Hiển thị các bài đăng có nhãn Amazon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Amazon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

No thank you, Mr Pecker - Jeff Bezos


Không, cám ơn Ngài Pecker

Có việc không bình thường đã xảy ra với tôi ngày hôm qua. Thực ra, với tôi, đó không chỉ là không bình thường – đó là lần đầu tiên. Tôi đã nhận được một đề nghị mà tôi hẳn không thể chối từ. Hay ít ra đó là những gì những người đứng đầu ở National Enquirer nghĩ. Tôi rất vui khi họ nghĩ vậy, vì điều đó thúc đẩy họ viết tất cả điều đó ra. Thay vì đầu hàng khi bị cưỡng đoạt và tống tiền, tôi quyết định công khai chính xác tất cả những gì họ đã gửi cho tôi, bất chấp chi phí cá nhân và sự xấu hổ mà họ đã đe dọa.

AMI, chủ sở hữu của tờ National Enquirer, do David Pecker lãnh đạo, gần đây đã tham gia vào một thỏa thuận miễn trừ với Bộ Tư Pháp liên quan đến vai trò của họ trong cái gọi là qui trình “Bắt và Giết” nhân danh Tổng Thống Trump và chiến dịch bầu cử của ông ấy. Ngài Pecker và công ty của ngài cũng đang bị điều tra về nhiều hành động họ từng làm thay mặt cho Chính Phủ Ả Rập Saudi.

Và đôi khi ngài Pecker trộn tất cả với nhau:

“Sau khi ông Trump trở thành tổng thống, ông đã thưởng cho lòng trung thành của ngài Pecker bằng bữa tối ở Nhà Trắng, khi đó vị lãnh đạo truyền thông đã mang theo một vị khách có nhiều mối quan hệ quan trọng với hoàng gia Ả Rập Saudi. Thời điểm đó, ngài Pecker còn đang theo đuổi việc kinh doanh ở đó, đồng thời săn lùng tài chính cho các vụ thu mua…”




Các nhà điều tra liên bang và các phương tiện truyền thông hợp pháp hiển nhiên đã nghi ngờ và cũng chứng minh được rằng ông Pecker đã sử dụng Enquirer và AMI vì những lý do chính trị. Nhưng AMI vẫn tuyên bố ngược lại:

“Truyền thông Hoa Kỳ mạnh mẽ bác bỏ mọi khẳng định rằng các bài báo của mình bị xúi giục, sai khiến hoặc bị ảnh hưởng dưới bất kỳ hình thức nào từ các thế lực bên ngoài, chính trị hoặc những thứ khác.”

Tất nhiên, các phương tiện truyền thông hợp pháp đã thách thức khẳng định trên trong một thời gian dài:

Bí mật mọc trên báo lá cải Pro-Saudi: Đại sứ quán bị nghe lén



Vài tuần trước tôi còn không hề biết gì nhiều về những thứ kể trên, cho tới khi những tin nhắn thân mật của tôi được đăng trên tờ National Enquirer. Tôi đã mời các điều tra viên tìm hiểu làm sao họ có được những văn bản đó, và xác định động cơ cho nhiều hành động bất thường của Enquirer. Hóa ra, giờ đang có vài cuộc điều tra độc lập về chuyện này.

Tôi đã thuê Gavin de Becker dẫn đầu cuộc điều tra này. Tôi biết ông de Becker hai mươi năm, chuyên môn của ông ấy trong lĩnh vực này rất tuyệt vời, và là một trong những nhà lãnh đạo thông minh và có khả năng nhất mà tôi từng biết. Tôi đề nghị ông ấy ưu tiên bảo đảm thời gian cho tôi vì tôi có nhiều việc muốn làm, và ông ấy cứ tiến hành với bất cứ chi phí nào cần để theo đuổi sự thật trong chuyện này.

Và đây là một phần bối cảnh: Quyền sở hữu của tôi với tờ Washington Post là một complexifier (kẻ gây phức tạp) cho tôi. Không tránh khỏi một vài người quyền lực đọc tin tức trên tờ Washington Post sẽ kết luận sai tôi là kẻ thù của họ.

Tổng thống Trump là một trong những người đó, hiển nhiên qua các dòng tweet của ông ấy. Ngoài ra, mức độ khai khác vô tình của tờ báo về vụ giết Jamal Khashoggi không nghi ngờ gì nữa, chính là yếu tố khiến nó không được ưa chuộng trong một số nhóm.

(Dù nghĩ rằng tờ The Post là kẻ gây phức tạp cho tôi, nhưng tôi hoàn toàn không hối tiếc về khoản đầu tư này. The Post là một tổ chức quan trọng với một sứ mệnh quan trọng. Việc quản lý của tôi với The Post và sự hỗ trợ của tôi với sứ mệnh của nó sẽ vẫn không bị ảnh hưởng, đó là một trong những điều tôi tự hào nhất khi tôi 90, ngồi ngẫm lại cuộc đời mình, nếu tôi đủ may mắn sống lâu tới thế, bất kể có bao nhiêu phức tạp nó gây ra cho tôi.)

