Hiển thị các bài đăng có nhãn giá trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giá trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

5 kỹ năng giúp bạn phát triển EQ - Mark Manson



5 kỹ năng giúp bạn phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)

Phi hành gia có lẽ là công việc khó nhất hành tinh. Trong hàng chục ngàn đơn ứng tuyển, mỗi thập kỷ NASA chỉ chọn ra khoảng nửa tá. Qui trình tuyển chọn rất nghiêm ngặt và yêu cầu cao. Bạn phải là một tay cừ khôi toàn diện mới đủ điều kiện. Bạn phải có chuyên môn sâu về khoa học kỹ thuật. Bạn cần ít nhất 1000 giờ bay. Bạn phải có vóc dáng cân đối và mạnh mẽ. Và trên hết, bạn phải là một tên khốn thông minh.

Lisa Nowak có đầy đủ tất cả những cái đó. Cô có bằng thạc sĩ kỹ thuật hàng không và đã học cao học ngành vật lý thiên văn tại Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ. Cô đã lái máy bay thực hiện các nhiệm vụ trên không cho Hải Quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương trong hơn năm năm. Và vào năm 1996, cô là một trong số ít người may mắn được lựa chọn trở thành phi hành gia.

Rõ ràng cô thông minh như quỉ. Nhưng vào năm 2007, sau khi phát hiện ra người yêu mình đang qua lại với một phụ nữ khác, Lisa đã lái xe một mạch 15 tiếng đồng hồ như một con thoi từ Houston tới Orlando để đối đầu với nhân tình mới của bạn trai trong một bãi đậu xe sân bay. Lisa đóng gói cà vạt, bình xịt hơi cay và túi rác lớn, có một kế hoạch mơ hồ nhưng không thực sự suy nghĩ thấu đáo hòng bắt cóc người phụ nữ. Nhưng trước khi cô có thể lôi người phụ nữ đó ra khỏi ô tô, Lisa đã bùng nổ cảm xúc, là nguyên nhân dẫn tới việc cô bị bắt giữ nhanh chóng.


Trí tuệ cảm xúc là một khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra vào những năm 1980 và 1990 nhằm giải thích tại sao những người thông minh như Lisa lại thường làm những việc thực sự vô cùng ngu ngốc. Lập luận như sau: giống như chỉ số thông minh chung (General Intelligence - IQ) là thước đo khả năng xử lý thông tin của bạn và đưa ra các quyết định hợp lý, trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EQ) dùng để đo khả năng xử lý cảm xúc của bạn – cả cảm xúc của bạn và cảm xúc của người khác – để đưa ra các quyết định hợp lý.

Một số người có chỉ số IQ cao đáng kinh ngạc nhưng chỉ số EQ lại rất thấp – giống như  vị giáo sư tài giỏi của bạn không hợp với đôi vớ ông ta đang đi hay chẳng nhìn ra mục đích gì của việc tắm rửa. Lại có những người có chỉ số EQ cao đáng kinh ngạc nhưng IQ lại rất thấp – hãy nghĩ tới những người vất vả bươn chải ngoài đường thậm chí còn không thể đánh vần nổi tên của chính mình nhưng lại biết cách làm bạn cởi cả chiếc áo đang mặc trên người để đưa cho anh ta.

Các nhà nghiên cứu về EQ cho rằng nó thực sự còn quan trọng hơn cả IQ. Câu này gây tranh cãi nhiều nhất. Trong khi cái câu nhan nhản khắp nơi “Cái chết tiệt gì thế này?” lại chẳng khiến ai bận tâm. Đối với một người, đo lường trí tuệ cảm xúc rất khó, nếu không muốn nói là bất khả thi. Hầu hết những gì liên quan đến nó đều chủ quan.

Hơn nữa còn bởi vì trí tuệ cảm xúc không ổn định như trí thông minh. IQ khó bị thay đổi hơn. Nhưng EQ là thứ mà bạn có thể làm việc với nó, phát triển nó như cơ bắp hay một kỹ năng vậy, rồi quan sát nó tăng trưởng, như một bông hoa xinh đẹp trong khu vườn ngu ngốc của bạn.

