PHỤ LỤC HAI
TRÍ KHÔN TỪ CHARLES T. MUNGER VÀ WARREN BUFFETT
Về cách thay đổi mọi người
Giả sử bạn có một
khách hàng muốn ủy thác gian lận thuế. Nếu ông ta không đẩy luật thuế ra ngoài
đường, ông ta không thể chịu được. Ông ta không thể cạo râu buổi sáng nếu ông ấy
nghĩ mình có thể bị gian lận với những thứ mình không làm. Và có những người
như vậy. Họ chỉ cảm thấy họ đang không sống đủ tích cực.
Bạn có thể định
hướng tình huống đó theo hai cách: (A) bạn có thể nói: “Tôi sẽ không làm việc
cho ông ta,” và né đầu tránh nó. Hoặc (B) bạn có thể nói: “Vâng, hoàn cảnh cuộc
sống buộc tôi phải làm việc cho ông ta. Và những gì tôi đang làm cho ông ta
không phải là sự gian lận của tôi. Do đó, tôi sẽ làm nó.”
Và nếu bạn thấy
ông ta muốn làm những thứ thực sự ngu ngốc, có lẽ sẽ không nói với ông ấy: “Những
gì ông đang làm thật tồi. Tôi có đạo đức tốt hơn ông.”
Điều đó làm nhục
ông ấy. Bạn trẻ. Ông ấy già. Do đó, thay vì bị thuyết phục, ông ấy nhiều khả
năng sẽ phản ứng: “Cậu là đứa nào từ địa ngục chui lên đòi xây dựng luật đạo đức
cho cả thế giới hả?”
Nhưng thay vào
đó, bạn có thể nói với ông ấy, “Ông không thể làm thế nếu không có ba người
khác dưới ông biết về điều này. Do đó, ông đang tự tạo thành mục tiêu để tống
tiền. Ông đang liều lĩnh với danh tiếng của bản thân ông. Ông đang liều lĩnh với
gia đình ông, tiền bạc của ông, v.v…”
Điều đó có thể
có kết quả. Và bạn đang nói vói ông ấy những điều đúng. Bạn có muốn dành nhiều
thời gian làm việc với những người mà bạn phải dùng những phương pháp như thế để
khiến họ cư xử tốt không? Tôi nghĩ câu trả lời là không. Nhưng nếu bạn gặp phải
nó, trong vấn đề thuyết phục con người, khẩn cầu liên quan đến lợi ích có lẽ
làm việc tốt hơn thỉnh cầu những cái khác. Đó lại một lần nữa, là một nguyên lý
tâm lý mạnh mẽ với nguồn gốc sinh học sâu sắc.
Tôi đã nhìn thấy
nguyên lý tâm lý này hoàn toàn bị thổi phồng ở Salomon. Hội đồng chung của
Salomon biết rằng CEO, Gutfreund, nên nhanh chóng nói chuyện với các nhà cầm
quyền liên bang về các hành vi thiếu trung thực trong giao dịch của Salomon, những
hành vi này Gutfreund không tham gia và cũng không gây ra. Luật sư tư vấn kêu gọi
Gutfreund làm điều đó. Ông ta nói với Gutfreund một cách có hiệu quả: “Về mặt
luật pháp ông chắc chắn không buộc phải làm điều đó, nhưng đây là một việc đúng
đắn cần làm. Ông thực sự nên làm.”
Nhưng nó đã
không có kết quả. Việc này rất dễ hoãn lại – vì nó không vui vẻ gì. Vì vậy đó
chính là những gì Gutfreund đã làm – ông ta hoãn nó lại.
Hội đồng chung
đã có một cuộc bầu cử nhỏ trong nội bộ Salomon, ngoại trừ CEO. Nếu CEO ngã ngựa,
hội đồng chung sẽ ngã theo ông ta. Do đó, toàn bộ sự nghiệp của họ như đang đi
trên dây. Để cứu sự nghiệp của mình, họ cần bảo vị CEO chậm chạp này làm điều
đúng đắn.
Đây không phải
trò trẻ con để khiến việc này được làm đúng. Tất cả những gì hội đồng chung phải
làm là nói với ông chủ của họ, “John, tình hình bây giờ có thể phá hủy cuộc đời
của anh. Anh có thể mất tài sản. Anh có thể mất danh tiếng…” Và nó đã có kết quả.
