Hiển thị các bài đăng có nhãn bạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bạn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Số lượng bạn trên Facebook thực sự nói lên điều gì?



Hàng ngàn bạn trên Facebook ư? Bộ nào của bạn chẳng thèm quan tâm đâu


Trang Facebook có thể là nơi để bạn khoe khoang đám bạn bè đông như một đội quân nhỏ, nhưng theo một nghiên cứu mới đây, đối với bộ não của bạn, điều đó cũng chả có gì khác so với ngày xưa.

Trở lại những năm đầu thập kỷ 90, khi web và mạng xã hội vẫn chỉ là giai thoại, một nhà tâm lý học tên là Robin Dunbar đã khám phá ra điều lý thú về kích cỡ và cấu trúc bộ não. Ông nhận thấy rằng kích thước của phần bên não phát triển nhất ngày nay, neocortex (lớp vỏ não mới), có liên quan chặt chẽ với số lượng tương đối của các mối quan hệ xã hội. Trước tiên ông đánh giá mối tương quan này trong các động vật linh trưởng, sau đó lý luận rằng điều tương tự cũng có thể áp dụng với con người. Ông đã đúng. Ông quan sát và nhận thấy, loài người trong suốt chiều dài lịch sử, con số đẹp nhất cho qui mô của mạng lưới tương tác xã hội của một người là từ 100 đến 200 mối quan hệ.

Thế nên bạn đã biết tại sao “Số Dunbar” lại ra đời. Nó nói rằng: bộ não con người được căn chỉnh để xử lý hiệu quả khoảng 150 mối quan hệ nông cạn, mạnh yếu đồng thời.

Nhưng các mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông xã hội gần đây đưa chúng ta những trải nghiệm có vẻ như mâu thuẫn với phát hiện của Dunbar. Về mặt lý thuyết, Facebook và các trang web khác được coi là những công cụ để mở rộng mạng lưới quan hệ, cho phép chúng ta tận dụng các nguồn lực hạn chế để duy trì nhiều mối quan hệ hơn với ít thời gian hơn. Giờ công nghệ đã cho phép chúng ta ngồi một góc, giao tiếp qua nhận dạng, và vượt qua những ràng buộc khiến các nhóm xã hội bị kìm hãm từ hàng thế kỷ qua.

Ai có thể kiểm tra lại giả thuyết này tốt hơn chính Robin Dunbar? Để thực hiện việc này, ông đã dựa vào một điều tra từ một nguồn không ai nghĩ tới, công ty Thomas J. Fudge chuyên sản xuất bánh bích quy ở Anh. Cuộc điều tra được tổ chức rất tốt, lấy mẫu ngẫu nhiên trên toàn quốc 2.000 người dùng mạng xã hội thường xuyên và 1.375 người không cần thiết phải dùng mạng xã hội thường xuyên (nhóm thứ hai sẽ có tính đại diện nhiều hơn cho toàn bộ dân số). Các câu hỏi khảo sát đi sâu vào tìm hiểu xem họ đã trả lời bao nhiêu người bạn trên Facebook và sự thân thiết gần gũi trong quan hệ với những người đó đến mức nào.

Phân tích kết quả sau đó cho thấy, bất chấp các con số trên các trang Facebook, con người hiện đại của chúng ta cũng chỉ giống như con người của hàng thế kỷ trước thôi. Số mối quan hệ thực sự vẫn chỉ dao động từ 150 tới 180 người. Những người tham gia trả lời tích cực nhất trên các mạng xã hội cũng cho biết rằng, chỉ có khoảng 28% “bạn” trên Facebook của họ có thể coi là “xác thực” có quen biết. Đi sâu hơn, họ phải công nhận rằng thực sự chỉ có khoảng 15 người trong số đó có thể coi là “bạn bè gần gũi”.

Như vậy, điểm mấu chốt ở đây là: dù mạng xã hội có công khai những con số bạn bè thế nào đi chăng nữa, bộ não của chúng ta vẫn chỉ có thể dung chứa được một số lượng hạn chế các mối quan hệ tương đối, giống như bao đời nay vẫn thế.

Dunbar đã đề xuất trong nghiên cứu này: “Thực tế là người ta có lẽ không nên dùng mạng xã hội để gia tăng qui mô các mối quan hệ xã hội của họ mà nên để mạng xã hội hoạt động như công cụ để ngăn chặn tình bạn tan rã theo thời gian khi không có cơ hội gặp mặt trực tiếp.”

David DiSalvo