Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Hồi cuối của Chủ nghĩa Tư Bản


Hồi cuối của Chủ Nghĩa Tư Bản


Dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc

Khi cúi chào Trung Quốc, Apple đã bắt chúng ta phải nhìn nhận sâu hơn về vai trò thực sự của kinh doanh trong xã hội.
“Trung Quốc có thể nổi lên trong vài năm tới như là nhà cung cấp vốn lớn nhất thế giới.” – Viện Brookings, tháng giêng năm 2017.

Cuộc xung đột các triết lý cạnh tranh kinh tế cơ bản đã trở thành bản tin nổi bật nhất trong tuần, cùng với số phận của chủ nghĩa tư bản dân chủ đang lơ lửng treo trên bàn cân. Và dù có vẻ quá sớm để gọi tên người chiến thắng, xu hướng cho thấy chắc chắn nó không tốt đẹp như cách chúng ta hiểu về nền dân chủ ở Phương Tây.

Đầu tiên, tin tức. Cúi đầu trước pháp luật Trung Quốc, Apple sẽ lưu khóa dữ liệu khách hàng người Trung Quốc ở bên trong Trung Quốc – đảm bảo các thông tin này nằm dưới sự giám sát của pháp luật Trung Quốc, một hệ thống như Yonatan Zunger đã chỉ ra, hoàn toàn khác biệt với Hoa Kỳ, nơi Apple từ trước tới giờ vẫn bảo vệ khách hàng Trung Quốc của mình.

Tại sao lại có chuyện này? Chắc chắn nó sẽ thổi bay quyền riêng tư của các khách hàng người Trung Quốc của Apple, nhưng lại một lần nữa, giả thiết cho rằng một công ty – dù hùng mạnh như Apple – có thể áp đặt các chính sách của họ lên nhà nước Trung Hoa là quá ngây thơ. Không, theo quan điểm của tôi, đó là vấn đề vì nó tạo một tiền lệ cho cách tiếp cận tới chủ nghĩa tư bản theo kiểu đặt lợi nhuận trên nguyên tắc, bất kể tác động bên ngoài hay hậu quả lâu dài. Và tất cả chúng ta đều cần phải quan ngại.

Giờ không thể tranh cãi rằng phiên bản cơ bắp nhất của chủ nghĩa tư bản toàn cầu là thương hiệu hiện đang được nhà nước Trung Quốc vận hành. Hãy gọi nó là chủ nghĩa tư bản độc đoán – vì nó là một hệ thống kinh tế theo định hướng thị trường, trong đó thị trường bị nhà nước độc quyền kiểm soát. Thương hiệu này của chủ nghĩa tư bản được hình thành dựa trên các nền tảng chính trị khác nhau căn bản từ thứ chủ nghĩa tư bản dân chủ chúng ta đang cổ xúy ở Mỹ. Và dù bất kỳ lý do nào, kể cả việc Mỹ đang rút lui khỏi tiến trình toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản độc quyền cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt, tài trợ cho các khoản đầu tư khổng lồ vào AI và các công nghệ khác, các tài nguyên và hàng hóa quan trọng, và cả các khu vực chiến lược. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ Latin, Pakistan, Châu Phi. Trong khi đó Mỹ đã thất bại khi đầu tư vào chính cơ sở hạ tầng của mình, Trung Quốc đã trải qua một năm kêu gọi cho dự án hàng tỷ đô “con đường tơ lụa mới” – hứa hẹn củng cố ảnh hưởng của quốc gia này lên một nửa thế giới.

Khi Hoa Kỳ rút lui khỏi lập trường toàn cầu hóa, các tập đoàn vốn xuất thân và đặt trụ sở tại Mỹ - niềm tự hào của hệ thống kinh tế của chúng ta – sẽ không còn nữa. Tại sao? Tăng trưởng là mục tiêu thiêng liêng nhất của chủ nghĩa tư bản, và người Trung Quốc biết điều đó.

Điều đó mang chúng ta tới Apple.

Trung Quốc là thị trường tăng trưởng quan trọng nhất của Apple. Vì hầu hết chỉ kinh doanh phần cứng, công ty này đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ vốn cản trở sự tiếp cận thị trường Trung Quốc với các công ty điều khiển thông tin như Google hay Facebook. Nhưng khi dịch vụ của Apple và các doanh nghiệp iCloud đã phát triển thành động lực mới then chốt của lợi nhuận, Apple thấy mình đang đứng trước ngã tư đường. Liệu nó có nên duy trì các nguyên tắc chủ nghĩa tư bản dân chủ của mình, thứ vốn rất ít khi cân bằng được quyền cá nhân với quyền nhà nước? Apple đã thể hiện điều đó khi khẳng định lập trường trong vụ iPhone của tay sát thủ San Bernadino vài năm trước. Hay liệu nó nên cúi mình trước những ràng buộc của chủ nghĩa tư bản độc đoán của Trung Quốc – nơi đặt lợi ích của nhà nước lên trên lợi ích cá nhân?