Vì vậy, về cơ bản, dù bạn thông minh bao nhiêu đi chăng nữa, thì bạn cũng không có lý do bao biện. Hãy trở nên hiệu quả hơn nào. Phát triển trí tuệ cảm xúc để không hành xử ngu ngốc như Lisa.

Dưới đây là năm cách để bắt đầu.

1.  Luyện tập khả năng tự nhận thức

Giống như hầu hết những thứ thuộc về tình cảm, bạn không thể giỏi về nó cho đến khi bạn biết chính xác nó là cái chết tiệt gì. Khi bạn thiếu khả năng tự nhận thức, cố gắng quản lý cảm xúc chỉ giống như ngồi trong một chiếc thuyền nhỏ mà không có buồm chơi vơi trong biển cảm xúc của chính mình, hoàn toàn ngẫu hứng trước dòng chảy của bất cứ cái gì xuất hiện mỗi khoảnh khắc. Bạn không biết sẽ đi đâu và làm thế nào để tới đó. Và tất cả những gì bạn có thể làm là hét lên và kêu gào giúp đỡ.

   

Tự nhận thức chính là việc thấu hiểu bản thân bạn và hành vi của bạn ở ba cấp độ: 1) những gì bạn đang làm, 2) bạn cảm nhận về nó như thế nào, và 3) phần khó nhất, tìm hiểu xem bạn không hiểu gì về bản thân mình.

-          Thấu hiểu những gì bạn đang làm. Bạn có thể nghĩ chuyện này quả thật đơn giản và dễ dàng, nhưng sự thật là trong thế kỷ 21, hầu hết chúng ta đều chẳng biết mình đang làm cái quái gì thậm chí suốt nửa đời kia. Chúng ta có chế độ auto-pilot – tự động kiểm tra thư điện tử, text BFF – tự động kiểm tra Instagram, xem YouTube, kiểm tra mail, gõ BFF, v.v…
Loại bỏ những phiền nhiễu khỏi cuộc sống của bạn, như tắt điện thoại cứ ring ring suốt ngày của bạn đi và tham gia vào thế giới xung quanh bạn là bước tốt đẹp đầu tiên của quá trình tự nhận thức. Tìm không gian yên tĩnh, cô độc, có chút đáng sợ tiềm tàng, chính là nơi cần thiết cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Các hình thức gây xao lãng khác còn có công việc, tivi, ma túy, rượu, trò chơi điện tử, tranh cãi qua mạng internet…

Hãy lập lịch trình thời gian hàng ngày của bạn để có thể tránh xa khỏi chúng. Hãy làm cho buổi sáng của bạn không có âm nhạc hay podcast. Chỉ cần nghĩ về cuộc đời bạn. Hãy suy nghĩ về cảm giác của bạn. Dành 10 phút buổi sáng để thiền. Xóa mạng xã hội ra khỏi điện thoại của bạn trong một tuần. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì xảy ra với mình.

Chúng ta sử dụng những phiền nhiễu này để tránh nhiều cảm xúc không thoải mái, vì thế khi xóa bỏ những phiền nhiễu ấy và tập trung vào cảm xúc của bản thân có thể phát hiện ra vài thứ đáng sợ. Nhưng loại bỏ phiền nhiễu vẫn là điều quan trọng vì nó đưa chúng ta lên cấp độ tiếp theo.

-          Thấu hiểu những gì bạn đang cảm nhận. Ban đầu, khi bạn thực sự chú ý đến cảm giác của bạn, nó có thể khiến bạn hoảng sợ. Bạn có lẽ nhận ra mình thường xuyên buồn bã hay mình là một tên khốn giận dữ với nhiều người trong đời. Bạn có thể nhận ra rất nhiều lo lắng đang diễn ra, và việc “nghiện điện thoại” thực ra chỉ là cách làm tê liệt và đánh lạc hướng bạn khỏi lo lắng.
Quan trọng là lúc này đừng phán xét những cảm xúc phát sinh. Bạn sẽ bị cám dỗ để nói gì đó kiểu như “Chết tiệt! Lo lắng ư? Cái quái gì đang xảy ra với mình thế nhỉ?” Nhưng điều đó chỉ làm mọi chuyện tệ hơn. Dù cảm xúc có là gì đi chăng nữa, chúng đều luôn có lý do hợp lý để tồn tại, ngay cả khi bạn chẳng nhớ lý do đó là gì. Vì thế đừng khiến bản thân căng thẳng.

