A B C
A: Là 1 tạng hay phủ
nào đó
B: Là huyệt
C: Là huyệt
A nối với C bởi ống
dây thần kinh chứa khí và huyết. Khi ấn vào huyệt B thấy đau, tức là quãng đường
khí huyết đi từ A tới B đã bị tắc, thiếu. Từ đó nếu day vào huyệt C sẽ thấy đau
hơn vì C cách xa A hơn B nên sẽ bị thiếu, tắc nhiều hơn. Vậy để B và C cùng có
khí huyết lưu thông thì ta phải dùng huyệt tại điểm C. C sẽ là điểm sinh huyệt.
Vậy điểm sinh huyệt là huyệt khi ta dùng để chữa
bệnh sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong các huyệt có liên quan. (Sinh huyệt
không cố định, nó sẽ được quyết định bởi mỗi người chữa bệnh, phụ thuộc vào
trình độ của người chữa. Cũng ví dụ trên, sẽ có người chọn điểm B làm sinh huyệt,
nó cũng có tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng không phải
là tối ưu.)
·
HUYỆT
là gì?
Khí không chỉ tồn tại bên trong cơ
thể mà còn toả ra ngoài cơ thể (tạo ra 1 dạng không gian đặc biệt bao quanh cơ
thể mà người ta thường gọi là “hào quang”, “trường sinh học”, hay “trường nhân
thể”). Các điểm trên cơ thể mà tại đó khí trong cơ thể và khí ngoài cơ thể có
thể lưu thông với nhau được gọi là huyệt.
Để đơn giản, hãy tưởng tượng cơ thể
giống như 1 nam châm. Các đường sức từ tạo thành vòng khép kín, một phần ở
trong nam châm , một phần chạy bên ngoài. Phần bên trong nam châm giống như các
kinh mạch, phần bên ngoài giống như các hào quang. Giao điểm của các đường sức
với bề mặt nam châm là các huyệt.
Các nghiên cứu của y học hiện đại
cho thấy: Vị trí của các huyệt trên cơ
thể thường là đầu mối của các dây thần kinh và mạch máu. Về mặt vật lý, các
huyệt thường nằm ở vị trí lõm và có điện trở nhỏ hơn so với các điểm lân cận.
Sử dụng các máy đo điện trở, người ta đã tìm ra hàng trăm huyệt mới không có
trong các tài liệu Đông y truyền thống. Có lẽ nhờ những đặc điểm như vậy mà khí
có thể lưu thông được qua huyệt dễ dàng hơn qua các điểm khác của cơ thể.
Huyệt thường được biết tới nhờ
phương pháp châm cứu hay bấm huyệt. Mục đích của các phương pháp này chủ yếu
nhằm tăng cường khả năng lưu thông của khí qua huyệt, cân bằng giữa khí bên
trong và bên ngoài. Từ đó có thể chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ. Huyệt có thể nằm trên kinh mạch, cũng có
thể không. Một số huyệt lại chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp những biến cố đặc biệt
như đau ốm, bệnh tật...(điểm đau xuất hiện lúc đó gọi là A thị huyệt).
Huyệt là điểm thu nhận và xử lý
thông tin. Chức năng này giống với da. Nhưng da chỉ thu nhận và xử lý thông tin
ở bên ngoài. Bản chất việc tiếp nhận kích thích có sự khác biệt giữa da và
huyệt. Ví dụ, dùng tay day huyệt Thái Dương, khi đó kích thích sẽ tác động qua
da, nhưng bản chất lại là huyệt tiếp nhận, tức có sự giao thoa giữa da và huyệt
khi tiếp nhận kích thích. Một ví dụ khác, khi hơ để trị nám da trên mặt, lúc
này kích thích tác động vào da, và da cũng là nơi tiếp nhận kích thích. Do đó
cần phải phân biệt bản chất nơi nào tiếp nhận kích thích, vì giữa da và huyệt
có sự giao thoa, có thể có tác động hai chiều. Dựa vào tính chất này mà dùng để
tăng công năng trong phác đồ điều trị.
·
Luân xa là gì?
Một khái niệm khác cũng rất gần gũi
với huyệt, đó là Luân xa. Luân xa
không phải là một vị trí trên cơ thể. Luân xa là 1 khái niệm để chỉ Khí (năng
lượng sinh học) khi nó lưu thông qua huyệt. Khí ở bên ngoài huyệt sẽ xoay tròn
tạo thành 1 vòng xoáy hình nón (một số nhà nghiên cứu còn khẳng định chiều quay
của luân xa hoàn toàn phù hợp với quy tắc “cái đinh ốc” trong vật lý học!)
·
KINH MẠCH và HUYỆT
Đông y và khí công thường nhắc đến kinh mạch như những con đường vận hành và luân chuyển của khí trong cơ thể. Còn huyệt là những điểm đặc biệt
trên cơ thể mà tại đó có thể thu khí, phát khí, châm cứu chữa bệnh...
Xét trên quan điểm khoa học trước
hết hãy nói về kinh mạch. Liệu có phải trong cơ thể tồn tại những con đường đặc
biệt như vậy hay không? Mọi nghiên cứu của khoa giải phẫu học đều cho thấy không tồn tại các đường kinh mạch theo
các sơ đồ truyền thống của Đông y, tức là không tồn tại các đường vận hành khí
1 cách hữu hình trong cơ thể (như mạch máu hay dây thần kinh).
Nhưng những người luyện luyện tập
khí công đều khẳng định là có các con đường này. Họ cảm nhận rất rõ sự vận hành
cuả khí trong cơ thể theo những con đường đó. Thêm vào đó, những con đường này
không phải là bất biến. Có khi kinh mạch cảm nhận được chỉ nhỏ như sợi tóc, có
khi lại to bằng ngón tay, thậm chí to hơn, có khi lan rộng ra phủ khắp cơ thể,
không còn phân biệt kinh mạch nào nữa.
Qua các đặc điểm trên của kinh mạch,
kết hợp với các quan điểm về Khí đã trình bày ở phần trước, ta có thể đưa ra
quan điểm về kinh mạch như sau:
Khí có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ
thể, và chúng không ngừng vận động truyền lan đi theo dạng sóng. Cường độ của
sóng (hay trường) tại các điểm khác nhau trong cơ thể là khác nhau (tuỳ thuộc
vào đặc điểm của cơ thể tại điểm đó). Trên cơ thể có tồn tại những điểm đặc
biệt khiến cho cường độ sóng sinh học tại các điểm đó cao hơn các điểm khác và
sóng cũng dễ truyền lan hơn khi qua các điểm đó. Tập hợp những điểm như vậy tạo
thành những đường truyền sóng hay kinh mạch.
