Lịch sử Thung Lũng Silicon: Transistors, Stanford, và
Đầu Tư Mạo Hiểm
Tường thuật lại bối cảnh ra đời của trung tâm sản sinh ra
nhiều phát minh công nghệ nhất thế giới — Thung Lũng Silicon
TL; DR
·
William Shockley phát minh ra transistor
(bóng bán dẫn) tại Bell Labs. Transistor là phiên bản đời đầu của mạch tích hợp
(integrated circuit) sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ công nghệ hiện đại
sau này.
·
Sau đó ông rời Bell Labs để lập ra
công ty Shockley Semiconductor ở California và tuyển những kỹ sư hàng đầu trợ
giúp mình.
·
Shockley Semiconductor là nơi khai
sinh ra ngành công nghiệp bán dẫn, cũng là ngôi nhà chung của các công ty như Fairchild,
AMD, và Intel.
·
Cùng lúc đó, Fred Terman giải ngũ
trở về và biến Stanford thành một trung tâm đổi mới công nghệ.
·
Sinh viên Stanford được khuyến khích
sử dụng kiến thức kỹ thuật của họ tạo ra các công ty trong đời thực.
·
Thung lũng Silicon hiểu giá trị của
cộng tác và giao tiếp, hỗ trợ dòng ý tưởng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên
thế giới.
·
Ngành công nghiệp Đầu Tư Mạo Hiểm
bắt đầu hình thành ở Thung lũng Silicon. Lợi nhuận thu về cao từ các công ty
thuở sơ khai đã tạo cảm hứng thúc đẩy ngày càng nhiều tiền đổ về đây.
Nơi ra đời ngành công nghiệp
bán dẫn
Từ ‘Silicon’
trong “Thung Lũng Silicon”
Năm 1940 William Shockley đã
phát minh ra bóng bán dẫn tại Bell Labs. Ngay sau đó, ông nhận ra mình không
thể đi xa hơn ở Bell nên xin nghỉ việc để tìm kiếm những gì ông muốn làm tiếp.
Sau một thời gian ở Caltech và Washington DC, ông quyết định muốn sở hữu một
công ty của riêng mình.
Sau đó Shockley bắt đẩu tuyển
những kỹ sư hàng đầu trên cả nước Mỹ tới làm việc cho mình. Năm 1956, ông tuyển
người, và họ chính thức mở cửa làm ăn kinh doanh.
Dù là nhà phát minh nổi
tiếng, nhưng Shockley lại không phải là nhà quản lý giỏi. Năm 1957, chỉ sau một
năm thành lập công ty, 8 nhân viên đơn giản là không thể làm việc nổi với ông
thêm nữa. Tháng 9 năm đó, “8 nhân vật phản nghịch” đó – cái tên thường dùng để
gọi họ sau này – đã quyết định thôi việc..
Hôm sau, 8 người đàn ông này
ký một hợp đồng 1.3 triệu đô với một công ty ở New York tên là Fairchild Camera
and Instruments để tạo ra công ty Fairchild Semiconductor. Fairchild hướng tới
xây dựng các transistor theo cách họ muốn chứ không phải theo cách Shockley ra
lệnh.
8 người đàn ông đó là: Julius
Blank, Victor Grinich, Jean Hoerni, Gene Kleiner, Jay Last, Gordon Moore,
Robert Noyce, và Sheldon Roberts. Mấy người trong số 8 người này sau này lại
rời đi để sáng lập ra Intel, AMD, Nividia, và Kleiner Perkins.
8 nhân vật phản nghịch sau
khi vừa thành lập xong Fairchild Semiconductor
Transistor đã trở nên cực kỳ
phổ biến trong mọi thứ, từ radio tới điện thoại, máy tính, và giờ các nhà sản
xuất muốn một thứ gì đó tốt hơn thế. Tất nhiên rồi, transistors nhỏ hơn đèn ống
chân không, nhưng với một số thiết bị điện tử đời mới nhất, chúng vẫn chưa đủ
nhỏ.
Sau khi một transistor được
làm ra, nó phải được kết nối với dây dẫn và các linh kiện điện tử khác. Điều đó
có nghĩa là transistor không thể nhỏ hơn thứ mà một người chỉ dùng cái nhíp vẫn
có thể xử lý được.