-          Thấu hiểu khối cảm xúc của chính mình. Một khi bạn nhìn ra toàn bộ những thứ khó chịu mà bạn đang cảm thấy, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác sự điên rồ nhỏ bé của mình đang trú ngụ nơi nào. Ví dụ, tôi thực sự có cảm xúc khi bị ngắt đoạn. Tôi dễ dàng nổi cáu khi cố gắng nói mà người ta lại phân tâm. Tôi coi đó là vấn đề cá nhân. Đôi khi cảm xúc biểu hiện thành thô lỗ, nhưng lại có lúc điều tệ hại xảy ra, tôi phải kết thúc bằng việc trông như một tên khốn , vì tôi không thể chịu đựng hai giây mà không nói từ nào để ra vẻ lịch thiệp. Đó là khối cảm xúc nhảm nhí của tôi. Và chỉ bằng cách nhận thức được nó, tôi mới có thể phản ứng lại với nó.

Giờ chỉ nhận thức được là không đủ. Người ta còn phải có khả năng quản lý cảm xúc nữa.

2.  Thử thách cảm xúc của bạn đi

Những người tin rằng cảm xúc là tất cả của cuộc đời thường tìm cách “điều khiển” cảm xúc của họ. Bạn không thể. Bạn chỉ có thể phản ứng với nó.

Cảm xúc đơn thuần chỉ là những tín hiệu nói cho chúng ta cần chú ý vào cái gì đó. Sau đó chúng ta có thể quyết định “cái gì đó” có quan trọng hay không và lựa chọn cách hành động tốt nhất để giải quyết vấn đề đó – hoặc không cần làm gì hết.

Không có cái gọi là cảm xúc “tốt” hay “xấu” – chỉ có phản ứng “tốt” hay “xấu” với cảm xúc của bạn.

Tức giận có thể là một cảm xúc mang tính hủy diệt nếu bạn định hướng sai và làm tổn thương người khác hoặc bản thân trong quá trình này. Nhưng nó có thể là cảm xúc tốt nếu bạn sử dụng nó để sửa chữa những bất công và/hoặc bảo vệ bản thân và mọi người.

Niềm vui có thể là một cảm xúc tuyệt vời khi được chia sẻ với những người bạn yêu thương khi có gì tốt đẹp xảy ra. Nhưng nó cũng có thể là một cảm xúc kinh hoàng nếu bắt nguồn từ việc làm tổn hại người khác.

Những cái đó gọi là hành động quản lý cảm xúc của bạn: nhận ra những gì bạn cảm thấy, quyết định liệu đó có phải là cảm xúc phù hợp đối với hoàn cảnh không, và tiếp đến là hành động.

Toàn bộ vấn đề này là để hướng cảm xúc của bạn vào thứ mà các nhà tâm lý học gọi là “hành vi hướng mục đích” – còn tôi thì thích gọi là “làm bản thân hiệu quả” hơn.

3.  Học cách tạo động lực cho bản thân

Bạn đã bao giờ từng đánh mất chính mình trong một hành động nào đó chưa? Giống như bạn bắt đầu làm một việc gì đó rồi đắm chìm trong nó, và khi bạn thoát khỏi trạng thái thôi miên đó, bạn nhận thấy ba tiếng đồng hồ trôi qua chỉ như mười lăm phút?

Chuyện này đôi khi xảy ra với tôi khi viết bài.  Tôi mất cảm giác về thời gian và tôi nhận được một loạt cảm xúc tinh tế khi vạch ra những ý tưởng trong đầu rồi diễn đạt chúng thành lời. Nó giống như cảm giác mê hoặc pha trộn chút âm mưu, sự nản lòng trộn với một chút dopamine khi tôi cảm thấy mình vừa nghĩ ra câu văn hay hoặc một trò đùa tinh quái, hoặc thứ gì đó không khiến tôi chửi rủa.

Tôi thích cảm giác này, và khi tôi đạt được nó, nó thúc đẩy tôi tiếp tục viết.

Dù vậy, hãy lưu ý một điều quan trọng: Tôi không chờ đợi cảm giác đó xuất hiện trước khi bắt đầu viết.