Con người có thể cảm nhận được kinh
mạch là do sự tác động của khí vào các tế bào thần kinh. Sóng lan truyền sẽ tác
động vào tế bào thần kinh trên đường truyền sóng. Tuỳ thuộc vào cường độ của
sóng tại điểm đó mà tác động đó là mạnh hay yếu. Kết quả là con người có thể
cảm nhận được khí chuyển động trong kinh mạch với độ mạnh yếu khác nhau (Khi
thì khí chạy nhanh, khi thì chạy chậm, lúc thì kinh mạch to, lúc thì nhỏ…). Có
những lúc sóng truyền lan khắp cơ thể, tạo cảm giác tê nóng toàn thân, không
còn thấy kinh mạch nữa.
Ngược lại, chính các tế bào thần
kinh cũng có khả năng tác động tới sóng sinh học (do cũng có những đặc điểm
điện - từ tương tự). Con người có thể sử dụng các tín hiệu thần kinh phát đi từ
não để điều khiển sự vận hành của dòng khí theo ý mình như tụ khí vào 1 điểm,
đưa khí đến các kinh mạch khác nhau...
Do tính chất động của cơ thể (trạng
thái của cơ thể luôn thay đổi, lúc khoẻ, lúc yếu, lúc vui vẻ, lúc buồn chán…)
nên sự vận hành của khí theo các kinh mạch cũng luôn biến động. Khi từ khí mạnh
ở kinh mạch này, khi thì mạnh ở kinh mạch khác (Đông y đã tổng kết, gọi là sự
vận hành của khí trong 12 chính kinh theo 12 giờ trong ngày). Cần phải nắm vững
quy luật này để tác động tới khí 1 cách hiệu quả nhất.
·
KINH HUYỆT
Tây Y vẫn còn ngạc nhiên về lối chữa
bệnh bằng cách châm cứu của người Trung Hoa. Những cây kim nhỏ cắm vào các
huyệt trên cơ thể có thể chữa lành rất nhiều bệnh tật. Khi giải phẫu, các bác
sĩ không tìm thấy huyệt đạo ở đâu. Nó không phải mạch máu, không phải thần
kinh. Nó có tác dụng đối với cơ thể, nhưng vô hình.
Các bác sĩ Pháp tiêm thuốc màu vào
các vùng huyệt và thấy thuốc bị biến hình. Nếu thuốc không tiêm đúng huyệt sẽ
không bị biến hình. Nhờ phương pháp này lần đầu tiên họ chụp được vị trí các
huyệt. Nhưng kinh huyệt là gì thì vẫn không có lời định nghĩa xác đáng.
Như chúng ta đã biết, Tưởng, Hành và
Thức ấm phát ra một trường không gian vô hình trùm phủ cả địa cầu. Còn riêng
đối với Sắc ấm (thân thể) tâm chúng ta cũng khéo léo sắp đặt một hệ thống đường
tín hiệu vô hình.
Nếu não bộ là hình ảnh vật chất của
tâm thì kinh huyệt là hình ảnh tinh thần của thân. Bắp thịt, mạch máu, gân,
xương... là cấu trúc hữu hình của thân. Kinh huyệt sẽ là cấu trúc vô hình của
thân. Não bộ là cấu trúc hữu hình của tâm và Trường không gian sinh học sẽ là
cấu trúc vô hình của tâm. Các chất liệu để cấu tạo nên Kinh huyệt cũng là chất
liệu để cấu tạo nên Trường không gian của tâm. Ðối với khoảng không gian bên
ngoài, tâm tạo ra vùng không gian tỏa rộng. Ðối với thân thể tâm tạo ra các
kênh tín hiệu.
Thân chịu ảnh hưởng bởi mạch máu, hệ
thần kinh, và cũng chịu ảnh hưởng của các kênh tín hiệu (kinh huyệt) này. Nếu
có sự bế tắc huyệt đạo, thân thể sẽ bị bệnh. Châm cứu chính là phương pháp khai
thông huyệt đạo giúp cho cơ thể trở lại bình thường.
Dù sao chúng ta cũng cảm phục các vị
Y tổ Trung Hoa đã phát hiện ra hệ thống huyệt đạo kỳ lạ này. Trong cái cấu trúc
siêu hình của thân này, có những luồng khí lực chạy lên chạy xuống theo những
quy luật nhất định. Một quy luật quan trọng cho sự vận động vô hình đó là luật
Âm Dương. Theo luật Âm Dương này, gốc của khí lực nằm ở phía dưới bụng và theo
đường xương sống. Chính vì khám phá điều này mà người Trung Hoa, Ấn Ðộ, Tây
Tạng sáng tạo ra môn khí công, Yoga nổi tiếng thế giới. Họ không chú trọng tập
luyện cơ bắp như Tây phương. Họ chú trọng việc dùng tâm để củng cố cái gốc sức
mạnh ở dưới bụng (Ðan Ðiền), ở xương sống để tạo thành một kình lực mới, khác
hẳn lực cơ bắp, và dữ dội hơn lực cơ bắp. Nhan nhản khắp Trung Hoa ngày nay,
người ta thấy rất nhiều người luyện thành công môn khí công này với những năng
lực đặc biệt như khinh thân, công phá, chữa bệnh... Còn những Lạt Ma Tây tạng
thì được đánh giá cao hơn nữa .
Theo luật Âm Dương này thì những gì
khuất phía dưới, núp phía sau, tiềm ẩn vô hình mới là cái gốc phát sinh ra
những cái bề mặt. Người Ðông Phương khám phá luật này nên có phong cách sống
trầm lặng sâu sắc hơn người Tây Phương
1.2. Ý nghĩa của DIỆN CHẨN
a.
Giúp
ta chẩn bệnh (khám định bệnh) tương đối chính xác
-
Thông
qua màu sắc da: (Sử dụng lý thuyết ngũ hành, tạng phủ)
Ví dụ: Nhìn mặt 1 người có da trắng
xanh hoặc người xuất hiện các vết tím dưới da không do va đập thì thường phán
đoán người này có khả năng huyết áp thấp, nguy cơ u, ung, dấu hiệu tiền K.
