Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH DOANH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KINH DOANH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Tại sao các startups thường sụp đổ khi đạt mốc 50 nhân viên?


Tại sao các startup thường sụp đổ khi đạt mốc 50 nhân viên?
Bài giảng kinh doanh cho giai đoạn từ thiếu niên tới dậy thì

Hãy hỏi bất kỳ ai từng làm việc tại nhiều hơn một công ty khởi nghiệp. Chắc chắn họ sẽ nói với bạn cùng một câu chuyện: những công ty trẻ thường trật đường ray khi nó đạt tới con số 50 nhân viên. Tôi gọi giai đoạn này của startup là giai đoạn thiếu niên, và tôi từng sống với giai đoạn đó nhiều lần, trong tư cách nhân viên hoặc người lãnh đạo.

Chuyện này diễn ra thế nào?

Khi số nhân viên từ một tới 10: đến một thời điểm nhất định, các nhân viên ban đầu sẽ ngừng hỏi tên người mới. Họ sẽ không thể hiện hay nói điều đó, nhưng họ sẽ bắt đầu phẫn nộ khi phải chỉ cho người khác cách làm những điều đơn giản tương tự. Sự khoan dung của họ với những sai lầm, ngay cả đối với những sai lầm họ từng mắc phải, đều vứt hết vào toilet.

Số nhân viên từ 10 tới 25: các nhân viên giai đoạn 2 sẽ bắt đầu hình thành những nhóm nhỏ, có khuynh hướng bảo thủ, tự vệ. Thi thoảng họ có thể loại bỏ những vật chứng của “ngày xưa đẹp đẽ”. Các cuộc thảo luận có thể bắt đầu thấm thía với tiền tố “tiền bối”, “những người làm lâu năm”.

Số nhân viên từ 26 tới 39: Đây là thời điểm các trò chơi quyền lực bắt đầu xuất hiện. Nếu các “thiếu niên” chuẩn bị thành lập bộ lạc, những thành viên hai mươi, ba mươi tuổi sẽ bắt đầu hình thành địa ngục để chống lại những chiến binh lâu năm, già nua.

Số nhân viên từ 40 tới 49: chuyện chết tiệt gì đang xảy ra thế này?

Dù kịch bản này có thể không đúng với mọi nhân viên trong từng nhóm, nhưng nó luôn xảy ra với ít nhất một vài người sau khi startup đạt tới cột mốc 50 người. Như tôi đã nói, tôi từng ở trong các nhóm trên, và từng chứng kiến hay thể hiện hành vi này, vì thế tôi sẽ không phán xét ở đây.

Đùa thôi, có lẽ tôi đang phán xét, dù không nhiều. Nhưng chúng ta cần nói về những gì cần làm khi công ty của bạn có hiện tượng đó để nó khỏi đi trật đường. Chúng ta cần đưa các startup còn trong giai đoạn “thiếu niên” của chúng ta ra khỏi nhà, và bước vào thế giới, hành xử như một người trưởng thành bình thường.

Hỗn loạn tại mốc 50 nhân viên cũng có vài điều tích cực. Thứ nhất, chắc chắn công ty của bạn là một công ty đang phát triển, có vẻ nhanh hơn so với kế hoạch. Và chừng nào sự tăng trưởng không vượt quá tầm tay thì đó là một vấn đề tốt.

Nếu tăng trưởng thực sự đang diễn ra và có tổ chức, vậy là công ty bạn có thể đã phát triển văn hóa nội bộ, có kho từ vựng và những hoạt động dù không được ghi trong giấy tờ, tài liệu nhưng đều được mọi người hiểu và thừa nhận. Giao tiếp có thể theo những hình thức cơ bản như gặp mặt trực tiếp hay theo yêu cầu nhiều hơn trong các bản memo hay cuộc họp, đồng nghĩa với việc không mất nhiều thời gian để đưa mọi người vào cùng một vấn đề.

Hỗn loạn cũng là một dấu hiệu cho thấy các giám đốc điều hành đang dành thời gian xây dựng sản phẩm, thâm nhập thị trường, và làm khách hàng hài lòng. Vì thế họ không để tâm nhiều tới cấu trúc công ty. Nhưng hỗn loạn cũng chắc chắn là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bắt đầu phải chú ý vào đối tượng vẫn chỉ trong giai đoạn thiếu niên ngông cuồng này trước khi nó nổi loạn và chạy mất.

Ngay cả nếu mọi thứ đang đi đúng, thì mọi thứ cũng sẽ đi sai.

Như mọi bậc phụ huynh đều biết, không có thuốc chữa cho những đứa trẻ tuổi teen; chúng ta chỉ có một cách duy nhất là chờ đợi nó trôi qua. Có một câu nói về tình trạng hỗn loạn này mà tôi không thích: “Bão tố, hình thành, chuẩn hóa, vận hành.” Tôi ghét vì cách này không thực sự giúp gì cho chúng tôi.

Chúng ta không thể chữa tình trạng hỗn loạn này. Nhưng chúng ta có thể đưa ra các biện pháp giúp sống sót sau cơn bão. Dưới đây là các biện pháp tôi hay dùng nhất hoặc thấy hứng thú với nó.

Không làm gì hết

Đây là một lựa chọn có giá trị. Nhiều công ty đã làm điều này cho đến khi họ bắt đầu mất người. Khi nói “Không làm gì hết”, tôi không có ý bảo bạn hoàn toàn không làm gì. Đó là bất khả thi vì mọi chuyện tệ hơn sẽ tới và chúng ta không thể trốn thoát khỏi chúng. Thay vào đó, “không làm gì hết” có nghĩa là chủ động không làm gì, sau đó giải quyết từng vấn đề ngay khi nó xảy ra.

Tôi không khuyến khích cách này.

Hãy nghĩ tới chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta bắt đầu xài xả láng những từ ngữ như “senior” mà chẳng có qui tắc về cách chúng được dùng. Hãy nói về họp hành. Cần những qui tắc như một cuộc họp được tạo ra khi nào, bằng cách nào. Nếu không lịch trình của mọi người sẽ kín đặc, phòng họp trở nên khan hiếm, và chả làm được gì. Ngay cả khi làm việc từ xa thì cũng cần có qui tắc. Nếu chúng ta không có các tiêu chuẩn đúng lúc đúng chỗ, thì ngay cả khi mọi thứ đang đi đúng, thì rồi mọi thứ cũng sẽ đi sai. Tôi không chỉ nói về việc lạm dụng ở đây, tôi còn nói về phần còn lại của team có thể làm việc hiệu quả đến mức nào khi đồng nghiệp của họ không ở cùng một chỗ.

Các startup luôn sợ mình trở nên lạc hậu, hay nặng tay. Và tôi cũng thế: tôi cũng ghét những thứ đó. Nhưng đến một lúc nào đó, cấu trúc trở thành yếu tố then chốt bắt buộc, vì thế tốt hơn là nên chủ động chuẩn bị cho nó.

Những gì tôi làm là: tập trung hóa và minh bạch. Ít nhất, hãy tạo ra một bộ qui tắc, qui trình, hướng dẫn và câu hỏi thường gặp. Hãy đảm bảo rằng mọi người đều truy cập được vào những tài liệu này. Hãy rõ ràng lý do tại sao bạn làm chúng và cách bạn làm chúng. Đó không chỉ là qui tắc, mà cũng là toàn bộ triết lý chung của công ty.

Thuê hàng tá quản lý cấp trung

Đây là chiến lược đối lập với giải pháp “không làm gì hết”, và tôi có thể so sánh với việc dùng búa tạ để bẻ khóa. Chiến lược này thường xảy ra quá sớm trong chu kỳ tăng trưởng của công ty. Hơn nữa, thuê thêm người để quản lý người khác nghĩa là lãng phí rất nhiều năng suất cho một trật tự nhỏ.

Nếu chúng ta thuê quản lý từ bên ngoài vì họ có kinh nghiệm dẫn dắt team ở các công ty lớn, họ sẽ phải tự hòa nhập và học cách chúng ta vận hành trước khi có thể thể hiện sự hiệu quả. Thường những người này sẽ cố gắng mang theo mô hình của công ty cũ (một công ty lớn hơn chúng ta) – nhưng không chắc phù hợp với chúng ta.

Nếu chúng ta đôn người trong nội bộ lên, chúng ta có thể tăng gánh nặng cho những người tốt nhất của mình bằng những việc mà chúng ta không hề trả tiền cho họ. Ví dụ, thường thì một CTO sẽ chọn developer giỏi nhất và bảo: “Này, hãy dùng 50% thời gian của cậu để quản lý team cậu đi nhé.”  Thế là hiệu suất làm việc của developer này sẽ giảm hẳn trên phương diện coding, mà phần còn lại của team cũng bắt đầu phẫn nộ về khía cạnh quản lý.

Điều tôi làm ở đây là: tạo ra các chủ sở hữu và lãnh đạo đội nhóm (team lead) thay vì các ông chủ. Ở mức 50 nhân viên, người ta thường không cần quản lý. Tuy nhiên, các thứ và các qui trình vẫn vận hành. Nó gồm sản phẩm, frond-end development, tuyển dụng, thanh toán, hay bất kỳ thứ gì bạn có thể nghĩ ra. Đưa nhiều người thành chủ sở hữu của những thứ đó, hoặc làm họ thành team lead của qui trình đó.

Làm những gì công ty khác đã làm

Toàn bộ những thứ này tôi đều lấy cắp từ những cách thức thông minh và điều chỉnh chúng thành của mình. Tôi lấy một chút từ phương pháp Agile. Tôi bắt chước Amazon về thời điểm chiến lược. Tôi cũng thích những gì Lyft đang làm với UX. Nhưng bạn có nhớ xu hướng ba năm trước khi nhiều công ty ở Thung Lũng Silicon cố gắng giải quyết chênh lệch thu nhập bằng cách công khai lương mọi người không? Vâng. Đó là việc hợp lệ, nhưng bạn chẳng có cách nào thuyết phục được tôi thấy công khai lương là một giải pháp. Chiến lược này có thể vận hành tốt với họ (hoặc không), nhưng tôi không có bằng chứng nào cho thấy nó sẽ giải quyết được vấn đề ở công ty của tôi.

Các giải pháp có tính xu hướng đến rồi đi. Những không gian làm việc mở là nguồn cảm hứng cho tinh thần đồng đội, nhưng tin đồn cũng xuất hiện. Kỳ nghỉ không giới hạn suy yếu, trở thành công cụ tuyển dụng. Mặt khác, ngày phép khi làm cha mẹ để cân bằng cuộc sống cũng được lôi ra. Quan điểm của tôi là, nếu chỉ vì một, một số hay thậm chí hầu hết các công ty đang áp dụng một chính sách nào đó, không có nghĩa là nó cũng phù hợp với bạn.

Điều tôi làm là: phân chia và thử nghiệm. Hãy lấy một phần các chính sách từ các công ty khác rồi chạy những thử nghiệm nhỏ để xem nó có vận hành tốt trong môi trường của bạn không.

Ngừng tuyển dụng và thuê ngoài

Chiến lược này phát biểu như sau: một khi chúng ta chạm tới một số lượng nhân viên nhất định, chúng ta có thể ngừng tuyển dụng và thuê ngoài (outsource) để làm mọi thứ. Đó có thể là cho nghỉ toàn toàn một bộ phận, như thuê ngoài toàn bộ một phòng ban, một đơn vị nghiệp vụ, hoặc toàn bộ tài nguyên con người, hay các hỗ trợ. Đó cũng có thể chỉ là việc thêm các tài nguyên bên ngoài vào các đội ngũ nội bộ, như cố vấn, các nhà thầu độc lập, các đội ngũ offshore, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.

Chiến lược này sẽ cho phép bạn chạy một con tàu vừa khít. Bạn có thể mở rộng và ký hợp đồng trên con đường tăng trưởng mạnh mẽ của mình mà không cần cắt giảm đầu người. Nói cách khác, 50 nhân viên thường chỉ là bước đệm cho 100 hay 1000 nhân viên, đôi khi còn hơn thế. Có nhiều rủi ro lớn khi toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm đều ở bên ngoài.

Chiến lược này thực ra cũng khó thực hiện hơn bạn tưởng. Chúng ta sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ khi chúng ta lớn dần, và khi chạm mốc 49 nhân viên, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp đây? Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta tìm thấy một ứng viên tuyệt vời? Chúng ta có nên để ai đó ra đi, hay chờ đợi có người bỏ cuộc?

Đây là những gì tôi làm: cho thuê với tùy chọn được phép mua. Nhiều startups có các nhà thầu và những người làm việc bán thời gian, sau này họ dần trở thành nhân viên chính thức – nhưng chỉ khi có đủ tiền, đủ đường băng, đủ nhu cầu với tài nguyên đó. Tôi đã xây dựng hai startup theo cách này. Hãy làm điều này khi qui mô tăng trưởng của bạn lớn hơn. Vận hành mỗi team như một tổ chức độc lập trong công ty.


Nếu có phương pháp cứu chữa cho hỗn loạn tại mốc 50 nhân viên, thì có lẽ nó phải có nguồn gốc từ giải pháp cuối cùng. Điều gì sẽ xảy ra nếu sơ đồ tổ chức một công ty không chảy dọc từ trên xuống dưới mà nhìn như một loạt các nhóm? Và các lãnh đạo công ty có lẽ trông như một nhóm (có một người) trong nan hoa với những nhóm lớn hơn.

Mỗi nhóm được điều hành độc lập, như công ty nhỏ trong công ty của bạn. Rồi các tài nguyên thuê ngoài lại có thể trở thành nhóm riêng của họ nữa. Họ có thể đến, đi, và hòa nhập khi cần thiết.

Tôi không biết liệu chiến lược này có hiệu quả với công ty của bạn không. Nó có vẻ đơn sơ, hoang dã, rất khó đặt trong một mặt giấy. Hẳn nó sẽ đến cùng những vấn đề của riêng nó. Nhưng quan điểm của tôi là, nếu chúng ta muốn chữa trị cho hiện tượng hỗn loạn tại mốc 50 nhân viên, chúng ta cần xây dựng một loại hình công ty khác, hoạt động theo cách riêng biệt ngay từ đầu.

Cho đến khi câu chuyện 50 nhân viên này xảy ra, chúng ta cần để mắt đến startup đang tuổi thiếu niên của chúng ta hơn, cho đến khi nó trở thành một người trưởng thành.

Joe Procopio
Ngày 19 tháng 3 năm 2019


Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Hồi cuối của Chủ nghĩa Tư Bản


Hồi cuối của Chủ Nghĩa Tư Bản


Dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc

Khi cúi chào Trung Quốc, Apple đã bắt chúng ta phải nhìn nhận sâu hơn về vai trò thực sự của kinh doanh trong xã hội.
“Trung Quốc có thể nổi lên trong vài năm tới như là nhà cung cấp vốn lớn nhất thế giới.” – Viện Brookings, tháng giêng năm 2017.

Cuộc xung đột các triết lý cạnh tranh kinh tế cơ bản đã trở thành bản tin nổi bật nhất trong tuần, cùng với số phận của chủ nghĩa tư bản dân chủ đang lơ lửng treo trên bàn cân. Và dù có vẻ quá sớm để gọi tên người chiến thắng, xu hướng cho thấy chắc chắn nó không tốt đẹp như cách chúng ta hiểu về nền dân chủ ở Phương Tây.

Đầu tiên, tin tức. Cúi đầu trước pháp luật Trung Quốc, Apple sẽ lưu khóa dữ liệu khách hàng người Trung Quốc ở bên trong Trung Quốc – đảm bảo các thông tin này nằm dưới sự giám sát của pháp luật Trung Quốc, một hệ thống như Yonatan Zunger đã chỉ ra, hoàn toàn khác biệt với Hoa Kỳ, nơi Apple từ trước tới giờ vẫn bảo vệ khách hàng Trung Quốc của mình.

Tại sao lại có chuyện này? Chắc chắn nó sẽ thổi bay quyền riêng tư của các khách hàng người Trung Quốc của Apple, nhưng lại một lần nữa, giả thiết cho rằng một công ty – dù hùng mạnh như Apple – có thể áp đặt các chính sách của họ lên nhà nước Trung Hoa là quá ngây thơ. Không, theo quan điểm của tôi, đó là vấn đề vì nó tạo một tiền lệ cho cách tiếp cận tới chủ nghĩa tư bản theo kiểu đặt lợi nhuận trên nguyên tắc, bất kể tác động bên ngoài hay hậu quả lâu dài. Và tất cả chúng ta đều cần phải quan ngại.

Giờ không thể tranh cãi rằng phiên bản cơ bắp nhất của chủ nghĩa tư bản toàn cầu là thương hiệu hiện đang được nhà nước Trung Quốc vận hành. Hãy gọi nó là chủ nghĩa tư bản độc đoán – vì nó là một hệ thống kinh tế theo định hướng thị trường, trong đó thị trường bị nhà nước độc quyền kiểm soát. Thương hiệu này của chủ nghĩa tư bản được hình thành dựa trên các nền tảng chính trị khác nhau căn bản từ thứ chủ nghĩa tư bản dân chủ chúng ta đang cổ xúy ở Mỹ. Và dù bất kỳ lý do nào, kể cả việc Mỹ đang rút lui khỏi tiến trình toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản độc quyền cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt, tài trợ cho các khoản đầu tư khổng lồ vào AI và các công nghệ khác, các tài nguyên và hàng hóa quan trọng, và cả các khu vực chiến lược. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ Latin, Pakistan, Châu Phi. Trong khi đó Mỹ đã thất bại khi đầu tư vào chính cơ sở hạ tầng của mình, Trung Quốc đã trải qua một năm kêu gọi cho dự án hàng tỷ đô “con đường tơ lụa mới” – hứa hẹn củng cố ảnh hưởng của quốc gia này lên một nửa thế giới.