Tôi bắt đầu viết, rồi cảm giác đó bắt đầu xây dựng, nó thúc đẩy tôi tiếp tục viết, và cảm giác đó được xây dựng thêm chút nữa, cứ thế từng chút từng chút một.

Cái này tôi gọi là “Làm theo nguyên tắc” và có lẽ đó là một trong những chiêu thức đơn giản nhất nhưng kỳ diệu nhất mà tôi từng gặp. “Làm theo nguyên tắc” phát biểu rằng: hành động không chỉ là tác động của động lực, mà còn là nguyên nhân tạo ra động lực.



Hầu hết mọi người đều cố gắng tìm kiếm cảm hứng trước tiên để họ có thể thực hiện được những hành động nhất thời và thay đổi mọi thứ về bản thân và hoàn cảnh của mình. Họ cố tự nâng cao bản thân bằng bất cứ hương vị nào từ việc thủ dâm tinh thần theo phong cách của tuần đó để cuối cùng họ cũng có thể thực sự hành động. Nhưng sang tuần kế tiếp, họ hết hơi và trở lại trạng thái ban đầu, giật mình ngó sang một “phương pháp” tạo động lực khác.

Nhưng tôi thích bật nó lên trong đầu hoàn toàn. Khi tôi cần phải có động lực, tôi chỉ cần làm một cái gì đó thậm chí còn xa mới liên quan đến cái tôi muốn hoàn thành, sau đó hành động thúc đẩy động lực, lại thúc đẩy hành động…

Khi tôi không cảm thấy muốn viết, tôi tự nhủ giờ tôi chỉ làm việc với đề cương. Một khi tôi làm điều đó, nó thường khiến tôi nghĩ về cái gì đó thú vị hơn mà tôi chưa nghĩ ra nhưng lại muốn đề cập tới, thế là tôi lại viết nó ra một chút.

Trước khi tôi thấu hiểu điều đó, tôi đã đi được nửa đường bản đề cương mà còn chưa kịp mặc xong cái quần âu.
(Lưu ý: đó chỉ là vì tôi không bao giờ mặc quần âu.)

Vấn đề là để sử dụng được cảm xúc của bạn một cách hiệu quả để làm bản thân trở nên hiệu quả, bạn phải làm một cái gì đó.

Nếu bạn không cảm thấy bất cứ thứ gì có thể thúc đẩy được bạn, hãy làm một cái gì đó. Vẽ một hình tượng trưng, tìm một lớp học coding trực tuyến miễn phí, nói chuyện với một người lạ, học chơi một nhạc cụ, học một chủ đề nào đó thực sự khó nhằn, tham gia tình nguyện trong cộng đồng của bạn, tới lớp nhảy salsa, đóng giá sách, viết một bài thơ. Hãy chú ý vào cảm giác của bạn trước, trong và sau bất cứ thứ gì bạn làm rồi sử dụng chúng để hướng dẫn cho các hành vi tương lai của bản thân.

Và hãy nhớ rằng không phải cứ cảm xúc “tốt” mới thúc đẩy được bạn. Đôi khi tôi thấy nản lòng và thực sự bực mình khi không thể nói chính xác những gì mình muốn nói. Đôi khi tôi lo lắng những gì mình viết ra sẽ không cộng hưởng được với mọi người. Nhưng dù vì bất cứ lý do gì, những cảm giác đó thường chỉ làm tôi muốn viết nhiều hơn nữa. Tôi thích thách thức vật lộn với thứ gì đó cách xa tầm tay tôi một chút.

4.  Nhận biết cảm xúc từ người khác để tạo ra các mối quan hệ lành mạnh

Mọi thứ chúng ta vừa đề cập ở trên đều xử lý và điều khiển các cảm xúc bên trong chúng ta. Nhưng mục tiêu chính của việc phát triển EQ cuối cùng vẫn là nhằm thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh hơn trong cuộc sống của chính bạn.

Và các mối quan hệ lành mạnh – quan hệ lãng mạn, quan hệ gia đình, bạn bè… - đều bắt đầu bằng việc công nhận và tôn trọng các nhu cầu tình cảm của nhau.

Bạn làm điều này bằng cách kết nối và đồng cảm với người khác. Bằng việc lắng nghe người khác và chia sẻ bản thân một cách trung thực với mọi người – cách đó gọi là vượt qua nhược điểm.



