Hiển thị các bài đăng có nhãn Lớp Đông Y. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lớp Đông Y. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Lớp Đông Y Chúng Thanh Niên: Chuyên đề Ung Thư



Bài 6: Chuyên đề Ung Thư

1.    Nhận thức cơ bản

Ung thư là bệnh phổ biến hiện nay, vốn được nhân loại biết đến từ rất sớm. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số quan điểm về ung thư, để từ đó có cái nhìn thấu đáo và chính xác về bệnh. Khi đã hiểu bản chất bệnh, ta sẽ không còn thấy sợ hãi nó nữa, có thể chủ động tìm cách phòng tránh, hoặc nếu đã mắc thì có sự lựa chọn phương pháp điều trị một cách hiệu quả, tối ưu và khoa học (Với bất kỳ bệnh nào cũng vậy). Nếu gia đình hay bạn bè có người bị bệnh, ta cũng có thể giúp họ hiểu rõ căn nguyên bệnh, giúp họ an tâm hoặc có thêm kiến thức trong đánh giá và lựa chọn các giải pháp điều trị.

Tây y
Đông y
1)    Khái niệm
-          Hiện nay đã có trên 200 loại bệnh ung thư
-          Chưa có định nghĩa chính xác thế nào là ung thư
-          Quan điểm chung: Nhóm bệnh về việc sinh trưởng, xâm lấn, phát triển của các tế bào bất thường. Các tế bào này vốn dĩ bị tổn thương do một số tác nhân gây bệnh, theo lẽ thường phải bị apoptosis (quá trình chết đi hoặc hoại tử của tế bào) hoặc kiếm chế tế bào, nhưng bằng cách nào đó chúng thoát được con đường trên và tăng sinh không thể kiểm soát.
Ung thư = ung + thư
Ung: là sự chết đi của các tế bào do thiếu khí huyết.
Thư: tế bào lạnh dần và chết hẳn, không thể cứu trị.

ð   Trong một thời gian dài, ăn uống tập không đầy đủ hoặc không đúng, hay đường dẫn khí huyết có vấn đề (bị bít lấp, bị co lại, bị đứt đoạn…) khiến khí huyết không cung cấp đủ cho tế bào, khiến tế bào chết dần.
Gồm 2 giai đoạn:
Ung – là giai đoạn chết dần của các tế bào. Các tạng/phủ liên quan sẽ bị hư nhược nặng dần. Nếu sửa trị kịp thời, vẫn cứu được.
Thư – tình trạng tế bào chết hoàn toàn lan rộng, khiến tạng phủ hỏng hẳn (lạnh), không thể sửa trị. Có khi vừa hỏng hết chức năng cơ bản của tạng/phủ, người đã chết.
2)    Nguyên nhân
-          Do môi trường bên ngoài (80%): chế độ ăn uống, hút thuốc lá, tia phóng xạ, virut (virut viêm gan B gây ung thư gan, virut HPV gây ung thư cổ tử cung, HTLV gây bệnh bạch cầu dòng limpo T, virut estein barr gây ung thư vòm họng),…
-          Do tác nhân bên trong (di truyền, nội tiết)
-          Do thiếu khí huyết trầm trọng trong một thời gian dài (khí: khí oxy – thanh khí, huyết: là huyết giàu oxy)
-          Thiếu đường gluco trầm trọng trong thời gian dài (thiếu đường gluco khiến máu thiếu dưỡng chất và cơ tim yếu, không co bóp cung đủ máu nuôi cơ thể, lâu dần dẫn tới thiếu máu)
ð  Bị ung thư là do chính bản thân ta (do thói quen sinh hoạt và mức độ chăm sóc sức khỏe của ta)
3)    Cơ chế hình thành bệnh ung thư
Các tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể, gây ra sự sai hỏng ADN, tạo ra đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào và các cơ chế quan trọng khác. Một hay nhiều đột biến sẽ tích lũy dần theo năm tháng, tăng sinh không kiểm soát, lây lan ra các vị trí bên cạnh (di căn), dần dần dẫn tới u.
Khối u có thể ác tính, lành tính (cách chia lành tính hay ác tính là theo giải phẫu học chứ không phải theo khả năng gây tử vong; có u lành gây tử vong nhanh chóng sau vài tháng phát hiện, trong khi có người vẫn sống 40 năm với u ác). U ác tính là u có khả năng di căn. Chỉ u ác tính mới coi là ung thư.