Quay trở lại câu chuyện: vài ngày trước, một lãnh đạo AMI khuyên chúng tôi rằng ngài Pecker đang “phát điên” (apoplectic) về cuộc điều tra của chúng tôi. Vì những lý do vẫn cần tìm hiểu rõ hơn, nhưng cái góc Saudi dường như chạm vào đầu dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm.

Vài ngày sau khi nghe về sự tức giận của ngài Pecker, chúng tôi đã được tiếp cận một đề nghị, ban đầu chỉ bằng lời nói. Họ nói rằng họ còn có nhiều tin nhắn và ảnh khác của tôi và họ có thể công khai nếu chúng tôi không dừng cuộc điều tra lại.

Các luật sư của tôi bảo rằng AMI không có quyền xuất bản ảnh vì mỗi người đều giữ bản quyền đối với những bức ảnh của chính mình, và cũng vì các bức ảnh bản thân chúng không tạo thêm tin tức giá trị gì.

Lập luận của AMI về giá trị tin tức cho rằng những bức ảnh này rất cần thiết vì sẽ khiến các cổ đông của Amazon nghĩ các phán quyết trong kinh doanh của tôi đều kinh khủng. Tôi đã lập nên Amazon trong gara 24 năm trước, và tự mình chở tất cả các gói hàng tới bưu điện. Ngày nay, Amazon thuê hơn 600.000 người, vừa kết thúc một năm có lợi nhuận cao nhất từ trước tới giờ, dù vẫn đang đầu tư mạnh vào các sáng kiến mới, và nó thường nằm đâu đó giữa vị trí số 1 tới số 5 trong các công ty có giá trị nhất thế giới. Tôi sẽ để những kết quả này tự nói.

OK, trở lại với vụ đe dọa công bố những bức ảnh thân mật của tôi. Tôi đoán chúng tôi (tôi, các luật sư của tôi, và Gavin de Becker) đã không phản ứng với mối đe dọa này với đủ sợ hãi, cho nên họ đã gửi thêm cái này:

From: Howard, Dylan [dhoward@amilink.com] (Chief Content Officer, AMI)
 Sent: Tuesday, February 5, 2019 3:33 PM
 To: Martin Singer (litigation counsel for Mr. de Becker)
 Subject:. Jeff Bezos & Ms. Lauren Sanchez Photos
CONFIDENTIAL & NOT FOR DISTRIBIUTION
Marty:
I am leaving the office for the night. I will be available on my cell — 917 XXX-XXXX.
However, in the interests of expediating this situation, and with The Washington Post poised to publish unsubstantiated rumors of The National Enquirer’s initial report, I wanted to describe to you the photos obtained during our newsgathering.
In addition to the “below the belt selfie — otherwise colloquially known as a ‘d*ck pick’” — The Enquirer obtained a further nine images. These include:
· Mr. Bezos face selfie at what appears to be a business meeting.
· Ms. Sanchez response — a photograph of her smoking a cigar in what appears to be a simulated oral sex scene.
· A shirtless Mr. Bezos holding his phone in his left hand — while wearing his wedding ring. He’s wearing either tight black cargo pants or shorts — and his semi-erect manhood is penetrating the zipper of said garment.
· A full-length body selfie of Mr. Bezos wearing just a pair of tight black boxer-briefs or trunks, with his phone in his left hand — while wearing his wedding ring.
· A selfie of Mr. Bezos fully clothed.
· A full-length scantily-clad body shot with short trunks.
· A naked selfie in a bathroom — while wearing his wedding ring. Mr. Bezos is wearing nothing but a white towel — and the top of his pubic region can be seen.
· Ms. Sanchez wearing a plunging red neckline dress revealing her cleavage and a glimpse of her nether region.
· Ms. Sanchez wearing a two-piece red bikini with gold detail dress revealing her cleavage.
It would give no editor pleasure to send this email. I hope common sense can prevail — and quickly.
Dylan.



Vâng, nó đã thu hút sự chú ý của tôi. Nhưng không phải theo cách họ có thể hi vọng. Bất kỳ bối rối cá nhân nào cũng có thể giúp AMI khiến tôi phải ngồi ghế sau, vì có một vấn đề quan trọng hơn nhiều ở đây. Nếu ở vị trí của tôi, mà tôi còn không thể chịu nổi loại tống tiền kiểu này, thì bao nhiêu người có thể? (vào thời điểm đó, nhiều người đã liên hệ với nhóm điều tra của chúng tôi để chia sẻ kinh nghiệm tương tự của họ với AMI, và cách họ cần làm nếu chẳng may cuộc sống và sinh kế của họ bị đe dọa.)

Trong những bức thư từ AMI tôi công khai, bạn sẽ thấy chính xác đến chi tiết yêu cầu tống tiền của họ: Họ sẽ công bố các bức ảnh cá nhân trừ khi Gavin de Becker và tôi đưa ra tuyên bố sai lệch cho báo chí rằng chúng tôi “không có kiến thức hoặc không có cơ sở để phỏng đoán phạm vi hoạt động của AMI có động cơ chính trị hoặc bị ảnh hưởng bởi các thế lực chính trị.”

Nếu chúng tôi không đồng ý công khai lời nói dối này, họ nói sẽ xuất bản các bức ảnh, và nhanh thôi. Còn có một mối đe dọa liên đới khác: họ giữ các bức ảnh trong tay và sẽ xuất bản chúng trong tương lai nếu chúng tôi đi chệch khỏi lời nói dối đó.

Hãy yên tâm, không có nhà báo thực sự nào lại đề nghị những điều như đang diễn ra ở đây: tôi sẽ không viết bài có những thông tin đáng xấu hổ về ông nếu ông làm cho tôi việc X. Và nếu ông không làm việc X nhanh chóng, tôi sẽ cho đăng những thông tin đáng xấu hổ.

Không lời lẽ nào tôi có thể viết ra đây lại kể câu chuyện National Enquirer hùng hồn bằng những lời của chính họ dưới đây.

Giao tiếp kiểu này đã mang lại danh tiếng lâu dài cho AMI trong việc vũ khí hóa các đặc quyền báo chí, ẩn sau các biện pháp bảo vệ quan trọng, phớt lờ các nguyên lý và mục đích của báo chí chân chính. Tất nhiên tôi không muốn hình ảnh cá nhân bị công bố, nhưng tôi cũng sẽ không tham gia vào hoạt động tống tiền, ủng hộ chính trị, tấn công chính trị và tham nhũng nổi tiếng của họ. Tôi muốn đứng lên, cuộn các dòng này ra, và nhìn xem thứ gì bò ra.

Trân trọng,
Jeff Bezos

From: Fine, Jon [jfine@amilink.com] (Deputy General Counsel, AMI)
Sent: Wednesday, February 6, 2019 5:57 PM
To: Martin Singer (Mr de Becker’s attorney)
Subject: Re: EXTERNAL* RE: Bezos et al / American Media et al
Marty -
Here are our proposed terms:
1. A full and complete mutual release of all claims that American Media, on the one hand, and Jeff Bezos and Gavin de Becker (the “Bezos Parties”), on the other, may have against each other.
2. A public, mutually-agreed upon acknowledgment from the Bezos Parties, released through a mutually-agreeable news outlet, affirming that they have no knowledge or basis for suggesting that AM’s coverage was politically motivated or influenced by political forces, and an agreement that they will cease referring to such a possibility.
3. AM agrees not to publish, distribute, share, or describe unpublished texts and photos (the “Unpublished Materials”).
4. AM affirms that it undertook no electronic eavesdropping in connection with its reporting and has no knowledge of such conduct.
5. The agreement is completely confidential.
6. In the case of a breach of the agreement by one or more of the Bezos Parties, AM is released from its obligations under the agreement, and may publish the Unpublished Materials.
7. Any other disputes arising out of this agreement shall first be submitted to JAMS mediation in California
Thank you,
Jon
Deputy General Counsel, Media
American Media, LLC


Jon P. Fine
Deputy General Counsel, Media
O: (212) 743–6513 C: (347) 920–6541
jfine@amilink.com
February 5, 2019
Via email:
mdsinger@xxxxx
Martin D. Singer
Laveley & Singer
Re: Jeff Bezos / American Media, LLC, et al.
Dear Mr. Singer:
I write in response to your February 4, 2019, letter to Dylan Howard, and to address serious concerns we have regarding the continuing defamatory activities of your client and his representatives regarding American Media’s motivations in its recent reporting about your client.
As a primary matter, please be advised that our newsgathering and reporting on matters involving your client, including any use of your client’s “private photographs,” has been, and will continue to be, consistent with applicable laws. As you know, “the fair use of a copyrighted work, including such use by reproduction in copies . . . for purposes such as criticism, comment, news reporting . . . is not an infringement of copyright.” 17 USC Sec. 107. With millions of Americans having a vested interest in the success of Amazon, of which your client remains founder, chairman, CEO, and president, an exploration of Mr. Bezos’ judgment as reflected by his texts and photos is indeed newsworthy and in the public interest.
Beyond the copyright issues you raise, we also find it necessary to address various unsubstantiated defamatory statements and scurrilous rumors attributed to your client’s representatives in the press suggesting that “strong leads point to political motives”1 in the publication of The National Enquirer story. Indeed, you yourself declared the “politically motivated underpinnings” of our reporting to be “self-evident” in your correspondence on Mr. de Becker’s behalf to Mr. Howard dated January 31, 2019.
Once again, as I advised you in my February 1 response to your January 31 correspondence, American Media emphatically rejects any assertion that its reporting was instigated, dictated or influenced in any manner by external forces, political or otherwise. Simply put, this was and is a news story.
Yet, it is our understanding that your client’s representatives, including the Washington Post, continue to pursue and to disseminate these false and spurious allegations in a manner that is injurious to American Media and its executives.
Accordingly, we hereby demand that you cease and desist such defamatory conduct immediately. Any further dissemination of these false, vicious, speculative and unsubstantiated statements is done at your client’s peril.Absent the immediate cessation of the defamatory conduct, we will have no choice but to pursue all remedies available under applicable law.
As I advised previously, we stand by the legality of our newsgathering and reporting on this matter of public interest and concern. Moreover, American Media is undeterred from continuing its reporting on a story that is unambiguously in the public interest — a position Mr. Bezos clearly appreciates as reflected in Boies Schiller January 9 letter to American Media stating that your client “does not intend to discourage reporting about him” and “supports journalistic efforts.”
That said, if your client agrees to cease and desist such defamatory behavior, we are willing to engage in constructive conversations regarding the texts and photos which we have in our possession. Dylan Howard stands ready to discuss the matter at your convenience.
All other rights, claims, counterclaims and defenses are specifically reserved and not waived.
Sincerely,


Jeff Bezos
Amazon, Blue Origin, Washington Post
Ngày 8 tháng 2 năm 2019
https://medium.com

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Bên trong nền văn hóa công ty ám ảnh khách hàng của Amazon: Amazon đổi mới như thế nào?


Amazon đổi mới như thế nào?
Viết tốt là tư duy tốt, ngay cả đối với công ty công nghệ mạnh nhất thế giới này cũng vậy.




Năm 2014, Stephenie Landry đã hoàn thành nhiệm vụ một năm của mình với tư cách cố vấn kỹ thuật cho Jeff Wilke, người giám sát nghiệp vụ tiêu dùng toàn cầu của Amazon. Đây là một chương trình đào tạo cho phép các giám đốc điều hành tiềm năng cao đi theo một nhà lãnh đạo cấp cao và học hỏi trực tiếp. Việc điều chuyển kế tiếp sẽ xác định sự nghiệp của cô.

Tại hầu hết các công ty hiện nay, một người mới nổi như Landry có thể được giao một bộ phận để điều hành hoặc làm việc trong một vụ mua lại lớn. Tuy nhiên Amazon lại khác. Landry đã viết một bản ghi nhớ phác thảo các kế hoạch cho một dịch vụ mới mà cô nghĩ tới, gọi là Prime Now, ngày nay đang cung cấp dịch vụ giao hành một giờ cho khách hàng trên 50 thành phố ở 9 quốc gia.

Việc Amazon là một trong những công ty sáng tạo nhất thế giới không phải là chuyện bí mật. Khởi đầu là một dịch vụ trong thị trường ngách: bán sách online; giờ đây họ không chỉ là nhà bán lẻ thống trị mà còn là nhà tiên phong của nhiều hạng mục mới như điện toán đám mây và loa thông minh. Chìa khóa thành công của họ không phải là bất kỳ một qui trình nào, mà là cách họ tích hợp nỗi ám ảnh khách hàng vào sâu bên trong văn hóa và thực tiễn của công ty.

Bắt đầu với khách hàng và làm việc trước

Trọng tâm của cách Amazon đổi mới là bản ghi nhớ sáu trang được yêu cầu lúc bắt đầu mỗi sáng kiến mới. Điều làm cho nó hiệu quả không phải là bản thân cấu trúc tài liệu đó, mà là cách nó được sử dụng để gắn mục tiêu cuồng tín vào khách hàng ngay từ ngày đầu tiên. Đó là một cái gì đó gây ấn tượng với các nhân viên Amazon ngay từ đầu trong sự nghiệp của mình.

Bước đầu tiên trong việc phát triển Prime Now là viết một thông cáo báo chí. Tài liệu của Landry không chỉ là một kiểu mô tả dịch vụ mà còn bàn đến việc khách hàng sẽ phản ứng với nó như thế nào. Dịch vụ đã ảnh hưởng đến họ ra sao? Điều gì làm họ ngạc nhiên về nó? Họ muốn giải quyết những mối quan tâm nào? Bài tập này buộc cô phải nội tâm hóa cách khách hàng của Amazon có thể suy nghĩ và cảm nhận về Prime Now ngay từ rất sớm.

Bạn thường cần phải đi chậm mới di chuyển nhanh được.

Kế tiếp, cô ấy viết một loạt các câu hỏi đáp thường gặp dự đoán mối quan tâm của cả khách hàng và các bên liên quan trong công ty, như CFO, người vận hành và các lãnh đạo của chương trình Prime. Landry phải tưởng tượng mỗi câu hỏi sẽ có gì, nhóm của cô sẽ giải quyết vấn đề thế nào, rồi sau đó giải thích mọi thứ bằng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn.

Toàn bộ điều này xảy ra trước khi cuộc họp đầu tiên tổ chức, trước khi một dòng code đầu tiên được viết, hay trước khi một bản prototype ban đầu được xây dựng, vì công ty tin tưởng mạnh mẽ rằng cho đến khi bạn thấu hiểu được quan điểm của khách hàng, không có gì khác thực sự quan trọng. Đó là chìa khóa cho cách thức hoạt động của công ty.

Văn hóa viết sâu sắc

Không phải ngẫu nhiên mà bước đầu tiên để phát triển một sản phẩm mới tại Amazon lại là một bản ghi nhớ chứ không phải là một bài PowerPoint thuyết trình hay một cuộc họp khởi động (kickoff meeting). Như Fareed Zakaria từng nói: “Tư duy và viết gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi tôi bắt đầu viết, tôi nhận ra rằng ‘những suy nghĩ’ của tôi thường là một mớ hỗn độn của những xung động nửa vời, không mạch lạc được xâu chuỗi cùng những lỗ hổng logic giữa chúng.”

Amazon tập trung vào việc xây dựng kỹ năng viết sớm trong sự nghiệp điều hành. Landry nói: “Viết là một kỹ năng quan trọng trong văn hóa của chúng tôi. Tôi đã bắt đầu viết các thông cáo báo chí cho các tính năng và dự án nhỏ hơn. Một trong các bài viết đầu tiên của tôi là về đóng gói nhẫn kim cương. Qua nhiều năm thực hành và huấn luyện, tôi trở nên giỏi hơn.” Có thể viết một bản ghi nhớ tốt cũng là yếu tố then chốt trong sự phát triển tại Amazon. Nếu bạn muốn vươn lên, bạn cần viết – và phải viết giỏi.

Landry cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ngắn gọn. “Giữ cho mọi thứ ngắn gọn tới mức bạn phải suy nghĩ mọi thứ theo cách mà bạn không thể làm khác. Bạn không thể ẩn nấp phía sau sự phức tạp, bạn thực sự phải làm việc với nó.” Hoặc như một nhà lãnh đạo Amazon khác từng nói: “Sự hoàn hảo đạt được khi không còn gì để vứt bỏ.”

Hơn nữa, viết một bản ghi nhớ không phải là một nỗ lực đơn độc; đó là một quá trình hợp tác. Thông thường các nhà điều hành dành một tuần hoặc hơn để chia sẻ tài liệu với các đồng nghiệp, nhận ý kiến phản hồi, mài giũa và điều chỉnh nó cho đến khi mọi khía cạnh có thể được hiểu một cách sâu sắc.

Tái phát minh cuộc họp văn phòng

Một mặt độc đáo khác của văn hóa Amazon là cách các cuộc họp được điều khiển. Trong những năm gần đây, phàn nàn phổ biến trong thế giới văn phòng là làm sao số lượng các cuộc họp trở nên ngột ngạt đến mức khó có thể hoàn thành bất kỳ việc gì. Nghiên cứu từ MIT cho thấy các giám đốc điều hành dành gần 23 giờ một tuần cho họp hành, tăng gần 10 tiếng so với năm 1960.

Tuy nhiên tại Amazon, bản ghi nhớ sáu trang đã cắt giảm số lượng các cuộc họp. Nếu bạn phải dành một tuần để viết bản ghi nhớ, bạn không nên bắt đầu gửi ra lời mời bất cứ khi nào có gì lạ xảy ra với bạn. Tương tự như vậy, công ty thực hành giới hạn số lượng người tham dự tới số người có thể chia sẻ hai phần pizza hạn chế.

Mỗi cuộc họp đều bắt đầu với việc mọi người có khoảng 30 tới 60 phút tiêu hóa bản ghi nhớ. Từ đó, tất cả những người tham dự đều được yêu cầu chia sẻ các phản ứng của họ - thường các lãnh đạo cấp cao sẽ nói cuối cùng – và sau đó họ đi sâu vào những gì có thể thiếu, đặt câu hỏi thăm dò, và xoáy vào những vấn đề tiềm năng có thể phát sinh.

Sự thật là không có con đường “thực sự” nào cho cải tiến vì cải tiến, về mặt cốt lõi, chính là giải quyết vấn đề.

Các cuộc họp tiếp theo cũng tương tự, để xem xét tài chính, trau dồi khái niệm, đánh giá các bản mock-up trong khi nhóm tiếp tục tinh chỉnh các ý tưởng và giả thiết. Landry nhấn mạnh: “Thường đó không phải là phần lớn các phản hồi bạn nhận được. Thực sự nó chỉ là những câu hỏi nhỏ hơn; chúng giúp bạn đạt đến một mức độ chi tiết thực sự mang lại ý tưởng cho cuộc sống.”

Toàn bộ điều này có vẻ cồng kềnh quá mức với những giám đốc điều hành nhanh nhẹn quen ra vào các cuộc họp cả ngày, nhưng bạn thường cần phải đi chậm để di chuyển nhanh hơn. Trong trường hợp Prime Now, dịch vụ này chỉ mất 111 ngày để chuyển từ một ý tưởng trên một tờ giấy tới sản phẩm có mã ZIP ở Manhattan, và nó đã mở rộng nhanh chóng từ đó.

Văn hóa và thực hành cùng tiến hóa

Mỗi công ty đều đổi mới khác nhau. Apple có sự tập trung một cách cuồng tín vào thiết kế. Cam kết của IBM với các nghiên cứu khoa học mức sâu cho phép nó đứng vững và cạnh tranh lâu dài khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh đã thất thủ. Google tích hợp một số chiến lược đổi mới thành một tổng thể liền mạch.

Những gì vận hành tốt với một công ty không chắc sẽ vận hành tốt với một công ty khác, đó là thực tế chính CEO của Amazon, Jeff Bezos, đã nhấn mạnh trong một lá thư gần đây cho các cổ đông. “Chúng tôi không bao giờ tuyên bố rằng cách tiếp cận của chúng tôi là đúng đắn – chỉ vì nó là của chúng tôi – và suốt hơn hai thập kỷ qua, chúng tôi đã tập hợp được một nhóm lớn những người cùng chí hướng. Họ thấy cách tiếp cận của chúng tôi tràn đầy năng lượng và có nhiều ý nghĩa.”

Sự thật là không có con đường nào “thực sự” để đổi mới, vì đổi mới, về mặt cốt lõi, chính là giải quyết vấn đề và mỗi doanh nghiệp lựa chọn những vấn đề khác nhau để giải quyết. Trong khi IBM có thể rất vui khi các nhà khoa học của mình làm việc nhiều thập kỷ trên một số công nghệ tối tân và bí ẩn, còn Google sẵn sàng cho phép nhân viên của mình theo đuổi các dự án thú cưng, thì những điều đó có lẽ không có giá trị gì tại Amazon.

Tuy nhiên, điều duy nhất mà tất cả những nhà cải cách vĩ đại đều sở hữu giống nhau là nền văn hóa và thực hành đan xen sâu sắc. Nó khiến những gì họ làm rất khó sao chép. Bất kỳ ai cũng có thể viết bản ghi nhớ sáu trang hoặc bắt đầu một cuộc họp sau một khoảng thời gian đọc hiểu. Đó không phải là những bài thực hành cụ thể nào đó, mà là cam kết với những giá trị mà chúng phản ánh, điều đó thúc đẩy thành công đáng kinh ngạc của Amazon.

Greg Satell
Ngày 24 tháng 11 năm 2018


Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2018

Google sẽ sụp đổ như thế nào?


Google sẽ sụp đổ như thế nào?
Thông tin từ một tương lai hậu Google rất gần




Google kiếm tiền hầu như từ quảng cáo. Đó là một mô hình kinh doanh đang bùng nổ - cho đến khi nó không thể nữa. Đó là cách mọi thứ trông thế nào trước khi một tượng đài công nghệ vĩ đại nhất sụp đổ theo cách mà ngành công nghệ từng chứng kiến.

Nền tảng Google sụp đổ

Tìm kiếm là chiến thắng duy nhất rõ ràng không phải bàn cãi của Google, cũng là nguồn doanh thu chính, vì thế khi Amazon nhanh chóng vượt qua Google trở thành điểm tìm kiếm sản phẩm hàng đầu, nền tảng của Google bắt đầu chững lại. Như nhiều người đã lưu ý vào thời điểm đó, ngành quảng cáo trực tuyến đã trải qua một bước dịch chuyển quan trọng từ tìm kiếm sang khám phá vào giữa những năm 2010.

Trong khi Google bảo vệ độc quyền của mình trên thị trường quảng cáo tìm kiếm đang chết dần, thì Facebook – đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Google trong thế giới quảng cáo trực tuyến – đã đi đúng hướng và thống trị mảng quảng cáo trực tuyến bằng cách hiển thị ảnh gốc từ nguồn cấp dữ liệu (in-feed native display).


Ai chuyển từ Google sang Amazon? Nhóm người 18 – 29 tuổi dẫn đầu xu hướng

Cuối năm 2015, Apple – đối thủ chính của Google trong mảng điện thoại di động – đã thêm một tính năng vào điện thoại của họ, đó là cho phép người dùng chặn quảng cáo.

Các thiết bị chạy iOS chịu trách nhiệm khoảng 75% lợi nhuận từ quảng cáo tìm kiếm trên mobile của Google, vì vậy bằng cách thực hiện bước đi này, Apple đồng thời đang cân nhắc dứt khoát về cuộc tranh luận lớn nhằm chặn quảng cáo nổ ra suốt những năm 2010, và đưa ra một cú đánh đáng kể cho tương lai của quảng cáo trực tuyến.


Số lượng người dùng chặn quảng cáo trên mobile tăng lên và cũng không có dấu hiệu nào giảm xuống

Một năm sau, khi internet phổ biến trên mobile, thì việc chặn quảng cáo cũng vậy. Số lượng người chặn quảng cáo trên thiết bị di động tăng 102% từ năm 2015 tới năm 2016; vào cuối năm 2016, ước chừng 16% người dùng smartphone toàn cầu đã chặn quảng cáo khi lướt web trên thiết bị di động. Số lượng này cao hơn 25% so với người dùng desktop và laptop ở Mỹ, đất nước chiếm 47% lợi nhuận của Google.

Những người chặn quảng cáo hầu hết đều nằm trong nhóm dân số có giá trị nhất: thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials) và những người có thu nhập cao.


Người dùng trẻ là một chỉ số rất tốt báo hiệu tương lai của một công nghệ, và họ là những người sử dụng phần mềm chặn quảng cáo nhiều nhất.

Người dùng internet đã tuyên bố, và họ ghét quảng cáo.

Đầu năm 2017, Google thông báo các kế hoạch xây dựng một bộ chặn quảng cáo cho trình duyệt phổ biến nhất của mình Google Chrome. Ad blocker của Google chỉ có thể chặn những quảng cáo không thể chấp nhận được bởi Coalition For Better Ads (Liên minh Quảng Cáo Tốt hơn), cho phép công ty sử dụng trình duyệt thống trị của mình một cách hiệu quả để tăng cường hoạt động kinh doanh quảng cáo đã chi phối nó.

Ngay cả sau khi thực hiện hành động tuyệt vọng và đầy nghi vấn pháp lý này thì rõ ràng Google cũng đang làm cho quảng cáo trở nên tốt hơn, nhưng số lượng người chặn quảng cáo cũng tiếp tục tăng. Google đã mang đến cho ngày càng nhiều người chút hương vị về việc trải nghiệm internet không có quảng cáo trông thế nào.

Công ty phát hiện ra rằng không chỉ những quảng cáo gây phiền khiến mọi người không thích, mà toàn bộ quảng cáo nói chung.


Ngành công nghiệp quảng cáo đang cố tìm hiểu xem tại sao người ta ghét quảng cáo đến vậy

Một nền tảng then chốt Google dùng cho quảng cáo là YouTube, được mua về năm 2006 và nhanh chóng trở thành một trong những thực thể lớn nhất của nó. Nhưng dù đứng thứ 6 thế giới về lượng người ghé qua trang chia sẻ video này hàng tháng, YouTube cũng chưa bao giờ có lợi nhuận. Trong một nỗ lực đấu tranh với ảnh hưởng của các phần mềm chặn quảng cáo, YouTube đã phát hành một mô hình thuê bao không quảng cáo cuối năm 2015, nhưng số lượng thuê bao vẫn đang là con số đáng thất vọng.

Các vấn đề không thể vượt qua nổi của YouTube đã nhân lên nhiều lần vào đầu năm 2017 khi các nhà quảng cáo bắt đầu rút ra giữa các cuộc tranh cãi về vị trí đặt quảng cáo, và những khách hàng sinh ra doanh thu khổng lồ bắt đầu rời đi.

Ngay cả những người không chặn quảng cáo cũng đã tự rèn luyện mình từ bỏ chúng hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu đặt tên cho hiện tượng này là “mù quảng cáo” (banner blindness). Một banner quảng cáo trung bình được khoảng 0,06% người xem click vào, và trong số đó có tới 50% là click ngẫu nhiên.

Nghiên cứu chỉ ra 54% người dùng thông báo rằng sự thiếu tin tưởng của họ là lý do không click vào các banner quảng cáo và 33% thấy chúng hoàn toàn không thể chấp nhận được. Những con số này vẽ ra một một tranh khá nghiệt ngã về tính bền vững của quảng cáo trực tuyến, nhưng đặc biệt đối với vị trí của Google trong ngành.

Động cơ khủng của Google đã bắt đầu phát nổ.

Cơ hội lật ngược tình thế và Google đã bỏ lỡ nó thế nào

Nếu mất một phần lớn khán giả và làm phiền phần còn lại vẫn chưa đủ tệ, thì Google lại thất bại trong việc dẫn đầu một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử công nghệ. Họ nhận ra tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo nhưng cách tiếp cận của họ lại để mất dấu nó. Vì trụ cột tìm kiếm của Google đã bắt đầu trở nên không ổn định, nhiều người đã lái chiến lược của công ty theo trí tuệ nhân tạo.

“Chúng tôi sẽ chuyển từ ‘mobile first’ sang một thế giới AI đầu tiên.”
CEO Google Sundar Pichai đã đưa ra một dự đoán nổi tiếng trong năm 2016: “bước lớn kế tiếp sẽ là khái niệm ‘thiết bị’ biến mất” và “theo thời gian, bản thân máy tính – bất kể yếu tố hình thức của nó thế nào – sẽ là một phụ tá thông minh giúp bạn suốt ngày. Chúng tôi sẽ chuyển từ ‘mobile first’ sang một thế giới AI đầu tiên.”

Khả năng của Google khi thừa nhận xu hướng đang tới nhưng vẫn thất bại không hạ cánh đúng trên đó khiến nhiều nhà quan sát tiên đoán về những thất bại thảm khốc của Google trong các ngành công nghiệp truyền thông và nhắn tin (instant messaging) đang bùng nổ.


Sundar Pichai đang tự hỏi làm sao kiếm tiền từ người trợ giúp ảo

Google với Amazon

Trong khi đó, năm 2014, Amazon phát hành một sản phẩm tên là Amazon Echo, một speaker nhỏ có thể ngồi ở nhà và trả lời câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ, và mua mọi thứ online cho bạn. Echo là một thành công lớn. Google đã phát hành một sản phẩm nhái theo nó, Google Home, vào 2 năm sau đó, nhưng đã quá muộn để bắt kịp, và không có chiến lược lợi nhuận rõ ràng nào.

Alexa – người phụ tá sống trong Echo – mặt khác đã nhanh chóng được tích hợp vào một số sản phẩm và dịch vụ, mô hình kiếm tiền của nó rõ ràng, khả thi và quan trọng nhất là nó  phù hợp với tương lai. Echo làm nó dễ dàng đặt hàng sản phẩm trên Amazon, và mỗi lần ai dùng Echo mua gì đó, Amazon đều kiếm được tiền.

Google mở rộng tầm với cho người trợ lý ảo của mình bằng cách tích hợp nó vào Android, nhưng làm vậy vẫn không cung cấp câu trả lời cho câu hỏi làm sao để công nghệ có thể sinh đủ lợi nhuận giúp duy trì các tiết mục mở rộng đắt đỏ của Google.

Quảng cáo của Google dựa trên màn hình, nhưng tương tác giọng nói đã đảo ngược toàn bộ. Google đã thử chơi các đoạn quảng cáo âm thanh một thời gian ngắn trên Google Home, nhưng khách hàng không thể tiếp thu được. Các nhà đầu tư bắt đầu bày tỏ lo ngại vào năm 2017, nhưng Pichai nói họ không nên lo lắng, để họ cho rằng Google có thể sử dụng chiến lược cũ, phân tích giọng nói tìm kiếm từ người dùng, qua đó người dùng sẽ có thể được hiển thị những quảng cáo phù hợp hơn trên màn hình thiết bị.


Alexa mừng chiến thắng trước Google

Các đầu báo năm 2017 giật tít “Alexa vừa chinh phục CES. Tiếp đến là thế giới.”  Amazon sau đó làm cho công nghệ của họ sẵn có với cả các nhà sản xuất bên thứ ba, làm khoảng cách giữa 2 công ty ngày một xa hơn. Amazon đã đánh bại Google một lần trước đó, giữ 54% thị trường điện toán đám mây (so với chỉ 3% của Google) năm 2016, mà họ mới chỉ vừa bắt đầu.

Đầu năm 2017, Amazon bắt đầu tới gần toàn bộ ngành công nghiệp bán lẻ.

Quảng cáo không phải là mãi mãi

Vào thời đỉnh cao, Google có một số lượng người dùng khổng lồ và trung thành trên một lượng đáng kinh ngạc sản phẩm, nhưng doanh thu quảng cáo chính là chất keo dán giữ mọi thứ với nhau. Khi các con số suy yếu, phần lõi Google bắt đầu bị khóa lại dưới sức nặng của đế chế rộng lớn này.

Google là động lực điều khiển trong ngành công nghệ kể từ khi nó bước chân vào năm 1998. Nhưng trong thế giới nơi người ta coi thường quảng cáo, mô hình kinh doanh của Google bị coi là không thân thiện, không đổi mới, và họ đã bỏ lỡ vài cơ hội để xoay chuyển tình thế, cuối cùng chỉ mải tô vẽ những dự án tham vọng, xuất chúng nhưng lại không bền vững. Đổi mới cần tiền, mà luồng doanh thu chính của Google bắt đầu cạn kiệt.

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi nữa, Google sẽ chỉ còn là một động từ vui vẻ thông thường để nhắc nhở việc một người khổng lồ có thể gục ngã nhanh đến mức nào.

Daniel Colin James
Ngày 25 tháng 4 năm 2017