Hiển thị các bài đăng có nhãn Apple. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Apple. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Hồi cuối của Chủ nghĩa Tư Bản


Hồi cuối của Chủ Nghĩa Tư Bản


Dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc

Khi cúi chào Trung Quốc, Apple đã bắt chúng ta phải nhìn nhận sâu hơn về vai trò thực sự của kinh doanh trong xã hội.
“Trung Quốc có thể nổi lên trong vài năm tới như là nhà cung cấp vốn lớn nhất thế giới.” – Viện Brookings, tháng giêng năm 2017.

Cuộc xung đột các triết lý cạnh tranh kinh tế cơ bản đã trở thành bản tin nổi bật nhất trong tuần, cùng với số phận của chủ nghĩa tư bản dân chủ đang lơ lửng treo trên bàn cân. Và dù có vẻ quá sớm để gọi tên người chiến thắng, xu hướng cho thấy chắc chắn nó không tốt đẹp như cách chúng ta hiểu về nền dân chủ ở Phương Tây.

Đầu tiên, tin tức. Cúi đầu trước pháp luật Trung Quốc, Apple sẽ lưu khóa dữ liệu khách hàng người Trung Quốc ở bên trong Trung Quốc – đảm bảo các thông tin này nằm dưới sự giám sát của pháp luật Trung Quốc, một hệ thống như Yonatan Zunger đã chỉ ra, hoàn toàn khác biệt với Hoa Kỳ, nơi Apple từ trước tới giờ vẫn bảo vệ khách hàng Trung Quốc của mình.

Tại sao lại có chuyện này? Chắc chắn nó sẽ thổi bay quyền riêng tư của các khách hàng người Trung Quốc của Apple, nhưng lại một lần nữa, giả thiết cho rằng một công ty – dù hùng mạnh như Apple – có thể áp đặt các chính sách của họ lên nhà nước Trung Hoa là quá ngây thơ. Không, theo quan điểm của tôi, đó là vấn đề vì nó tạo một tiền lệ cho cách tiếp cận tới chủ nghĩa tư bản theo kiểu đặt lợi nhuận trên nguyên tắc, bất kể tác động bên ngoài hay hậu quả lâu dài. Và tất cả chúng ta đều cần phải quan ngại.

Giờ không thể tranh cãi rằng phiên bản cơ bắp nhất của chủ nghĩa tư bản toàn cầu là thương hiệu hiện đang được nhà nước Trung Quốc vận hành. Hãy gọi nó là chủ nghĩa tư bản độc đoán – vì nó là một hệ thống kinh tế theo định hướng thị trường, trong đó thị trường bị nhà nước độc quyền kiểm soát. Thương hiệu này của chủ nghĩa tư bản được hình thành dựa trên các nền tảng chính trị khác nhau căn bản từ thứ chủ nghĩa tư bản dân chủ chúng ta đang cổ xúy ở Mỹ. Và dù bất kỳ lý do nào, kể cả việc Mỹ đang rút lui khỏi tiến trình toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản độc quyền cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt, tài trợ cho các khoản đầu tư khổng lồ vào AI và các công nghệ khác, các tài nguyên và hàng hóa quan trọng, và cả các khu vực chiến lược. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ Latin, Pakistan, Châu Phi. Trong khi đó Mỹ đã thất bại khi đầu tư vào chính cơ sở hạ tầng của mình, Trung Quốc đã trải qua một năm kêu gọi cho dự án hàng tỷ đô “con đường tơ lụa mới” – hứa hẹn củng cố ảnh hưởng của quốc gia này lên một nửa thế giới.

Khi Hoa Kỳ rút lui khỏi lập trường toàn cầu hóa, các tập đoàn vốn xuất thân và đặt trụ sở tại Mỹ - niềm tự hào của hệ thống kinh tế của chúng ta – sẽ không còn nữa. Tại sao? Tăng trưởng là mục tiêu thiêng liêng nhất của chủ nghĩa tư bản, và người Trung Quốc biết điều đó.

Điều đó mang chúng ta tới Apple.

Trung Quốc là thị trường tăng trưởng quan trọng nhất của Apple. Vì hầu hết chỉ kinh doanh phần cứng, công ty này đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ vốn cản trở sự tiếp cận thị trường Trung Quốc với các công ty điều khiển thông tin như Google hay Facebook. Nhưng khi dịch vụ của Apple và các doanh nghiệp iCloud đã phát triển thành động lực mới then chốt của lợi nhuận, Apple thấy mình đang đứng trước ngã tư đường. Liệu nó có nên duy trì các nguyên tắc chủ nghĩa tư bản dân chủ của mình, thứ vốn rất ít khi cân bằng được quyền cá nhân với quyền nhà nước? Apple đã thể hiện điều đó khi khẳng định lập trường trong vụ iPhone của tay sát thủ San Bernadino vài năm trước. Hay liệu nó nên cúi mình trước những ràng buộc của chủ nghĩa tư bản độc đoán của Trung Quốc – nơi đặt lợi ích của nhà nước lên trên lợi ích cá nhân?

Cuối tuần chúng ta đã có câu trả lời. Phải, gần như tất cả các công ty toàn cầu đều phải sống trong màu xám khi kinh doanh ở Trung Quốc. Nhưng hầu như mọi người đều cho rằng bán chất giặt tẩy, ô tô, hay giày chỉ là một hoạt động phi chính trị thuần túy. Nhưng còn việc tham gia vào việc kinh doanh cung cấp cho nhà nước quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân nhạy cảm nhất của khách hàng thì sao? Đây là điều hầu hết các công ty dữ liệu ở Thung Lũng Silicon không muốn (hoặc không thể) vượt qua.

Giờ hết rồi. Apple hiện tại đã đặt tăng trưởng và lợi nhuận của mình lên trên các nguyên tắc trước kia, những nguyên tắc – vốn đứng vững trong chủ nghĩa tư bản dân chủ - đang trở nên suy yếu nghiêm trọng. Tiền lệ này quá nổi bật – và tôi nghĩ sẽ còn nhiều quân domino nữa ngã xuống. Có lẽ trong mười năm tới, mọi công ty công nghệ lớn – kể cả Google và Facebook – cũng sẽ chơi theo luật của Trung Quốc chăng? Nếu vậy, nó sẽ tác động thế nào tới những nguyên tắc xã hội của chúng ta? Tôi rùng mình khi nghĩ tới ngày đó.

John Battelle
Ngày 26 tháng 2 năm 2018

Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...