Để đồng cảm với ai đó, không nhất thiết phải hoàn toàn thấu hiểu họ, chỉ cần chấp nhận họ như cách họ vốn có, ngay cả khi bạn không hiểu họ. Bạn học cách coi trọng sự tồn tại của họ và đối xử với họ như mục đích chứ không phải phương tiện cho một việc nào khác. Bạn thừa nhận nỗi đau của họ như nỗi đau của bạn – nỗi đau tập thể của chúng ta.

Các mối quan hệ là nơi sợi cao su tình cảm va chạm vào mặt đường tục ngữ. Chúng đưa chúng ta ra khỏi đầu và đi vào thế giới xung quanh ta. Chúng làm chúng ta nhận ra chúng ta là một phần của cái gì đó lớn hơn và phức tạp hơn bản thân chúng ta.

Và cuối cùng, các mối quan hệ chính là cách chúng ta xác định giá trị bản thân.

5.  Tìm hiểu cảm xúc cùng với giá trị

Khi cuốn sách của Daniel Goleman ra đời những năm 90, “trí tuệ cảm xúc” trở thành một từ khóa lớn trong tâm lý học. Các CEO và các nhà quản lý tìm đọc sách vở rồi đi tới đối xử với nhân viên theo trí tuệ cảm xúc để tạo động lực cho lực lượng lao động. Các nhà trị liệu cố tiếp thu thật nhiều nhận thức về cảm xúc của khách hàng để giúp họ kiểm soát cuộc sống. Bố mẹ được khuyến khích nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc ở trẻ nhằm chuẩn bị cho chúng trước một thế giới thay đổi và hướng cảm xúc.

Tuy nhiên nhiều kiểu suy nghĩ loại này đã bỏ qua vấn đề cốt lõi. Trí tuệ cảm xúc sẽ vô nghĩa nếu không hướng tới các giá trị của bạn.

Bạn có thể có một CEO có trí tuệ cảm xúc cao nhất hành tinh, nhưng nếu cô ta sẽ dụng các kỹ năng của mình để thúc đẩy nhân viên bán các sản phẩm tạo ra nhờ bót lột người nghèo hay phá hủy hành tinh, thì liệu trí tuệ cảm xúc có phải là một phẩm chất tốt?

Một người cha có thể dạy con trai mình những nguyên lý của trí tuệ cảm xúc, nhưng không dạy cậu bé giá trị của sự trung thực và tôn trọng, cậu có thể biến thành một kẻ tàn nhẫn, dối trá nhưng thông minh về mặt cảm xúc.

Những kẻ lừa đảo đều có EQ rất cao. Chúng đọc hiểu cảm xúc rất tốt, cả cảm xúc nội tại và đặc biệt cảm xúc của người khác. Nhưng cuối cùng chúng lại sử dụng thông tin đó để thao túng mọi người vì mục đích cá nhân. Chúng coi trọng bản thân hơn mọi thứ và định giá bản thân bằng chi phí của tất cả mọi người. Mọi thứ đều trở nên xấu xa khi bạn coi thế giới bên ngoài chỉ đáng chút xíu.

Lisa Nowak, với tất cả sự thông minh và chuyên môn sáng chói của mình, đã không thể xử lý được cảm xúc của chính mình và coi trọng những thứ sai lầm. Thế là cô ấy đã để cảm xúc đẩy mình ra khỏi vách đá đời thường, rơi từ ngoài không gian vào trong một không gian bị giam cầm.

Cuối cùng, chúng ta luôn chọn những gì chúng ta coi trọng, cho dù chúng ta thấu hiểu nó hay không. Và cảm xúc sẽ mang theo những giá trị này thông qua việc thúc đẩy hành vi của chúng ta theo một cách nào đó.

Để sống cuộc đời mà bạn thực sự muốn sống, trước tiên bạn phải rõ ràng về những gì bạn thực sự coi trọng, vì đó là nơi năng lượng cảm xúc của bạn sẽ được hướng tới.

Và khi đã biết những gì bạn thực sự đánh giá cao – không chỉ những gì bạn nói – lúc đó bạn mới có thể phát triển trí tuệ cảm xúc một cách tốt nhất.


