6 việc mọi người nên bớt quan tâm đi
1.
Các vụ thảm sát và chủ nghĩa khủng bố
Bạn có lẽ nghĩ
tôi sẽ bắt đầu danh sách này với cái gì đó dễ thương và khuôn sáo như “Hãy ngừng
quan tâm đến những gì mọi người nghĩ về bạn” đúng không?
À không hề. Phải
làm vài người buồn rồi.
Tôi nghĩ chúng
ta nên bớt quan tâm tới những vụ thảm sát và chủ nghĩa khủng bố.
Tôi không muốn
nói rằng chúng ta không nên tự bảo vệ bản thân hay các sự kiện đó không quan trọng
hay bạo lực từ súng đạn nói chung không phải là vấn đề. Tôi đơn giản đang nói rằng
các phản ứng về mặt cảm xúc và xã hội của chúng ta trước các vụ thảm sát là
không cần thiết và ẩn chứa nguy cơ gây hại.
Trước tiên, có
vài thực tế: bạn có khả năng chết vì tủ lạnh đổ vào người ngang với khả năng chết
vì một vụ tấn công khủng bố, và số ca tử vong do thảm sát hàng loạt từ súng đạn
chiếm ít hơn 1% số ca tử vong liên quan đến súng ở Mỹ (trong đó: 2/3 số ca tử
vong liên quan đến súng là tự tử). Nếu chúng ta thuần túy dựa trên các số liệu
thống kê trong xã hội thì chúng thậm chí còn không nằm trong top 10 mối đe dọa
hay nguy hiểm cho dân số.
Nhưng đây là lý
do tại sao thảm sát hàng loạt bằng súng và chủ nghĩa khủng bố (hãy trung thực,
chúng gần như giống nhau) lại nhận được sự quan tâm lớn như vậy:
Vì chúng lan
truyền như virut.
Hãy gọi đây là
“Qui luật Kardashian”.
Qui luật
Kardashian: Một người hay một sự kiện được lan truyền càng nhiều, thì nền văn
hóa sẽ càng đánh giá quá cao tầm quan trọng của nó.
Tôi gọi đó là
Qui luật Kardashian vì vài năm trước, Kim Kardashia đã chụp ảnh khỏa thân cho một
tạp chí chính thống. Chuyện đó thống trị toàn bộ các phương tiện truyền thông
ngày đó, với tất cả các loại suy nghĩ kỳ quái khi xem xét bức ảnh đó biểu hiện
cho cái gì, hành vi muốn nổi tiếng, nữ quyền, giải phóng tình dục, v.v…
Tất nhiên, nó chả
có ý nghĩa đếch gì hết. Thực tế, nó không phải là sự kiện bạn có thể nhớ tới.
Nhưng bạn đã biết Kardashian bằng cách nào đó đang là một trong những người nổi
tiếng nhất hành tinh. Dù thực sự cô ta đã chẳng làm gì cả, rồi tiếp tục không
làm gì hết, và cũng chả hứa hẹn là sẽ làm gì. Đó là vì Kim là bậc thầy ban đầu
của Qui luật Kardashian. Cô ta đã nhận ra nó trước bất kỳ ai – kẻ nào lôi kéo sự
chú ý nhất sẽ được thưởng nhiều nhất – và đã tận dụng nó trên phạm vi rộng lớn.
Phần còn lại trong chúng ta đã dành 10 năm qua để cố gắng bắt kịp.
Qui luật
Kardashian hàm ý vài điều. Đầu tiên, một việc có tầm quan trọng đến mức nào chỉ
là vấn đề nhỏ. Điều quan trọng là mẩu thông tin ấy gây sốc và đáng nhớ đến mức
nào. Tất cả chúng ta đều nhớ tới vụ xả súng ở Vegas từ năm ngoái, và rất có thể
nhiều người trong số các bạn còn có thể kể lại chi tiết tất tần tật về nó cho
tôi – tên đó là ai, hắn đã làm thế nào, hắn sử dụng loại súng nào…
Nhưng hẳn chỉ ít
người hoặc chẳng có ai trong số các bạn có thể mô tả chi tiết các cuộc điều trần
trước quốc hội về gian lận bầu cử do Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ phụ trách. Trong khi
những cuộc điều trần này có lẽ có ý nghĩa hơn nhiều tới tương lai đất nước và
cuộc sống của chúng ta.
Đây không phải
muốn hạ thấp các nạn nhân của những sự kiện này. Rõ ràng, đó là những trò chết
chóc gớm giếc và chúng ta hoàn toàn đúng khi khiếp sợ.
Nhưng hãy thực tế:
nếu chỉ vì bạn khiếp sợ thì cũng không có nghĩa rằng chúng thực sự là những sự
kiện quan trọng hoặc có tầm ảnh hưởng.
Mọi hình thức
truyền thông đều có một điểm yếu không mong đợi. Truyền hình vô tình làm diện mạo
bề ngoài cùng thể chất có vẻ quan trọng hơn và biến mọi thứ thành các bit âm
thanh. Trở lại thời kì trước khi có internet, mọi người bị ám ảnh bởi UFO, ma
quỉ và các giáo phái Sa tăng, vì chúng trông thực sự đáng sợ trên truyền hình. Mọi
người thường bỏ phiếu cho các chính trị gia cao hơn và đẹp trai hơn, bất kể đảng
phái hay tín ngưỡng. Điểm yếu không chủ ý của internet là nó tạo ra một nền văn
hóa quá nhạy cảm với các sự kiện và thông tin lan truyền trên mạng.
Vì đây là điều
thứ hai trong Qui luật Kardashian: thành công của một sự kiện hay cá nhân đang
được lan truyền trên mạng hoàn toàn phụ thuộc vào những phản ứng của chúng ta với
sự kiện hay cá nhân đó.
Nếu tất cả chúng
ta đồng ý rằng Instagram là lãng phí thời gian và chúng ta có nhiều thứ tốt hơn
để làm, những người nổi tiếng trên Instagram với các bức ảnh photoshop có thể
biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta. Điều đó không có nghĩa rằng nếu chúng ta
ngừng quan tâm đến các vụ xả súng hàng loạt và khủng bố thì chúng sẽ biến mất
ngay lập tức, nhưng một lượng lớn oxy giữ chúng tiếp tục sẽ rời đi.
Mục tiêu chung của
các vụ xả súng hàng loạt và khủng bố là sự chú ý. Đó là lý do duy nhất họ làm
điều đó. Những kẻ khủng bố làm những điều ghê tởm để thu hút sự chú ý đến niềm
tin tôn giáo/chính trị cụ thể của họ. Những tên xả súng hàng loạt làm thế để
mang sự chú ý tới chính bản thân chúng. Do đó, các vụ xả súng hàng loạt và khủng
bố chỉ “thành công” do Qui luật Kardashian: vì chúng gây sốc và bất ngờ đến mức
chúng được lan truyền chóng mặt. Về cơ bản đó chỉ là những pha bạo lực công
khai, được thực hiện bởi những kẻ tuyệt vọng và điên rồ, những người khao khát
danh tiếng và sự nổi tiếng cho bản thân (hoặc nguyên nhân vớ vẩn nào đó). Nếu bạn
loại bỏ danh tiếng ra khỏi phương trình, rất có thể bạn cũng đang loại bỏ một tỷ
lệ lớn các sự kiện kiểu này xảy ra.
Điều đó nghe có
vẻ điên rồ, nhưng có tiền lệ cho việc này.
Nhiều thập kỷ
trước, người ta khám phá ra khi phương tiện truyền thông đưa tin về các vụ tự tử,
tỷ lệ tự tử trong vùng đó liền tăng lên. Các nhà khoa học đã nghiên cứu lý do tại
sao lại xảy ra chuyện này và cuối cùng kết luận rằng việc lan truyền thông tin
các vụ tự sát thành công đã đưa cho những người muốn tự sát khác một cảm giác
cho sự xác nhận, làm cho nó trở thành một lựa chọn chấp nhận được. Tự sát còn
có thể là một cách hiệu quả để gây chú ý, tình cảm và lòng thương hại mà họ đã
rất mong muốn có được trong đời. Điều này có thể xem như một hành động truyền cảm
hứng: “Đây là một người đang có cảm giác chính xác như tôi, và họ đã thực sự
làm điều đó!”
Người ta gọi đó
là Hiệu ứng Werther. Và khi nó được phát hiện, tất cả các phương tiện truyền
thông đều cùng nhau làm một việc có trách nhiệm: họ đồng ý ngừng đưa tin về các
vụ tự tử. Sự bùng nổ, tỷ lệ tự sát lại giảm xuống.
Cái chúng ta có ở
đây là Hiệu ứng Werther, nhưng dành cho những vụ giết người hàng loạt công khai
và có tính chính trị cao. Thảm sát hàng loạt rất dễ lan truyền. Hầu hết các tay
súng và những tên khủng bố này đều vật lộn với tình trạng sức khỏe tâm thần, cảm
thấy bị tẩy chay và bỏ qua, và khao khát sự chú ý cùng cảm xúc từ những người
xung quanh chúng một cách tuyệt vọng. Chúng cảm thấy không còn sự lựa chọn nào
trong đời, chúng sẽ vĩnh viễn không được lắng nghe và bị bỏ qua. Chúng có những
xung động bạo lực và nhiều cơn giận dữ , nhưng không biết làm sao quản lý hay
truyền tải nhũng cảm xúc này. Sau đó chúng thấy một câu chuyện khác đang lan
truyền về ai đó xả súng vào một trường học hay một văn phòng hay thổi bay những
người vô tội, và chúng thấy họ trở thành người nổi tiếng ngay lập tức, bị ám ảnh
và khiếp sợ bởi hàng triệu người khắp cả nước. Đó là cách nhanh chóng và dễ
dàng nhất để thu hút sự chú ý và trở nên quan trọng – những điều chúng đã khao khát
suốt đời một cách tuyệt vọng.
Tôi không nhấn
vào xem các bài báo về các vụ xả súng nữa. Tôi không nhấn vào xem các video về
các vụ tranh cãi súng ống. Tôi không đọc tin tức về chủ nghĩa khủng bố, dù kẻ
đánh bom liều chết Austin đã thổi bay người dân ở quê nhà tôi, tôi cũng đã
không đọc một bài báo nào về chuyện này. Tên khốn kiếp. Hắn không xứng đáng với
thời gian hay sự chú ý của tôi, cũng không xứng đáng được in tên trên bất kỳ
nơi đâu.
Tôi từ chối chạm
vào bất kỳ phương tiện truyền thông nào liên quan đến những kẻ thế này. Vì cách
đơn giản để chống lại Qui luật Kardashian là rút sự chú ý của bạn lại. Quyết định
bạn sẽ không quan tâm về chuyện đó thêm nữa. Và tập trung vào thứ gì đó khác thực
sự quan trọng (như điều trần quốc hội).
Điều này không
có nghĩa là bạn đang đâm đầu vào đá. Rõ ràng có vấn đề. Nhưng thực sự tôi có
giúp giải quyết vấn đề bằng cách nhấp chuột vào xem mỗi bài phỏng vấn với người
sống sót không, hay đọc các bài viết về tên xả súng đã dùng gì trong bữa sáng,
hay tu sĩ tôn giáo đã xui khiến tên đó viết gì trước khi hắn bắn vào toàn bộ
văn phòng?
Không, tôi chẳng
giúp gì được. Trong thực tế, tôi có thể làm nó tệ hơn.
2.
Bảo vệ trẻ em
Bang Utah gần
đây vừa thông qua một đạo luật nói rằng trẻ em được phép chơi bên ngoài một
mình cũng như đi bộ hay đi xe đạp tới trường mà không cần có sự giám sát của
cha mẹ. Đây là đạo luật đầu tiên ở Mỹ thuộc loại này. Và thực tế nó thậm chí
còn cần thiết số một trong mục đích bài viết tôi đang nói tới.
“Bảo vệ” trẻ em
đã bắt đầu trở thành mục tiêu tối thượng của nhiều bậc cha mẹ - bảo vệ chúng khỏi
điểm thấp, bảo vệ chúng khỏi sân chơi, bảo vệ chúng không cho ra bên ngoài một
mình, bảo vệ chúng khỏi bị chỉ trích bởi bất kì ai, bảo vệ chúng khỏi phải tự
thức dậy mỗi sáng.
Điều này được biết
đến phổ biến với cái tên “helicopter parenting” (nuôi dạy con cái kiểu máy bay
trực thăng). Và như hầu hết những thứ tồi tệ ngày nay, nó là sai lầm chính của
thế hệ Baby Boomer (thế hệ những người sinh ra giữa năm 1946 và 1964 – đó là thời
kỳ 18 năm bùng nổ số lượng sinh trên toàn thế giới – đó là nhóm người đông đảo
nhất, cũng chiếm giữ khoảng 65% tổng số tiền trên toàn thế giới ngày nay).
Các Boomers lớn
lên với suy nghĩ rằng mình là trung tâm của thế giới. Đây không hoàn toàn là lỗi
của họ. Truyền hình và phát thanh nở rộ trong thời niên thiếu của họ. Và vì xem
họ là nhóm tuổi nhân khẩu học lớn nhất, hầu hết nền văn hóa toàn cầu (âm nhạc,
phim ảnh…) đểu tập trung phục vụ cho thị hiếu của họ. Đến cuối những năm 60,
chính trị cũng đào vào số đông của họ, và không chỉ dừng ở đó.
Sau đó điều gì
đó đã xảy ra những năm 80. Các Boomers có con. Vì mọi thứ trong đời Boomers đều
là thứ quan trọng nhất vũ trụ, con cái của các Boomers (thế hệ Millennials – thế
hệ Thiên Niên Kỷ) bây giờ, do tính chất bắc cầu của những kẻ đại ngốc tự luyến,
liền trở thành Thứ Quan Trọng Nhất Vũ Trụ.
Boomers đi theo
cách nuôi dạy con cái theo cùng kiểu họ đã tiếp cận hầu hết mọi thứ khác: với ý
định làm nó tốt hơn nó từng được làm trước đây nhưng, đôi khi, lại sinh ra một
kết quả tệ hơn. Boomers quyết định con cái mình cần lòng tự trọng. Chúng cần được
đầy đủ và bận rộn. Chúng cần được vận động ở trường. Chúng cần được bảo vệ khỏi
những kẻ săn mồi, những giáo viên xấu xa và các ông bộ trưởng đáng sợ…
Sự ám ánh thời
bé tạo môi trường để đứa trẻ không bao giờ có thể sai – chỉ giáo viên, chương
trình giảng dạy và truyền thông mới sai. “Timmy bé nhỏ của tôi không phải thằng
khốn nạn” – các bố mẹ Boomers có thể nói vậy – “Chính các trò chơi điện tử bạo
lực nó chơi đã biến nó thành như vậy!” Và thay vì trừng phạt Timmy đã thành đứa
trẻ hư (có thể bị gán cho tội “lạm dụng trẻ em”), vị bố mẹ Boomer chính trực
này sẽ viết những bức thư đầy giận dữ cho các công ty sản xuất trò chơi điện tử,
chủ tịch PTA, nghị sĩ, giáo viên và tất nhiên cả các bậc cha mẹ Boomers chính
trực khác.
Nền văn hóa đại
chúng ngay lập tức thích nghi với nỗi ám ảnh trẻ thơ này theo cùng cách nó đã
thích nghi với mọi nỗi ám ảnh của các Boomers. Nó tạo ra những bài hát nhạt nhẽo
kiểu này:
<div
style="position:relative;height:0;padding-bottom:75%"><iframe
src="https://www.youtube.com/embed/M9BNoNFKCBI?ecver=2"
style="position:absolute;width:100%;height:100%;left:0"
width="480" height="360" frameborder="0"
allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen></iframe></div>
Nó cũng tạo ra bội
thu những miếng dán đáng ghét nói về việc lũ trẻ vĩ đại đến mức nào. Các chính
trị gia đột nhiên nói như thể mọi chính sách họ đề xuất đều được thiết kế cho
trẻ em. Các bộ phim và chương trình được bắt đầu sản xuất la liệt.
Nhưng tác dụng
phụ quan trọng nhất của phương pháp tiếp cận tôn trọng của các Boomers là nó biến
việc nuôi dạy con cái thành một biểu tượng trạng thái. Đối với các thế hệ trước,
nuôi dạy con cái chỉ là một việc bạn làm. Đó là một nghĩa vụ. Đối với các
Boomers, họ sẽ là những bố mẹ chết tiệt nhất thế gian này từng thấy và mọi người
biết điều đó. Con của họ sẽ tới tất cả các trại hè. Susie nhỏ bé sẽ nộp đơn vào
tất cả các trường đại học. Joey nhỏ bé sẽ có tất cả các đồ chơi tốt nhất. Nuôi
dạy con cái trở thành hình thức khác của cuộc cạnh tranh khốc liệt, nơi bạn
càng quản lý con mình chi tiết hơn, bạn càng đạo đức hơn.
Hãy nhảy tới 1
hay 2 thập kỷ trước đó, bạn có thể có bố mẹ rất tốt và có trách nhiệm mà lại bị bắt giữ hay bị
điều tra vì để con cái tự chơi bên ngoài. Bạn sẽ thấy cảnh sát xuất hiện tịch
thu những đứa trẻ đang chơi một mình. Bạn sẽ thấy có những bà mẹ bị chỉ trích
là “bà mẹ tệ nhất thế giới” vì để đứa con trai 9 tuổi tự đi tàu điện ngầm.
Và ai khiến những
việc thế này xảy ra? Các bậc cha mẹ khác. Các bậc cha mẹ khác không thể chịu được
nỗi lo lắng khi để đứa con bông tuyết bé nhỏ đặc biệt của mình chơi ngoài công
viên một giờ, khốn kiếp thật, người mẹ khủng khiếp nào khác có thể nghĩ đến điều
như vậy?
Các nghiên cứu
cho thấy, điều các bà mẹ này không hiểu là quá bảo vệ đứa trẻ cũng gây hại
ngang với bỏ bê đứa trẻ đó. Trẻ con cần thất bại. Đó là cách chúng học. Chúng cần
bị người khác làm tổn thương vì đó là cách chúng học để quản lý các mối quan hệ
của mình. Chúng cần được phép khám phá và thử mọi thứ theo cách của mình vì đó
là cách chúng nhận ra mình là ai và xây dựng một bản sắc mạnh mẽ.
Khi chúng được
chiều chuộng, bảo vệ quá mức và bị quản lý tới chân tơ kẽ tóc, chúng chẳng phát
triển được gì trong các kỹ năng ở trên. Chúng không học được cách đương đầu với
nghịch cảnh hay thất bại. Chúng không học được cách quản lý các mối quan hệ. Và
chúng không biết mình là ai.
Thực tế, bản sắc
của chúng vẫn được cha mẹ tôn trọng. Giá trị duy nhất của chúng trên đời được
giả định là “thiên thần nhỏ của bố/mẹ” chẳng hạn – điều duy nhất trên đời quan
trọng nhất mà chẳng phải thực sự làm gì – hay được gán nhãn là những tên khốn
nhỏ, chính xác như các vị phụ huynh Boomers của chúng.
Cuối cùng, trước
khi tôi kết thúc: tôi nghĩ đó là lý do tại sao thế hệ Thiên Niên Kỷ ngày nay
phiền toái hơn nhiều. Bởi vì các Boomers
a)
Không thể chịu đựng được rằng thế hệ Thiên Niên
Kỷ lớn lên sẽ chỉ giống như họ (có quyền và tự luyến)
b)
Vì các Boomers cuối cùng muốn tránh thực tế rằng
họ đã thiêu rụi hết cả.
Ôi những đứa trẻ
khốn khổ. Hãy để chúng ngã và tự làm tổn thương mình. Hãy để chúng thất bại rồi
tự đứng dậy. Hãy để chúng ăn khổ từ vài giáo viên khốn kiếp. Có lẽ sẽ tốt hơn
cho chúng.
3.
Các chất Steroid (chất kích thích)
Vì vài lý do,
tôi thực ra là một kiểu tiền kích thích trong thể thao.
Đầu tiên, hãy
trung thực, một tỷ lệ lớn các vận động viên chuyên nghiệp đã từng xài doping.
Và họ luôn tìm ra các cách mới để đánh lừa hệ thống rồi tiếp tục xài doping. Bất
cứ lúc nào bạn cũng thấy người ta trong tình trạng cạnh tranh về tâm lý VÀ có
hàng chục triệu đô trong đường dây, vì luôn cần các bác sĩ và huấn luyện viên
giúp bạn đánh lừa hệ thống. Điều đó không hề thay đổi trong nhiều thập kỷ qua
và có lẽ không bao giờ thay đổi. Vì thế chúng ta hãy cởi mở và điều chỉnh để biết
mọi người đang làm gì.
Thứ hai, chất
kích thích làm thể thao công bằng hơn. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng hãy nghe tôi
nói đã.
Nói chung thể
thao là để vinh danh các vận động viên có đạo đức nghề nghiệp tốt nhất, quyết
tâm nhất và tập trung đầu óc tốt nhất. Di truyền đóng một vài trò cực lớn trong
kết quả và sự phát triển của vận động viên, đến mức một số người đơn giản luôn
có lợi thế hơn những người khác chả vì lý do nào khác ngoài việc họ được sinh
ra với một số gene nhất định.
Chất kích thích
làm giảm tác động của di truyền tới kết quả thể thao. Chất kích thích làm tác động
này ít hơn ở những người may mắn trúng số trong di truyền và tác động nhiều lên
cho những người chăm chỉ nhất, dành nhiều thời gian và tâm sức cho luyện tập.
Chất kích thích làm tăng hiệu quả của việc luyện tập chăm chỉ, hy sinh và chuẩn
bị vì nó khuếch đại những điều này.
Chất kích thích
nghịch lý ở chỗ chúng chỉ không công bằng nếu một số vận động viên xài nó còn
người khác thì không. Nếu mọi người đều xài, thì kết quả sẽ công bằng hơn.
Và trong khi
chúng ta còn đang sống đây, các liệu pháp hormone là giải pháp tuyệt vời cho chống
lão hóa, thể dục tổng hợp, sức khỏe và vô số lợi ích y tế khác. Tôi không hiểu
tại sao người ta kỳ thị chúng thế. Tôi nghĩ, giống như các loại ma túy, chúng
nên được hợp pháp hóa, đánh thuế và qui định thành luật. Vâng, lạm dụng chúng
có thể gây hại. Nhưng sử dụng chúng trong bối cảnh y tế hay điều trị rất hữu
ích và chẳng biến ai thành người xấu cả.
4.
Trí tuệ nhân tạo sẽ giết con người
Có chuyện gì với
những người đang bàn tán chuyện một chiếc xetr tự lái chẹt phải ai đó? Bạn có biết
bao nhiêu người chết vì lỗi của người lái xe mỗi năm không? Tôi sẽ nói cho bạn,
đó là 1,3 triệu người.
Con người bị hút
vào chuyện này. Con người bị hút vào mọi thứ. Làm ơn hãy mang Trí tuệ nhân tạo
đi mau lên.
Tôi biết Elon
Musk nghĩ rô bốt sẽ giết tất cả chúng ta và biến chúng ta thành tăm xỉa răng hiệu
quả, nhưng con Hal 9000 vẫn còn chưa thể điều khiển được “đúng chỗ màu đỏ”. Vì
thế hãy cứ thư giãn đi đã nào.
5.
Nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục
Nếu bạn giống
tôi, giáo dục giới tính của bạn là nhiều giờ mô tả chi tiết về việc AIDS sẽ giết
bạn như thế nào, ghẻ sẽ phá hủy đời bạn,
giang mai đã giết chết một loạt người nổi tiếng 200 năm trước, và mọi thứ khác
sẽ làm thối rữa cái nút của bạn và/hoặc mang đến cho bạn bệnh ung thư. Đạo đức
câu chuyện: Đừng đâm vào bất kì ai. Đừng bao giờ.
Ở trường đại học,
khi tôi trổ mã thành chàng trai trẻ nhẵn nhụi và ham thích những buổi hò hẹn
trong xay xỉn đầu tiên, tôi luôn khiếp sợ rằng mấy thứ thối tha kia sẽ phá hủy
của quý. Vì thế tôi luôn phải đi kiểm tra STI khi không tuân thủ những gì giáo
dục giới tính đã dạy.
Vâng, sau lần thứ
ba kiểm tra cho ra âm tính với mọi thứ, bác sĩ đã ngồi xuống bên tôi và nói với
tôi rằng, thành thật mà nói tôi không cần đến quá thường xuyên như thế này, đại
đa số STI là tương đối vô hại và có thể điều trị được, chỉ cần tôi mặc áo mưa,
có lẽ không cần phải lo lắng quá nhiều.
Chắc chắn dựa
trên việc tự tìm hiểu của mình, bà ấy đúng. Hầu hết STI là vô hại (phổ biến đấy!).
Tôi sợ cái quái gì thế?
Đây là một vấn đề
lớn với tôi (và với nhiều độc giả trẻ đang sợ hãi khác nữa), tôi đã tóm tắt tất
cả việc tìm hiểu của mình trong bài báo tên là “Hướng dẫn chân thực về STD” (An
Honest – to – God Guide to STDs)
Bài báo này
trình bày chi tiết mọi thứ, vì thế tôi sẽ không nhắc lại ở đây. Nhưng TL; DR là
“Giữ chú ngựa nhỏ của bạn bình tĩnh… và rồi phóng hết chúng ra.” Vâng, hãy dùng
bao cao su và xét nghiệm. Nhưng đừng thở nhanh mỗi lần bạn xài chút giai điệu polka.
Chết tiệt, sẽ ổn thôi. Tôi hứa.
6.
TRUMP
Được rồi, tôi đã
sẵn sàng cho những lá thư thù địch. Bắt đầu thôi nào…
Tôi nghĩ vị trí
gây tranh cãi nhất ở nước Mỹ ngay bây giờ là Trump không thực sự là một vấn đề
lớn. Đó là bởi vì hầu hết mọi người cánh hữu nghĩ ông ta là đời thứ hai của
Hitler/Stalin/Sa tăng/ hay tín đồ Apollo và sẽ bắt đầu Chiến Tranh Thế Giới Thứ
3. Và hầu hết mọi người cánh tả nghĩ ông ta là vị cứu tinh của nước Mỹ, người sẽ
“sửa chữa” mọi thứ và tất cả chúng ta rồi sẽ cùng mở tiệc như năm 1959.
Tôi nghĩ ông ta
chả phải loại nào. Cánh tả sai vì rõ ràng ông ta là một tổng thống khốn kiếp,
không hiệu quả và không ngừng gây tranh cãi. Cánh hữu sai vì họ quên lịch sử nước
Mỹ đầy các vị tổng thống khốn kiếp, không hiệu quả và không ngừng gây tranh
cãi. Và bạn biết chuyện gì đã xảy ra cho hầu hết các vị này không?
Chả có gì cả.
Đúng vậy. Một
chiếc bánh burger vô vị lớn.
Hệ thống của nước
Mỹ không nghi ngờ gì nữa, rất phức tạp và mạnh mẽ. Sức mạnh của tổng thống bị đánh giá quá cao. Thực tế vị trí tổng thống chỉ là nỗi ám ảnh gần đây (trong kỷ
nguyên của truyền hình thực tế và âm thanh khủng). Tổng thống luôn chịu trách
nhiệm cho những thứ ông ta không làm và bị đổ lỗi cho những điều ông ta chả
quan tâm tới.
Hãy nhìn mà xem,
ngay cả các vị tổng thống có thẩm quyền và nổi tiếng cũng gặp khó khăn trong việc
hoàn thành chương trình của họ. Trump không có thẩm quyền, và cũng không nổi tiếng.
Ông ấy là chiếc burger vô vị (được nấu chín thật ngon với nhiều sốt cà chua).
Ngay cả các vị tổng thống thông minh và thành công cũng phải đấu tranh để ban
hành các mục tiêu chính sách đối ngoại. Họ bị cản trở bởi những bộ máy quan
liêu lớn, Quốc hội, hệ thống luật pháp, và trật tự quốc tế. Và ở đây bạn có một
người có thể đang nghĩ Frederick Douglass là một cầu thủ NBA của đội Knicks.
Hệ thống
đã được thiết kế để sống sót khi có bộ đệm thế này. Nên cứ thư giãn đi!
Hệ thống của Mỹ
đòi hỏi nỗ lực của hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn người cùng thúc đẩy
nó. Tổng thống được cho là người có thể tập hợp họ. Nhưng Trump thậm chí còn
không thể tập hợp nổi vợ mình dành nhiều hơn vài giờ bên ông ta, vì thế chính
xác chúng ta đang càm ràm chuyện gì đây?
Nhìn này, tôi biết
Trump là một tên khốn. Tôi biết ông ta đã làm tổn thương nhiều người. Nhưng ở cấp
độ chính sách xã hội/quốc gia, ông ta chẳng là gì khiến hệ thống nước Mỹ không
thể nhìn ra hay sống sót nổi. Vì thế hãy bình tĩnh khi nói về trận chiến tận thế
Armageddon/Hitler. Đời vẫn sẽ tiếp tục thôi.
Trump có lẽ là
ví dụ lớn nhất của Qui luật Kardashian tới nay. Cùng một cách Kim Kardashian dường
như thành công vì lôi kéo được quá nhiều sự chú ý, Trump dường như trông có vẻ
xấu xa vì ông ta làm bạn bực mình nhiều. Nhưng thực ra chẳng có gì đúng cả.
Trump không phải ác quỉ. Ông ấy là một người tự luyến suốt ngày vo ve và nghĩ rằng
đời là một cuộc cạnh tranh không bao giờ có hồi kết trên bảng xếp hạng truyền
hình.
Và cũng giống
như Kim Kardashian hay các vụ xả súng trường học, chúng ta càng chú ý đến hướng
đi của ông ấy, ông ấy càng trở nên mạnh mẽ hơn, và chúng ta càng khuyến khích
các chính trị gia khác đi theo bước chân ông ấy. Người ta luôn phàn nàn rằng
ông ta nên xóa tài khoản Twitter, nhưng còn điều này thì sao: hãy dừng việc đọc
nó! Dừng click vào mấy bài báo kể lề về những dòng Twitte của ông ấy. Dừng xem
các mẩu tin nói ông ta twitted tệ ra sao. Bạn cũng đừng bỏ phiếu bốn năm một lần,
trong năm 2018 bạn sẽ lại bỏ phiếu theo sự chú ý của bạn thôi.
Đó là cách chúng
ta thay đổi hướng tường thuật của đất nước. Không phải dậm chân và yêu cầu một
người đàn ông ngốc ngếch 70 năm đột nhiên tự thay đổi bản thân. Điều đó sẽ
không xảy ra.
Nhiều điều được
làm cho #Resistance và những cái đó tôi đều đã xem. Thật tốt khi đứng trước một tên khốn trong đảng đối lập. Bất cứ
điều gì mang lại cho đảng Dân chủ một diện mạo giả dối bề ngoài có lẽ đều cần thiết.
Nhưng có một số
trách nhiệm đối với chúng ta, với tư cách người dân – hay với thói quen tiêu dùng
của chúng ta. Nếu chúng ta không hạnh phúc với những người nổi tiếng này, các
chính trị gia này và các lãnh đạo này, cuối cùng, chúng ta chính là người đã tạo
ra họ. Vậy thì điều đó nói gì về chính chúng ta?
Mark
Manson
Ngày
5 tháng 4 năm 2018