·   Có ung thư tự khỏi (người bệnh có hệ miễn dịch tự điều chỉnh tiêu diệt các tế bào ung thư)
·   Giai đoạn đầu, ung thư phát triển rất chậm, không hề có dấu hiệu gì (có thể kéo dài vài năm đến vài chục năm).
Đến giai đoạn ung thư/tiền ung thư, một số triệu chứng mới lộ ra ngoài, nếu đi kiểm tra lúc này có thể phát hiện bệnh – gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn này bệnh cũng phát triển chậm, mất vài năm hoặc vài chục năm).
Đến giai đoạn muộn là khi người bệnh thấy đau, ung thư phát triển rất nhanh (vài năm tới vài tháng), đa số tử vong của bệnh rơi vào giai đoạn này.
·   Ung thư ở người trẻ tiến triển nhanh hơn người già
ð    Quan điểm của Tây y chỉ giải thích được việc di căn ở những vị trí kế cận liền kề nhau, không giải thích được nhiều trường hợp khác (Ví dụ: tại sao bị u ở tử cung thì nhất định sẽ di căn sang tuyến giáp, vú và ngược lại, dù ba vị trí này nằm rất xa nhau).
-          Thức ăn đồ uống đi vào cơ thể tới dạ dày, không tiêu hóa hết sẽ bị thiu, sau đó lên men thành đờm (nhớt) đóng ở dạ dày. Đờm để lâu không bị bài tiết đi, sẽ nhuyễn như nước, rồi đi vào phế. Nếu vẫn không bị bài tiết đi, nó lại chuyển thành thấp (ướt) đi vào trữ trong các khớp. Khối thấp tích tụ nhiều dần sẽ thành đàm (thể rắn hơn) theo các mạch máu đi tới các tạng phủ, gây bít lấp kinh mạch, chặn đường đi của  khí huyết. Lâu dần tạng/phủ sẽ thiếu khí huyết khiến tế bào chết dần.
-          Các vết viêm loét trong cơ thể (do thiếu đường gluco trầm trọng) lâu ngày không được đưa đủ oxy tới làm khô, cũng khiến các tế bào chết lan rộng dần.
ð  Tế bào chết nhiều sẽ tạo thành khối u và có thể lây lan (giai đoạn ung).
Từ u để lâu sẽ thành thư. Giai đoạn thư là tạng/phủ chết hẳn, không thể cứu được.