Mark Manson
Ngày 11 tháng 4 năm 2019





Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Agile là thứ vô nghĩa


Agile là thứ vô nghĩa

Tôi đã dành lượng thời gian rất đáng kể để biết lý do tại sao các mô hình lấy cảm hứng từ Agile “hoạt động được” – hầu hết là phải tự lao vào làm theo, nhưng tôi cũng tự nghiên cứu thêm, tham gia các nghiên cứu theo nhóm, tới các hội thảo, tham gia vào các cộng đồng, và học để biết điều gì có tính chất quyết định nhất khiến nó không hoạt động.

Nhưng gần đây tôi nhận ra rằng với bất kỳ người bình thường nào – mà không được thực hành nhiều theo mô hình này trong thế giới thực để xem cách nó hoạt động – thì Agile hoàn toàn vô nghĩa. Ghép nối lại ư? Cậu đang đùa tôi đấy à? Một đám đông ư? OK, giờ cậu thực sự điên rồi. Release một phiên bản sản phẩm tệ hại nhưng có thể dùng được chỉ trong vòng 1 tuần ư? Tại sao? Tìm ra một mục tiêu gần và tiến tới – không cần nhiều tài liệu và lập kế hoạch ư? Thật điên rồ. Mời khách hàng tham gia qui trình ư? Họ sẽ hoảng sợ! Để team tự quản lý, tự tổ chức, và quyết định cần tập trung nỗ lực cải tiến liên tục ở đâu ư? Đây là câu chuyện “Lord of the Flies” (Chúa tể của Những Con Ruồi) sao? Mục tiêu nhóm, chứ không phải mục tiêu cá nhân ư? Cậu là nhà xã hội chủ nghĩa đấy à? …

Nếu nó có ý nghĩa, hẳn mọi người đã đang làm theo nó rồi, phải không?

Chúng ta cứ giả sử Agile là hiển nhiên và trực quan. Thực ra thì không phải thế, trừ khi bạn đang nói tới những ý tưởng mơ hồ mức cao hoặc những thứ xứng đáng gật đầu tán thành. Sử dụng các cụm từ như “Các cá nhân và các tương tác theo qui trình và công cụ”, “Biến an toàn thành điều kiện tiên quyết”. Cả hai cụm này nghe có vẻ hợp lý – thậm chí rất tuyệt vời – nhưng một qui trình nhẹ nhàng và một nền “văn hóa mở” của một người có khi lại là thứ quan liêu và “văn hóa sợ hãi/đe dọa” với người khác. Vì thế bạn sẽ gặp thách thức với mấy từ to tát trơn tuồn tuột này.

Agile không hề cho thấy cảm giác trực quan trong nhiều hệ thống vì tôi tin rằng Agile tập trung vào tính bền vững và khả năng tồn tại lâu dài (“các qui trình Agile thúc đẩy phát triển bền vững. Các nhà tài trợ, developers và người dùng đều có khả năng duy trì theo một tốc độ không đổi vô thời hạn.”) Lợi ích sẽ không đến ngay lập tức, và trong ngắn hạn bạn sẽ trải qua một vài khó chịu cùng bất mãn. Chẳng hạn, một dự án tập trung vào chất lượng sẽ thực sự thành công khi sản phẩm trở nên phức tạp một cách điên rồ và bạn có thể tiếp tục đổi mới. Liên tục đưa ra những ý tưởng nhỏ vào sản phẩm sẽ thành công khi khách hàng cực kỳ hài lòng với kết quả cuối cùng (do được học và xoay vòng qui trình), chứ không phải khi khách hàng dùng thử phiên bản ghép nối tối giản sau sprint 1 và đưa ra phản hồi. Nếu chủ nghĩa ngắn hạn là thứ bạn đang thể hiện (và hầu hết mọi người đều thế), thì việc tập trung sâu vào Agile không phải là công cụ tốt nhất cho bạn đâu (nhưng có thể tốt nhất với vài người mù mờ đang chạy nước rút).

