Hiển thị các bài đăng có nhãn hủy diệt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hủy diệt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Mạng xã hội: Kẻ sáng tạo hay Kẻ hủy diệt?


Mạng xã hội: Kẻ sáng tạo hay Kẻ hủy diệt?

Nhiều năm qua, chúng ta đã được chứng kiến một số “cuộc cách mạng Facebook”, từ Mùa Xuân Ả Rập tới chiến dịch Chiếm Phố Wall, rồi lan ra những quảng trường lớn ở Istanbul, Kiev, Hồng Kong, tất cả đều được các mạng xã hội tiếp nhiên liệu. Nhưng khi làn khói đã tan đi, hầu hết những cuộc cách mạng này đều thất bại trong việc xây dựng bất kỳ trật tự chính trị mới bền vững nào, một phần vì có quá nhiều tiếng nói được khuếch đại, việc xây dựng sự đồng thuận trở nên bất khả thi.

Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng mạng xã hội chỉ giỏi trong việc phá vỡ các thứ, chứ không giỏi xây dựng nên các thứ?

Một tiếng nói quan trọng đã trả lời câu hỏi này bằng từ “Đúng vậy” rất to. Tiếng nói đó là của Wael Ghonim, nhân viên Google người Ai Cập, có trang Facebook ẩn danh giúp khởi động cuộc cách mạng tại quảng trường Tahrir đầu năm 2011 lật đổ Tổng Thống Hosni Mubarak – nhưng sau đó lại thất bại trong việc tạo ra một nền dân chủ thực sự thay thế.


Wael Ghonim, ở giữa, tại quảng trường Tahrir ở Cairo năm 2011. Ảnh Dylan Martinez/Reuters

Vào tháng 12, Ghonim, sau đó chuyển tới Thung Lũng Silicon, đã đăng một bài nói chuyện trong show nổi tiếng TED kể về những gì đã xảy ra. Bài đăng này rất đáng xem, và nó mở đầu thế này: “Tôi đã từng nói ‘Nếu bạn muốn giải phóng một xã hội, tất cả những gì bạn cần là Internet.’ Tôi đã sai. Tôi đã nói những lời đó hồi năm 2011, khi một trang Facebook tôi tạo ẩn danh đã giúp cuộc cách mạng Ai Cập nổ ra. Mùa Xuân Ả Rập cho thấy tiềm năng lớn nhất của phương tiện truyền thông mạng xã hội, nhưng đồng thời cũng phơi bày thiếu sót lớn nhất của nó. Cùng một công cụ đoàn kết chúng ta lật đổ các nhà độc tài cuối cùng lại cắn xé chúng ta thành nhiều mảnh.”

Đầu những năm 2000, người Ả Rập đã đổ xô vào trang web, Ghonim giải thích: “Khát khao tri thức, cơ hội, kết nối với phần còn lại của thế giới, chúng tôi đã trốn thoát khỏi thực tế chính trị bức bối và sống trong một cuộc sống ảo.”

Sau đó đến tháng 6 năm 2010, anh ghi lại: “Internet đã thay đổi đời tôi vĩnh viễn. Trong khi đang lướt Facebook, tôi đã nhìn thấy một bức ảnh… xác chết vì bị tra tấn của một chàng trai trẻ người Ai Cập. Cậu ấy tên là Khaled Said. Khaled là người Alexandria 29 tuổi, bị cảnh sát giết chết. Tôi thấy mình trong bức ảnh ấy… Tôi đã tạo ẩn danh một trang Facebook với cái tên “We Are All Khaled Said” (Tất cả chúng ta đều là Khaled Said). Chỉ ba ngày sau, trang có trên 100.000 người, có cả người Ai Cập cùng chia sẻ mối quan tâm tương tự.”

Chẳng mấy chốc, Ghonim và các bạn anh đã dùng Facebook tạo ra nhiều ý tưởng ban đầu cho đám đông, và “trang trở thành trang được followed nhiều nhất trong thế giới Ả Rập… Mạng xã hội cực kỳ quan trọng trong chiến dịch này. Nó đã giúp một phong trào phi tập trung nổ ra. Nó khiến mọi người nhận ra rằng họ không đơn độc. Và nó khiến chính phủ không có khả năng ngăn chặn.”

Ghonim cuối cùng cũng bị lực lượng an ninh Cairo theo dõi, đánh đập và cách ly trong 11 ngày. Nhưng 3 ngày sau khi anh được trả tự do, hàng triệu người biểu tình ủng hộ các bài post của anh trên Facebook đã giúp lật đổ chế độ Mubarak.

Lạy Thánh Alas, niềm vui thật chóng nhạt phai, vì như Ghonim nói, “chúng tôi đã thất bại trong việc xây dựng sự đồng thuận, và cuộc đấu tranh chính trị đã dẫn đến sự phân cực mạnh mẽ.” Anh ghi lại rằng, phương tiện truyền thông mạng xã hội “chỉ khuếch đại” sự phân cực “bằng cách tạo điều kiện lây lan thông tin sai lệch, tin đồn, bắt chước và những lời đầy thù hận. Môi trường hoàn toàn độc hại. Thế giới online của tôi trở thành một bãi chiến trường đầy những trò lừa đảo, dối trá và những phát biểu hận thù.”

Những người ủng hộ quân đội và những người Hồi Giáo sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ lẫn nhau, trong khi trung tâm của nền dân chủ, Ghonim và nhiều người khác bị bắt giữ và bị gạt ra ngoài lề. Cuộc cách mạng của họ đã bị nhóm Anh Em Hồi Giáo đánh cắp, và khi nó thất bại, quân đội đã bắt giữ nhiều thanh niên thế tục – những người đầu tiên tăng cường làm hùng mạnh cuộc cách mạng. Quân đội đã có trang Facebook riêng để tự bảo vệ mình.

Ghonim bảo: “Đó là thời điểm bại trận. Tôi đã im lặng hơn hai năm, và tôi dùng thời gian để suy nghĩ về mọi chuyện đã xảy ra.”

Và đây là những gì anh kết luận về mạng xã hội ngày nay: “Đầu tiên, chúng tôi không biết làm thế nào để đối phó với những tin đồn. Tin đồn vốn dĩ chỉ là thiên kiến của một số người giờ đã được tin tưởng và lan tràn giữa hàng triệu người. Thứ hai, chúng tôi có xu hướng chỉ giao tiếp với những ai chúng tôi đồng ý, và cảm ơn các phương tiện mạng xã hội, chúng tôi có thể câm lặng, dừng follow và chặn bất kì ai khác. Thứ ba, các cuộc thảo luận online nhanh chóng rơi vào đám đông giận dữ… Cứ như thể chúng ta quên rằng người phía sau màn hình thực ra là người thật chứ không phải avatar.
Và thứ tư, thật sự rất khó thay đổi quan điểm của chúng ta. Vì tốc độ và sự ngắn gọn của mạng xã hội, chúng tôi buộc phải đi tới kết luận và viết các quan điểm sâu sắc chỉ trong 140 kí tự về những vấn đề phức tạp trên thế giới. Nhưng một khi chúng tôi làm thế, nó sẽ tồn tại mãi mãi trên Internet.
Thứ năm, và quan trọng nhất, ngày nay, các trải nghiệm mạng xã hội đều được thiết kế theo cùng một cách, cho like hay thể hiện cảm xúc trước các cam kết, cho post trong các cuộc tranh luận, cho những dòng bình luận (comment) nông cạn dưới những cuộc thảo luận sâu sắc… Như thể chúng ta ở đây để nói chuyện về nhau, chứ không phải nói chuyện với nhau.”

Nhưng Ghonim không từ bỏ. Anh và vài người bạn gần đây lập một website Parlio.com, để chủ trì các cuộc nói chuyện dân sự thông thái hơn về các vấn đề nóng gây tranh cãi, với mục tiêu thu hẹp những khoảng trống, chứ không mở rộng chúng ra. Những tranh luận trên Parlio thường rất hấp dẫn và hàm súc.

Năm 2016, Ghonim kết luận: “Năm năm trước, tôi đã nói ‘Nếu bạn muốn giải phóng xã hội, tất cả những gì bạn cần là Internet.’ Bây giờ tôi tin rằng nếu chúng ta muốn giải phóng xã hội, trước tiên chúng ta cần giải phóng Internet.”

Thomas L. Friedman