Cuối tuần chúng ta đã có câu trả lời. Phải, gần như tất cả các công ty toàn cầu đều phải sống trong màu xám khi kinh doanh ở Trung Quốc. Nhưng hầu như mọi người đều cho rằng bán chất giặt tẩy, ô tô, hay giày chỉ là một hoạt động phi chính trị thuần túy. Nhưng còn việc tham gia vào việc kinh doanh cung cấp cho nhà nước quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân nhạy cảm nhất của khách hàng thì sao? Đây là điều hầu hết các công ty dữ liệu ở Thung Lũng Silicon không muốn (hoặc không thể) vượt qua.

Giờ hết rồi. Apple hiện tại đã đặt tăng trưởng và lợi nhuận của mình lên trên các nguyên tắc trước kia, những nguyên tắc – vốn đứng vững trong chủ nghĩa tư bản dân chủ - đang trở nên suy yếu nghiêm trọng. Tiền lệ này quá nổi bật – và tôi nghĩ sẽ còn nhiều quân domino nữa ngã xuống. Có lẽ trong mười năm tới, mọi công ty công nghệ lớn – kể cả Google và Facebook – cũng sẽ chơi theo luật của Trung Quốc chăng? Nếu vậy, nó sẽ tác động thế nào tới những nguyên tắc xã hội của chúng ta? Tôi rùng mình khi nghĩ tới ngày đó.

John Battelle
Ngày 26 tháng 2 năm 2018

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Gregory C. Allen: Bất cứ ai làm bá chủ công nghệ AI sẽ điều khiển thế giới



Putin và Musk đúng: Bất cứ ai làm bá chủ công nghệ AI sẽ điều khiển thế giới

Thứ sáu đầu tháng 9 vừa rồi, hàng triệu học sinh Nga đã theo dõi một địa chỉ truyền hình từ Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Putin nói: “Trí tuệ nhân tạo là tương lai, không chỉ của nước Nga, mà còn của toàn bộ loài người. Bất cứ ai trở thành kẻ dẫn đầu trong lĩnh vực này sẽ trở thành kẻ thống trị thế giới.” Sau khi xem phát biểu của Putin, CEO của SpaceX và Tesla, Elon Musk đã viết trên Tweeter: “cạnh tranh về độ siêu việt của AI ở cấp độ quốc gia (là) nguyên nhất dễ thấy nhất của WW3”. (WW3 – World War 3: chiến tranh thế giới lần thứ 3)

Mặc dù trước đó chưa bao giờ được phát biểu thẳng thắn bởi bất kỳ lãnh đạo quốc gia nào, nhưng quan điểm của Putin về AI đã được lãnh đạo các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới chia sẻ nhanh chóng. Giống như tôi đã từng viết trong bài báo xuất bản bởi Trung tâm Khoa học và Quan hệ quốc tế Harvard Belfer (Harvard Belfer Center for Science and International Affairs), nghiên cứu AI gần như đang tạo ra một cuộc cách mạng trong công nghệ quân sự với phát minh ra phi thuyền và vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, Musk đúng khi cho rằng mỗi quốc gia đều đang theo đuổi sự siêu việt của AI và sự theo đuổi này mang nhiều rủi ro mới.

Nhưng thay vì những mục tiêu đầy tham vọng của Putin, việc theo đuổi làm chủ AI của nước Nga có vẻ như không đi vào việc tạo ra các đột phá công nghệ trong AI. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang sở hữu những ngành công nghiệp công nghệ số lớn hơn, phức tạp hơn và tăng trưởng nhanh hơn của Nga.

Tuy nhiên, Nga vẫn có thể là người dẫn đầu trong việc vũ khí hóa AI khi theo đuổi chiến lược lớn của họ, chiến lược muốn chấm dứt quyền thống trị của Mỹ trong hệ thống quốc tế và tái thiết lập ảnh hưởng của Nga trên các vùng Sô viết cũ. Nga chưa bao giờ là người dẫn đầu trong công nghệ Internet, nhưng nước này đã xây dựng được một lực lượng hacker ảo lớn nhất và có năng lực nhất thế giới, đã phá vỡ phần trọng yếu trong lưới điện Ukraina, thâm nhập vào các cơ sở hạt nhân của Hoa Kỳ và gây ra sự hỗn loạn trong cuộc bầu cử thổng thống Mỹ 2016.

