MỘT
ĐÁNH GIÁ SAI GIẢI THÍCH THEO TÂM LÝ HỌC
Tôi đi vào tâm lý học của việc đánh giá sai,
đó là việc hầu như ngược lại với ý chí của tôi; Tôi đã từ chối nó cho đến khi
tôi nhận ra rằng thái độ của tôi khiến tôi phải trả giá rất nhiều tiền, và giảm
khả năng tôi trợ giúp những gì tôi yêu mến.
-
Charles Munger
Phần Một đã đưa
cho chúng ta một nền tảng cơ bản về hành vi, tâm lý và các giới hạn bản thân.
Chúng ta đã học được nỗi đau và niềm vui dẫn dắt hành vi của chúng ta như thế
nào, chúng ta có xu hướng đi theo quan điểm được khen thưởng ra sao, chúng ta
đánh giá nhanh và là động vật xã hội như thế nào. Chúng ta cũng thấy ác cảm mạnh
mẽ với mất mát và sự không chắc chắn phát triển ra sao, con người cư xử tự nhiên
theo những cách họ cảm nhận có lợi nhất như thế nào.
Charles Munger
nói, “Nếu bạn muốn tránh sự bất hợp lý, hãy tìm cách hiểu những điều không minh
bạch trong trí óc của chính bạn và sau đó bạn có thể phòng ngừa thích hợp.” Phần
này khám phá 28 lý do đánh giá sai có thể được giải thích theo tâm lý học. Nhiều
lý do có gốc rễ từ những khuynh hướng và thành kiến tâm lý thường tác động đến
tiềm thức của chúng ta. Ta càng xúc động, bối rối, không chắc chắn, không an
toàn, vui mừng, bị phân tâm, mệt mỏi hay căng thẳng, ta càng dễ mắc sai lầm.
Thiên tài cũng không loại trừ.
Dưới đây là danh
sách 28 lý do đánh giá sai và mắc sai lầm. Nó có thể được sử dụng như một danh
mục để giải thích hay tiên đoán hành vi hoặc như một danh mục thử nghiệm để
tránh lừa gạt bản thân. Mỗi mục trong danh sách sẽ được giải thích ở chương tiếp
theo.
1. Thiên
kiến từ liên kết nhỏ - liên hệ tự động tới một kích thích đau khổ hay vui mừng;
gồm thích hay không thích cái gì đi kèm với những thứ tốt hoặc xấu. Gồm việc
quan sát các tình huống cụ thể do chúng khá tương đồng. Cũng là thành kiến từ Hội
Chứng Sứ Giả Ba Tư (Persian Messenger Syndrome) – không muốn là vật mang những
tin xấu.
2. Đánh
giá thấp sức mạnh của thưởng và phạt – con người lặp lại những hành động được
khen thưởng và tránh những hành động bị trừng phạt.
3. Đánh
giá thấp thành kiến từ tính tư lợi và sự khuyến khích của bản thân.
4. Thiên
kiến tự phục vụ - cái nhìn quá tích cực về khả năng và tương lai. Gồm cả quá lạc
quan.
5. Tự
lừa dối và chối bỏ - làm biến dạng thực tại để giảm nỗi đau hay tăng niềm vui.
Gồm cả mơ tưởng.
6. Thiên
kiến do xu hướng nhất quán – kiên định với những cam kết và ý tưởng trước đó
ngay cả khi hành động đi ngược lại lợi ích bản thân hay đối mặt với bằng chứng
không thừa nhận. Bao gồm thiên kiến trong xác nhận – tìm kiếm bằng chứng xác nhận
hành động và niềm tin của bản thân và lờ đi hay bóp méo bằng chứng không thừa
nhận.
7. Thiên
kiến do hội chứng hao hụt – phản ứng mạnh mẽ (gồm mong muốn và tạo giá trị nhiều
hơn nữa) khi thứ chúng ta thích và có (hay gần như có được) bị (hay đe dọa bị)
lấy mất hoặc “mất”. Gồm mong muốn và tạo giá trị nhiều hơn nữa cho những gì
chúng ta không thể có hoặc thứ (đe dọa bị) ít có sẵn.
8. Thiên
kiến hiện trạng và hội chứng không làm gì – giữ mọi thứ theo cách chúng đang tồn
tại. Gồm tối thiểu hóa nỗ lực và ưu tiên cho những lựa chọn mặc định.
9. Không
kiên nhẫn – định giá hiện tại cao hơn tương lai.
10. Thiên
kiến từ đố kỵ và ghen tuông.
11. Bóp
méo nhờ so sánh tương phản – đánh giá và nhận thức cường độ tuyệt đối của một
thứ không bởi chính nó mà chỉ dựa vào sự khác biệt của nó với những thứ khác gần
gũi trong thời gian hoặc không gian hoặc cùng mức thích nghi. Cũng đánh giá thấp
hậu quả theo thời gian của những thay đổi từ từ.
12. Thiên
kiến do việc neo giữ - quá tải thông tin khởi đầu, như một điểm tham chiếu cho
các quyết định tương lai.
13. Bị
tác động quá nhiều bởi những gì chói sáng hay thông tin mới nhất.
14. Thiếu
sót và mù vô hình – chỉ thấy kích thích chúng ta gặp hay lấy mất sự chú ý của
ta, và bỏ qua những thông tin thiếu hụt quan trọng hay trừu tượng. Gồm có mù quáng
không chủ ý.
15. Thiên
kiến từ khuynh hướng báo đáp – trả lại những gì người khác đã làm cho như ưu
đãi, chuyển nhượng, thông tin và thái độ.
16. Thiên
kiến do bị ảnh hưởng quá nhiều bởi khuynh hướng yêu thích – tin tưởng và đồng ý
với những người bạn biết và thích. Bao gồm thành kiến do quá mong mỏi được yêu
mến và xã hội chấp nhận và tránh bị xã hội không chấp nhận. Đồng thời có thành
kiến từ việc không thích – xu hướng tránh hay không đồng ý với những ai ta
không thích.
17. Thiên
kiến do bị ảnh hưởng quá nhiều từ bằng chứng xã hội – bắt chước hành vi của người
khác. Trong đó có sự điên rồ của đám đông.
18. Thiên
kiến do bị nhà cầm quyền tác động quá nhiều – tin tưởng và vâng lời người được
nhận thức là nhà cầm quyền hay chuyên gia.
19. Tạo
ra sự hợp lý, có ý nghĩa – Xây dựng những lời giải thích phù hợp với kết quả.
Bao gồm vẽ ra kết luận quá nhanh. Đồng thời suy nghĩ về các sự kiện đã xảy ra
theo cách có thể tiên đoán được hơn thực tế.
20. Tôn
trọng lý do – tuân theo các yêu cầu chỉ vì chúng ta có lý do. Gồm có việc đánh giá
thấp năng lực tạo dựng lý do.
21. Tin
trước nghi ngờ sau – tin tưởng những gì không đúng, đặc biệt là khi bị phân
tâm.
22. Giới
hạn bộ nhớ - ghi nhớ có chọn lọc và sai lầm. Trong đó có việc bị những đề nghị
tác động.
23. Hội
chứng Hãy làm gì đó – Hành động mà không có lý do hợp lý.
24. Bối
rối đầu óc vì hội chứng Hãy nói gì đó – cảm thấy cần phải nói gì đó khi chúng
ta chẳng có gì để nói.
25. Kích
thích cảm xúc – phán đoán vội vàng dưới tác động của những cảm xúc cao độ.
Trong đó có việc phóng đại ảnh hưởng xúc cảm đối với các sự kiện tương lai.
26. Bối
rối đầu óc vì căng thẳng.
27. Bối
rối đầu óc vì đau đớn thể xác và tâm lý, ảnh hưởng của hóa chất và bệnh tật.
28. Thiên
kiến bị tác động quá nhiều bởi các hiệu ứng kết hợp do nhiều xu hướng tâm lý
gây ra.
Những xu hướng
tâm lý này (còn gọi là tương tác) đã được kiểm tra qua một số thí nghiệm. Một số
người dễ bị chúng làm tổn thương hơn những người khác. Nhưng chúng ta không thể
nghiên cứu chúng độc lập với các giá trị cá nhân và tình huống. Hành vi có vẻ
như bất hợp lý có khi lại trở thành hợp lý từ quan điểm cá nhân. Luôn có cơ sở
để một hành vi có ý nghĩa. Hành vi không thể được nhìn nhận hợp lý hay bất hợp
lý khi độc lập với ngữ cảnh. Chúng ta được tạo ra với một chuỗi cảm xúc tương đối
phụ thuộc hoàn cảnh. Nếu chúng ta thay đổi ngữ cảnh hay môi trường, chúng ta sẽ
thay đổi hành vi.
Chương tiếp theo
sẽ mô tả 28 lý do tâm lý tại sao chúng ta lại đánh giá sai và sai lầm. Chú ý rằng
các thành kiến và khuynh hướng đó thường không độc lập với nhau. Có vài phần chồng
chéo. Cũng nên nhớ rằng có nhiều lý do đối với một hành vi. Nhiều ảo tưởng thế
giới thực có thể được giải thích nhiều hơn một khuynh hướng và còn bởi những yếu
tố phi tâm lý học. Đánh giá sai thường do các yếu tố cùng làm việc với nhau gây
ra.
Hầu hết các lý
giải dựa trên công việc của Charles Munger, giáo sư tâm lý học Robert Cialdini,
giáo sư khoa học hành vi và kinh tế học Richard Thaler, Giáo sư tâm lý học
Robyn Dawes, Giáo sư tâm lý học Daniel Gilbert, và các giáo sư tâm lý học
Daniel Kahneman và Amos Tversky hậu bối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét