8 bài học khởi nghiệp từ Elon Musk – Người Sắt, kẻ thách thức hàng loạt
lĩnh vực thành công
Mỗi doanh nhân,
dù đã thành công, hay chỉ vừa mới khởi nghiệp, đều có một mẫu hình lý tưởng –
đó là một người thành công, cống hiến, hiệu suất và đủ thách thức để tạo ra một
ảnh hưởng mãi mãi cho cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của họ.
Các nhân vật lý
tưởng này luôn đóng vai trò như nguồn cảm hứng ban đầu cho các doanh nhân mới.
Đôi khi lại như Đấng Cứu Rỗi mỗi khi gặp rắc rối. Hầu hết các nhân vật này đều
được so sánh với thành quả mà doanh nhân dùng nỗ lực và sự chăm chỉ đạt được.
Bằng sự ngưỡng mộ
cao độ, tôi muốn giới thiệu với các bạn, một Da Vinci hiện đại của giới khởi
nghiệp lĩnh vực công nghệ: Elon Musk. Một người khởi nghiệp độc đáo và đa dạng.
Các kỹ năng và giác quan giúp anh cống hiến thành công cho rất nhiều lĩnh vực: trò
chơi điện từ với Space blaster, tài chính với PayPal, vũ trụ với Space X, ô tô
với Tesla motors, giao thông với Hyper loopsystem, máy bay với Electric plane,
và năng lượng bền vững cho phát triển nông thôn với Solar city…
Những gì chúng
ta có thể học được từ Elon Musk, đó là:
1.
Đừng khởi nghiệp với mục đích tạo ra
các công ty, mà phải với mục đích giải quyết các vấn đề.
Lý
do bước vào thế giới khởi nghiệp nên là để giải quyết các bài toán từ cuộc sống
hoặc để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn, nếu doanh nhân xây dựng công ty với mục
đích đó, chắc chắn sẽ thành công, có một cảm giác tự hài lòng, và cũng kiếm được
rất nhiều tiền.
2.
Doanh nhân cần phải xác định rằng có
thứ vẫn có thể làm được: xác suất xuất hiện sẽ xảy ra sớm thôi.
Đây
là một khái niệm trực tiếp thuộc về thực hành, hãy sử dụng trí tưởng tượng của
bạn, nhưng quan trọng hơn, hãy dùng lý do có tính bền vững để tạo ra sự cải tiến
và khởi nghiệp. Ý tưởng nên có tính ứng dụng thực tiễn.
3.
Hãy mang các ý tưởng và các bài toán
cần giải quyết trở về với chân lý căn bản của nó và tìm lý do hợp lý từ đó.
Cái
này gọi là Khoa học của Doanh nhân, khi một nhà khoa học gặp một bài toán mới
và muốn giải quyết hay cải tiến nó. Họ đơn giản sẽ chia nhỏ nó thành những phần
cơ bản, rồi sau đó sử dụng hướng đi từ dưới lên để tiếp cận từng phần. Đó là lời
khuyên rất thú vị để tìm ra các khoảng trống, các vấn đề mới và giải pháp mới
cho ý tưởng khởi nghiệp của bạn.
4.
Nếu một doanh nhân thấy một thứ gì đó
đủ quan trọng, thậm chí nếu vận may đang chống lại bạn, bạn vẫn nên làm.
Một
khi doanh nhân đã bị thuyết phục về ý tưởng, giải pháp, anh ta cần phải thực hiện
nó để biến nó thành hiện thực, bền bỉ là cách duy nhất để thành công, và không
có lựa chọn nào khác ngoài sự can đảm. Ví dụ: Tesla motors – một công ty ô tô
điện đã cho ra đời chiếc xe đầu tiên thành công dù phải đối mặt với rất nhiều
trở ngại; từ qui định, tới tài trợ và thu hút khách hàng; và giờ đã trở thành
người dẫn đầu thị trường.
5.
Hãy tiếp thu mọi phản hồi, đặc biệt từ
những phía đối lập, và hãy tìm mọi chỗ sai rồi sửa chữa nó, điều đó sẽ làm sản
phẩm của bạn tỏa sáng như ngôi sao và vận hành tốt hơn ngoài mong đợi.
Điều
này rất quan trọng với nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm, mọi phản hồi
thu thập từ bạn bè, gia đình và người dùng giai đoạn beta sẽ cho bạn cơ hội cải
thiện sản phẩm khiến nó phù hợp với thị trường.
6.
Công ty lớn xây dựng nên những sản phẩm
lớn.
Sản
phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp: nó tốt đến mức nào theo quan điểm làm cuộc sống
dễ dàng hơn, tạo được các giá trị mới mẻ hơn cho xã hội loài người, hay giải
quyết được những vấn đề to lớn đến mức nào, điều đó quyết định số phận công ty
khởi nghiệp. Ví dụ, Solar City là dự án giải quyết lỗ hổng năng lượng dễ dàng
hơn cho khu vực ngoại ô và nông thôn.
7.
Con người nhiệt huyết từ tâm mới là vấn
đề, chứ không phải kỹ năng hay yếu tố cá nhân.
Vấn
đề lớn nhất trong thế giới khởi nghiệp là tìm đúng bạn đồng hành và xây dựng đội
ngũ. Phương pháp luận đơn giản này sẽ giải quyết vấn đề đó dễ dàng, và chỉ cần
nhìn vào những người tốt trong đời thực, các kỹ năng có thể dạy được, phẩm chất
cá nhân có thể phát triển theo thời gian, nhưng sự tâm huyết rất khó tạo ra được.
8.
Sẵn sàng chấp nhận rủi ro và sẵn sàng
thất bại, vì Elon tin rằng nếu không có thất bại thì đổi mới sẽ không diễn ra.
Thử
nghiệm tên lửa Dragon 9 của SpaceX đã thất bại ở 1 trong 6 lần thử, đốt hàng
triệu đô la mỗi lần phóng, nhưng Elon vẫn tiếp tục màn trình diễn các năng lực
về tên lửa của mình, anh đã giành được hợp đồng thương mại đầu tiên từ NASA để
vận chuyển lên vũ trụ cho trạm ISS, hợp tác với công ty khác, trị giá $1.6 tỷ đô.
Trang
Willager tự hào dành tặng bộ sưu tập trí khôn này từ một người thách thức hàng
loạt, một doanh nhân thành công trên hàng loạt lĩnh vực, người hôm nay được tạp
chí Fortune vinh danh là Doanh Nhân Của
Năm 2013: Elon Musk – Người Sắt.
Theo awillager.blogspot.in
Ngày 24 tháng 11 năm 2013