Khi Hoa Kỳ rút lui khỏi lập trường toàn cầu hóa, các tập đoàn vốn xuất thân và đặt trụ sở tại Mỹ - niềm tự hào của hệ thống kinh tế của chúng ta – sẽ không còn nữa. Tại sao? Tăng trưởng là mục tiêu thiêng liêng nhất của chủ nghĩa tư bản, và người Trung Quốc biết điều đó.

Điều đó mang chúng ta tới Apple.

Trung Quốc là thị trường tăng trưởng quan trọng nhất của Apple. Vì hầu hết chỉ kinh doanh phần cứng, công ty này đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ vốn cản trở sự tiếp cận thị trường Trung Quốc với các công ty điều khiển thông tin như Google hay Facebook. Nhưng khi dịch vụ của Apple và các doanh nghiệp iCloud đã phát triển thành động lực mới then chốt của lợi nhuận, Apple thấy mình đang đứng trước ngã tư đường. Liệu nó có nên duy trì các nguyên tắc chủ nghĩa tư bản dân chủ của mình, thứ vốn rất ít khi cân bằng được quyền cá nhân với quyền nhà nước? Apple đã thể hiện điều đó khi khẳng định lập trường trong vụ iPhone của tay sát thủ San Bernadino vài năm trước. Hay liệu nó nên cúi mình trước những ràng buộc của chủ nghĩa tư bản độc đoán của Trung Quốc – nơi đặt lợi ích của nhà nước lên trên lợi ích cá nhân?

Cuối tuần chúng ta đã có câu trả lời. Phải, gần như tất cả các công ty toàn cầu đều phải sống trong màu xám khi kinh doanh ở Trung Quốc. Nhưng hầu như mọi người đều cho rằng bán chất giặt tẩy, ô tô, hay giày chỉ là một hoạt động phi chính trị thuần túy. Nhưng còn việc tham gia vào việc kinh doanh cung cấp cho nhà nước quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân nhạy cảm nhất của khách hàng thì sao? Đây là điều hầu hết các công ty dữ liệu ở Thung Lũng Silicon không muốn (hoặc không thể) vượt qua.

Giờ hết rồi. Apple hiện tại đã đặt tăng trưởng và lợi nhuận của mình lên trên các nguyên tắc trước kia, những nguyên tắc – vốn đứng vững trong chủ nghĩa tư bản dân chủ - đang trở nên suy yếu nghiêm trọng. Tiền lệ này quá nổi bật – và tôi nghĩ sẽ còn nhiều quân domino nữa ngã xuống. Có lẽ trong mười năm tới, mọi công ty công nghệ lớn – kể cả Google và Facebook – cũng sẽ chơi theo luật của Trung Quốc chăng? Nếu vậy, nó sẽ tác động thế nào tới những nguyên tắc xã hội của chúng ta? Tôi rùng mình khi nghĩ tới ngày đó.

John Battelle
Ngày 26 tháng 2 năm 2018

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

Làm sao thống trị thị trường tiền số, bỏ việc, đi tới thiên đường và làm bất kỳ điều gì mình thích


Làm thế nào để đè bẹp thị trường tiền số, bỏ việc, đi tới thiên đường và làm bất kì điều gì bạn muốn trong phần còn lại của cuộc đời

Bạn có muốn kiếm tiền chỉ bằng cách ấn một cái nút không?
Bạn có thích làm việc ở nhà chỉ với chiếc quần lót? Bạn có ghét những cuộc họp công ty còn tồi tệ hơn dịch hạch? Bạn có muốn đi khắp thế giới, tham gia những cuộc phiêu lưu và ngủ trên bờ biển ở Thái Lan chứ không phải làm cuộc đời tan nát trong văn phòng suốt năm mươi năm?
Thế thì bạn phải làm thương nhân, bạn thân yêu ạ.
Nhưng bạn là loại thương nhân nào?
Có phải bạn đang tìm kiếm lợi nhuận ổn định, chậm rãi, bảo thủ, hết năm này qua năm khác, bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro lớn? Hay bạn đang tìm kiếm cơ hội có thể buôn bán từ nhà, mở rộng nó ra rồi nghỉ hưu sớm để đi du lịch vòng quanh thế giới, ăn những món ngon và đi dạo trong rừng mưa?



Tất nhiên, bảo thủ không có gì đáng xấu hổ. Nó dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ cần mua và giữ vài tài sản. Nếu đó là trò chơi của bạn, hãy dùng chiến lược với cái nút dễ dàng của tôi, Làm chủ Shitcoins, Hướng dẫn Người Nghèo đạt được sự Giàu có trong thế giới Tiền số - đây là cách tốt nhất cho ai có cuộc đời và nhiều nghĩa vụ, cho người có gia đình và cho cả người không thể chịu nổi khi phải ngồi gắn với màn hình máy tính suốt ngày. Đó là một kế hoạch đơn giản và tôi đang thực hiện nó cho đời mình.
Nhưng còn một loại chiến lược kinh doanh khác nữa. Nó mang lại tiềm năng có lợi nhuận khổng lồ mà hầu hết mọi người chỉ có thể mơ tới trong những tưởng tượng hoang đường nhất của mình.

Kinh doanh theo quán tính

Đây là việc bạn tìm cách cưỡi một tên lửa và nghiền nát thị trường. Bạn không muốn kết quả chậm và chắc, mà bạn muốn được ăn cả ngã về không, và phải thật nhanh. Tôi không nói tới món lợi nhuận 20%. Tôi đang nói đến những khoản lợi nhuận 1000% hay 2000% hay 20000%.
Bất khả thi ư? Thử là ngu sao? Điên rồ thật à?
Có lẽ vậy.
Câu hỏi thực ra phải là, điều đó có làm được thật không?
Hóa ra nó có thể.
Sao tôi lại biết? Vì tôi đã đi khắp nơi và tìm gặp được những thương nhân đã thành công trong việc đó.
Tôi đã ngồi dưới chân họ và ngưỡng mộ sự khôn ngoan của họ. Tôi đã lắng nghe và học hỏi. Tôi đã kiếm tiền và mất tiền, vì thế bạn sẽ không phải toàn mắc sai lầm. Khóa học Padawan (từ tiếng Phạn: người học việc) của tôi đã hoàn thành.
Giờ tôi đã sẵn sàng chỉ cho bạn những gì tôi học được từ các bậc thầy huyền thoại này. Trong loại bài với thương hiệu mới, The Ultimate Guide to Crushing the Crypto Markets (Chỉ dẫn tối thượng để nghiền nát các thị trường tiền số), tôi sẽ chia sẻ toàn bộ các chiến lược và bí mật tuyệt vời nhất của họ.

Một số người trong đó đã cảm ơn, hoặc cho các tài liệu đào tạo.



Tôi đang cho bạn miễn phí mọi thứ tôi học được.

Tại sao người ta làm được điều đó.
Vì đó chính là những gì tôi đang làm. Tôi là tác giả, thầy giáo và một nhà máy sản xuất các ý tưởng kiểu nguồn mở.
Tri thức là miễn phí.
Một trong những cách tốt nhất để tìm ra trí khôn của thời đại là học hỏi với những bậc thầy của bậc thầy.
Học những điều tuyệt vời nhất với những người giỏi nhất thế gian là một chiến lược đáng trân trọng từ thời Dale Carnegie và Napoleon Hill cùng các bậc thầy của những cuốn self help. Nhưng trung thực mà nói, tôi chưa bao giờ là fan của các nhà self help. Họ luôn dài dòng khi nói những câu chuyện truyền cảm hứng nhưng lại quá ngắn gọn trong kỹ thuật thực tiễn.
Tôi cần các kỹ thuật kinh doanh thực tế, chứ không phải một mớ những thứ tào lao được thổi phồng lên.
Đó là những gì tôi đã làm.
Vì vậy, ngay bây giờ hãy nhảy dựng lên và học cách vây hãm thị trường để công phá bức tường thành 1% trước đã.

(Chú ý: Nếu bạn thực sự không kiên nhẫn được, bạn có thể bỏ qua và nhảy tới phần cuối bài báo để xem các đồ thị về tiền số thực tiễn hoạt động ra sao. Nếu bạn là một người không thể kiên nhẫn trong đời, hãy ngừng đọc từ bây giờ vì thị trường được thiết kế để lấy trộm tiền từ những kẻ không kiên nhẫn.)
Hãy đọc tiếp nào!

Những bậc thầy giấu mặt



Thoạt tiên bạn có lẽ sẽ hỏi những người này là ai vậy?
Tiêu chí của tôi rất đơn giản. Tôi muốn gặp các thương nhân bắt đầu với số tiền từ $1000 đô tới $45000 đô và biến nó thành hàng triệu đô trong vòng dưới hai năm.
Tiêu chí thứ hai là họ phải thực sự làm điều đó. Giống như Tim Ferris nói trong cuốn 4 Hour Work Week (Một tuần làm việc 4 giờ), không được phép có trò gian lận nào.
Và tôi cũng không để mắt tới những người vừa thu mua trong cơn bùng nổ theo hình parabol lớn nhất lịch sử. Tôi cần những thương nhân làm được nhiều hơn là chỉ mua và giữ.
Vâng, điều đó hoàn toàn có thể.
Bạn có lẽ vẫn chưa tin những người này đang tồn tại hay điều đó là có thể.
Thật vô lý phải không? Không ai có thể đánh bại thị trường.
Nhưng tôi đã học hỏi từ 5 thương nhân khác nhau, họ đều là những người vừa làm được điều đó, tin hay không?
Thực ra tôi không yêu cầu bạn tin vào bất kỳ điều gì vì niềm tin là cái chết của trí khôn. Tất cả những gì bạn cần làm là xem, nghe bằng một cái đầu cởi mở, học hỏi rồi tự mình ra quyết định. Mỗi người trong 5 con người này, gồm 4 đàn ông và 1 phụ nữ, đều nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt qua hệ thống niềm tin hạn chế của chúng ta và tin tưởng điều đó có thể làm được trước khi bạn làm bất kỳ điều gì khác.
Jordan Belfort, Sói già phố Wall, đã nói: “Điều duy nhất đứng giữa bạn và mục tiêu của bạn là câu chuyện ngớ ngẩn bạn vẫn đang cố kể cho bản thân về việc tại sao bạn không thể đạt được nó.”



Đó chính là vấn đề. Hầu hết mọi người không tin điều đó có thể làm được hoặc họ tin những người đã làm được nhờ may mắn.
Dù bạn tin bạn có thể làm được hay không, bạn đều đúng. Tôi từng nghĩ điều đó hẳn là trò gì đó bẩn thỉu ghê gớm, nhưng hóa ra nó thực sự đúng theo nghĩa đen. Nếu bạn không nghĩ điều đó có thể thực hiện được, bạn sẽ không thể rũ bỏ tư duy cố hữu của mình để bắt đầu.
Nhưng điều này cũng không cần đến sức mạnh của tư duy tích cực chỉ thổi phồng những thứ vô nghĩa. Tư duy tích cực chỉ giúp bạn lúc bắt đầu. Bạn có thể tưởng tượng hàng triệu đô la và một chiếc Lamborghini bạn muốn, nhưng điều đó không giúp bạn có được chúng. Chỉ có làm việc chăm chỉ, kỷ luật và không ngừng học hỏi mới giúp được bạn. Cứ sai lầm rồi lại học hỏi tiếp.
Nhưng trước hết bạn phải nghĩ điều đó có thể làm được.
Kể cả sau khi đọc những gì tôi gặp và làm việc với 5 người đã thành công kia, thì hầu hết mọi người cũng sẽ vẫn cho rằng điều đó là bất khả thi. Để thành công với điều đó, họ phải chủ động từ chối những bằng chứng khớp với những gì họ đã từng tin. Đó là cách các hệ thống niềm tin làm việc. Chúng ta được nối dây để nghĩ rằng chúng ta đúng ngay cả khi chúng ta đang sai. Thật điên rồ nhưng đó là thật.
Nếu tôi đi vào một phòng đầy người và hỏi họ ai là người lái xe trên mức trung bình, 90% trong số họ sẽ giơ tay. 10% còn lại không giơ vì họ biết tôi đang hỏi một câu mẹo, nhưng thực ra họ cũng tin mình là người trên mức trung bình. Mọi người đều vậy thôi.
Vì mọi người đều không thể trên trung bình toàn bộ, nên chỉ có một kết luận chúng ta có thể rút ra ở đây.
Hầu hết mọi người đều đang nói dối bản thân và thế giới.
Luôn có một thực tế và có một khung cảnh khác mà bạn nghĩ về thế giới. Thường thì chúng không trùng nhau. Khi niềm tin của bạn gặp thực tế, thực tế sẽ thắng nếu chúng không đồng bộ.
Bạn có lẽ cho rằng bạn có thể ăn bất cứ thứ vớ vẩn nào bạn muốn và không bao giờ tập thể dục sau khi ăn bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên suốt bốn mươi năm qua, thế thì bạn sẽ học được bài học cuối cùng và khó nhằn nhất rồi đấy.
Nào, hãy bước đi từng bước một theo từng vị trong 5 thương nhân huyền thoại này.
Hãy giúp trí não mình trở nên đúng đắn.
Hãy học cách nhìn thấy chính mình.



Nếu bạn không thể, bạn sẽ chẳng đi tới đâu được. Giống những bài toán chia số lớn cổ điển bạn ghét khi còn đi học, nếu bạn thực hiện chia sai một bước thì mười lăm bước kia sẽ tự động sai theo.
Bạn không thể bắt đầu từ tiền đề sai mà hy vọng kết luận đúng.
Làm cách nào để bạn có thể nhìn thấy bản thân rõ ràng hơn?
Hãy đặt các câu hỏi.



Bạn giỏi lĩnh vực nào? Bạn tệ ở việc gì? Khi thất bại, tại sao bạn thất bại? Hãy trả lời không ngừng nghỉ những câu hỏi này. Bạn đã từng kinh doanh chưa? Bạn có đang trong tình trạng đầu óc tệ hại không? Bạn có từng say rượu không? Bạn có sử dụng quá nhiều đòn bẩy không? Bạn có thấy các mẫu ma quái không hề tồn tại không? Và các mẫu đó vẫn hoạt động khắp nơi đúng không? Vậy thì cái nào nên làm và cái nào không?
Tại sao bạn tự động giả định điều đó chỉ bởi vì bạn thấy cờ bull trên twitter hay trong thánh kinh phân tích kỹ thuật điều đó là đúng? Những cờ đó có thể vô nghĩa thì sao? Đã bao giờ nghĩ tới điều đó? Ai nó với bạn chúng là thật? Đừng chấp nhận điều gì chỉ theo giá trị bề mặt, cho đến khi bạn đã tự kiểm tra được nó. Nếu một mẫu liên tục khiến bạn thất bại, hãy giả sử nó sai và tiếp tục như thế cho đến khi được chứng minh ngược lại. Hãy linh hoạt. Hãy thích nghi tốt.
Nếu bạn muốn giỏi một cái gì đó, bạn phải học để biết điểm mạnh và yếu chính xác của mình.
Đầu tiên là sự thật, sau đó là bất kỳ thứ gì khác.

Dạy một người câu cá

Bước hai mà các thương nhân huyền thoại kia nhấn mạnh, đó là bạn phải tự học.
Nếu bạn ra ngoài kia để tìm một nhóm tín hiệu khiến bạn có thể mua như robot, thế thì bạn đã thất bại rồi. Bạn có thể tham gia một nhóm nếu bạn thích, nhưng chỉ nếu như nhóm đó dạy bạn cách câu cá chứ không giữ bạn phụ thuộc vào nhóm.

Tôi muốn nói gì qua điều đó?



Đưa cho một người một con cá, anh ta sẽ ăn nó luôn trong ngày. Sau đó anh ta ngắc ngoải tới chết để đợi con cá miễn phí tiếp theo. Hãy dạy một người cách câu cá, và anh ta sẽ có cá ăn suốt đời.
Bạn muốn trở thành chủ nhân của chính mình, chứ không phải ngồi dưới chân các bậc thầy để suốt đời nhặt nhạnh các mẩu vụn của họ.
Đây là một quá trình chủ động. Bạn phải vào đó và học bằng cách làm việc.
Bạn phải mất tiền, kiếm tiền, rồi lại mất tiền. Bạn phải cưỡi trên những con sóng cảm xúc trào dâng như điên khi thắng lớn rồi lại mất sạch. Bạn phải nghĩ mình là Thượng Đế một ngày nào đó, và thị trường chỉ là cái máy ATM của riêng bạn, có thể rút củi ra hay dùng ống cao su đập lại. Đó là cách nó vận hành. Không ai có thể dạy bạn mọi thứ bạn cần biết. Bạn phải tự làm!
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể học được những cái cơ bản ở ngay đây, ngay bây giờ. Thậm chí nếu chúng ta không thể hiểu đầy đủ hay chưa thể tin tưởng hoàn toàn, chúng ta vẫn có thể đưa chúng vào đầu óc để chúng bám rễ và bắt đầu trưởng thành, phát triển.
Đôi khi chúng ta chưa sẵn sàng để hiểu một điều gì đó. Người ta nói thằng ngốc nghe sự thật cả triệu lần mà không bao giờ tiếp thu nổi, còn người khôn ngoan chỉ cần nghe một ngàn lần là hiểu. Không ai hiểu ngay lần đầu tiên, lần thứ hai hay lần thứ 50.
Nhưng các nguyên tắc chủ chốt sẽ ngủ yên trong vô thức của chúng ta và đột nhiên quay trở lại một lúc nào đó trên con đường khi ta đã sẵn sàng.