·         Quá trình của ung rất lâu. Do đó, để phát triển thành bệnh ung thư là một thời gian rất dài (vài năm tới vài chục năm) và rất khó (chỉ khi ta bỏ mặc các triệu chứng, không quan tâm tới sức khỏe trong một thời gian dài)
4)    Cách phát hiện bệnh
·   Dựa vào quá trình tầm soát ung thư (không đảm bảo chính xác hoàn toàn, nếu nghi ngờ phải làm thêm sinh thiết)
·   Sinh thiết (lấy mẫu tế bào)
·   Dựa vào triệu chứng (không đảm bảo chính xác, phải làm thêm sinh thiết)
·   Một số người đi khám chữa bệnh khác lại phát hiện ra bị ung thư
·         Dùng máy đo huyết áp: chỉ số thứ nhất (khí) và chỉ số thứ ba (hàn nhiệt/đường)
·         Học thuyết âm dương ngũ hành, thủy – hỏa, …
5)    Cách điều trị
Cắt bỏ khối u
5 phương pháp chính:
-          Phẫu thuật
-          Tia xạ
-          Hóa chất
-          Nội tiết
-          Miễn dịch
Chọn phương pháp nào phụ thuộc giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của cơ thể, khả năng của nơi điều trị và kinh ngiệm của bác sĩ.
-          Theo thuyết thủy – hỏa
-          Giải pháp đi theo:
Sinh – khí – thần – huyệt
6)    Những dấu hiệu của ung thư
-          Khối u bất thường, phù nề, chảy máu, đau và loét, vàng da
-          Khi di căn: hạch bạch huyết to ra, ho ra máu, gan to, đau xương, có các triệu chứng thần kinh, đau đớn
-          Khác: sụt cân, chán ăn, tiều tụy, tiết nhiều mồ hôi toàn thân, thiếu máu
ð    Nói chung, nếu có các triệu chứng này thì bệnh đã ở giai đoạn cuối.
-          Các khối viêm sưng không tan, có thể sờ mó được (ở ngực, da, lưỡi, …)
-          Mụn nhọt, nhiệt mồm, chân đau, chảy máu chảy mủ như á sừng, lở mồm
-          Hay mắc kẹt khi nuốt thức ăn, đau buốt dữ dội lồng ngực, ăn khó chịu, cảm giác có vật cản trong đường tiêu hóa và hô hấp, bụng đau nhức
-          Tai ù, nghe kém, mũi nghẹt, chảy máu cam, bài tiết ra máu, đàm hay nước mũi có máu, nhức đầu thường xuyên, có khối sưng/u ở cổ
7)    Cách phát hiện sớm ung thư
-          Khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần
-          Nên đi làm tầm soát ung thư (4 triệu VNĐ/lần)
-          Chỉ số thứ ba của huyết áp kết hợp với chỉ số thứ nhất cho ra dấu hiệu cảnh báo ung thư (xem lại bài cơ bản đã học)
-          Các triệu chứng phần trên

·         Các câu hỏi của học viên:
-          Cao huyết áp hay quát tháo: bệnh quyết định thái độ
-          Stress có gây ung thư? Stress còn gây tác hại nghiêm trọng hơn cả thức ăn độc. Nó gây trì trệ, tù túng, tuyệt vọng về tinh thần, lâu dần khiến chán ăn uống, không quan tâm đến sức khỏe, phó mặc cuộc đời, sinh hoạt không điều độ… dần dần tạng phủ sinh bệnh, cũng có thể dẫn tới ung thư (gián tiếp).
-          Bệnh nhân không đi vệ sinh được dù dùng các loại thuốc đông tây y và phan tả diệp? có một khả năng là trong đại tràng không có gì. Tức đã hỏng từ lúc còn ở dạ dày, tỳ (tỳ không tạo ra chất bài tiết, hay chất bài tiết không ra đại tràng mà quay ngược đi vào máu và đi khắp cơ thể). Tỳ hư, phải bổ tỳ.
-          Lở mồm, mụn nhọt: âm hư, nội nhiệt. Sẽ kèm sốt, đau lưỡi. Nên bổ âm + đường gluco hay lục vị để hạ sốt. Không nên dùng kháng sinh, vì kháng sinh đốt huyết, lại càng thiếu huyết.
-          Bụng đau nhức: là dấu hiệu tiền ung thư do trọc khí đi lên.
-          Chảy máu cam trong ung thư là triệu chứng xấu (báo khả năng có ung thư cao). Khác với chảy máu cam trong trường hợp tai biến, cao huyết áp (lúc này chảy máu cam lại là tốt).
-          Học diện chẩn thì hằng ngày, nên tự thường xuyên vuốt cổ, cằm, sống cằm cho mềm ra.
-          Ho: bài thuốc Bách hợp cố kim hoàn/thang. Ho mất tiếng là bệnh để quá nặng, gây phù nề phần họng.
-          Sốt cao co rút hay bị bại não (với trẻ nhỏ) hoặc tai biến (với người cao tuổi). Vì sốt do nội nhiệt, âm hư, khiến gan, thận đều bị đốt. Gan chủ gân cơ. Gân cơ co rút là hỏa vượng, chuyển dần lên đầu. nên cho mát gan và bổ thận âm. Khi xuất hiện co rút là đã để bệnh thành nặng, lúc này rất dễ tai biến hoặc bại não.
-          Mùa đông nên tránh gió bắc vì bắc là thận, phong hàn phương bắc hại thận.
-          Thận hư – hay sợ hãi; tỳ hư – hay lo lắng, buồn chán, trầm cảm.
-          Trầm cảm: do can uất, tỳ hư. Diện chẩn: dùng bộ ổn định thần kinh + tỳ + h37+ h50.