Thậm chí khi bạn nói chi tiết, cũng có quá nhiều khoảng trống về những hiểu biết được chia sẻ (và một mớ các bất hòa về mặt nhận thức). Tôi nhớ đã nói với một người bạn rằng tôi từng làm việc trong một công ty mà có lẽ chỉ có một vấn đề nhỏ trong sản xuất hàng quí/6 tháng, VÀ họ có một sản phẩm rất thành công. Điều đó đơn giản chỉ là nó không nhảy nhót và đã thực sự đúng với cả thập kỷ kinh nghiệm của họ. Có thứ phải dùng để giải thích cho điều này: các lĩnh vực khác nhau, các kỹ sư khác nhau, công nghệ khác nhau, một chiến lược sản phẩm thành công chứa các góc cắt hợp lý (đã được điều chỉnh dần dần)… Chúng ta chính xác đã ở ngõ cụt. Với nhiều người, Agile là phải có sprint và phải xài Jira. Vì thế họ đã “làm” như thế. Thể loại này là một dạng sùng bái chỉ hoạt động trong các bài viết trên blogs.



Tiếp theo, bạn có một loạt các thành kiến về mặt nhận thức và chui vào cái bẫy trực giác, kiểu như tác động của việc sử dụng quá nhiều tài nguyên, chi phí hàng đợi, những khác biệt giữa sản suất và công việc đầu óc, v.v… (hãy đọc tác phẩm của Don Reinertsen để biết thêm: The Principles of Product Development Flow for a non-dogmatic summary of traps  - Nguyên tắc PDF (Luồng phát triển sản phẩm) để tóm tắt một cách không giáo điều các cạm bẫy). Gợi ý: ngay cả khi mọi người đã đọc cuốn sách này, họ cũng sẽ biết rằng nó có quá nhiều lý thuyết mà thiếu cả tấn ngữ cảnh.

Cuối cùng, luôn có thách thức về tính nhanh nhạy trong toàn bộ tổ chức. Các nhà quan sát chuyên nghiệp đã nhanh chóng nhận ra rằng tính nhanh nhạy ở cấp độ một đội nhóm (team level) là một phần của bài toán. Ngay cả khi Agile ở cấp độ team có ý nghĩa thì bạn cũng cần các phần khác để làm nó thực sự có giá trị. Phần còn lại của tổ chức có lẽ là những người đã chặn nó ngay từ đầu.

Một khi bạn đã nắm bắt được ý tưởng rằng Agile chẳng có ý nghĩa gì, thì bạn có thể bắt đầu thực hiện một việc tốt hơn: đó là hỗ trợ các thử nghiệm tiến hành với các mô hình Agile nổi tiếng. Bước đầu tiên là bỏ chiếc mũ của Kẻ Thuyết Giảng xuống. Thật vô nghĩa khi bạn cứ tuyên truyền những thứ không có ý nghĩa… bạn sẽ được gọi là một kẻ Dị Giáo (và chúng ta đã biết điều gì sẽ xảy ra cho những kẻ dị giáo). Tương tự, đừng làm Acolyte (người cầm nến phụ giúp cho linh mục). Mọi người không tin tưởng những kẻ theo đuổi những điều vô nghĩa. Đừng đề cập tới các thứ đã làm ở công ty khác… vì “nó sẽ không hoạt động ở đây” (và nó biến bạn trở nên nổi bật và độc tài). Quan trọng nhất: lật ngược quan điểm của bạn từ “Tôi là người đã biết ở đây… còn họ không hiểu gì cả” thành “điều này không có ý nghĩa… điều này chỉ dành cho tôi.”

Bạn có thể làm gì đây?

Thứ nhỏ nhất có thể làm tăng giá trị (và có ý nghĩa) là gì? Standup meeting tốt hơn ư? Retrospective tốt hơn ư? Mời khách hàng tham gia một buổi demo ư? Ghép lại trong một ngày ư? Thống nhất đạt được một cái gì đó về sản phẩm chỉ trong vài ngày ư? Hãy thử xem. Hãy làm một thứ có ý nghĩa kiểu như “wow, tôi có thấy thấy nó đã tạo ra giá trị thế nào.”

Khi bạn thực hiện phương pháp khiêm nhường này – thay vì “cài đặt” một đống các thứ, công cụ, rồi xây dựng một đống các vai trò, và nghi lễ AKA để làm Agile – thì tôi nghĩ bạn đang dần nắm được tinh thần thực sự của Agile.

John Cutler
Ngày 28 tháng 1 năm 2018


Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...