-
Thông
qua vị trí điểm đau trên da, ta tìm được các sinh huyệt dùng để chẩn và trị
bệnh
Ví dụ: Khi ấn, day vào huyệt 300
thấy đau tức là thận đã bị hư tổn. Hoặc ấn, day vào tam giác gan (H50, 41...)
thấy đau tức thì là gan bị thương tổn (có thể thực chứng hoặc hư chứng).
-
Vết
trên da: Nám, mụn, ghẻ, chàm..
Ví dụ: Nám ở hai gò má = Phế, Tâm
thương tổn (liên quan nhiều đến hệ nội tiết tố). Lưu ý Người nào xuất hiện u vú
hoặc u buồng trứng, tử cung hoặc u tuyến giáp thì tất yếu sẽ xuất hiện u ở 1
trong 2 điểm còn lại vì buồng trứng, tử cung, vú, tuyến giáp đều chịu sự điều
tiết của nội tiết tố.
b. Giúp chúng ta đưa ra các phác đồ và
sử dụng sinh huyệt để trị bệnh
Cơ thể của chúng ta là một bộ máy
rất kỳ diệu, nó có các cơ chế tự động giúp chúng ta thích nghi với môi trường
và hóa giải các tác nhân gây bệnh. Diện Chẩn là một phương pháp có khả năng
giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch, giúp khai thông các tắc nghẽn
và thúc đẩy các tiến trình cân bằng, giúp ta có được một trạng thái nhẹ nhõm và
dễ chịu. Chính vì thế, Diện Chẩn có thể hỗ trợ cho việc điều trị các loại bệnh
tật, từ giảm đau nhức bên ngoài đến phục hồi chức năng bên trong.
c. Tính ưu việt
Diện Chẩn là một phương pháp ít tốn
kém và gần như không có tác dụng phụ, nên mọi người có thể dùng nó để tự phòng
và chữa bệnh trong gia đình, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc men, bác sĩ và
bệnh viện. Phương pháp này vừa dễ
học, dễ làm, vừa có hiệu quả cao, nên nó được mọi người tin dùng không
chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
2. Điều Khiển Liệu Pháp là gì?
ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP =
ĐIỀU KHIỂN + LIỆU PHÁP
2.1. Điều Khiển
·
Điều
Khiển là gì?
Điều Khiển là cách tác động có mục
đích lên vật hay người bằng
-
Cơ
học: đánh, đập, gõ… Ví dụ, bạn dùng tay day huyệt trên mặt để trị chứng đau đầu.
-
Ngôn
ngữ/hình ảnh: nói hoặc viết. Ví dụ, bạn dùng lời nói hướng dẫn người bệnh cách
kéo ép gối hoặc viết thư hướng dẫn họ, hoặc gửi cho họ tranh vẽ minh họa hay
video hướng dẫn kéo ép gối để họ làm theo.
-
Chất
xúc tác/vật trung gian: Ví dụ bạn dùng dầu gió xoa vào bụng khi bị cảm lạnh thì
dầu gió là chất xúc tác; dùng cây cào huyệt tác động vào vùng huyệt trên trán để
chữa bệnh thì cây cào huyệt là vật trung gian hay chất xúc tác. Ăn uống thuốc để
chữa bệnh cũng vậy.
-
Nhiệt:
ví dụ làm ấm vùng Hỏa Mệnh Môn để hạ nhiệt tâm hỏa vượng bằng hơ hay sấy.
-
Điện
– từ (trường năng lượng): Ví dụ bạn thôi miên người khác chính là tác động bằng
trường năng lượng (điện, từ trường) của bạn vào trường năng lượng của người ta
để điều khiển suy nghĩ và hành vi của người đó.
-
Quang:
bạn vào phòng toàn các bệnh nhân ung thư, tự nhiên bạn cũng cảm thấy lạnh lẽo mệt
mỏi, đó là do lây chất quang một cách bị động từ người bệnh.
·
Điều
Khiển bằng cách nào?
-
Bằng
2 cách:
o
Trực
tiếp: ví dụ, Bạn dùng búa, cào để gõ, cào các bộ huyệt ung thư để trị cho một
người bị u tuyến giáp.
o
Gián
tiếp: Bạn dùng lời nói hướng dẫn cách kéo ép gối cho một người suy thận để họ tự
tập tại nhà.
-
Cách
phân loại khác, bằng 2 cách:
o
Chủ
động: Bạn lập phác đồ điều trị để hướng dẫn một người thiếu khí huyết các biện
pháp nạp khí bổ huyết.
o
Bị
động: người huyết áp thấp day huyệt trị ung thư cho một người huyết áp thấp
khác, sau một thời gian, người chữa bệnh sẽ bị ung thư do lây chất quang từ người
bệnh.
Các cách phân loại chỉ là tương đối,
thực tế có nhiều trường hợp giao thoa nhau.
Ví dụ: do điều kiện kinh tế, nhà ẩm thấp
thiếu ánh sáng, ăn uống không khoa học khiến người trong nhà bị đàm thấp. Dùng
bài Bình vị để chữa (trực tiếp, chủ động) cũng không hết đàm vì người bệnh vẫn
bị cộng hưởng từ môi trường ẩm thấp trong nhà (gián tiếp, bị động). Chỉ khi nào
làm cho nhà cửa khô ráo, có ánh sáng, có nhiều nhiệt khiến không gian sống khô
thoáng, ấm áp (gián tiếp, chủ động) thì bệnh mới được chữa dứt điểm. Xoang còn
nặng hơn đàm, vì đờm (dạ dày) lúc này đã thành thấp ướt chạy tới khớp (gây viêm
khớp), rồi chạy lên trữ ở phế, xông lên mũi, gây xoang.
2.2. Liệu Pháp
Là
phương pháp trị bệnh cho phù hợp với bệnh, thể trạng người bệnh và trong điều
kiện tài chính cho phép của bệnh nhân.
Có
nhiều liệu pháp khác nhau, ví dụ như:
-
Đánh
gió/cạo gió
-
Gõ,
bấm, day huyệt.
Chú
ý: diện chẩn khác với bấm huyệt ở chỗ, bấm huyệt chủ yếu dùng tay, còn trong diện
chẩn, chủ yếu dùng dụng cụ kết hợp với y học cổ truyển (có cả dùng tay).
-
Phong
cùng hỏa hóa: khi bị đau bụng hay trúng gió, dùng kim châm chích vào một số huyệt
để nặn hết máu đen ra, nếu không ra máu là dùng sai huyệt hoặc chẩn sai bệnh
(cho nên dùng sai liệu pháp).
·
Các nhóm liệu pháp
-
Tinh: qua con đường ăn, uống, truyền để đưa thức ăn, thuốc
(Đông y – thuốc trong Đông y cũng là thức ăn, Tây y), nước vào cơ thể, để sinh
khí và sinh huyết. (Khí
không tự sinh ra huyết, nhưng tham gia trực tiếp vào quá trình sinh huyết)
-
Khí: oxi, cacbonic… chủ yếu qua con đường tập luyện (khí
công, kéo ép gối…). Ăn cũng có thể sinh khí (sâm, gừng…).
Chú ý, “Oxi liệu pháp” là liệu pháp bắt buộc đối với bệnh nhân ung thư.
Vì bản chất của ung thư là các tế bào bị
chết hoặc chết một phần. Tế bào chết do thiếu khí huyết. Nguyên nhân thiếu khí
huyết có thể là:
o
Tắc ở
đường dẫn khí huyết vào một bộ vị nào đó
o
Thiếu
khí huyết toàn thân nhiều năm
o
Thừa
độc tố hoặc ‘dị vật’, đàm. ‘Dị vật’ này có thể là những vùng hoại tử, vùng bị
viêm loét, nhiễm khuẩn lâu ngày. (Vi rút, vi khuẩn không phải là nguyên nhân
gây ung thư, mà chỉ là dấu hiểu chỉ báo chỗ có khả năng ung thư, vì chúng có khả
năng sinh sôi trong môi trường viêm loét lâu ngày. Chính môi trường viêm loét mới
là căn nguyên khiến tế bào chết dần, gây u, rồi thư.)
Khi dùng oxy liệu pháp là đưa oxy vào
trong cơ thể với lượng lớn và thường xuyên, oxy sẽ làm thông những chỗ bít tắc,
bổ phần khí thiếu hụt, làm khô vết viêm loét, đẩy độc tố/đàm/’dị vật’ và các tế
bào chết (u) theo đường bài tiết ra ngoài, dần dần u sẽ hết.
-
Thần: thiền để định thần (Tập thiền cũng là cách vô cùng hiệu
quả để đào thải độc tố qua các tế bào sau mỗi nhịp thở - nhưng chỉ với người tập
thiền lâu)
-
Huyệt: các bộ huyệt thường đi kèm với nhau
để chữa từng loại bệnh. Có hai các dùng huyệt:
o
Từ
Đông y cổ truyền
o
Từ
Diện chẩn
Đông y cổ truyền
|
Diện chẩn
|
Phạm
vi huyệt: cả trong và ngoài cơ thể
|
Phạm
vi huyệt: chỉ tác động lên những huyệt ở bề mặt ngoài cơ thể
|
Thao
tác: chủ yếu là châm, day
Dụng
cụ: kim châm, tay
ð Khó dò và khó thao tác
|
Thao
tác: châm, day, dò, cào, chườm…
Dụng
cụ: cây cào, đũa, kim, búa,…
ð Dễ dò và dễ thao tác. Do đó chữa các
bệnh về u và thần kinh rất hiệu quả.
|
3. Mười học thuyết cơ bản của Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp
Mười học thuyết này gồm:
-
8
học thuyết cơ bản
-
Thuyết
nhất nguyên luận
-
Thuyết
đồng ứng
3.1. Thuyết đồng bộ thống điểm
Đồng – cùng
Thống – đau
Điểm – vị trí
Đồng bộ thống điểm – nhiều huyệt cùng
bị đau
Thuyết này cho biết, nếu một bộ vị nào
bị hư nhược thì có nhiều huyệt phản ánh nó khi day sẽ gây đau nhức. Do có nhiều
điểm đau, nên cũng có nhiều lựa chọn cho người trị bệnh bằng Diện chẩn, tức có
thể dùng một trong các huyệt bị đau đó để chữa.
Ví dụ, khi một người bị suy thận, các
huyệt 156 (sau viết tắt thành h156), 45, 300, 0 đều phản ánh thận, và khi day
hay hơ các huyệt này đều thấy đau. Do đó, có thể dùng một trong các huyệt này để
chữa.
Một người bị hư gan, h50, 41, 154, các
huyệt phản chiếu bên tay phải, mắt, tai, chân tương ứng khi hơ hay day cũng thấy
đau. Ta có thể dùng một hoặc vài huyệt trong số đó để chữa.
3.2. Thuyết đồng bộ bất thống điểm
Đồng bộ bất thống điểm – các huyệt phản
ánh cùng một bộ vị không cùng đau
Ngược với thuyết trên, thuyết này cho
biết, nhiều huyệt cùng phản ánh một bộ vị, nhưng khi bộ vị đó bị hư nhược,
không phải day huyệt nào cũng thấy đau. Do đó, khi chẩn bệnh bằng cách dò huyệt
cho bệnh nhân, nếu chỉ dò một huyệt mà đã kết luận thì có khả năng sai vì có những
điểm đau và có những điểm không đau.
Ví dụ, một người bị suy thận, nhưng
day h156 không đau, trong khi day h300 lại đau, dù cả hai huyệt này đều phản
ánh thận.
3.3. Thuyết thái cực
Thái cực có nghĩa là âm – dương, thủy
– hỏa, … là một cặp đối ngẫu luôn tồn tại song song trong qui tắc sinh trưởng của
vạn vật.
Cô dương bất sinh, độc âm bất trưởng.
Các huyệt đạo cũng vậy. Có huyệt thuộc
thủy, thì sẽ có huyệt đối ngẫu với nó thuộc hỏa.
Hải Thượng Lãn Ông ngày trước dùng
thuyết Ngũ Hành – Âm Dương và thuyết Thái Cực để xác định lục phủ ngũ tạng: tạng
nào là âm, tạng nào là dương, tạng nào thuộc hành nào. Do đó, muốn biết các huyệt
trên mặt thuộc thái cực nào, chỉ cần xác định nó thuộc bộ vị nào, thì hành của
nó là hành của bộ vị ấy.
Ví dụ, h34 thuộc hỏa, h124 thuộc mộc…
Ví dụ, các huyệt phản chiếu thận sẽ
thuộc thủy vì thận mang hành thủy.
Các huyệt cũng có ngũ hành tương sinh
tương khắc. Ban đầu người sử dụng Diện chẩn có thể máy móc, chưa hiểu bản chất,
nhưng về sau sẽ thấu hiểu được bản chất các huyệt và bộ huyệt. Các bộ huyệt hay
các phác đồ điều trị của Diện Chẩn đều tuân theo thuyết ngũ hành – âm dương.
Ứng dụng của Thuyết Thái Cực rất linh
hoạt.
Một số huyệt có hai vị trí (bên trái,
bên phải). Trái dương phải âm. Chữa âm dùng dương, chữa dương dùng âm. Do đó
khi dùng huyệt phải chủ động và linh hoạt.
Ví dụ, h19 dùng để cấp cứu cho người
huyết áp thấp, bị trĩ, đau lưng, đau răng, bị nhiễm hàn lạnh… nhưng chống chỉ định
cho người huyết áp cao.
Một liệu pháp có hình ảnh của thuyết
Thái cực là Thở âm dương khí công
(xem sách của thầy Bùi Quốc Châu). Trong thiền, có nói đến một cách thở qua da
(thở âm dương khí công), là giải pháp chữa cháy hữu hiệu trong môi trường thiếu
khí. Hơi thở đi vào mặt trước là dương, sau đó đi ra mặt sau là âm. Thầy Bùi Quốc
Châu có đề cập đến tỷ lệ vàng (tỷ lệ giữa số lượt thở âm/số lượt thở dương
thích hợp nhất đối với mỗi cơ thể trong một giai đoạn nào đó). Mỗi người đều có
một tỷ lệ vàng riêng, phải do chính họ tìm ra.
Ví dụ, một người bị hàn lạnh tự chữa bằng
cách thở âm dương khí công (dùng 8 hơi thở âm và 8 hơi thở dương) thì khỏi bệnh.
Bộ Thủy Hỏa Ký Tế (âm dương giao hòa):
34
|
1
|
156
|
235
|
Tâm
Hỏa
|
Mệnh
môn hỏa
Hỏa
|
Thận
Thủy
|
Ruột
non
Hỏa
|
3.4. Thuyết nước chảy chỗ trũng
Thuyết này cho rằng, nếu tìm được một
sinh huyệt có khả năng cứu trị được các bệnh và nhiều chứng, nhiều điểm đau
khác thì sinh huyệt đó gọi là nước.
Ví dụ, người bị bệnh suy tim, hơi thở
yếu, người gầy, bệnh truyền kinh nên các tạng phủ đều bị hư nhược hết. Khi chữa
bằng cách day h1 thì các huyệt khác không còn đau nữa, người đó cũng đỡ dần bệnh
tim, tỉnh táo hơn, da dẻ hồng hào lên. Nhưng nếu chữa bằng cách day h60 thì người
đó vẫn bị đau tim, tình trạng bệnh sau một thời gian vẫn không đổi. Vậy h1 gọi
là nước.
Sử dụng thuyết này trong thực tế rất
khó. Phải hiểu nhiều lý luận của Đông y và có nhiều kinh nghiệm Diện chẩn mới
tìm đúng sinh huyệt là nước.
3.5. Thuyết phản phục
Giống như uống thuốc quá liều.
Ví dụ, một người âm hư nội nhiệt (huyết
áp thấp) đi day h19 nhiều lần để chữa. Nhưng khi người này day tới 100 lần thì
sẽ bốc hỏa, hôm sau mồm miệng lở loét, mọc mụn. Đó là do day h19 quá nhiều, dẫn
đến phản tác dụng.
Do đó phải định lượng trước khi day
huyệt (day bao nhiêu lần là đủ).
3.6. Thuyết đối xứng
Trục của mặt chia trái, phải thành hai
phần đối xứng.
Ví dụ, h156 có hai cái đối xứng qua trục
của mặt, một bên trái và một bên phải.
Một số huyệt chỉ có một cái.
Với huyệt có 2 cái đối xứng, nếu bị
trái thì dùng phải chữa, bị phải dùng trái chữa.
Ví dụ, một phụ nữ bị u vòi trứng trái.
Vòi trứng trái phản ánh vào mắt trái trên đồ hình. Do đó, phải hơ và dùng huyệt
bên mắt phải trước.
3.7. Thuyết bình thông nhau
Ban đầu hai huyệt cùng đau. Sau khi
day một huyệt hết đau thì huyệt kia cũng tự hết đau. Đó là do hai huyệt thông
nhau.
·
Chú
ý khi chữa bệnh cho người khác:
Khi
hai người chữa cho nhau, sẽ có người lợi, có người thiệt.
Người
huyết áp thấp không nên chữa cho người có huyết áp cao, vì theo thuyết bình
thông nhau, người huyết áp thấp sẽ dễ lây bệnh từ người huyết áp cao. Nếu chữa
thì phải xả thiền, sấy và bổ dương để nạp lại năng lượng bị người bệnh hút mất.
·
Thuyết vô hình:
Trường năng lượng xung quanh ta rất
nhiều. Có những năng lượng không tốt cho cơ thể ta. Đôi khi ta bị hút mất năng
lượng mà không biết.
Nhiệt giúp tạo ra dương khí. Chúng ta
sống được là nhờ dương khí. Khi người ta mất, dương khí sẽ mất, lúc đó chỉ còn
âm khí. Do đó, người chết rất lạnh. Không ai bình thường có thể cảm nhận được
âm khí, trừ một số người có thể trạng đặc biệt và người chết lâm sàng.
Một số người có khả năng đặc biệt, hút
được trường năng lượng của người khác. Tạm gọi đó là tà pháp. Nếu họ dùng vào mục
đích xấu, sẽ nguy hại cho người khác. Do đó, ta phải học để hiểu biết mà phòng
tránh, chứ không phải thấy nguy mà bỏ.
3.8. Thuyết sinh khắc
Do các huyệt đều tuân theo thuyết Thái
cực, có âm dương, thủy hỏa, nên cũng tuân theo luật mà có tương sinh, tương khắc.
Nếu day h37 (thuộc tỳ - thổ) rồi sau
đó day huyệt 64 (gan – mộc) thì người sẽ càng mệt mỏi vì mộc khắc thổ.
Do đó, phải thuộc lòng huyệt nào thuộc
hành nào trước khi sử dụng.