2.    Quan điểm Đông y về một số triệu chứng tiền ung thư

·         Ung thư phổi
Đông y quan niệm phế (phổi) là nơi dẫn khí, là ngọn (trong đó mũi, da là cánh cửa để khí đi vào/ra); thận là nơi nạp khí, là gốc. Do đó các bệnh liên quan đến phổi không nên chỉ chữa duy nhất phế, mà nên dùng đồng thời cả hai kinh phế và thận, hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
Người suy hô hấp, phải chạy oxy, dù phế hư nhưng thận vẫn nạp được khí.
Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh viện trả về, cũng không dễ chết (có người sống thêm cả chục năm). Vì phế dẫn 90% lượng khí, còn lại khí đi qua da. Do đó, nếu tập trung cứu thận và tập thở bằng da, thì vẫn sống tiếp được. Người ta dùng kinh phế và kinh thận để chữa cho nhanh. Phần thận dương (thận khí) nên kéo ép gối.
Ung thư phổi là do phế thiếu oxy quá nhiều trong thời gian dài. Người bị ung thư phổi thì 10 đầu ngón tay tím do phế khí suy. Nam giới bị ung thư phổi dễ ảnh hưởng đến vấn đề con cái.
Một phương pháp thở qua da rất hiệu quả là thở âm dương khí công của thầy Bùi Quốc Châu. Người ung thư phổi thực hành phương pháp này còn tốt hơn thiền (thiền bậc thấp thôi, còn với người có công phu thiền cao có khả năng khai mở luân xa, điều khiển trường sinh học tự chữa bệnh.
·         Nữ có kinh nguyệt đen và thường xuyên đau bụng kinh
Nếu kinh nguyệt rất đen và ra ít (hoặc ra rất nhiều trên 10 ngày liên tục nhưng vón cục), bị đau bụng kinh (dù chỉ 1 hay 2 ngày đầu); hiện tượng trên có thể xảy ra đều đặn hoặc cứ 5-6 tháng lại xuất hiện; không nên lơ là chủ quan, có thể ảnh hưởng sau này khi 40, 50 hay 60 tuổi.
Do bất thông, tức khí huyết bị tắc ứ. Phải làm thông bằng diện chẩn – dùng bộ nội tiết tố dành cho nữ, mỗi cái chỉ nên day 15 lần vì nó rất nóng.
·         Thấp nhiệt
90% Thấp nhiệt là nguyên nhân gây ung thư.
Các bệnh như lậu, giang mai… đều do thấp nhiệt sinh ra. Khi giao hợp thấy ra máu là triệu chứng báo bệnh. Nếu dùng kháng sinh là đóng lại, không cho mủ, huyết bẩn chảy ra. Đông y cho rằng phải đẩy hết mủ và huyết ứ ra ngoài bằng cách khử thấp nhiệt:
-          Xông ngải
-          Xông gừng
-          Quế đem đốt rồi cho người bệnh ngồi lên
-          Tiêu…  hay bất kì thứ gì nóng, nhiệt
·         Sốt về chiều kèm ho khan kéo dài
Báo hiệu tiệm cận ung thư. Hay bị nhầm thành viêm họng. Có thể kèm theo các triệu chứng: nuốt nước bọt thấy đau, sờ bên ngoài không thấy sốt nhưng trong nóng toát mồ hôi, người rệu rã đau đớn khắp mình… Bác sỹ Tây y thường cho thuốc giảm đau, hạ sốt. Đông y cho rằng lúc này phải bổ âm mạnh lên.
·         Rỗ hoặc nám
Do thực tích quá nhiều trong dạ dày, không tiêu đi, lẫn vào thức ăn mới, đi tới các tế bào gây viêm nhiễm.
Nám còn nặng hơn rỗ.
Giải pháp: đừng để thực tích, nên giữ để hệ bài tiết hoạt động tốt, hạ tiêu, đại tràng và dạ dày sạch sẽ. Có thể dùng phan tả diệp đun lên, trộn muối rồi bôi lên vết rỗ/ nám.
Người nào da càng trắng càng phải giữ gìn, vì vết nám/rỗ hiện vết rõ hơn.

3.    Cách chăm sóc người có nguy cơ hoặc đang bị ung thư

3.1.                Tinh

Phụ thuộc nguyên nhân, thể trạng của người bệnh mà ta xác định được qua máy đo huyết áp hai tay và thân nhiệt bên ngoài của người đó mà định ra chế độ ăn phù hợp theo từng giai đoạn.
Ví dụ 1: người bị ung thư có huyết áp 90/50/120.
·         Nếu sờ ngoài da lạnh: cực nhiệt giả hàn – lạnh này chỉ là giả, nặng hơn trường hợp nóng.
o   Nếu lạnh toàn thân: cho âm:dương=5:5. Bổ âm cấp một tuần để dập hỏa từ trong ra. Bổ dương: dùng máy sấy để bổ nhiệt vào gan bàn chân, thận, tai… (những gì liên quan tới thận). Nếu dùng máy sấy thì định lượng qua ăn uống phải giảm đi.
o   Nếu lạnh một phần:
§  Trên lạnh dưới nóng: ít xảy ra. Trên dương suy, dưới âm suy. Giải pháp: thở âm dương khí công (thở đường dương để tăng thanh khí); hoặc dùng 6 hạch bạch huyết (nhất là với người ung thư phổi) – gạch 60 gạch/huyệt để thăng dương, sau đó dùng máy sấy hơ thắt lưng rồi hơ lên trên trong 10 phút.
§  Trên nóng dưới lạnh: trên làm mát dưới bổ nhiệt. Phần trên làm mát có thể dùng đá chườm, hoặc dùng huyệt 26+143 (cấm dùng dầu nóng), day huyệt xong dùng viên nước đá nhỏ chấm vào ba cái rồi nhấc lên, làm khoảng 5-6 lần. Nếu cần, chườm đá vào tam giác gan. Nếu vẫn thấy nóng, dùng khăn mặt để lạnh đắp lên trán để mạch máu co lại, khiến nhiệt không thoát ra nhiều. Phía dưới: dùng máy sấy sấy hai chân và mệnh môn hỏa (được dùng dầu). Gọi là dẫn hỏa qui nguyên – buộc hỏa âm quay trở về mệnh môn hỏa.
·         Nếu sờ ngoài da nóng: thực nhiệt. Bổ âm: dương=4:6. Bổ âm mạnh trong thời gian ngắn kèm bổ dương. (nếu chỉ bổ âm sẽ gây phù, trệ).
Ví dụ 2: người ung thư có huyết áp 90/50/50.
·         Huyết áp này cho thấy tình trạng bệnh nhân rất xấu. Phải bổ khí huyết mạnh. Gồm: kéo ép gối, ăn đồ ấm nóng, uống thuốc bổ dương phải đồng thời chú ý bổ âm kèm (tỷ lệ âm:dương=2:8=6:10… thay đổi theo máy đo huyết áp).
Người ung thư không nên ăn những chất làm hạ khí, chua (dư axit), đường phức (tạo dư axit).

3.2.                Khí + Thần

-          Kéo ép gối ngậm miệng
-          Nên tập im lặng, nói ít, thở nhiều
-          Tập thiền (có thể cứu sống 90% bệnh ung thư nếu thở đúng).
·         Ý dẫn khí: Dùng ý chí – bộ não – để điều khiển dòng khí trong cơ thể mình. Thầy Thuận Nghĩa (Đức) dùng khí điều khiển để tự cắt u. Chú ý, không điều khiển khí chạy vào ống tủy, chỉ chạy dọc trục xương sống hoặc là là cách bề mặt da chừng 2mm.
·         Tác ý: mỗi bộ phận trong cơ thể đều như một cơ thể sống, ta nên trò chuyện với chúng. Khi bộ vị nào đó bị bệnh là ta lâu không nói chuyện với nó. Chữa bằng cách nói chuyện với nó (Nhất nguyên luận). Nói phải nói cho đúng. Đây cũng là một tình huống của “ý dẫn khí”.

3.3.                Huyệt

-          Nên sử dụng các bộ huyệt phía dưới
-          Nên sử dụng từ dưới lên trên để thăng khí
-          Nên sử dụng huyệt trên trục cột sống
-          Day huyệt: nếu không có khối u lớn thì chỉ nên khai thông, không nên trục đàm thấp (sẽ mất chân âm). Nếu dùng bộ trừ đàm thấp, chỉ nên day 5 cái/ngày.
-          Sử dụng thủ pháp hơ là chính. Càng lạnh thì càng phải hơ nhiều.

4.    Thực hành

4.1.                Thực hành 1 – Khám bệnh cho sư bác

·         Huyết áp:
Tay trái: 118/77/66
Tay phải: 110/78/66
·         Thông tin:
-          38 tuổi, nữ
-          Cơ nhão, da trắng xanh
-          Mồ hôi tay nhiều
-          Đau đỉnh đầu, vai trái, mắt trái, nửa đầu trái
-          Kinh nguyệt: 35-40 ngày, kéo dài 2-3 ngày
-          Phân: nhỏ, nhuận, 2-3 ngày/lần
-          Ngủ, ăn tốt. Đồ ăn: sáng bột/cháo, trưa cơm chay, tối bột đậu(ngũ cốc)
-          Thở khó nhọc, người rất yếu và mệt mỏi
·         Chẩn bệnh:
-          Huyết áp
Huyết áp chuẩn của người 38 tuổi: 110-120/65-70/65-70
ð  Chỉ số huyết cao hơn chuẩn một chút => có huyết ứ nên khi hành kinh sẽ đau bụng, có cục.
-          Cơ nhão: cơ liên quan đến tỳ => tỳ hư
-          Da trắng: trắng thuộc kim, da do phế chủ => phế khí hư (có thể do thổ sinh kim, tỳ hư khiến phế hư)
-          Nhiều mồ hôi tay => dương hư (người dương hư thường lạnh, da trắng xanh). => Thiếu đường gluco
-          Phân: khó đi => do thiếu khí. Phế khí khai thông thủy đạo kém, không đủ lực để đẩy phân qua đại tràng.
-          Ăn: chế độ ăn rất nghèo năng lượng => lâu dài sẽ khiến thiếu khí huyết, người tiều tụy. Chế độ ăn cũng thiếu đường, lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị hàn, tỳ khí hư và người mất sức.
-          Ăn ngủ tốt: thực ra là khai sai. Ăn được ngủ được là do bác quá mệt nên phải ăn và ngủ. Thực ra ngủ cũng mệt vì huyết ứ, có đàm trong dạ dày.
-          Đau các phần bên trái: trái dương phải âm, do dương hư. Trước mắt sẽ đau bên trái, sau sẽ đau toàn thân. Vì lượng máu qua tim ít, cơ tim thiếu máu (do chế độ ăn hiện tại đang thiếu đường khiến tỳ hư => tỳ chủ cơ nhục => cơ tim yếu).
·         Giải pháp:
Bệnh của sư bác có nhiều triệu chứng có vẻ nghiêm trọng nhưng lại là bệnh nhẹ (trước mắt chỉ có tỳ khí hư, phế khí bắt đầu hư).
Sư bác chỉ có một bệnh duy nhất: Thiếu đường
Giải pháp:
-          Uống đường gluco định kỳ hằng ngày
-          Cải thiện bữa ăn: có nhiều chất, khối lượng tăng lên. Ăn đồ âm (đồ chay) thì nên cho thêm gừng, tỏi, ớt… (đọc thêm về thực dưỡng để biết cách ăn chay khoa học đảm bảo đủ chất và năng lượng)
-          Dùng máy sấy tóc hơ vào tay chống thoát dương, chống mất chất dinh dưỡng bài tiết qua con đường mồ hôi tay.
Chú ý: tình trạng của sư bác mà để lâu thì cũng có thể thành ung thư (tất nhiên phải rất nhiều năm nữa), nhưng nên sửa trị ngay từ bây giờ.

Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...