Hiển thị các bài đăng có nhãn e-commerce. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn e-commerce. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

eCommerce: Thương mại điện tử sẽ ở đâu trong 10 năm tới?



Thương mại điện tử (eCommerce) sẽ ở đâu trong 10 năm tới?

Những người sáng lập ra Harry’s Razors, gồm Jeff Raider và Andy Katz-Mayfield, còn được giới truyền thông Đức gọi là “những tay cao bồi internet của nước Mỹ” sau vụ mua lại nhà máy sản xuất dao cạo trị giá $100 triệu đô ở Eisfeld, Đức.

Bạn có lẽ sẽ tự hỏi… tại sao lại có người muốn dùng tiền kiểu này đổ vào một nhà máy dao cạo? Những người sáng lập Harry’s Razors chính là kiểu này.

Jeff và Andy đã thiêu cháy thế giới thương mại điện tử sau khi quyết định ném cả tấn tiền vào các thương hiệu cạo râu lớn và đắt đỏ như Gillete và Schick. Sự thất bại của họ cuối cùng đã có thể giúp họ tạo ra một lực lượng yêu thích toàn cầu trên thương mại điện tử dành cho Harry’s Razors – một startup chỉ trong năm 2015 đã có giá $750 triệu và từ đó trở đi chỉ có tăng.

Harry’s  - cùng với các nhãn hàng như Bonobos, Trunk Club và Zappos (gần đây đã bị Amazon mua lại) – chỉ là một vài siêu sao có trách nhiệm chứng minh với cả thế giới rằng thương mại điện tử không chỉ thức thời mà lợi nhuận còn cực kỳ hấp dẫn.

Vì thương mại điện tử đã và đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ điện, sự cạnh tranh cũng vậy. Ví dụ, Harry’s Razors đang cạnh tranh trực tiếp với Dollar Shave Club, một công ty có mô hình tương tự từng là thương hiệu dao cạo làm nên cách mạng, đã được Unilever mua lại với giá $1 tỷ vào năm 2016.

Để duy trì tính cạnh tranh trong thế giới thương mại điện tử, quan trọng là bạn nên nhìn lên một chút. Chúng ta nghĩ thương mại điện tử sẽ ở đâu trong 10 năm tới?

Gần đây tôi đã hỏi một số nhà lãnh đạo hàng đầu trong làng thương mại điện tử để biết quan điểm của họ về thứ chúng ta đang hướng tới. Hy vọng rằng những quan điểm này sẽ cho bạn suy nghĩ tốt hơn về tương lai của thương mại điện tử và làm thế nào bạn có thể đi lên phía trước đám đông.

Một bộ phận quyền lực nằm giữa các cửa hàng trực tuyến Big – Box và các nhà bán lẻ tập trung nhỏ hơn

“Trong 10 năm tới, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy sự phân chia lớn lao trong thế giới thương mại điện tử. Một bên chúng ta có Amazon, một nguồn đáng tin cậy cho mọi loại mặt hàng. Còn bên kia, bạn sẽ thấy các cửa hàng và các thương hiệu độc lập, được gắn chặt vào một dòng sản phẩm độc quyền hoặc một loại dịch vụ chuyên dụng – thực ra đó là 2 cách duy nhất để cạnh tranh với Amazon. Các cửa hàng thương mại điện tử bán sản phẩm của người khác mà không có sự khác biệt nhiều sẽ hầu như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, biến mất.”
-                      Andrew Youderian của eCommerceFuel.com

Andrew Youderian là người sáng lập ra eCommerce Fuel, một cộng đồng trực tuyến riêng của trên 1000 doanh nghiệp thương mại điện tử nhằm giúp đỡ nhau tăng trưởng kinh doanh cao tới 6-7 con số. Rõ ràng anh rất tường tận thế giới này và tin rằng, trong tương lai, thương mại điện tử sẽ bị phân chia sâu hơn nữa.

Andrew giải thích rằng Amazon đã trở thành vua của thương mại điện tử và một trong những cách duy nhất để cạnh tranh với họ là đưa ra những sản phẩm chuyên dụng. Harry’s là ví dụ điển hình về một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh nhờ sản phẩm trong thị trường ngách – dao cạo cho nam giới. Mặc dù sản phẩm của họ không mới, nhưng họ đã thành công trong việc tạo ra một thay đổi đầy sáng tạo trong một sản phẩm tiêu dùng hằng ngày, dù sản phẩm đó không có nhiều thay đổi suốt một thời gian dài.