Chúng ta chỉ sẵn sàng khi chúng ta tự hoàn thành công việc đó. Hãy làm việc!
Rồi một ngày bạn sẽ nói: A! Đó là những gì anh ta muốn nói! Bây giờ tôi hiểu rồi.
Cuối cùng, nhớ rằng tất cả những người này đều không phải thương nhân tiền số riêng lẻ độc quyền. Thực tế, hầu hết họ đều kinh doanh trên tất cả các thị trường.
Nhưng mỗi người trong số họ sẽ kể cho bạn nghe về hệ thống kinh doanh tốt nhất vận hành trong các thị trường, theo kinh nghiệm và quan điểm của họ.
Giao dịch cổ phiếu vốn hóa nhỏ trên Nasdaq hay các hàng hóa như vàng và dầu cũng tương tự như giao dịch Bitcoin và Litecoin. Chúng chỉ di chuyển ở những tốc độ khác nhau, có tính thanh khoản và hiệu quả khác nhau, và có những cách định giá về nguyên tắc rất tự do.
Các thị trường đều thay đổi những biểu hiện bên ngoài của chúng, nhưng tâm lý con người không bao giờ thay đổi, và các thị trường đều được điều khiển bởi kỳ vọng và nỗi sợ hãi của con người.
Giờ chúng ta vừa bắt đầu làm trí óc của chúng ta trở nên đúng đắn, hãy tiếp thu những điều hay, điều mà bạn đã chờ đợi ngay từ dòng đầu tiên: chiến lược kinh doanh giết người.

Nghiền nát Giao dịch sải cánh parabol


Bài học này là một trong những bài học yêu thích của tôi và nó đã thay đổi đáng kể việc giao dịch của tôi.
Trong tất cả các thị trường, ở mọi thời điểm, luôn chỉ có một giao dịch làm chủ toàn bộ.
Giao dịch sải cánh parabol.



Đó là khi một cổ phiểu nhỏ, hầu như vô danh hay một đồng tiền số cất cánh từ hoang dã tới vinh quang. Nó có thể 10X, 20X hoặc hơn. Nó bắt đầu với 20 xu hay $5 đô và trèo lên $30 hay $40, $50. Trong thế giới tiền số, còn điên cuồng hơn. Một đồng tiên được giao dịch ở mức $1 vài năm trước giờ có thể lên tơi $100 hay $1000 đô la. Thị trường tiền số không giống như các loại khác theo thuật ngữ nó có thể biến động bao xa hay nhanh bao nhiêu. Nhưng về nguyên tắc thì đều như nhau.
Tôi không nói dối. Chiến lược này có thể và đang gây thiệt hại tài chính cho rất nhiều thương nhân. Rủi ro cao. Lợi nhuận cao.
Khi các quan chức chính phủ nói Bitcoin là “có tính đầu cơ cao” thông qua kẽ răng của họ, họ không hề có ý khen  ngợi. Họ đang tấn công vào nỗi sợ hãi trong lòng thương nhân ở mọi nơi. Hãy tránh xa. Đừng chạm vào. Nguy hiểm!
Nhưng có tính đầu cơ cao là nơi có dòng tiền lớn, không nghi ngờ gì nữa.
Mỗi thương nhân từng kiếm được bộn tiền trên các thị trường đều là những nhà đầu cơ chớp nhoáng. Trong khi những chú cừu của bộ tộc cho rằng đó là điều xấu, chính những người chấp nhận gánh rủi ro từ sớm đang làm thị trường phát triển vì chẳng ai ngoài họ muốn chạm vào chúng. Các nhà đầu cơ khiến thị trường bùng nổ, nhờ đó nó đạt tới trạng thái cân bằng và phục vụ công chúng sau này. Đó là cách nó vận hành và luôn luôn thế.
Cứ mỗi mười ngàn người quay đầu khi họ thấy dấu hiệu cảnh báo ở miệng rừng tối, lại có một Indiana Jones quất roi và áo khoác da của mình, tấn công vào hư vô. Anh ta đang tìm kiếm số điểm lớn, một vụ giao dịch vô tiền khoáng hậu. Anh ta săn đuổi những kho báu bị chôn vùi!
Nhưng hứa hẹn vinh quang cũng đi kèm hứa hẹn khuynh gia bại sản.
Đây là một thương vụ chiến đấu với cái chết. Nó vừa tạo ra lại vừa phá vỡ vận may. Đó là ngọn núi lớn trồi lên trên tầng bình lưu và hoang vắng, chỉ có xương cốt của những thương nhân bị đánh bại.
Vậy làm sao để bạn bắt thóp được kiểu giao dịch điên rồ, hoang dã này?
Trước tiên bạn phải biết một chút bí mật.
Mỗi thị trường và mỗi tài sản đều là bong bóng tại một thời điểm nào đó.
Mọi cổ phiếu, trái phiếu, tiền số, hàng hóa hay thị trường đều trải qua bùng nổ để suy tàn, dần dần, dần dần.
Chỉ có một câu hỏi là, điều đó xảy ra nhanh đến mức nào.
Hầu hết mọi người không nhận ra điều này vì nó chỉ xảy ra mỗi 10 hay 15 năm trong các thị trường phát triển. Trong các thị trường ít thanh khoản và ở giai đoạn đầu như thị trường tiền số, điều này xảy ra nhanh hơn.
Nhưng nó đã xảy ra.
Mỗi lần. Đơn lẻ. Thời gian.
Bạn không biết nó sẽ xảy ra như thế nào hay khi nào, nhưng nó sẽ xảy ra, bất kể với thị trường nào hay ngày tháng năm nào. Các thị trường những năm 1980 không khác các thị trường bây giờ. Thị trường vàng giống thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Các thị trường trước, trong và sau bong bóng dot com cũng y chang luôn. Chúng chỉ đi nhanh hơn hay chậm hơn.
Chìa khóa để vượt qua trong giao dịch là phải hiểu rõ chu kỳ của thị trường. Bạn cũng phải hiểu rằng chu kỳ thị trường là một đường cong fractal lớn của mỗi tài sản cá nhân đi kèm trong chu kỳ đó tại mỗi thời điểm khác nhau. Tất nhiên có những chuyển động thị trường lớn, bùng nổ rồi suy tàn, nhưng không ai có thể biết thời điểm thực sự nó sẽ đến. Thử đánh bại thị trường, với số vốn M, là một trò ngốc nghếch. Sự tan vỡ sẽ đến khi nó đến.
Nhưng bạn có thể nắm bắt được chu kỳ của từng tài sản riêng lẻ. Đó là cách các thương nhân bậc thầy làm.
Giờ bạn có lẽ đã có thể nhìn ra được chu kỳ trước, thường là một cách báo tránh xa hoặc được đăng bởi những người đang cười nhạo các bong bóng. Như những sự thật đơn giản khác, bạn bỏ qua nó và bước tiếp với suy nghĩ rằng nó sẽ phải phức tạp hơn hay bạn đã tìm hiểu kỹ toàn bộ về nó.
Nhưng thứ bạn tìm đi tìm lại, nếu bạn dành thời gian để hiểu và làm chủ bất kỳ kỹ năng nào sẽ đơn giản hơn và tốt hơn. Bạn cũng nhận ra rằng những gì bạn đã nghĩ rằng quá đơn giản để thành hiện thực thì lại đang như thế.
Những người đạt thành công lớn trong đời đã nắm bắt và làm chủ một số chân lý căn bản và phổ quát hơn những người khác.
Vậy chu kỳ thị trường trông như thế nào?
Nó đây.



Tôi biết. Tôi biết. Bạn đã nhìn thấy nó cả triệu lần. Bạn đã nhận ra nó.
Nhưng hãy gắn bó với tôi thêm một lát nữa. Bạn đã nhìn thấy nó cả triệu lần nhưng bạn đã bao giờ thực sự nhận ra nó?
Hãy trung thực. Có lẽ là không.
Giờ hãy dừng đọc trong một phúc. Hãy nhìn vào bức hình này. Hãy nhìn vào nó một cách thực sự. Hãy lưu nó trong não bạn. Rồi quay lại. Hãy dành càng nhiều thời gian càng tốt.
Trở lại ư?
Hay đấy. Giờ suy nghĩ đầu tiên của bạn là bức hình này chỉ dành cho các bong bóng và tài sản điên rồ theo mô hình tulip kiểu như vàng và bitcoin thôi, đúng không?
Sai.
Chu kỳ này áp dụng cho mọi tài sản, ở mọi thời điểm, trong mọi thị trường. Chu kỳ là vĩnh cửu.
Đó là chu kỳ thị trường phổ quát.
Không tài sản nào là ngoại lệ.
Mỗi tài sản sẽ tuân theo mẫu này tại một thời điểm nào đó. Ngọn núi ấy có thể trải dài rất, rất nhiều năm, đó là lý do tại sao mọi người quên nó. Chúng bị phóng to quá xa.
Hãy thu nhỏ lại!
Hãy nhìn thị trường theo thời gian và bạn sẽ nhìn thấy mẫu này lại lần nữa, lần nữa, rồi lần nữa.
Còn bây giờ tôi biết bạn đã được dạy rằng thị trường luôn hỗn loạn ngẫu nhiên. Lý thuyết thị trường hiệu quả nói rằng tất cả các thông tin thị trường đều được phân phối và định giá hoàn hảo đối với một tài sản và cuối cùng thị trường sẽ đánh bại mọi người. Điều đó hoàn toàn vớ vẩn. Những kẻ duy nhất tin vào nó là các nhà nghiên cứu hàn lâm và những ai chưa bao giờ liều mạng dù chỉ một xu trong đời.
Thông tin hoàn toàn không phân bố đều. Nó bất đối xứng. Và chỉ vì mọi người đều nhận cùng thông tin, không có nghĩa họ biết phải làm gì với nó. Hầu hết đơn giản đã không thể xử lý thông tin một cách đúng đắn rồi ra quyết định đúng. Họ không thể tách tín hiệu chỉ báo khỏi nhiễu.
Nói cách khác, một người bình thường không hề nhận được toàn bộ thông tin như một người thông minh hơn nhận được.
Đó là lý do tại sao tôi đưa thông tin này cho bất kỳ ai muốn đọc nó. Tôi không cần giữ các chiến lược này làm bí mật vì đa số người đọc sẽ không tin nó hoặc sẽ chẳng biết làm gì với nó.



Có nhớ thí nghiệm Nhà Giao Dịch Rùa huyền thoại không? Đó là khi một số bậc thầy vĩ đại trong thị trường tự hỏi khả năng giao dịch là tự nhiên hay cần được đào tạo nuôi dưỡng. Nói cách khác, họ có thể dạy mọi người các qui tắc và biến người ta thành các siêu sao kinh doanh kiếm hàng triệu đô hay không?
Đây là những qui tắc đầy đủ mà họ đã dùng, miễn phí, được viết ra bởi một trong những con rùa ban đầu.
Ông ấy đã phải từ bỏ.
Tại sao?
Vì hầu hết mọi người đều không dùng chúng, không biết sử dụng chúng thế nào hay nghĩ rằng các qui tắc đó quá cũ rich và thị trường đều đã đang vượt qua chúng.
Và ngay cả nếu họ hiểu những qui tắc này, họ cũng sẽ không tuân theo chúng trong những giây phút hồi hộp nhất. Thị trường yêu thích chơi đùa với cảm xúc của bạn như mèo chơi đùa với sợi dây. Một trong những khoảnh khắc vĩ đại nhất trong lịch sử giao dịch rùa là một anh chàng mất 32 lần giao dịch trong một chầu cà phê và từ bỏ, thề rằng hệ thống sẽ không bao giờ làm việc. Anh chàng đã bỏ đi và không bao giờ quay lại.
Giao dịch cà phê tiếp theo đã tăng vọt như tên lửa.



Thị trường là “cuộc chiến tranh tâm lý toàn cầu”, như nhà giao dịch huyền thoại Jesse C. Stine đã viêt trong cuốn sách vĩ đại về giao dịch theo quán tính Insider Buy Superstocks: The Super Laws of How I turned $46K into $6.8 Million (14,972%) in 28 Months (Đằng sau việc mua các siêu chứng khoán: Các siêu qui tắc để tôi biến $46K thành $6.8 triệu (14,972%) trong 28 tháng). Hãy ngừng đọc và đi mua nó ngay đi. Nó sẽ thay đổi trò chơi giao dịch của bạn qua một đêm. Hãy làm đi rồi quay lại. Tôi sẽ đợi.
Tôi biết. Tôi biết. Tiêu đề này chỉ là trò la hét lừa đảo. Điên rồ. Vớ vẩn.
Nhưng không. Dù nó là tiêu đề mồi nhử siêu nhanh, nó vẫn đầy sự khôn ngoan và các bước thực hành tuyệt vời từ người đã thực sự làm nó. Nó không phải trò lừa đảo. Đây là người đã chuyển giao và quyết định chia sẻ trí tuệ của mình với cả thế giới.
Điều này rất hiếm gặp.
Đa số đều có một nhận thức đột phá và họ chỉ cần bỏ cả xã hội sau khi họ nắm bắt được nó. Khi bạn đã khám phá ra một chân lý vĩ đại, chả có gì để làm ngoài việc thực hiện nó. Tại sao phải đăng bài trên diễn đàn làm gì nữa? Tại sao phải hỏi ý kiến người khác nữa? Không có gì để học hỏi từ những nơi như vậy. Vì thế, bậc thầy kia chỉ mờ nhạt dần, không tin ai cả ngoài chiếc la bàn bên trong chính con người ông ấy.
Bên cạnh đó, nếu bạn viết ra một chân lý vĩ đại, chả quan trọng, vì chân lý phải được nhận thức bởi mỗi con người. Nó không thể bị mua bán hay lừa lọc, hay ngay cả học hỏi mà không có cống hiến cá nhân hay làm việc vất vả để đạt được.
Vậy tại sao lại làm phiền? Không chỉ mọi người sẽ phớt lờ bạn, thậm chí tệ hơn, một số sẽ thù địch hơn với bạn. Họ sẽ ghét bạn vì sự hiểu biết của bạn. Những người đau khổ nhất, những người sống cả đời trong sợ hãi và những kẻ sống với bí mật bị ghét bỏ sẽ công kích bạn, gọi bạn là một kẻ dối trá, một tên ngốc và một tay lừa đảo.
Đó là lý do tại sao người ta không quan tâm đến giảng dạy. Họ chỉ làm chủ Kung Fu và biến mất trong chùa để thực hành trong niềm vui đơn giản suốt quãng đời còn lại.
Nhưng một số đã vượt qua điều đó và trở thành những nhà giáo vĩ đại vì có một niềm vui đặc biệt khi chia sẻ tri thức mà không gì trên đời sánh được và khiến nó đáng giá để chịu đau khổ.
Đó là lý do tại sao Stine chia sẻ kiến thức của ông và tôi cũng vậy.

Những đồ thị bạn đang mong đợi

Giờ bạn hay nhìn vào một số biểu đồ của vài đồng tiền số để xem chu kỳ thị trường đang hoạt động thế nào.
Đây là bitcoin sau khi đường parabol khổng lồ của nó chạy thẳng lên đỉnh, bắt đầu từ tháng 1 năm 2017 và tăng phi mã phần lớn thời gian trong mùa hè trước khi bắt đầu rơi dần trong tháng 12.
Bạn có nhìn thấy ngọn núi không?
Bạn có thấy chúng ta đang đi xuống núi?



Tiếp tục nào, hãy phóng to bitcoin tới đồ thị 2 giờ hay 4 giờ và đặt biểu đồ chu kỳ thị trường này lên đỉnh. Bạn thấy gì? Bỏ qua những dòng trước của tôi đi. Thứ có nghĩa với tôi chả có nghĩa gì với bạn. Chỉ cần quan sát giá bitcoin đi chuyển riêng mình nó thôi.
Trông cũng tương tự, phải không?
Tất nhiên, không phải mọi tài sản đơn lẻ nào cũng tuân theo đồ thị này chính xác. Đừng có cực đoan quá. Bitcoin có thể đi xuống rồi lại quyết định bùng lên giữa chừng lần nữa, chỉ cần chuẩn bị cho điều đó.
Làm sao bạn biết khi nào một xu hướng đã bắt đầu thay đổi? Khi xu hướng đó đã thay đổi chứ sao.




Có lẽ nhà giao dịch vĩ đại nhất mọi thời đại, Ed Seykota, người bạn có thể biết thêm khi đọc cuốn sách Market Wizards (Những phù thủy thị trường), là người có lợi nhuận 40% - 60% mỗi năm từ những năm 1980 bằng chính hệ thống của ông. Nhưng khi mọi người nghe ông nói, họ nghĩ ông là một tên ngốc. Đó là do Đức Phật cũng như các bậc thầy luôn nói rất trực tiếp và đơn giản. Đằng sau sự đơn giản là sức mạnh tuyệt vời. Chỉ những ai mải tìm kiếm cái gì đó phức tạp hơn mới không thể nghe nổi.
Ai đó hỏi ông: “Làm sao tôi biết xu hướng đang lên?”
Ông trả lời: “Khi xu hướng đó đi lên.”
Hầu hết mọi người nghe điều đó nghĩ rằng ông ấy đang phỉnh họ hoặc ông là một kẻ giỏi châm biếm.
Không hề. Ông chỉ đang đưa cho bạn một câu trả lời thật sự.
Bạn đã bỏ lỡ điều gì?
Bạn chỉ biết xu hướng đi lên khi nó liên tục đi lên.
Hai điểm trên đồ thị không phải là xu hướng. Ba điểm chỉ là sự bắt đầu cho một xu hướng.
Những chân lý căn bản nhất trong đời đều nghe có vẻ vô lý hoặc bất qui tắc. Nhưng chúng vẫn là chân lý.
Mọi người dành nhiều thời gian để đoán khi nào xu hướng sẽ thay đổi. Họ phản ứng với cây nến xanh đầu tiên trong xu hướng giảm hoặc ngọn nến đỏ đầu tiên trong xu hướng tăng. Họ vẫn tiếp tục đoán. Ed không đoán. Ông ấy đi theo xu hướng dù nó sẽ đi bao xa chăng nữa, rồi ông đợi xác nhận rằng xu hướng đang thay đổi.
Xác nhận chỉ đến theo thời gian. Có nghĩa là bạn không cần bắt đúng đáy hay bán đúng đỉnh.
Làm sao bạn biết khi nào chính xác là đỉnh hay đáy?
Bạn không biết. Không biết cho đến khi nó xảy ra. Và tại điểm đó bạn điều chỉnh.
Nghe thật đơn giản nhưng thực tế rất khó thực hiện vì bạn đang giao dịch bằng cảm xúc và những bản năng cơ bản nhất để bảo vệ bản thân đang la hét đòi thoát ran gay bây giờ. Tất cả rồi sắp đổ bể hết kìa! Kết cục đang tới gần!
Con người là sinh vật bị sợ hãi điều khiển. Chúng ta thường tưởng tượng ra những bi kịch khủng khiếp để phản ứng trước khi chúng tới. Nhưng vấn đề là bạn đang dành cả đời để phản ứng với những sự kiện tưởng tượng thay vì hiện thực. Đó là con đường đi tới đau khổ.
Bi kịch cuối cùng sẽ tới. Hãy đối phó với chúng và đừng chậm một giây nào lúc đó.



Đây là một câu đố. Đáy của bitcoin là $14000 à? Còn $11000 thì sao? Còn $8000 nữa? $4000? $400?
Trả lời: Không ai biết.
Bất kì ai bảo biết là họ đang lừa chính họ và bạn.
Chúng ta có thể vẽ các đường hỗ trợ và chúng rất có ích. Khi giá bật lên, chúng ta sẽ nhận thấy ngay xu hướng đang thay đổi hay vẫn tiếp tục duy trì như cũ. Một chỉ dẫn hỗ trợ xu hướng tốt là Exponential Moving Average 200, 50 và 10 hoặc EMA 200, 50, 10 trên đồ thị 2 giờ của thị trường tiền số. Ở các thị trường đã được thiết lập, EMA 10 trong biểu đồ hằng tuần là tất cả những gì bạn cần.
Nhưng nhớ rằng chỉ vì điều gì đó trượt khỏi hỗ trợ dự đoán không có nghĩa là xu hướng đã thực sự bị đảo ngược. Giá sẽ thường được thu lại và kiểm tra mức hỗ trợ lại hết lần này tới lần khác. Xu hướng có thể đi ngang cho tới khi nó quyết định đi lên hay xuống lại.
Hãy quan sát những gì trò chơi tuyệt vời này đang mang lại cho bạn. Hãy chơi thôi.
Xu hướng giảm đến khi nó không còn giảm nữa. Khi các giao dịch của bạn bắt đầu chua thì hãy dừng lại. Chờ đợi tới xung hướng kế tiếp để xác nhận và sau đó đi theo xu hướng đó.
Nếu giá dao động trên kênh ngang thì hãy bán ở đỉnh kênh ngay sau khi nó bắt đầu chìm xuống sau khi đã bật lên dòng đầu. Nếu nó chạm đáy, hay mua ngay. Hãy để nó hướng tới đỉnh kênh và xem liệu nó có phá vỡ hay bùng nổ không. Nếu có, hãy giữ lấy. Nếu không, hãy bán đi và giả định xu hướng đi ngang sẽ tiếp tục.
Hãy nhìn vào đồ thị của mẫu này để giao dịch tài sản:



Mỗi lần tôi trình chiếu đồ thị này cho mọi người, người ta lại bắt đầu hỏi tôi khi nào chuyện bứt phá từ đáy sẽ tới. Tôi chả có ý kiến gì. Ngày mai. Tuần tới. Tháng tới. Năm tới.
Họ hỏi: làm sao anh biết? Anh không biết.
Anh chỉ cần mua khi nó thực sự đã bứt phá rồi.
Từ giờ, giá có thể làm một vài chuyện. Nó có thể sụp đổ. Đó là lúc bạn nên bán để cắt lỗ. Hoặc nó cứ giữ như vậy, bạn cũng ở lại cùng nó. Ở một thời điểm nào đó, nó sẽ bắt đầu quay lại, nhưng hãy chắc chắn rằng đã phóng to để xem nó vẫn còn di độngtrong xu hướng đi lên, dù nó đang giảm trở lại. Đừng nhìn vào biểu đồ 5 phút và 30 phút. Phí thời gian.
Giờ hãy nhìn vào Zcash.



Chú ý cách nó đi qua một con đường lớn chỉ để sụp đổ và cuối cùng ổn định với một cơ sở lâu dài.
Ngay bây giờ, kênh hồi qui tuyến tính của nó – thứ bạn có thể thấy bằng màu xanh và đỏ, đang chỉ lên. Bạn có thể tìm thấy chỉ dấu hồi qui tuyến tính trong Trading View. Nó vẽ tự động dựa trên các điểm phân tán tại mức giá đóng cửa. Hồi qui tuyến tính cho thấy con đường tốt nhất của một xu thế, dù đó là lên, xuống hay đi ngang.
Tại một số điểm, đồng tiền sẽ bắt đầu rời khỏi căn cứ và bắt đầu hành trình lên núi.
Giờ hãy nhìn vào đồng Ripple đang bắt đầu chu kỳ lớn của nó.



Đây là ngọn núi trước đó nó đã đạt tới và bị bỏ ra ngoài biểu đồ, nhưng nó đã làm điều tương tự với hai ngọn núi khác nữa. Chỉ cần phóng to nếu bạn muốn nhìn kỹ. Nó đi lên, lao xuống, rồi trượt từ từ và hình thành một đáy mạnh trước khi phá vỡ khối lượng lớn trên mức EMA 200 trong đồ thị 2 giờ.

Tôi phát hiện ra rằng tiền số di chuyển nhanh hơn nhiều các thị trường có tính thanh khoản và hiệu quả cao như Nasdaq hay New York Stock Exchange. Khi biểu đồ hằng ngày hay hằng tuần phục vụ bạn tốt hơn nhiều khi hoạt động trong những thị trường này thì thị trường tiền số, khung thời gian ngắn hơn (2 hay 4 giờ) mới hiệu quả để tóm được các chu kỳ.
Đừng coi đó là kinh phúc âm. Hãy đi vào và quan sát bằng chính con mắt của bạn. Nếu bạn thấy có khung thời gian khác tốt hơn, hãy dùng nó. Khung thời gian tốt có ít biến động hơn trong đó. Ít hơn. Ít giao dịch hơn sẽ tốt hơn. Hãy dừng việc giao dịch lại.
Chú ý XRP đã đi lên 3 chân trong chu kỳ parabol của nó. Tôi đã mua sau chu kỳ đi lên thứ hai và kéo lại vì xu hướng đi lên được xác nhận gấp đôi nhờ khối lượng lớn. Nó bùng nổ trên mức EMA 200 và chạy tiếp. Sau đó nó đi xuống, duy trì trên đường đó trước khi tăng tiếp trở lại. Đầu tiên tôi nhận ra nó đang phá vỡ mốc ở mức “góc tấn công” cao như Stine gọi. Đường đỏ của tôi đi lên một góc 45 độ theo đỉnh của xu hướng.
Thường có 5 sóng trong các chu kỳ này. Khi các giao dịch khác đang kêu gọi dừng lại, tôi quyết định mua vì tôi có thể nhìn thấy mẫu chu kỳ parabol đang hình thành và chỉ mới có 2 bước trong bậc thang rõ ràng của nó.
Các trader khác gọi đó là đỉnh vì họ đang giao dịch trong hệ thống niềm tin và tâm lý của họ, từ chối nhìn đồ thị nó đang thực sự thể hiện. Chỉ vì đa số tay chơi trong thị trường tiền số không thích đặc điểm trung tâm hóa của Ripple.
Tôi không thế. Tôi hi vọng Ripple thất bại trong dài hạn để thành một tài sản phân cấp hơn. Điều đó nghĩa là, khi nó đi vào giao dịch, tôi không phải lãng phí thời gian xa xỉ với hệ thống niềm tin đạo đức của mình nữa.
Tôi sẽ rất vui khi kiếm tiền từ Ripple và chuyển nó thành tài sản tôi quan tâm trong dài hạn. Ripple sẽ thất bại hay thành công cũng chả có ảnh hưởng gì tới tôi. Thị trường sẽ quyết định cuối cùng xem nó có đáng để giữ lại không.
Nhưng nếu bạn để niềm tin làm bạn mù quáng với những gì ngay trước mắt, bạn sẽ thất bại.
Thị trường không quan tâm ý kiến của bạn hay những gì bạn yêu ghét. Nó làm những gì nó muốn, khi nó muốn và đồ thị này chỉ cho một điều: XRP đã sẵn sàng để bùng nổ thực sự. Vì thế khi người khác lướt ngắn hạn, tôi đi dài hơi và bắt con sóng thứ ba trong chu kỳ lớn của nó.
Sau đó tôi bán để thu lợi ngay khi nó vừa đi xuống và đã tối đa hóa lợi nhuận. Khi nó ổn định, tôi mua trở lại cho con sóng kế tiếp.

Chân lý

Hiểu được chân lý sẽ giải phóng bạn.



Niềm tin của bạn là một hệ thống tù ngục do chính bạn tạo ra cho bản thân.
Nhưng có một vấn đề. Cửa không khóa. Nó không bao giờ khóa và bạn có thể trốn thoát khỏi những tư tưởng hạn chế của mình về thực tại bất cứ lúc nào bạn muốn.
Vậy thì hãy làm thôi. Hãy mở cánh cửa đó ra.
Hãy quan sát. Đừng tưởng tượng. Hãy nhìn đồ thị như nó thực sự đang vận hành và bạn có thể bắt đầu ra những quyết định đúng đắn.
Hãy thử và sai để kiểm tra các quan sát của bạn. Nếu quan sát của bạn sai, hãy loại bỏ chúng một cách dứt khoát và chuyển tới quan sát kế tiếp.
Chu kỳ thị trường là phổ quát. Tóm được chu kỳ parabol là điểm thần thánh của việc giao dịch trên bất kỳ thị trường nào. Đó là chỗ có tiền lớn nhất và là nơi người ta làm giàu.
Hãy tiếp tục và quan sát các biểu đồ, bạn sẽ thấy mẫu này trong một khung thời gian đủ dài. Khi có các cổ phiếu mới, công ty mới hay những đồng tiền số mới, không đủ thời gian để nó hình thành một cách chính xác. Vì thế về cơ bản, bạn chỉ cần nhìn vào đường cơ sở giao dịch phẳng là đủ.
Từ đó bạn có thể đi và quan sát các nguyên tắc dự án căn bản. Hãy đọc các nguyên tắc. Hãy tham gia một đội nhóm. Hãy thâm nhập vào các kênh của họ. Hãy đánh giá xem liệu họ sẽ thành công hay thất bại theo thời gian. Rồi bạn có thể ra quyết định xem mình muốn nhận cơ hội và đầu tư vào chu kỳ cuối vinh quang hay không.
Nhưng hãy nhìn cả những tài sản hay đồng tiên đang dao động quanh đó một chút và xem xét mẫu. Đó là Zcash hay Amazon hay Facebook hay Netflix, hay vàng, dầu, đường, đều không quan trọng.
Đừng bị mắt kẹt khi tìm kiếm các mẫu để hiện thị hoàn hảo mỗi lần. Đây không phải là một mẫu cứng nhắc mà luôn xảy ra chính xác. Đôi khi một cổ phiếu hay đồng tiền dao động lên xuống, di chuyển như một con rắn hoang nhưng cuối cùng, chậm mà chắc, nó sẽ tạo thành chu kỳ quả núi và sụp đổ.
Quan trọng nhất là biết làm sao mua ở đáy và bán ở đỉnh.
Đây là phần mà người mua và người giữ luôn nhầm lẫn. Họ cười nhạo các trader khi giá lên vì trader không chộp được toàn bộ xu hướng. Họ phát hiện ra sớm một chút và bỏ lỡ cơ hội bùng nổ điên cuồng phút cuối, nhưng các trader lại cười nhạo khi thị trường hay tài sản bắt đầu trượt dốc vì họ đã bán còn người sở hữu 40% hay 85% lợi nhuận sẽ bốc hơi.

Hãy làm chủ nghệ thuật bán!

Nếu bạn không biết khi nào nên bán những gì bạn đang mua và giữ, thế thì còn giá trị gì nữa?
Một khi bạn đã hiểu điều đó và nhận ra nó như chân lý, bạn mới có thể bắt đầu làm chủ thị trường một cách nhất quán.
Và sau đó có thể, chỉ là có thể thôi nhé, bạn có thể có khả năng bỏ việc, đi tới thiên đường và làm bất kỳ điều gì bạn muốn trong phần còn lại của cuộc đời.

Chúc giao dịch vui vẻ!

Daniel Jeffries
ngày 5 tháng 1 năm 2018

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Launch my first book: "Bí Quyết Thành Công Nhanh Chóng Với Bất Động Sản Giá Rẻ"

Quyển sách này dành cho ai?

Bạn có một số tiền và đang do dự không biết nên đầu tư vào bất động sản như thế nào, vì đó là công việc bạn chưa bao giờ làm. Lúc bắt đầu, tôi loay hoay không biết có cần bằng cấp hay thủ tục pháp lý nào không để có thể khởi nghiệp nghiêm túc với nghề này. Còn với bạn tôi, Phan, đơn giản là muốn kiếm thêm chút thu nhập cho gia đình nhỏ của anh ấy qua đầu tư bất động sản, nhưng anh ấy cũng không biết mình cần gì khác ngoài tiền vốn. Bố mẹ anh ấy rất lo lắng, vì đại lý bất động sản cạnh nhà họ vừa bị đóng cửa và giám đốc phải vào tù vì vỡ nợ.
Có hàng ngàn khóa học ngắn hạn, dài hạn ở khắp nơi trên thế giới về đầu tư bất động sản, với những lời mời chào và hứa hẹn cực kỳ hấp dẫn, làm bạn choáng ngợp, nghi hoặc và không biết nên bắt đầu từ đâu hay học với ai là hiệu quả nhất. Chi phí cho mỗi khóa học kiểu này không hề rẻ, có thể bằng một vài tháng lương hoặc một vài năm lương đi làm thuê của bạn. Tôi đã từng tham gia cả chục khóa học kiểu này với các thầy dạy từ nhiều quốc gia. Đa số họ sẽ nói những điều giống nhau, đưa cho bạn những công thức giống nhau. Vì sao ư? Vì lý thuyết của nhân loại cho lĩnh vực này mới chỉ có đến thế mà thôi, và kinh nghiệm thành công cũng hữu hạn vì nó được truyền dạy hay sao chép từ người này qua người khác. Nhưng nên nhớ rằng, sách vở, khóa học và những người thầy chỉ đưa cho bạn kiến thức, còn lại phụ thuộc vào bản thân bạn.
Cuốn sách này tập hợp tất cả kiến thức và kinh nghiệm của tôi trong đầu tư bất động sản. Bạn sẽ thấy có phần nào đó có thể giống với công thức mà bạn học được từ một nhà đầu tư hay giảng viên nào đó, có ví dụ cá nhân thành công của tôi và các bạn tôi, và rất nhiều những kinh nghiệm được chia sẻ khác. Bởi như tôi đã nói, kiến thức và kinh nghiệm là thứ luôn được truyền thừa và cần được chia sẻ.
Vậy nên,
Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh bất động sản?
Bạn là một nhà đầu tư nhỏ?
Bạn là một nhà đầu tư không chuyên nghiệp?
Thế thì quyển sách này là dành cho bạn.
Ngay cả những nhà đầu tư lớn hay người đang muốn mua hay thuê bất động sản cũng có thể rút ra nhiều bài học hữu ích từ quyển sách này.
Và đặc biệt, tôi dành quyển sách này cho tất cả những ai yêu bất động sản.

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU
BẤT ĐỘNG SẢN GIÁ RẺ - TẠI SAO?
MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TA
BẤT ĐỘNG SẢN GIÁ RẺ Ở ĐÂU?
LỰA CHỌN TÀI CHÍNH – CÓ THỂ MUA BẤT ĐỘNG SẢN MÀ KHÔNG CẦN DÙNG TIỀN TÚI CỦA BẠN?
CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN: MUA ĐỂ CHO THUÊ
CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN: ĐI THUÊ ĐỂ CHO THUÊ
CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN: MUA – SỬA – BÁN
THƯƠNG LƯỢNG: ĐÔI BÊN CÙNG CÓ LỢI (WIN – WIN)
SAU KHI BÁN: RÚT KINH NGHIỆM – HIỂU BIẾT VỀ THUẾ
THÀNH CÔNG CỦA BẠN: THỰC HÀNH LẶP LẠI VÀ LẶP LẠI

Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...