3.9. Thuyết nhất nguyên luận
Đây là học thuyết phổ biến trong nhiều
lĩnh vực khoa học và đời sống.
Phát biểu: Một là tất cả, tất cả là một.
Trong đông y, với cơ thể con người, cứ
cái gì là một thì đều có thể qui về tất cả (cả con người). Một ngón tay cũng đại
diện cho một con người. Day tay chính là đang bồi bổ cho lục phủ ngũ tạng.
Ví dụ, một người đau khắp đầu. Đầu có
nhiều huyệt, không thể dùng cây dò huyệt mà dò và day hết được. Khi đó, phải
dùng đầu ngón tay, đầu ngón chân để trị vì ta qui cả con người về ngón tay/ngón
chân.
3.10. Thuyết đồng ứng
Đồng – cùng, giống
ứng – sử dụng, ứng dụng
Đồng ứng – cái gì giống thì sử dụng để
trị được (do bản chất của diện chẩn là ứng dụng sự phản chiếu thần kinh đa hệ)
Có ba loại đồng ứng:
3.10.1.Đồng hình tương tụ
Cái gì có hình dạng giống nhau thì sử
dụng được.
Ví dụ, mắt giống môi. Khi có dị vật
rơi vào mắt thì ta liếm môi để đẩy ra ngoài. Dị vật rơi vào mắt trái thì liếm
sang bên phải mép. Dị vật rơi vào mắt phải thì liếm sang bên trái.
Các đồng hình tương tụ thường gặp là:
mắt – môi, úp bàn tay xuống – gan, mép của bàn tay úp xuống – mật, bàn tay xếp
như lá mía – tụy, bàn tay nắm lại – tim, …
3.10.2.Đồng thanh tương ứng
Cái gì có tên gọi giống nhau thì sử dụng
được.
Ví dụ, khuỷu tay – khuỷu chân. Nếu đau
khuỷu tay do thiếu máu cơ tim nặng, chỉ day huyệt thì không đủ, còn phải sử dụng
khuỷu chân để chữa.
Ví dụ khác, mắt – mắt cá chân – mắt cá
tay. Nếu mắt bị đau không hơ được thì ta phải hơ vào mắt cá chân hoặc/và mắt cá
tay.
3.10.3.Đồng khí tương cầu
Cái gì cùng loại khí thì cần nhau, tìm
tới nhau.
Khí có khí âm – khí dương, khí hàn –
khí nhiệt, khí táo – khí hỏa…
Ví dụ, người bị thận nhiệt. Khi thận
nhiệt, thì phải chữa khí của thận để làm sao cho nó không nóng quá. Lúc này ta
cần bổ khí mát (không phải hàn khí – tà khí) và khí âm. Do đó phải dùng đá chườm
vào huyệt phản ánh thận (bổ khí mát) và thở âm dương khí công (bổ khí âm).
Chú ý, không chỉ tập thở mới sinh khí,
thuốc hay đồ ăn cũng sinh khí (như gừng, hoàng kì, sâm,…).
Nhiều huyệt có tính chất khí giống
nhau, do đó phải nắm rõ để sử dụng linh hoạt.
4. Các qui tắc khi dùng Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp
4.1. Học thuộc lòng tất cả các đồ hình phản chiếu nội tạng, ngoại vi
Không
cần phải học thuộc huyệt một cách máy móc. Chỉ cần học thuộc các đồ hình phản
chiếu ngoại vi, nội tạng trong cơ thể là có thể tự suy ra huyệt. Các đồ hình gồm
(xem phần phụ lục):
-
Đồ
hình mặt
-
Đồ
hình đầu
-
Đồ
hình tai
-
Đồ
hình mũi
-
Đồ
hình gáy
-
Đồ
hình lưng
-
Đồ
hình bụng
-
Đồ
hình cánh tay, khuỷu tay, lòng bàn tay
-
Đồ
hình mông
-
Đồ
hình đùi
-
Đồ
hình bắp chân, gan bàn chân
4.2. Qui tắc khi sử dụng Diện Chẩn có/không kết hợp với các phương pháp khác
Chỉ sử dụng Diện chẩn
để điều trị
|
Sử dụng Diện chẩn kết
hợp với Tinh – Khí – Thần
|
Chọn phác đồ điều trị
bằng cách kết hợp các bộ huyệt.
Tuân theo các qui tắc
day huyệt (bên dưới)
|
Phải xem đã đưa những
gì vào cơ thể qua tinh – khí – thần, rồi mới cân nhắc nên làm thêm gì với huyệt.
(vì huyệt lúc này chỉ là một phần của toàn phác đồ điều trị)
|
Chú
ý:
-
U
trên cơ thể người chưa bị ung thư: ưu tiên dùng huyệt (Diện chẩn hoặc đông y cổ
truyền)
-
U
trên cơ thể người đang bị ung thư: ưu tiên dùng giải pháp tổng hợp Tinh – Khí –
Thần – Huyệt
ð
Phải
phân biệt được khi nào dùng Tinh/Khí/Thần/Huyệt.
Ví dụ, người
bị hư hàn nặng, thiếu khí huyết trầm trọng thì phải ưu tiên dùng giải pháp Tinh
– Khí (ăn uống bồi bổ, kéo ép gối,…), chưa được dùng Thiền và Huyệt.
4.3. Qui tắc day huyệt
·
Phân
biệt âm dương trên bề mặt của người bệnh:
-
phải
là âm, trái là dương
-
trên
là dương, dưới là âm
·
Đối
với huyệt không ghi rõ âm dương thì day cả âm lẫn dương. Thứ tự day được xác định
phụ thuộc người bệnh đang cần đổ từ âm sang dương hay từ dương sang âm (đôi khi
phải dùng máy đo huyết áp).
·
Phải
sử dụng đúng luật âm – dương trong bấm huyệt:
o
Đi
xuống là âm sang dương
o
Đi
lên là dương sang âm
ð
Đích
là gì thì phải đi sang nó.
Ví dụ, cần đi
sang dương, vậy phải day huyệt âm rồi tới day huyệt dương.
·
Cách
dùng đồ hình phản chiếu của các tài liệu chính thống:
-
Màu
đỏ là hỏa, xanh là thủy
-
Đỏ
bổ dương, xanh bổ âm
-
Người
tạng hàn sử dụng đồ hình màu đỏ.
Người
tạng nhiệt sử dụng đồ hình màu xanh.