Harry’s đã đổi mới trong cả sản phẩm lẫn cách người tiêu dùng mua sản phẩm – thay vì đến các cửa hàng tiện lợi để nhặt lưỡi dao và kem cạo râu, Harry’s đưa nó trực tiếp tới tận cửa nhà bạn. Tiết kiệm cho khách hàng cả thời gian và tiền bạc.

Tăng trưởng khổng lồ vì thương mại điện tử bước vào Kỷ nguyên Vàng

“Chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy sự sụp đổ của bán lẻ truyền thống, và vài thứ khác nữa trong những năm tới. Ngày nay, thương mại điện tử chiếm dưới 10% doanh số bán lẻ ở Mỹ. Trong 10 năm tới, tôi hy vọng con số đó sẽ khoảng 50%. Chúng ta sẽ thấy hàng trăm tỷ đô doanh thu chảy khỏi các cửa hàng bằng gạch và vữa, và toàn bộ số tiền đó sẽ được phân phối tới hàng ngàn nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mới. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên vàng khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng thương mại điện tử đang tăng trưởng như vũ bão.”
-                      Will Mitchell của StartupBros.com

Will Mitchell quyết định tạo StartupBros với hy vọng giúp đỡ và tạo động lực cho các doanh nghiệp bắt đầu xây dựng việc kinh doanh trực tuyến của chính mình. Anh đã thành công lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử - thu được hàng ngàn đô khi chưa tới 18 tuổi.

Anh tin rằng thương mại điện tử phải đạt được gần 50% tổng số doanh thu và số lượng bán lẻ trong tương lai. Vì thế, trong khi thương mại điện tử có vẻ như là một phong trào rầm rộ ngày nay, thì 10 năm nữa, nó sẽ là tình trạng xâu xé lẫn nhau trên qui mô lớn.

Những nhãn hàng dành thời gian bây giờ để tạo lập bản thân thành kẻ đứng đầu trong thế giới thương mại điện tử thì sẽ có khả năng thành người khổng lồ trong tương lai, khi ngành công nghiệp này tiếp tục tăng trưởng.

Đưa Thực tế ảo (Virtual Reality) vào thương mại điện tử
“Nhìn vào những năm tới, tôi nghĩ tương lai thương mại điện tử là với VR, khi bạn có khả năng kiểm tra một sản phẩm trong tay trước khi mua. Hơn nữa, toàn bộ trải nghiệm mua sắm sẽ được cá nhân hóa theo phong cách cá nhân và các tham số từ chính bạn.”
-                      Steve Chou của MyWifeQuitHerJob.com

Steve Chou là một nhà kinh doanh internet khác, người đã tạo dựng được danh tiếng trong làng thương mại điện tử. Anh quyết định bắt đầu My Wife Quit Her Job sau khi… phải, bạn đã đoán ra, … sau khi vợ anh mất việc.

Steve tưởng tượng ra rằng 10 năm tới, thực tế ảo sẽ cho phép người mua sắm trực tuyến cầm nắm được các sản phẩm trong tay trước khi quyết định mua nó từ máy tính hay điện thoại của mình. Dù hiện nay các bức ảnh sắc nét cũng cực kỳ hiệu quả khi khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng vào những gì họ sắp mua, nhưng chúng vẫn chỉ là ảnh 2 chiều. Hãy tưởng tượng bạn có thể cảm nhận, cầm giữ hay chạm vào một sản phẩm trước khi mua nó.

Cải tiến giao hàng và phân phối

“Dựa trên báo cáo về giao hàng hóa trong lĩnh vực thương mại năm 2017, chúng ta đã thấy được khả năng thúc đẩy trải nghiệm khách hàng (customer experience – CX) bằng giao hàng và hoàn thành đơn hàng thông minh chính là một trong những tài sản lớn nhất một nhà bán lẻ phải có trong 10 năm tới. Đã có 43% nhà bán lẻ nhìn thấy việc bán hàng gia tăng khi đưa ra các lựa chọn giao hàng tốt hơn. Với chi phí, tốc độ và sự thuận tiện là những mối quan tâm chính trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ có thể bước vào thế giới chất lượng đa dạng và linh hoạt của công nghệ vận chuyển để giúp quản lý các nhu cầu đang không ngừng tăng lên ngày nay và trong tương lai.” – Carl Hartmann, CEO và đồng sáng lập Temando.

Nếu nói có một lĩnh vực đã cản trở kinh doanh thương mại điện tử trong suốt thập kỷ qua, thì đó chính là giao hàng.

Từ những năm 40 và 50, người ta có thể nhảy nhót trong ô tô, ghé thăm một cửa hàng, mua bán và ngay lập tức có sản phẩm trong tay. Về mặt tự nhiên, con người bị ràng buộc vào điều kiện mong đợi sự thỏa mãn tức khắc, khiến chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn khi chờ đợi… cho bất cứ điều gì.

Vận chuyển là con đường tuyệt vời để một nhãn hàng phân biệt nó với các đối thủ cạnh tranh. Nói chung, hầu hết người tiêu dùng thích việc mua sắm online có kết quả trong vài ngày chứ không phải vài tuần. Và họ không bao giờ muốn nghe tin rằng gói hàng của mình đã bị thất lạc.

Carl Hartmann là một trong những CEO hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử và đã giúp Temando tăng trưởng tới trên 60.000 người đăng ký – phục vụ những thương hiệu hàng đầu như Toy’s R Us và Nike. Khỏi cần nói, Carl đã dành rất nhiều giải thưởng, trong đó có giải IBM Global Entrepreneur of the Year (nhà kinh doanh sản phẩm IBM toàn cầu của năm), cũng như giải Deloitte Technology Fast 50 (top 50 doanh nghiệp có công nghệ tăng trưởng nhanh nhất của Deloitte).

Nhiều năm qua, anh đã nhận thấy nhiều phiền não những người tiêu dùng qua thương mại điện tử đã gặp phải và tích cực làm việc để giảm thiểu chúng, thông qua vận chuyển hàng hóa rẻ hơn, nhanh hơn và thuận tiện hơn.

Trong 10 năm tới, những tên tuổi nổi bật trong thế giới thương mại điện tử sẽ là những tên tuổi luôn phấn đấu đưa ra dịch vụ giao hàng đẳng cấp thế giới. Họ luôn hỏi câu hỏi: Chúng ta có thể giao hàng cho khách theo ngày, giờ và địa điểm họ thích như thế nào?

Luận điểm cuối này sẽ đóng vai trò kết luận vì gói gọn toàn bộ chủ đề cơ bản của bài viết: Làm sao chúng ta tới nơi chúng ta sẽ tới nhanh hơn?

Bạn đang làm gì – hôm nay – để thích ứng với những xu hướng này trong tương lai? Bạn có nghĩ mình là một trong những trung gian sẽ biến mất trong bộ phận quyền lực này? Nếu vậy, bạn sẽ đi theo hướng nào? Có cách nào giúp doanh nghiệp của bạn gần với các tiêu chuẩn VR mà chỉ cần vài bức ảnh sản phẩm đơn giản? Hoặc liệu bạn có tiếp tục phớt lờ những vấn đề của giao hàng vì bạn không thích gánh thêm chi phí?

Nếu có một điều mà tất cả chúng ta đều biết về các tiên đoán công nghệ, thì đó chính là việc chúng luôn luôn trở thành sự thật nhanh hơn chúng ta từng mong đợi.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Holly Cardew
Từ Medium.com

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng thế nào tới tương lai Thương mại điện tử (eCommerce)?



Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ảnh hưởng thế nào tới tương lai eCommerce (Thương mại điện tử)?

Chưa đầy một thập kỷ trước, cả thế giới còn hoài nghi khi eCommerce xuất hiện, người ta vẫn cảm thấy mệt mỏi với ý tưởng rút thẻ tín dụng và mua hàng trực tuyến. Nhưng ngày nay, eCommerce đã vượt quá 22 nghìn tỷ đô la doanh số bán hàng trên toàn cầu và dự kiến chiếm 11% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2018, hoàn toàn có cơ sở để nói ngành công nghiệp này đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt.

Trong con số khổng lồ ấy, Châu Á Thái Bình Dương sẽ vẫn duy trì là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, đạt 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2016 và dự kiến tăng gấp đôi trong vòng vài năm tới.

Cả châu Âu và Bắc Mỹ cũng cách không quá xa chiếc xe tốc độ. Người Mỹ không chỉ mở cửa cho ý tưởng mua bán trực tuyến, họ cũng đang ôm chặt lấy nó – hiện tại người Mỹ đang chi 51 tỷ đô cho quần áo, 26 tỷ đô cho đồ điện tử, 16 tỷ đô cho hàng tạp hóa và 4 tỷ đô cho thú cưng và các sản phẩm cho trẻ em thông qua thương mại điện tử.

Ai có thể nghĩ tới ngày tất cả chúng ta đều mua tã và hàng tạp hóa … trực tuyến?

Ngày nay, không chỉ văn hóa Mỹ mà văn hóa toàn cầu đều bị buộc phải đối mặt với một thay đổi lớn khác, thứ thay đổi mang tới cảm xúc hỗn loạn giữa hoài nghi và hưng phấn (không phải không giống như thuở eCommerce mới chào sân nhiều năm trước): đó là Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI).

Trong khi AI đã trở thành chủ đề của các cuộc thăm dò và phát triển nhiều năm qua, nó có màn khởi đầu nổi tiếng nhất khi Apple bắt đầu hẹn hò một cô gái bằng cái tên Siri, và trước khi chúng ta biết điều đó, những người yêu iPhone trên toàn thế giới đã đang ngồi ra yêu cầu với các thiết bị của họ, kiểu như “Này Siri, hãy gọi cho [điền vào ô trống]”.

Kể từ lúc bắt đầu, AI đã tăng trưởng rất nhẹ nhàng qua nhiều năm. Vì thế, tới năm 2020, người ta dự đoán 85% tương tác với khách hàng sẽ được quản lý bởi những đối tượng “không phải con người”.

Người sao Hỏa à? Không, AI.

Sự tiến bộ nhanh chóng của AI, cùng với việc chấp nhận ngày càng rộng rãi thương mại điện tử, đã dẫn đến một sự giao thoa văn hóa – điều này sẽ hoàn toàn làm biến đổi cách chúng ta mua bán hàng hóa, mua bán thế nào và mua bán ở đâu. Trong tương lai gần, AI sẽ có thể:

Giảm tỷ lệ bỏ trang (bounce rate) và tăng cường giao tiếp với khách hàng bằng cách tạo ra các cuộc hội thoại tại chỗ (onsite)

Bạn hẳn sẽ nhận thấy ngày càng nhiều trang web thương mại điện tử đang bắt đầu sử dụng chatbot với hy vọng khách hàng sẽ cảm thấy mình không phải giống như một con số trong đám đông mà giống khách hàng duy nhất trong cửa hàng.

Dù điều này đã cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng lên một mức độ nào đó, nhưng một số có lẽ sẽ cho rằng các chatbot chỉ là một mảng bong ra từ công nghệ … robot.

Vì chatbot không phải AI. Chúng không thực sự hiểu mỗi cá nhân chúng đang giao tiếp. Phần lớn các chatbot sẽ tìm kiếm các từ phù hợp trong một cơ sở dữ liệu các câu trả lời đã được cài đặt từ trước, chứ chưa tạo ra được các câu trả lời của riêng nó.

Tuy nhiên, các ứng dụng như Mona đang tìm kiếm cách đưa ý tưởng này xa hơn một bước thông qua việc tích hợp với trí tuệ nhân tạo. Mona đang mơ ước tạo ra một trợ lý bán lẻ di động cá nhân tốt nhất thế giới.

Mục tiêu là tạo ra một trải nghiệm mua bán trên di động giống như một cuộc trò chuyện trong cửa hàng giữa khách hàng và người bán hàng bằng xương bằng thịt. Ngày nay, Mona đơn giản hóa việc tìm kiếm trên di động, khám phá và mua bán; nhưng đặc biệt, ứng dụng này có khả năng xử lý việc trả hàng lẫn đặt hàng lại.

Trong tương lai của eCommerce, bạn sẽ nhìn thấy ngày càng nhiều sự xâm nhập của trí tuệ nhân tạo dưới hình thức các trợ lý cá nhân. Luôn có yếu tố cá nhân trong việc mua sắm trực tiếp trong thực tế giữa người với người mà eCommerce hiện giờ không cung cấp được. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp lấp đầy khoảng trống đó.

Cải thiện trải nghiệm mua sắm bằng cách thay đổi cách người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm

Trở lại năm 2015, Pinterest đã cho ra đời một phiên bản đi tiên phong của AI dưới dạng công cụ tìm kiếm trực quan – cho phép người tiêu dùng dễ dàng và thuận tiện tìm kiếm trên nền tảng của họ thông qua hình ảnh chứ không phải từ ngữ.

Người dùng giờ có thể click vào một hình ảnh trên Pinterest, phóng to một đối tượng trong ảnh rồi tìm kiếm đối tượng đó trên trang web.

Ví dụ, giả sử bạn đang nhìn vào một bức ảnh của nhà bếp, trong bức ảnh đó có một cái ghế màu đỏ rất đẹp thu hút ánh mắt bạn. Bạn đơn giản chỉ cần phóng to cái ghế đỏ đó và nhấn tìm kiếm. Pinterest sau đó sẽ tìm kiếm trên web các hình ảnh tương tự với cái ghế đã thu hút ánh mắt của bạn đó.

Vấn đề rất lớn của eCommerce ở thời điểm hiện tại là khách hàng rất khó khăn trong việc tìm kiếm thực sự những gì họ muốn. Trong khi người mua sắm online thường biết rõ họ đang cần tìm cái gì, thì họ lại gặp phải khó khăn trong việc tìm ra một thuật ngữ tìm kiếm phù hợp để tìm được đúng thứ họ đang muốn tìm.

AI vẫn chưa có khả năng thu hẹp một cách hiệu quả khoảng cách giữa tìm kiếm bằng từ khóa và ngôn ngữ tự nhiên, một phần vì trải nghiệm mua sắm rất trực quan với người tiêu dùng.

Do khoảng cách này mà các ứng dụng như CamFind đã thu được rất nhiều thành công – nó tận dụng công nghệ tìm kiếm trực quan trên di dộng để giúp người dùng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm bằng cách sử dụng hình ảnh chứ không phải từ ngữ.

Thu thập dữ liệu khách hàng và dự đoán chính xác họ sẽ làm gì trong tương lai

Amazon Go là một công nghệ mua sắm sáng tạo, cho phép người tiêu dùng mua sắm tại một cửa hàng trong thực tế mà không cần phải đối mặt với những rắc rối của việc xếp hàng đợi tính tiền dài lê thê – cung cấp thứ mà Amazon gọi là trải nghiệm mua sắm kiểu “Just Walk Out - Chỉ cần Bỏ đi”.

Đơn giản bằng cách tải về ứng dụng Amazon Go, khách hàng sẽ có thể đi vào một trong những cửa hàng thật sự của Amazon, lấy những thứ họ muốn trên kệ rồi đi ngay ra khỏi cửa hàng. Ngay sau khi rời khỏi, khách hàng sẽ nhận được một hóa đơn trực tuyến và sẽ bị tính phí trên chính tài khoản Amazon của họ.

Ngoài việc cung cấp trải nghiệm thanh toán kiểu mới này, công nghệ này còn cho phép Amazon theo dõi các thói quen mua sắm của các khách hàng cá nhân, và tới lượt mình, nó sẽ tiên đoán khách hàng sẽ đưa ra những quyết định mua sắm nào trong tương lai. Điều đó cũng cho phép Amazon cung cấp các sản phẩm một cách có mục đích vì họ biết khách hàng của mình đang quan tâm tới cái gì.

Ví dụ, nếu một khách hàng mua 25 gallon kem Blue Bell một năm, Amazon có thể quyết định tiếp thị cho khách hàng các sản phẩm như… muỗng xúc kem hoặc cái bát cách điện giữ kem luôn lạnh.

Nếu Amazon Go thành công, họ sẽ là những người đầu tiên thực sự thu hẹp được khoảng cách giữa mua sắm trong cửa hàng thực tế và mua sắm trực tuyến.

Ảnh hưởng đến cách chúng ta sống hằng ngày, chứ không chỉ đến cách chúng ta mua sắm trực tuyến

Trong thập kỷ tới, trong lúc nhìn thấy ảnh hưởng đầu tiên của AI đối với eCommerce, chúng ta cũng sẽ nhận thấy cả ảnh hưởng của nó tới các thói quen hằng ngày của chúng ta.

Ví dụ, những người tạo ra Siri hiện đang làm việc trên một dạng công nghệ trí tuệ nhân tạo mới mà họ gọi là Con trai của Siri (Son of Siri). Họ hy vọng nó sẽ là một trợ lý ảo có thể thực hiện hoàn hảo các giao dịch như gọi Uber, đặt bánh pizza hay đặt trước một chuyến bay.

Hiểu thói quen của con người và hành vi của người tiêu dùng là yếu tố sống còn trong cuộc chạy đua tiến hành kinh doanh thành công, dù là online hay offline. Khi sử dụng AI – nghĩa là chấp nhận thực tế rằng nó sẽ thay đổi cách con người chúng ta tương tác, làm việc, mua sắm và thậm chí sinh sống – điều đó sẽ đưa bạn và thương hiệu của bạn đi trước đối thủ cạnh tranh một bước.

Chúng ta không chỉ cần hiểu cách thức người tiêu dùng mua sắm, mà còn cần hiểu cách thức họ sống hằng ngày. Việc đó sẽ được bắt đầu và kết thúc bằng Trí tuệ nhân tạo.

Holly Cardew
Dịch từ Medium

Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...