Có hai người đã tìm ra giải
pháp cho vấn đề này gần như cùng lúc. Độc lập với nhau, Jack Kilby và Robert
Noyce nhận ra rằng tất cả các phần của một mạch, không chỉ transistor, đều có
thể được làm bên ngoài silicon. Nếu có thể thành hiện thực, toàn bộ mạch có thể
được xây dựng thành một khối tinh thể riêng biệt – khiến nó nhỏ hơn và dễ sản
xuất hàng loạt hơn. Trong khi Kilby điên đầu với hàng loạt chi tiết để xây dựng
từng thành phần riêng lẻ, thì Noyce nghĩ về một cách tốt hơn nhiều để kết nối
toàn bộ các phần đó với nhau. Thế là mạch tích hợp (integrated circuit, người
trong nghề chúng ta quen gọi là ‘con IC’) ra đời.
Robert Noyce với bản vẽ mạch
tích hợp
Silicon dùng trong IC là
nguồn gốc Thung lũng Silicon lấy làm tên cho mình. Năng lực sản xuất lớn, độ
tin cậy và khả năng đóng gói theo từng khối theo thiết kế mạch của IC đảm bảo
mức độ tăng trưởng nhanh chóng của nó. IC giờ được sử dụng trong mọi thiết bị
điện tử, từ máy tính, điện thoại, tới các công nghệ hiện đại nhất.
Thiết kế mới của Công Viên
Nghiên Cứu Stanford
Động cơ cải
tiến của Fred Terman
Giống như nhiều cải tiến công
nghệ khác, điện tử bắt đầu trong thời chiến. Trong Chiến Tranh Thế Giới thứ II,
Fred Terman rời vị trí giảng dạy ở Stanford để dẫn dắt một phòng nghiên cứu 850
người ở Đại Học Harvard.
Là người lãnh đạo nhiệm vụ
quân sự tuyệt mật, Fred Terman bí mật nghiên cứu các phần mũi nhọn nhất, độc
quyền trong lĩnh vực của mình. Khi chiến tranh gần kết thúc, ông nhận ra:
“Các
nghiên cứu phục vụ chiến tranh [bây giờ] vẫn còn bí mật sẽ là cơ sở khôi phục
và mở rộng nền công nghiệp điện tử thời hậu chiến… Stanford có cơ hội đạt được
vị trí nào đó ở phương Tây tương tự như vị thế của Harvard ở phương Đông.”
Sau chiến tranh, ông tìm cách
thu hút một số sinh viên giỏi nhất và khoa viện tốt nhất tới Stanford bằng cách
bảo đảm tài trợ cho các dự án giúp tăng cường danh tiếng của Stanford trong
lĩnh vực điện tử.
Điều này đã tập trung thúc
đẩy đồng nghiệp và sinh viên thương mại hóa các ý tưởng của họ, trợ giúp bước
nhảy vọt ban đầu về kỹ nghệ tại Stanford. Dần dần, danh tiếng của Stanford tăng
trưởng và trở thành một nguồn cung công nghệ quân sự, sánh ngang với Harvard và
MIT.
Nhưng sự ủng hộ thương mại
hóa công nghệ của Terman đã vượt ra khỏi lĩnh vực quân sự. Terman thúc đẩy xây
dựng Công Viên Nghiên Cứu Stanford (Stanford Research Park), một nơi chỉ phục
vụ cho các công ty công nghệ tư nhân, mũi nhọn nằm vùng. Đó là mô hình đầu tiên
thuộc dạng này, nhanh chóng trở thành ngôi nhà chung nổi tiếng của các nhà tiên
phong trong lĩnh vực công nghệ như Lockheed, Fairchild, Xerox và General
Electric.
Bạn có lẽ cũng sẽ bảo Công
Viên Công Nghiệp Stanford là trung tâm liên kết mạng lưới gốc của một số bộ não
sáng chói nhất trong lĩnh vực công nghệ, pha trộn giữa hàn lâm và công nghiệp,
có mục tiêu phát triển tri thức công nghệ.
Kể từ đó, cây cầu nối của
Stanford giữa trường đại học với ngành công nghiệp công nghệ trở nên mạnh mẽ,
lôi cuốn, truyền cảm hứng và tinh thần doanh nhân cho rất nhiều sinh viên. Câu
chuyện nổi tiếng nhất, tất nhiên, chính là của Terman và các học trò của mình
William Hewlett và David Packard, hai người phát minh ra bộ dao động âm thanh
cải tiến (audio oscillator). Terman đã thôi thúc cặp đôi này đưa đột phá của họ
vào kinh doanh.
Dần dần, Hewlett – Packard (gọi
tắt là HP) đã ra đời và chuyển vào công viên nghiên cứu, trở thành nhà sản xuất
PC lớn nhất thế giới. Bill Hewlett và David Packard cùng đại gia đình doanh
nghiệp của họ đã tặng trên 300 triệu đô cho Stanford.
Từ trái sang phải: Fred Packard,
Bill Hewlett, and Fred Terman
Do gần gũi với hàng loạt cải
tiến và phát minh đỉnh cao, các viện hàn lâm của Stanford đã có cơ hội định vị
các thăng trầm công nghệ trong nền công nghiệp và tư bản hóa bằng cách đầu tư
vào những nghiên cứu đột phá mới, chẳng hạn như đồ họa máy tinh, hệ thống GPS
năng lượng thấp mà sau này trở thành Wi-Fi.
Một hệ thống
mở
Nhiều nhà sáng lập các công
ty ở Thung lũng Silicon đều có gốc gác từ miền Tây Nam. Dù họ có lẽ đã phải đi
học đại học và sau đó làm việc ở Vùng Biển Phía Đông (East Coast – miền duyên
hải hẹp từ Boston tới Washington DC), nhưng họ không thực sự chấp nhận hình
thức và không khí nghẹt thở của Vùng Biển Phía Đông. Họ thấy sự tự nhiên của
California phù hợp với sở thích của họ hơn. Họ cũng cảm thấy tự do trải nghiệm
nhiều hơn với những cách tổ chức thể chế mới mẻ ở California.
Ý nghĩa cộng đồng tồn tại
trong số những người làm về công nghệ ở Thung lũng Silicon không chỉ là một
hiện tượng xã hội vui vẻ nhất thời. Nó cho phép các doanh nghiệp ở Thung lũng
Silicon giải quyết các vấn đề kỹ thuật dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với
các tổ chức lớn hơn ở Vùng Biển Phía Đông, nơi có nhiều điều luật cấm đoán.
Điều này tạo cho Thung lũng Silicon một sự thích nghi và linh hoạt cực kỳ quan
trọng đảm bảo sự sống còn trong nền công nghiệp – nơi khả năng thích nghi và
linh hoạt còn quan trọng hơn cả bị mất các bí mật thương mại.
Trong cuốn sách Thiên
Thần (Angel), Jason Calacanis đã giải thích:
Sản
phẩm vĩ đại nhất mà Thung lũng Silicon đã từng tạo ra chính là Thung lũng
Silicon, nơi thế hệ này nối tiếp thế hệ kia tái đầu tư và tự thúc đẩy nhau đạt
tới những mức độ hiệu quả cao hơn nữa.
Thật
sững sờ khi nhìn Google đạt 3 tỷ đô lợi nhuận hằng năm chỉ trong 9 năm, cho đến
khi Facebook cũng làm chính xác cùng điều đó trong 7 năm. Facebook đã quan sát
Google chiến đấu trên hàng tá thị trường và trở thành kẻ thống trị, sau đó họ
làm điều đó trong ít thời gian hơn.
Airbnb
và Uber quan sát Google và Facebook mở rộng khắp toàn cầu, đội ngũ quản lý của
họ ghi nhớ những cái đó vào sổ tay và cải tiến thêm. Thế hệ khởi nghiệp kế tiếp
sẽ lại làm điều tương tự.
Rất
bình thường khi thấy những người làm cho Google chuyển sang Facebook vì các gói
lương thưởng hấp dẫn hơn, mang theo toàn bộ kiến thức của họ về cỗ máy quảng
cáo của Google. Sheryl Sandberg dành 7 năm ở Google xây dựng chương trình quảng
cáo trước khi trở thành nhân vật số hai tại Facebook, sau Mark Zuckerberg.
Điều
tương tự giờ cũng đang xảy ra với nhân viên của Facebook có kinh nghiệm trong
các chiến lược quốc tế hóa để trở thành những nhà quản trị hàng đầu tại Uber và
AirBnB.
Mạng lưới hoán chuyển tài
năng giữa các hãng lớn ở Thung lũng Silicon năm 2011
Không giống như nhiều đồng
nghiệp ở Vùng Biển Phía Đông, các doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon hiểu rằng
cộng tác và cạnh tranh đồng thời mới dẫn tới thành công. Ý tưởng này được phản
ánh trong bộ luật của California cấm các thỏa thuận không cạnh tranh (NonCompete
Agreements). Ecosystem hỗ trợ thử
nghiệm, xử lý rủi ro, chia sẻ các bài học thành bại.
Vị trí của nhiều nhà tư bản
mạo hiểm ở Thung lũng Silicon
Đổ dầu vào
lửa
Cuộc phóng thành công vệ tinh
Sputnik của Sô Viết đủ khiến Quốc Hội Mỹ sợ hãi và phải thông qua đạo luật
chính thức cho phép Bộ Doanh Nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (US Small Business
Administration - SBA) cấp phép cho “các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhỏ lẻ -
Small Business Investment Companies – SBICs” để hỗ trợ vốn và quản lý cho các
doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ. Giờ thay vì Chính phủ đầu tư vào công nghệ, các nhà quản
lý quỹ tư nhân cũng có thể tìm kiếm và đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cha đẻ của Tư Bản Mạo Hiểm
Công ty đầu tiên từng hưởng
lợi từ việc chuyển đổi mô hình này là Fairchild Semiconductor, được thành lập
bởi 8 kẻ phản nghịch đã rời bỏ Shockley Semiconductor. Arthur Rock là nhà đầu
tư chính ở Fairchild Semiconductor năm 1961. Công ty của ông, Davis & Rock,
được coi là công ty Đầu Tư Mạo Hiểm tư nhân đầu tiên.
Còn có 3 công ty nổi tiếng
khác vào những năm 1960, đó là Draper, Gaither & Anderson (1961); Sutton
Hill (1964); và Mayfield Funds (1963). Các công ty này đều đã tìm được những
khoản lời khổng lồ khi đầu tư vào các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon
như Apple, Intel…
Năm 1969, toàn bộ cộng đồng
đầu tư mạo hiểm có khoảng 20 người. Giống như phần còn lại của thung lũng, các
nhà đầu tư mạo hiểm ban đầu này cũng chia sẻ nhiều ý tưởng với nhau.
Thực tế, có một lượng nhân sự
chuyển qua lại giữa các công ty này. Bill Draper khởi nghiệp ở Draper, Gaither
& Anderson và Sutton Hill. Mayfield Funds được đối tác của Arthur Rock là
Tommy Davis tạo ra.
Luồng ý tưởng giữa các nhà
đầu tư mạo hiểm làm gia tăng nhiều khái niệm ngày nay các nhà đầu tư công nghệ
hay dùng, chẳng hạn như tập trung vào
nhà sáng lập hơn là công ty, làm chủ các doanh nghiệp hứa hẹn giống như “các
doanh nghiệp thường trú”.
Ngay khi cả nước thu được
toàn bộ số tiền làm ra ở Thung lũng Silicon, ngành công nghiệp này bắt đầu bùng
nổ. Những người khổng lồ như Kleiner (1972), Sequoia Capital (1972), và New
Enterprise Associates (1978) dù đều khởi nghiệp trong lĩnh vực gỗ mộc, đã mang ngày
càng nhiều tiền của họ sang tiếp nhiên liệu cho sự sáng tạo và tăng trưởng của
các công ty công nghệ cao.
Mike Markkula đưa ngân phiếu
cho Steve Jobs (Vụ làm ăn được Sequoia tạo dựng)
Playbook
App Author
Phần 2 sẽ đề cập đến sự ra đời của
ngành công nghiệp máy tính và internet, và tại sao Thung lũng Silicon chiếm
được lợi thế duy nhất riêng biệt.