-
Khi
dùng huyệt, không phải chỉ chọn đồ hình đỏ hoặc xanh, có khi phải kết hợp cả
hai loại đồ hình xanh và đỏ để hiệu quả được tốt hơn.
·
Người
huyết áp cao thì hơ/day huyệt từ trên xuống dưới. (để tả khí)
Người
huyết áp thấp thì hơ/day huyệt từ dưới lên trên. (để nâng chính khí)
·
Khí
thực hàn: day huyệt từ dưới lên trên, dùng đồ hình màu đỏ.
Khí
hư hàn: day huyệt từ dưới lên trên, dùng cả hai bộ. (vì khi khí hư hàn, phải bổ
nhiệt – bộ thăng và bổ âm huyết – bộ bổ âm)
·
Day
từ trong ra ngoài là tả (trừ). Day từ ngoài vào trong là bổ (thêm vào).
·
Day
từ trên xuống dưới là tả. Day từ dưới lên trên là bổ.
·
Khi
không có dụng cụ Diện chẩn chính thống, có thể dùng các dụng cụ tương tự để
thay thế.
Ví
dụ, nếu không có cây dò huyệt, có thể dùng một chiếc đũa inox hay đầu bút bi,
hoặc một dụng cụ nào đó có đầu nhọn tù và dài, đảm bảo an toàn để dò.
·
Trong
diện chẩn, dù phác đồ nào đi nữa, luôn chốt bằng bộ tâm.
Huyệt
cho tâm: h59, 60, 61, 0, 34, 38, 73, …
Với
bộ tâm, có thể sử dụng cho cả trường hợp người huyết áp cao và huyết áp thấp.
Trong
đồ hình phản ánh trên mặt, bộ tâm rơi vào vị trí ngón út.
·
Các
bộ huyệt thường chốt bằng h0. Đây là huyệt thuộc thận, là huyệt sinh cũng là
huyệt chốt. Chốt tại thận.
·
Cách
làm:
-
Nên
thao tác ở nơi kín gió, sạch sẽ, khô thoáng.
-
Hơ
rà soát, thấy điểm nào đau rát thì đánh dấu lại. Đó chính là sinh huyệt. Từ đó
xác định được bộ vị cần trị.
-
Day/hơ/…
tại chỗ sinh huyệt.
-
Xác
định vị trí đồng ứng và day/hơ/… nếu cần.
-
Day/cào/…
xong phải hơ.
-
Hơ
tại chỗ có u/viêm/… nếu cần.
-
Sau
khi hơ xong, 30 phút sau mới được ra ngoài để tránh hàn khí xâm nhập.
4.4. Lựa chọn thủ pháp sử dụng
Các
thủ pháp chủ yếu của Diện chẩn:
-
Day
-
ấn
-
gạch
-
cào
-
hơ
-
chườm
đá
-
dán
salonpas
·
Nguyên tắc:
-
Hàn
thì hơ, dán
-
Nhiệt
thì chườm đá (không quá 1 phút)
-
Cào,
ấn: đối với điểm hoặc vị trí trên bề mặt da lớn
-
Day:
bằng cây dò hoặc bằng tay
-
Dò:
dò to hoặc dò nhỏ
-
Gạch:
sử dụng với nhiều huyệt một lúc, trên bề mặt rộng
ð
Chọn
thủ pháp nào tùy người sử dụng.
4.5. Học thuộc lòng các bộ huyệt hay dùng
4.5.1. Bộ bổ âm huyết
22
|
127
|
63
|
7
|
113
|
17
|
19
|
64
|
50
|
39
|
1
|
290
|
0
|
Ruột
non
(tâm)
Hỏa
|
Tim
Hỏa
|
Nội tiết
tố
|
Nội tiết
tố (thăng khí rất mạnh)
|
Nội tiết
tố
|
Nội tiết
tố
|
Nhiều
bộ vị
|
Dạ dày
|
gan
|
Dạ dày
|
Mệnh
môn hỏa
|
Thận
|
Thận
|
Sử dụng khi:
-
Trong
nhiều trường hợp
4.5.2. Bộ tiêu độc tiêu viêm
41
|
143
|
127
|
19
|
Mật
|
Hạ huyết áp, đẩy tà
khí
|
Tiêu viêm
|
Nâng chính khí
|
ð Tả tà khí
|
ð Bổ chính khí
|
Sử dụng khi:
-
Cơ
thể có viêm loét, sưng tấy
Tránh lạm dụng,
mỗi huyệt day không quá 60 lần, ngày sử dụng không quá 3 lần bộ này.
4.5.3. Bộ tiêu u bướu
41
|
143
|
127
|
19
|
37
|
38
|
Bộ tiêu độc tiêu viêm
ð
Tả
|
Tỳ (điều chỉnh huyết)
|
tâm
|
|||
ð
Bổ
|
Sử dụng khi:
-
Chữa
u, sỏi, cục, hòn trong cơ thể hoặc ngoài cơ thể (bên ngoài thì dễ chữa hơn bên
trong)
Cách dùng:
-
Xác
định u ở chỗ nào, đánh dấu lại.
-
Lấy
phản chiếu chỗ có u, day sau đó hơ đồng ứng.
-
Cuối
cùng hơ tại chỗ có u.
4.5.4. Bộ thăng
127
|
50
|
19
|
37
|
1
|
73
|
189
|
103
|
300
|
0
|
tim
|
gan
|
tim
|
Giao thoa phổi – tim
(để mở khí)
|
Đỉnh đầu
|
Thận
|
Thận
|
Sử dụng khi cần
thăng khí (đưa khí lên trên):
-
Chữa
huyết áp thấp
-
Làm
ấm cơ thể
-
Đưa
máu lên não
4.5.5. Bộ giáng
124
|
34
|
26
|
61
|
3
|
143
|
222
|
14
|
156
|
87
|
Gan
Mộc
|
Tâm
Hỏa
|
Cấp cứu cho người huyế
áp cao (khi bị co giật)
Hỏa
|
Tâm (thông phần tắc
nghẽn)
|
Phổi
|
Hạ huyết áp
|
Thận
|
Khai thông tắc nghẽn
|
Thận
|
Ruột non (tâm)
|
Sử dụng khi:
-
Cần
giáng khí (giáng trọc khí xuống).
Ví dụ, khi hỏa
vượng, dùng bộ này để giáng hỏa khí.
4.5.6. Bộ điều chỉnh âm dương
34
|
290
|
156
|
39
|
19
|
50
|
Dùng trong
nhiều trường hợp
4.5.7. Bộ tan máu bầm
156+
|
7+
|
50
|
3+
|
61+
|
290+
|
16+
|
37
|
Sử dụng khi:
-
Va
đập khiến cơ thể xuất hiện vết bầm máu
-
Cho
người tiền ung thư (thường có vết máu bầm). Chỉ day 20 lần cho mỗi huyệt.
-
Bị
vỡ mạch hay tai biến, nhồi máu do cao huyết áp. Trường hợp này bắt buộc phải
dùng bộ tan máu bầm. Dùng máy đo huyết áp đo 2 tay, căn cứ vào chỉ số huyết áp
(chỉ số thứ hai) để thực hiện day bộ này từ 20 tới 60 lần, sau đó dùng ngải hơ
vào huyệt 3 vòng, cuối cùng mới hơ tại chỗ có u hay vết bầm.
4.5.8. Bộ trừ đàm thủy thấp
103
|
1
|
290
|
64
|
39
|
63
|
53
|
222
|
236
|
85
|
127
|
235
|
22
|
87
|
Các huyệt đều nằm ở trục
giữa mặt => đây là trục xương sống.
|
Sử
dụng khi:
-
Đẩy
đàm thấp khỏi cơ thể
Dùng
bộ này ít thôi (10 lần), vì đây là bộ rất mạnh, dùng nhiều sẽ mất âm dịch nhiều.
Có
thể thay việc day bộ này bằng xoa bóp mặt.
Sử
dụng bộ này chỉ bớt đàm chứ không đẩy được hết đàm thấp khỏi cơ thể vì đàm phụ
thuộc môi trường và cách sinh hoạt.
5. Cách chữa một số bệnh bằng Diện chẩn
·
Ngất
xỉu, tay chân lạnh: dùng bộ Thăng
·
Nội
nhiệt (còn phụ thuộc ngoại nhiệt): dùng đá chườm vào huyệt
·
Người
bệnh ung thư, mệt mỏi lâu năm: phải dùng bộ trừ đàm thủy thấp để triệt gốc, cơ chế
gây ra môi trường ung thư.
·
Thải
độc bằng Xông hơi: giúp thải độc nhanh, nhưng chỉ nên xông 15 phút, lâu hơn
chính khí sẽ thoát ra ngoài (phản phục). Xông xong thì ở nơi kín gió 30 phút
sau đó mới ra ngoài. Xông hơi xong phải kết hợp bấm huyệt thì mới có hiệu quả tốt.
Người
huyết áp cao không nên lạm dụng xông hơi, nếu xông thì không nên để nóng quá.
·
U
xương: cào đầu (xem đồ hình, chính là phần ứng với trục cột sống). Do cột sống
có tủy (thận sinh ra tủy, rồi đổ ra não), nên cào phần giữa đỉnh đầu là chữa bệnh
ứng với cột sống, thận. Cào đầu thường xuyên còn giúp cho bệnh máu trắng, thiếu
máu, …
·
Suy
nghĩ nhiều hại dạ dày (tỳ vị)
·
Khi
làm việc quá sức, bị tê phần dưới day: thiếu máu cơ tim. Nên dùng bộ tim.
·
Khô
môi: môi thuộc tỳ. Âm hư nên phải bổ tỳ âm. Có thể dùng mắt để hơ.
·
U
vòi trứng: đi chụp để biết vị trí u trong vòi trứng. Sau đó phản ánh tương ứng
trên đồ hình. Lỗ mũi = vòi trứng = phần hai con mắt. Day /bóp huyệt phản ánh
(là cách gửi kích thích tới não, não sẽ xác nhận rồi gửi tới bộ phận bị u).
·
Tâm
hỏa vượng: dùng mắt.
·
Cằm
cứng, bụng trướng: do tỳ hư. Phần cặn bã tích lại trong bụng khiến bụng to lên.
Do đó nên vuốt/gạch cách huyệt trên cằm thường xuyên cho cằm mềm ra, để kích
thích bài tiết hoạt động, thải hết cặn bã ra ngoài.
·
Mí
mắt đỏ: sử dụng bộ tiêu u bướu.
·
Đi
spa làm đẹp, người ta hay cho sử dụng bộ tiêu u bướu. Tuy nhiên bộ này không
nên dùng nhiều, vì tả nhiều mất máu.
·
Cao
huyết áp mà bị đau đầu: day h300 (thận – thủy)
·
U
gan: dùng bộ tiêu u bướu và huyệt phản ánh gan. Hơ tại chỗ, sau đó hơ huyệt phản
ánh.
·
Mất
ngủ: dùng bộ huyệt 124-34-106-103-300-97-98-99-100
·
Đau
xương khớp: khớp thuộc thận. Dùng bộ bổ âm huyết và huyệt phản ánh thận.
·
Viêm
cầu thận: bộ viêm + huyệt phản ánh thận. Còn phụ thuộc máy đo huyết áp.
·
Viêm
đa khớp: dùng một huyệt để chữa “đa” (thuyết nước chảy chỗ trũng)
Dùng bộ tiêu viêm và bộ bổ âm huyết.
Sau đó dùng bộ cột sống để chữa thận.
Hơ ngải cứu từ dưới đốt sống cuối lên
đỉnh đầu.
Chú ý:
-
Day
quá nhiều huyệt một lúc sẽ không thành công (phản phục)
-
Đường
sống cằm, đường sống mũi, đường giữa đỉnh đầu đều là phản ánh của bộ cột sống
lưng.
-
Nếu
hơ nhiều một chỗ thì không cần hơ lâu.
·
Bệnh
gout: dùng máy đo huyết áp trước, sau đó xác định gout ở thể nào. Chữa vào thận.
Dùng bộ tiêu viêm + bộ vị
Dùng bộ bổ âm huyết + huyệt của thận
·
Đau
răng: dùng các huyệt ở trán
·
Ngủ
nghiến răng: sử dụng bộ bổ âm huyết + huyệt của thận + bộ ổn định thần kinh.
·
Tâm
thận bất giao (dinh dưỡng cho máu không đủ - thiếu hoặc thừa). Máu qua tim mới
là máu đủ dưỡng chất nuôi cơ thể nhất. Phải kết hợp tinh – khí – thần – huyệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét