Hiển thị các bài đăng có nhãn tương đối. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tương đối. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Tại sao khoa học lại sai?


Tại sao khoa học lại sai?


Ảnh chụp của Joel Filipe

Năm 1894, Albert Michelson đã tiên đoán rằng sẽ không còn phát minh nào xuất hiện trong lĩnh vực vật lý nữa.

Ông được nhớ đến là người Mỹ đầu tiên giành giải Nobel trong lĩnh vực này, và ông không phải là người duy nhất nghĩ như vậy. Thực tế, không có quá nhiều bất đồng về quan điểm giữa các nhà khoa học lúc đó.

500  năm trước, các tiến bộ ngoạn mục đã xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực. Những tư tưởng vĩ đại như Copernicus, Kepler, Galileo, Newton, Faraday, và Maxwell đã tạo ra các mô hình mới, và bỗng nhiên chúng ta dường như có hẳn một nền tảng chính xác liên quan đến các qui luật tự nhiên.

Không nghi ngờ rằng chúng ta sẽ tiếp tục tiến bộ, nhưng có lẽ các tính toán và lý thuyết của chúng ta đủ chính xác đến mức chẳng có gì bất thường đáng kể có thể xảy ra.

Sau đó mọi thứ đã thay đổi. Khoảng 1 thập kỷ sau tiên đoán đó, năm 1905, một người đàn ông vô danh là nhân viên sáng chế ở Thụy Sĩ đã xuất bản những gì chúng ta ngày nay gọi là Annus mirabilis papers (các loạt bài báo Kỳ Diệu của Albert Einstein). Chúng trở thành một trong 4 chuỗi bài khoa học có ảnh hưởng nhất từ trước tới nay.

Chúng trả lời những câu hỏi chúng ta thậm chí còn chưa bao giờ nhận ra là chúng ta đã đặt ra, và chúng còn giới thiệu cả những câu hỏi mới.

Chúng đã làm lệch hoàn toàn quan điểm của chúng ta về không gian, thời gian, khối lượng, và năng lượng, sau đó chúng cung cấp một hệ thống căn bản cho nhiều ý tưởng cách mạng được hình thành suốt nửa thế kỷ sau đó. Những hạt giống của Lý Thuyết Tương Đối Rộng và Cơ Học Lượng Tử - hai trụ cột của vật lý hiện đại – đã được trồng và ngày những bài báo này công bố.

Trong vòng một năm, Albert Einstein đã làm thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết về vũ trụ của chúng ta.



Mọi thứ đều là tương đối.

Tại bất kỳ một điểm nào trong lịch sử, đa số mọi người đều nghĩ rằng họ đã khám phá ra một cái gì đó.

Theo định nghĩa, nếu chúng ta gán nhãn một cái gì đó là một qui luật hay một lý thuyết, thì chúng ta đang tạo ra một ranh giới cho kiến thức của chúng ta, và một khi ranh giới này trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, và một khi nó đã ăn sâu trong đầu óc chúng ta rằng đó là đúng, không khó để thấy cách chúng ta hoàn thành việc thu hẹp các giả định.

Nếu bạn lấy ai đó từ thế kỷ 17 và bảo họ rằng, một ngày nào đó, chúng ta có thể bay, rằng không gian và thời gian có thể hoán đổi cho nhau, và rằng chiếc điện thoại có thể làm được những việc gì, khả năng cực kỳ lớn là họ sẽ không tin bạn đang nghiêm túc.

Vẻ đẹp và lời nguyền của tri thức nhân loại thường không hoàn toàn đúng hay có ích ngay. Đó là tại sao, nếu nó vận hành ngay, chúng ta khó mà hiểu nổi tại sao và làm cách nào chúng có thể sai.

Ví dụ, khi Einstein hoàn thành Thuyết Tương Đối Rộng, nó đã bác bỏ rất nhiều công trình của Newton. Nó vẽ một bức tranh chính xác hơn về những gì thực sự xảy ra. Điều đó cho thấy, không có nghĩa rằng các định luật Newton không có tính ứng dụng cao và không liên quan đến hầu hết các hoạt động.

Theo thời gian, chúng ta tiến càng gần hơn tới sự thật bằng cách ít sai hơn. Chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ hoàn toàn đúng trong khả năng hiểu được thế giới này. Vì nó quá phức tạp.

Có thể ngay cả Lý Thuyết Tương Đối Rộng và Thuyết Tiến Hóa rồi một ngày nào đó sẽ được coi là một điều cơ bản như giờ chúng ta đang nhìn nhận các công trình của Newton.

Khoa học luôn luôn sai, và đặt ra ranh giới cho những gì chúng ta nghĩ rằng mình biết là cách chúng ta hạn chế khả năng phát triển tương lai. Vì thế hãy cẩn thận về cách bạn xác định sự thật.

Các giới hạn của phòng thí nghiệm

Trong hầu hết thời gian, sự không chắc chắn của phương pháp khoa học là một sức mạnh. Đó là cách chúng ta tự sửa sai.

Người ta nói rằng, ngoài vật lý cứng và hóa học, sức mạnh này cũng là một điều xấu. Đặc biệt trong kinh tế, tâm lý và khoa học hành vi.

Những lĩnh vực này có xu hướng quan sát hành vi được đánh giá theo chủ quan, và để chỗ cho nhiều sai lầm của con người. Năm 2005, một giáo sư của Stanford, John Ioannidis, đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Tại Sao hầu hết các kết quả nghiên cứu được xuất bản là sai”, và một trong những vấn đề bài báo chỉ ra là có khoảng 80% các nghiên cứu nhỏ, không ngẫu nhiên đã được chứng minh là sai sau khi công bố.

Giả sử hầu hết các nghiên cứu đều rơi vào một danh mục kiểu này và các phương tiện truyền thông đã làm nổi bật nó bằng cách giật tít đẹp mắt, thì rõ ràng đó là một vấn đề. Gần đây, thực tế một cuộc khủng hoảng nhân rộng lan đến nhiều quan điểm đã duy trì từ rất lâu khiến chúng cũng bị đặt dấu hỏi.

Ngay cả các nhà nghiên cứu cũng có lợi ích riêng để theo đuổi, và đôi khi, ngay cả nếu họ không có, thì cũng có nhiều biến số có thể xoay chuyển một quan sát theo cách này hay cách kia mà một nghiên cứu đơn lẻ chỉ là một thước đo rất lỏng lẻo để làm cơ sở cho một quan điểm chung dựa vào. Khi nó nhân rộng liền trở thành vấn đề.

Thêm vào đó, có một cảnh báo ít được nói đến khác của hầu hết các nghiên cứu.

Một thí nghiệm trong phòng lab sẽ không bao giờ hoàn toàn có khả năng tái tạo lại các điều kiện phát sinh trong các hệ thống phức tạp và sinh động của thế giới. Thực tế còn lộn xộn hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì chúng ta có thể thiết kế.

Nhiều thí nghiệm được thực hiện trong các hệ thống khép kín không phản ánh được thế giới hoặc chúng phụ thuộc vào các mô hình lỗi của một hiện tượng phức tạp. Phần lớn giới học thuật vấn đánh giá thấp việc làm sao những sai số rất nhỏ trong các điều kiện ban đầu lại có thể dẫn tới những chênh lệch cực lớn ở đầu ra.

Trái ngược với niềm tin phổ biến, khoa học có những hạn chế của nó, và chúng ta nên nhận ra điều đó.

Tất cả những gì chúng ta cần biết

Phương pháp khoa học là một trong những công cụ mạnh nhất nhân loại từng phát minh ra.

Nó đã trực tiếp và gián tiếp chịu trách nhiệm hướng dẫn những tiến bộ mà chúng ta đã thấy trong công nghệ, cho đến nay nó cũng đã cứu được nhiều sinh mạng hơn bất kỳ cơ chế nào khác của con người.

Đó là một quá trình tự sửa sai cho chúng ta những khả năng có thể được đối xử như cái gì đó đi ra từ một bộ phim khoa học viễn tưởng chỉ cách đây vài thập kỷ. Tương lai chúng ta sống trong hôm nay là một cái gì đó không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta đã đi một chặng đường dài.

Người ta nói rằng, phương pháp khoa học chỉ hữu ích khi chúng ta biết và thấu hiểu nó. Nhưng bất kì điều gì khác, nếu bạn không đối xử với nó trong miền giá trị đúng, thì nó sẽ dừng việc mang lại giá trị.

Ví dụ, rất cần thiết thừa nhận rằng khoa học chỉ có tính tương đối. Nhiều qui luật và lý thuyết chúng ta cho là đúng có thể bị chứng minh là sai trong tương lai. Chẳng có giới hạn gần cuối nào cho chúng ta trên con đường khám phá, và sự thật vẫn còn rất khó nắm bắt.

Hơn nữa, ngoài một vài môn khoa học cốt lõi, nhiều nghiên cứu đều tương đối yếu. Thật khó mà không cho phép đặt sự thiên vị của con người vào những quan sát của chúng ta trong tâm lý và khoa học hành vi, chúng ta cũng phải cẩn thận về cách chúng ta giải thích kết quả.

Sử dụng khoa học để hỗ trợ và hướng dẫn những nỗ lực chúng ta bỏ ra để hiểu thế giới và bản thân chúng ta tốt hơn là điều quan trọng. Đó là điều tốt nhất chúng ta có. Vì thế, quan trọng là nhìn vào toàn bộ bức tranh.

Khoa học thực sự đều sai, nhưng nếu chúng ta biết thế nào và tại sao, chúng ta có thể sử dụng hết tiềm năng của nó.

Internet thật là ồn ào

Tôi viết bài này tại Design Luck. Đây là một bản tin miễn phí chất lượng cao với những cái nhìn độc đáo giúp bạn sống một cuộc sống tốt đẹp. Nó đã được nghiên cứu kỹ và rất dễ thực hiện.

Zat Rana
Ngày 13 tháng 2 năm 2018


Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...