Amazon đổi mới
như thế nào?
Viết tốt là tư duy tốt, ngay cả đối với
công ty công nghệ mạnh nhất thế giới này cũng vậy.
Năm 2014,
Stephenie Landry đã hoàn thành nhiệm vụ một năm của mình với tư cách cố vấn kỹ
thuật cho Jeff Wilke, người giám sát nghiệp vụ tiêu dùng toàn cầu của Amazon.
Đây là một chương trình đào tạo cho phép các giám đốc điều hành tiềm năng cao
đi theo một nhà lãnh đạo cấp cao và học hỏi trực tiếp. Việc điều chuyển kế tiếp
sẽ xác định sự nghiệp của cô.
Tại hầu hết các
công ty hiện nay, một người mới nổi như Landry có thể được giao một bộ phận để
điều hành hoặc làm việc trong một vụ mua lại lớn. Tuy nhiên Amazon lại khác.
Landry đã viết một bản ghi nhớ phác thảo các kế hoạch cho một dịch vụ mới mà cô
nghĩ tới, gọi là Prime Now, ngày nay đang cung cấp dịch vụ giao hành một giờ cho
khách hàng trên 50 thành phố ở 9 quốc gia.
Việc Amazon là một
trong những công ty sáng tạo nhất thế giới không phải là chuyện bí mật. Khởi đầu
là một dịch vụ trong thị trường ngách: bán sách online; giờ đây họ không chỉ là
nhà bán lẻ thống trị mà còn là nhà tiên phong của nhiều hạng mục mới như điện
toán đám mây và loa thông minh. Chìa khóa thành công của họ không phải là bất kỳ
một qui trình nào, mà là cách họ tích hợp nỗi ám ảnh khách hàng vào sâu bên
trong văn hóa và thực tiễn của công ty.
Bắt đầu với khách hàng và làm việc trước
Trọng tâm của
cách Amazon đổi mới là bản ghi nhớ sáu trang được yêu cầu lúc bắt đầu mỗi sáng
kiến mới. Điều làm cho nó hiệu quả không phải là bản thân cấu trúc tài liệu đó,
mà là cách nó được sử dụng để gắn mục tiêu cuồng tín vào khách hàng ngay từ
ngày đầu tiên. Đó là một cái gì đó gây ấn tượng với các nhân viên Amazon ngay từ
đầu trong sự nghiệp của mình.
Bước đầu tiên
trong việc phát triển Prime Now là viết một thông cáo báo chí. Tài liệu của
Landry không chỉ là một kiểu mô tả dịch vụ mà còn bàn đến việc khách hàng sẽ phản
ứng với nó như thế nào. Dịch vụ đã ảnh hưởng đến họ ra sao? Điều gì làm họ ngạc
nhiên về nó? Họ muốn giải quyết những mối quan tâm nào? Bài tập này buộc cô phải
nội tâm hóa cách khách hàng của Amazon có thể suy nghĩ và cảm nhận về Prime Now
ngay từ rất sớm.
Bạn thường cần phải đi chậm
mới di chuyển nhanh được.
Kế tiếp, cô ấy
viết một loạt các câu hỏi đáp thường gặp dự đoán mối quan tâm của cả khách hàng
và các bên liên quan trong công ty, như CFO, người vận hành và các lãnh đạo của
chương trình Prime. Landry phải tưởng tượng mỗi câu hỏi sẽ có gì, nhóm của cô sẽ
giải quyết vấn đề thế nào, rồi sau đó giải thích mọi thứ bằng ngôn ngữ rõ ràng,
ngắn gọn.
Toàn bộ điều này
xảy ra trước khi cuộc họp đầu tiên tổ chức, trước khi một dòng code đầu tiên được
viết, hay trước khi một bản prototype ban đầu được xây dựng, vì công ty tin tưởng
mạnh mẽ rằng cho đến khi bạn thấu hiểu được quan điểm của khách hàng, không có
gì khác thực sự quan trọng. Đó là chìa khóa cho cách thức hoạt động của công
ty.
Văn hóa viết sâu sắc
Không phải ngẫu
nhiên mà bước đầu tiên để phát triển một sản phẩm mới tại Amazon lại là một bản
ghi nhớ chứ không phải là một bài PowerPoint thuyết trình hay một cuộc họp khởi
động (kickoff meeting). Như Fareed Zakaria từng nói: “Tư duy và viết gắn bó chặt
chẽ với nhau. Khi tôi bắt đầu viết, tôi nhận ra rằng ‘những suy nghĩ’ của tôi
thường là một mớ hỗn độn của những xung động nửa vời, không mạch lạc được xâu
chuỗi cùng những lỗ hổng logic giữa chúng.”
Amazon tập trung
vào việc xây dựng kỹ năng viết sớm trong sự nghiệp điều hành. Landry nói: “Viết
là một kỹ năng quan trọng trong văn hóa của chúng tôi. Tôi đã bắt đầu viết các
thông cáo báo chí cho các tính năng và dự án nhỏ hơn. Một trong các bài viết đầu
tiên của tôi là về đóng gói nhẫn kim cương. Qua nhiều năm thực hành và huấn luyện,
tôi trở nên giỏi hơn.” Có thể viết một bản ghi nhớ tốt cũng là yếu tố then chốt
trong sự phát triển tại Amazon. Nếu bạn muốn vươn lên, bạn cần viết – và phải
viết giỏi.
Landry cũng nhấn
mạnh tầm quan trọng của sự ngắn gọn. “Giữ cho mọi thứ ngắn gọn tới mức bạn phải
suy nghĩ mọi thứ theo cách mà bạn không thể làm khác. Bạn không thể ẩn nấp phía
sau sự phức tạp, bạn thực sự phải làm việc với nó.” Hoặc như một nhà lãnh đạo
Amazon khác từng nói: “Sự hoàn hảo đạt được khi không còn gì để vứt bỏ.”
Hơn nữa, viết một
bản ghi nhớ không phải là một nỗ lực đơn độc; đó là một quá trình hợp tác. Thông
thường các nhà điều hành dành một tuần hoặc hơn để chia sẻ tài liệu với các đồng
nghiệp, nhận ý kiến phản hồi, mài giũa và điều chỉnh nó cho đến khi mọi khía cạnh
có thể được hiểu một cách sâu sắc.
Tái phát minh cuộc họp văn phòng
Một mặt độc đáo
khác của văn hóa Amazon là cách các cuộc họp được điều khiển. Trong những năm gần
đây, phàn nàn phổ biến trong thế giới văn phòng là làm sao số lượng các cuộc họp
trở nên ngột ngạt đến mức khó có thể hoàn thành bất kỳ việc gì. Nghiên cứu từ
MIT cho thấy các giám đốc điều hành dành gần 23 giờ một tuần cho họp hành, tăng
gần 10 tiếng so với năm 1960.
Tuy nhiên tại
Amazon, bản ghi nhớ sáu trang đã cắt giảm số lượng các cuộc họp. Nếu bạn phải
dành một tuần để viết bản ghi nhớ, bạn không nên bắt đầu gửi ra lời mời bất cứ
khi nào có gì lạ xảy ra với bạn. Tương tự như vậy, công ty thực hành giới hạn số
lượng người tham dự tới số người có thể chia sẻ hai phần pizza hạn chế.
Mỗi cuộc họp đều
bắt đầu với việc mọi người có khoảng 30 tới 60 phút tiêu hóa bản ghi nhớ. Từ
đó, tất cả những người tham dự đều được yêu cầu chia sẻ các phản ứng của họ -
thường các lãnh đạo cấp cao sẽ nói cuối cùng – và sau đó họ đi sâu vào những gì
có thể thiếu, đặt câu hỏi thăm dò, và xoáy vào những vấn đề tiềm năng có thể
phát sinh.
Sự thật là không có con đường
“thực sự” nào cho cải tiến vì cải tiến, về mặt cốt lõi, chính là giải quyết vấn
đề.
Các cuộc họp tiếp
theo cũng tương tự, để xem xét tài chính, trau dồi khái niệm, đánh giá các bản
mock-up trong khi nhóm tiếp tục tinh chỉnh các ý tưởng và giả thiết. Landry nhấn
mạnh: “Thường đó không phải là phần lớn các phản hồi bạn nhận được. Thực sự nó
chỉ là những câu hỏi nhỏ hơn; chúng giúp bạn đạt đến một mức độ chi tiết thực sự
mang lại ý tưởng cho cuộc sống.”
Toàn bộ điều này
có vẻ cồng kềnh quá mức với những giám đốc điều hành nhanh nhẹn quen ra vào các
cuộc họp cả ngày, nhưng bạn thường cần phải đi chậm để di chuyển nhanh hơn.
Trong trường hợp Prime Now, dịch vụ này chỉ mất 111 ngày để chuyển từ một ý tưởng
trên một tờ giấy tới sản phẩm có mã ZIP ở Manhattan, và nó đã mở rộng nhanh
chóng từ đó.
Văn hóa và thực hành cùng tiến hóa
Mỗi công ty đều
đổi mới khác nhau. Apple có sự tập trung một cách cuồng tín vào thiết kế. Cam kết
của IBM với các nghiên cứu khoa học mức sâu cho phép nó đứng vững và cạnh tranh
lâu dài khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh đã thất thủ. Google tích hợp một số
chiến lược đổi mới thành một tổng thể liền mạch.
Những gì vận
hành tốt với một công ty không chắc sẽ vận hành tốt với một công ty khác, đó là
thực tế chính CEO của Amazon, Jeff Bezos, đã nhấn mạnh trong một lá thư gần đây
cho các cổ đông. “Chúng tôi không bao giờ tuyên bố rằng cách tiếp cận của chúng
tôi là đúng đắn – chỉ vì nó là của chúng tôi – và suốt hơn hai thập kỷ qua,
chúng tôi đã tập hợp được một nhóm lớn những người cùng chí hướng. Họ thấy cách
tiếp cận của chúng tôi tràn đầy năng lượng và có nhiều ý nghĩa.”
Sự thật là không
có con đường nào “thực sự” để đổi mới, vì đổi mới, về mặt cốt lõi, chính là giải
quyết vấn đề và mỗi doanh nghiệp lựa chọn những vấn đề khác nhau để giải quyết.
Trong khi IBM có thể rất vui khi các nhà khoa học của mình làm việc nhiều thập
kỷ trên một số công nghệ tối tân và bí ẩn, còn Google sẵn sàng cho phép nhân
viên của mình theo đuổi các dự án thú cưng, thì những điều đó có lẽ không có
giá trị gì tại Amazon.
Tuy nhiên, điều
duy nhất mà tất cả những nhà cải cách vĩ đại đều sở hữu giống nhau là nền văn
hóa và thực hành đan xen sâu sắc. Nó khiến những gì họ làm rất khó sao chép. Bất
kỳ ai cũng có thể viết bản ghi nhớ sáu trang hoặc bắt đầu một cuộc họp sau một
khoảng thời gian đọc hiểu. Đó không phải là những bài thực hành cụ thể nào đó,
mà là cam kết với những giá trị mà chúng phản ánh, điều đó thúc đẩy thành công
đáng kinh ngạc của Amazon.
Greg Satell
Ngày 24
tháng 11 năm 2018
Theo https://medium.com