Thực ra, thậm chí ngay cả trước khi Putin đưa ra lời bình luận trên, thái độ của Nga cũng đã cho thấy hiểu biết sắc sảo về cách AI mang tới sức mạnh cho quân đội và cơ quan tình báo của họ - đặc biệt ý chí muốn phá vỡ các luật và chuẩn quốc tế hiện hành. Trong 5 năm vừa qua, Nga tích cực đầu tư vào các hệ thống robot quân sự mới và các hệ thống không người lái, đang thử nghiệm chúng trong các cuộc đụng độ của Nga ở Ukraina và Syria. Năm 2015, một vị tướng Quân đội Mỹ ở Châu Âu đã phát biểu rằng, khi người Ukraina nhìn thấy các phương tiện bay không người lái của Nga, “họ biết chỉ trong 10-15 phút nữa, sẽ có rocket thả xuống đầu họ.”

Ngày nay, robot quân sự và máy bay không người lái của Nga đều được điều khiển từ xa, nhưng trong tương lai, Nga lên kế hoạch xây dựng “hệ phức hợp robot thông minh”, có nghĩa là các khối robot quân sự sẽ được tăng cường sức mạnh nhờ các hệ thống AI để có thể tự chiến đấu và giết người mà không cần con người vận hành. Thực tế, Ủy Ban Công Nghiệp Quân Sự Nga đã phê chuẩn một kế hoạch tham vọng: tới năm 2030, 30% sức mạnh chiến đấu của Nga sẽ hoàn toàn là các nền tảng robot điều khiển từ xa và điều khiển bằng AI.

Ngoài chiến trường, Nga hi vọng sử dụng AI để tăng cường gián điệp và tuyên truyền. Các cơ quan tình báo của Nga đã tuyển hàng ngàn nhân viên làm việc ngày đêm tạo ra các bài báo và đoạn post trên mạng xã hội mang tin tức giả. Hàng chục triệu “robot” giả làm người thực trên mạng xã hội để đẩy lên các bài tuyên truyền ở Nga và nước ngoài. Các nhà nghiên cứu tại Dự án Nghiên Cứu Tính toán Tuyên Truyền của Học viện Internet Oxford phát hiện ra rằng gần một nửa số tài khoản Twitter bình luận về chính trị Nga đều là robot.

Theo lời khai trước Quốc hội của Nhân viên điều tra đặc biệt của FBI Clint Watts, các robot Nga đã chứng minh chúng rất giỏi trong việc điều khiển phương tiện truyền thông Mỹ phủ đầy tin tức giả và gây ảnh hưởng tới giá chứng khoán của các công ty Mỹ. Nga làm được điều này với các robot khi chỉ sở hữu tự động hóa kỹ thuật số mức nguyên thủy. Nếu sử dụng AI, họ có khả năng làm mọi chuyện tồi tệ hơn rất nhiều. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã minh họa cho thấy công nghệ AI có khả năng tạo ra video và âm thanh như thật, bắt chước nguyên giọng nói và bề ngoài của bất kỳ ai. Trong tay các cơ quan tình báo của Putin, công nghệ AI có thể gây ra một cơn lũ tuyên truyền và lừa đảo mang tính chiến lược đạt hiệu quả hơn bất kỳ ai từng làm trong lịch sử nhân loại.

Mỹ vẫn đang dẫn đầu trong cả công nghệ AI và robot, dù vị thế này đang bị thu hẹp dần trong 10 năm qua. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã cho thấy sự kiềm chế và thận trọng đáng khâm phục. Lệch lạc trong những tin tức gần đây về “lệnh cấm robot sát thủ” thực tế chỉ là, Bộ Quốc Phòng Mỹ đang đổi mới một chính sách nhằm ngăn vũ khí tự động khỏi việc bị bàn quyết có nên cho sử dụng thứ nguy hiểm đó hay không.

Nga có từng thông qua một chính sách nào như thế không? Không chắc. Là nhà lãnh đạo cao nhất của một quốc gia có dân số đang giảm dần và một nền kinh tế đang suy yếu, không khó hiểu tại sao Putin muốn công nghệ có thể tập trung quyền lực trong tay một số ít người. Putin biết đất nước của ông không có khả năng trở thành người thống trị thế giới bằng cách đi tiên phong trong sự phát triển công nghệ AI, vì thế Nga đơn giản phải dẫn đầu trong ứng dụng tàn nhẫn của nó.

Gregory C. Allen
Dịch từ http://edition.cnn.com/2017/09/05/opinions/russia-weaponize-ai-opinion-allen/index.html
Ghi chú: Gregory C. Allen là người cộng tác tại Center for a New American Security (Trung Tâm An Ninh Hoa Kỳ Mới). Tháng 7 năm 2017, bài báo của ông “Trí tuệ nhân tạo và An ninh quốc gia” được Havard Belfer Center for Science and International Affairs xuất bản.

Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...