Các CEO đều không thích ý tưởng bị hủy hoại, bị thất sủng và bị sa thải. (Bài
giảng của Charles T. Munger cho các sinh viên của Giáo sư William Lazier tại
Trường Luật Standord, trích trong Outstanding
Investor Digest, ngày 13 tháng 3 năm 1998, trang 59).
Vài lý do tại sao các nhà quản lý không ra
quyết định hợp lý
Phát hiện gây
kinh ngạc nhất của tôi: tầm quan trọng áp đảo của một sức mạnh không nhìn thấy
được trong kinh doanh, có lẽ chúng ta gọi là “mệnh lệnh thể chế”. Trong trường
kinh doanh, tôi không nhận được gợi ý nào về sự tồn tại của mệnh lệnh và tôi
không hiểu nó một cách trực quan khi tôi bước vào thế giới kinh doanh. Sau đó
tôi nghĩ rằng các nhà quản lý đoan chính, thông minh và đầy kinh nghiệm có thể
tự ra các quyết định kinh doanh hợp lý. Nhưng theo thời gian tôi học được rằng
không phải như vậy. Thay vào đó, sự hợp lý thường tàn úa khi mệnh lệnh thể chế
bước vào cuộc chơi.
Ví dụ: (1) Như
thể được điều khiển bởi Định luật đầu tiên về chuyển động của Newton, một tổ chức
sẽ kháng cự lại bất kỳ thay đổi nào trong định hướng hiện tại của nó; (2) Chỉ trừ
khi công việc mở rộng lấp kín thời gian có sẵn, nếu không các dự án hay các vụ
thâu tóm công ty sẽ cụ thể hóa để hấp thụ hết lượng vốn có sẵn; (3) Bất kỳ ham
muốn kinh doanh nào của lãnh đạo, dù ngu ngốc, sẽ nhanh chóng được hỗ trợ bởi tỷ
lệ hoàn vốn chi tiết và các nghiên cứu chiến lược do đội ngũ của ông ta chuẩn bị;
và (4) Hành vi của các công ty ngang hàng, dù họ đang mở rộng, thâu tóm, xây dựng
lương bổng cho quản lý hay bất kỳ điều gì, sẽ được bắt chước không cần suy
nghĩ.
Động lực thể chế,
không phải sự bán rẻ tài năng hay ngu ngốc, đặt công việc kinh doanh dựa trên
các bài học này, những thứ bị chỉ dẫn sai quá thường xuyên. Sau khi gây ra vài
sai lầm đắt đỏ vì tôi bỏ qua sức mạnh của mệnh lệnh, tôi đã cố gắng tổ chức và
quản lý Berkshire theo những cách tối thiểu hóa tác động của chúng. Hơn nữa,
Charlie và tôi đã nỗ lực tập trung đầu tư vào những công ty xuất hiện cảnh báo
cho vấn đề. (Warren Buffett, Công ty Berkshire Hathaway, Letters to Shareholders (Những bức thư gửi cho cổ đông, 1989, trang
62)
Khó khăn khi thay thế CEO
Hầu hết các tổ
chức phụ thuộc vào tính tư lợi của những người có địa vị cao để lọc bỏ tầng lớp
thứ hai kém cỏi. Nếu tôi là giám đốc bán hàng và tôi có nhiều nhân viên bán
hàng tệ hại, điều đó làm tổn thương hiệu quả của tôi và có lẽ tổn thương cả thu
nhập của tôi khi giữ lại những người làm việc dưới trung bình. Chắc chắn huấn
luyện viên bóng đá sẽ đau đớn khi giữ lại một tiền vệ hay bất kỳ người chơi nào
dưới trung bình trong khi ông ta vẫn có thể có được người tốt hơn. Trong hầu hết
công việc, luôn có phần thưởng hoặc hệ thống phạt khiến người có địa vị cao suy
nghĩ chủ động về những người dưới mình đang làm công việc hạng nhất hay không,
và làm những gì cho nó nếu họ không làm.
Cái đó vận hành
từ dưới lên tới CEO. Nhưng người ở trên CEO là các giám đốc của công ty đã niêm
yết công khai. Và các giám đốc của công ty đó sẽ chịu đau đớn nếu CEO là kẻ dưới
mức trung bình chứ? Có lẽ chỉ nếu như họ xấu hổ. Đó là cách bạn làm tổn thương
người có địa vị cao hơn trong trường hợp này. Bạn không cần lấy đi phí của các
giám đốc. Chỉ là vấn đề thực hành, bạn sẽ không thay thế các giám đốc quá thường
xuyên. Vì vậy hệ thống duy nhất có thể so sánh được với vấn đề của vị huấn luyện
viên bóng đá hay vị giám đốc bán hàng kia có lẽ là gây tổn thương tâm lý cho vị
trí giám đốc bên dưới – và điều đó sẽ có kết quả. Nói khác đi, động lực sửa lại
bài toán CEO không mạnh mẽ trừ khi có quyền sở hữu lớn trong số các giám đốc –
và thậm chí điều đó không phải luôn cho kết quả hoàn hảo.
Thay đổi các
giám đốc thường kéo theo hành động của các cổ đông lớn. Không còn cách nào
khác. Thật là một hoàn cảnh rất khó chịu đối với bộ phận quản lý hay nhóm giám
đốc, những người đôi khi lựa chọn các giám đốc yếu hơn khác, để tạo sự thay đổi.
Nó đi ngược lại tất cả các chuẩn mực tự nhiên xã hội rồi tới một anh chàng
trong cuộc họp – người không gây ra bất kỳ tổn thất nào và đang ngồi đó như cá
trong chậu – rồi quây anh ta lại và nói, “Chúng tôi đều nghĩ nó kết thúc rồi.
Và anh thực sự chả có gì hay ho cả.” Chỉ là điều đó không xảy ra. (Warren
Buffett, Cuộc họp hằng năm của Berkshire Hathaway, 1993, Outstanding Investor Digest, ngày 30 tháng 6 năm 1993, trang 32)
Kiểu người chúng ta nên làm ăn với họ
Tôi từng được một
số người hỏi Blumkins [Siêu thị nội thất Nebraska] mang bí quyết nào vào việc
kinh doanh của họ. Những cái này không quá bí mật. Tất cả các thành viên trong
gia đình: (1) tự làm việc với sự nhiệt huyết và năng lượng có thể khiến Ben
Franklin và Horatio Alger trông như kẻ trốn học; (2) Bằng tính thực tế phi thường,
xác định vùng lĩnh vực là khả năng đặc biệt của họ và hành động kiên quyết với
tất cả những vấn đề nằm trong nó; (3) Bỏ qua thậm chí cả những đề xuất hấp dẫn
nhất nhưng rơi ra ngoài lĩnh vực họ có khả năng đặc biệt đó; và (4) Hành xử
không được sai lầm theo cách thức cao cấp với mọi người họ giao dịch với. (Bà B
luộc lại điều này thành “bán rẻ và nói sự thật”) (Warren Buffett, Công ty
Berkshire Hathaway, Letters to
Shareholders, 1984, trang 87)
Chúng tôi thực sự
không muốn mua bất kì tổ chức nào chúng tôi cảm thấy thiếu phẩm chất [sự trung
thực trí tuệ] ngay lần đầu – vì chúng tôi thực sự không tin vào việc mua các tổ
chức để thay đổi chúng. Chúng tôi có thể thay đổi hệ thống bồi thường một chút
hay một cái gì đó dạng tương tự…
Chúng tôi muốn
những người tham gia cùng chúng tôi – những người thuộc kiểu đối diện với thực
tế và cơ bản [không chỉ] nói cho chúng tôi sự thật, mà còn nói với chính họ sự
thật – đây là điều còn quan trọng hơn. Một khi bạn tiếp nhận một tổ chức dối
trá với chính nó – và có nhiều tổ chức như vậy – tôi chỉ nghĩ rằng bạn đang rơi
vào tất cả các loại vấn đề. Người ta biết điều đó thông qua tổ chức và họ thích
nghi với những tiêu chuẩn của cái họ nghĩ sẽ xảy ra trên chúng. Đặc biệt trong
một tổ chức tài chính – thực sự trong bất kỳ tổ chức nào, nhưng đặc biệt trong
một tổ chức tài chính – đây là vấn đề chết người theo thời gian. Chúng tôi
không thể mua thứ chúng tôi cảm thấy có vấn đề với ý tưởng mà chúng tôi có thể
sửa nó – vì chúng tôi không thể. Chúng tôi có ít kinh nghiệm với những tổ chức
vướng phải vấn đề kiểu này. Và nó không thể sửa được – ít nhất dựa trên tuổi thọ
con người. Quá nhiều thứ cần cam kết. (Warren Buffett, cuộc họp hằng năm của
Berkshire Hathaway, 2000, Outstanding
Investor Digest, OID.Com, được tiếp nối từ 18 tháng 12 năm 2000 và Bản in
cuối năm 2000)
Chúng tôi thấy rất
có ý nghĩa khi chủ sở hữu quan tâm đến việc ông ta bán cho ai. Chúng tôi muốn
kinh doanh với những ai yêu công ty của ông ta, không chỉ tiền bạc vụ mua bán
mang lại cho ông ta (mặc dù chúng tôi chắc chắn hiểu tại sao ông ta thích điều
đó). Khi những gì đi kèm cảm xúc tồn tại, nó báo hiệu những phẩm chất quan trọng
có khả năng được tìm ra trong doanh nghiệp: kế toán trung thực, niềm tự hào về
sản phẩm, sự tôn trọng của khách hàng, và nhóm liên kết trung thành có cảm nhận
về định hướng mạnh mẽ. Điều ngược lại cũng có thể đúng. Khi một chủ sở hữu bán
đấu giá công ty của mình, sẽ trưng bày tất cả trừ lợi ích đang theo đuổi, bạn
thường sẽ thấy rằng nó được ăn mặc đẹp để chào hàng, đặc biệt khi người bán là
một “chủ sở hữu tài chính”. Và nếu các chủ sở hữu cư xử theo cách ít quan tâm tới
việc kinh doanh và con người, cách hành xử của họ thường sẽ làm ô nhiễm thái độ
và hoạt động của cả công ty. (Warren Buffett, Công ty Berkshire Hathaway, Báo
cáo hàng năm 2000, trang 7).
Chọn những đặc điểm nhân cách đúng đắn
Buffett:
Để có các mô hình đúng đắn, phải trả tiền… Tôi nghĩ rằng cũng lý do đó nếu bạn
sao chép những người bạn đang tìm kiếm – đặc biệt nếu bạn làm điều đó lúc ban đầu
còn rất trẻ … Nếu bạn gây ảnh hưởng tới mô hình vai trò của một người 5 tuổi, 8
tuổi hay 10 tuổi, thì nó sẽ có tác động lớn.
Tất nhiên, mọi
người hầu như đều bắt đầu các mô hình đầu tiên của mình từ bố mẹ. Vì thế bố mẹ
là những người sẽ có ảnh hưởng to lớn tới họ. Nếu bố mẹ hóa thành một mô hình mẫu
vĩ đại, tôi nghĩ đó sẽ là điểm cộng lớn cho đứa trẻ. Tôi nghĩ nó đánh bại hàng
loạt các thứ khác trong đời cũng có những mô hình mẫu đúng đắn xung quanh…
Nhưng bạn phải bắt
đầu sớm. Sẽ rất khó để thay đổi hành vi sau này. Tôi nói với các thế hệ sinh
viên, “Chỉ chọn người bạn ngưỡng mộ nhất trong lớp, ngồi xuống và viết ra các
lý do tại sao bạn ngưỡng mộ người đó, rồi cố tìm hiểu tại sao bạn không thể có
cùng phẩm chất như thế.” Cuối cùng, chúng không phải giống như khả năng ném
bóng 60 yard hoặc chạy 100m trong 10 giây hay cái gì đó tương tự. Chúng là những
phẩm chất cá nhân, nhân cách và khí chất có thể bắt chước được.
Và bạn có thể áp
dụng điều ngược lại theo học thuyết của Charlie: Bạn có thể tìm những người bạn
không thích và nói: “Tôi không thích điều gì ở những người này?” Nó cần sức mạnh
nhân cách một chút, nhưng bạn có thể nhìn vào chính mình và nói, “Tôi có cái
nào trong những điều đó?”
Không phức tạp.
Gen Graham đã làm điều đó. Ben Franklin đã làm điều đó. Và không gì có thể đơn
giản hơn việc cố gắng tìm ra những gì bạn ngưỡng mộ và sau đó, quyết định rằng
người bạn thực sự muốn ngưỡng mộ là chính bạn. Và cách duy nhất bạn sẽ làm là học
theo những phẩm chất của những người bạn ngưỡng mộ.
Munger:
Cũng như vậy, không có lý gì chỉ tìm kiếm những mô hình sống. Người nổi tiếng
đã mất cũng nằm trong số các mô hình tốt nhất. Nếu một mô hình là tất cả những
gì bạn muốn, bạn thực sự không nên hạn chế bản thân chỉ dựa vào những người
đang sống. Vài trong số những mô hình rất tốt đều đã mất rất lâu rồi. (Cuộc họp
hằng năm Barkshire Hathaway, 2000, Outstanding
Investor Digest, Bản in cuối năm 2000, trang 62-63)
Quá tự tin
Khoảng 99% số
nhà quản lý ở Mỹ nghĩ rằng, nếu họ xuất sắc trong việc làm một thứ, họ sẽ xuất
sắc trong việc làm thứ khác nữa. Họ giống con vịt trong ao khi trời mưa – họ
đang đi lên trong thế giới. Họ bắt đầu nghĩ rằng, họ là những người khiến bản
thân tự vươn lên. Vì thế họ sẽ đến nơi không mưa, và chỉ ngồi dưới đất. Nhưng
không có gì xảy ra cả. Rồi họ sa thải con số hai bằng mệnh lệnh hoặc thuê một cố
vấn. Họ hiếm khi nhìn thấy những gì thực sự xảy ra là thứ họ đã loại khỏi vòng
khả năng của họ…
Nếu bạn lấy các
CEO của các công ty lớn nhất nước Mỹ, họ cũng không biết vòng khả năng của họ
là gì. Một trong các lý do là họ tiến hành quá nhiều vụ thu mua. Họ nằm trên đỉnh
của doanh nghiệp vì họ là người bán hàng giỏi nhất, nhà sản xuất giỏi nhất hay
bất kỳ thứ gì. Bỗng nhiên, họ điều hành một doanh nghiệp nhiều tỷ đôla, công việc
của họ là bố trí vốn và mua các doanh nghiệp. Họ chưa từng mua một doanh nghiệp
nào trong đời. Họ không biết gì về nó cả.
Vì vậy họ thường
làm một hoặc hai thứ. Họ cũng thành lập một bộ phận phòng ban nội bộ, thuê một
đống các anh chàng và bảo các anh chàng này nói xem họ cần làm gì. Tất nhiên,
các anh chàng đó đều biết, nếu họ không nói cho CEO những gì cần làm, thì sẽ chả
có công việc nào hết. Vì vậy bạn có thể tưởng tượng sau đó sẽ là hành động nào.
Hoặc họ ra ngoài thuê các ngân hàng đầu tư – kẻ sẽ được trả tiền cho giao dịch
này. (Warren Buffett, bài giảng tại trường Luật Stanford, ngày 23 tháng 3 năm
1990, Outstanding Investor Digest,
ngày 18 tháng 4 năm 1990, trang 13-14)
Vài lý dó tại sao khoản vay xấu xảy ra thường
xuyên
Bằng lòng với sự
hiện diện của các ưu đãi lâu dài, cơ chế hoạt động nào khiến các khoản vay xấu
trải rộng (trong đó lãi suất cao hơn không bù hoàn toàn được cho các rủi ro mất
mát đang tăng lên) trong hệ thống hiện tại của chúng ta? Sau cùng, khoản vay xấu,
trong khi có tính hợp lý bề mặt với chủ ngân hàng dưới áp lực chi phí, thì lại
không hợp lý, theo định nghĩa, ít nhất đối với ngân hàng cho vay và nền văn
minh rộng lớn. Những khoản vay lớn xảy ra thường xuyên như thế nào?
Nó xảy ra (một
phần) do có những bất hợp lý đoán được giữa con người, vì đều là động vật xã hội.
Giờ rất rõ ràng (trong tâm lý xã hội thử nghiệm), những người đang trên đỉnh của
việc tiến thoái lưỡng nan, nơi hệ thống của chúng ta đặt chỗ cho các chủ ngân
hàng, rất có khả năng phản ứng không khôn ngoan, ví dụ về hành xử của người khác,
giờ được gọi một cách rộng rãi là “bằng chứng xã hội”. Vì vậy, khi ngân hàng
nào đó có vẻ (nhưng không phải thực sự) đã giải được bài toán áp lực chi phí bằng
cách cho vay không khôn ngoan, một lượng “đám đông điên cuồng” đáng cân nhắc sẽ
bắt chước, dựa trên “bằng chứng xã hội”, trở thành hậu quả tự nhiên. Việc cho
vay bất hợp lý khối lượng lớn thêm vào do “củng cố” hành vi ngu ngốc, do nguyên
tắc kế toán không khôn ngoan gây ra – đã được thảo luận sau đó trong bức thư
này. Thật khó khôn ngoan khi các thông điệp lái đến chỗ bạn đều là các thông điệp
sai do một hệ thống thiết kế tồi cung cấp…
Nhiều “chuyên
gia” nổi tiếng không đồng ý với định nghĩa của chúng ta về sự thiếu trách nhiệm
hệ thống, từ việc kết hợp (1) Định giá lãi suất trên ‘thị trường tự do’ với (2)
chính phủ bảo đảm khoản phải trả. Nếu nhiều “chuyên gia” nổi tiếng này sai,
chuyện gì có thể xảy ra? Giải thích của chúng ta là, các “chuyên gia” này quá
say mê mô hình quyến rũ, mạnh mẽ và tiên đoán được từ Adam Smith. Lãi suất tiền
gửi tùy ý có hình ảnh của “thị trường tự do”, khiến nó dễ dàng kết luận, hoàn
toàn tự động, rằng lãi suất thả nổi giống như các qui trình khác của thị trường
tự do, phải tốt. Thay vào đó, chúng được thẩm định vẫn duy trì là tốt, ngay cả
khi được kết hợp với bảo hiểm tiền gửi của chính phủ, một thành phần phi thị
trường tự do triệt để.
Những suy nghĩ bất
hợp lý như vậy cho thấy tiêu chuẩn điên cuồng, say mê với vai trò “chuyên gia”
trong bất kỳ ngành khoa học mềm nào: người ta có xu hướng chỉ sử dụng những mô
hình từ phần họ nắm được trong một khuôn phép, bỏ qua hoặc xem nhẹ những phần
khác. Hơn thế, mô hình càng mạnh và hữu ích, nó có xu hướng sinh lỗi càng nhiều
do việc sử dụng sai vì quá tự tin.
Điều này mang đến
quan sát nghịch lý của Ben Graham, những ý tưởng tốt gây ra nhiều thứ trái với
đầu tư hơn những ý tưởng tồi. Ông ấy đúng. Đối với chúng ta, rất dễ đẩy một ý
tưởng thực sự tốt thành quá mức tồi tệ, như trong trường hợp bong bóng bất động
sản Florida hay cổ phiếu công ty “nifty fifty” (50% tiện lợi). Sau đó trộn một
ít “bằng chứng xã hội” (từ các chuyên gia khác), và các bộ não (trong đó có bộ
não của chúng ta) thường biến nó thành một đống lộn xộn. Thật tuyệt nếu những
mô hình xưa cũ vĩ đại không bao giờ lừa chúng ta, nhưng, than ôi, “những giấc
mơ không thành hiện thực”. Ngay cả Einstein cũng bị lừa những năm cuối đời…
Chúng ta nghĩ kế
toán hiện thời cho các khoản vay lãi suất cao sẽ có hậu quả khủng khiếp trong hệ
thống ngân hàng. Về bản chất, nó là “đầu cuối” (front end) trong doanh thu thu
nhập được báo cáo, có thể bị hoãn lại cho đến rất lâu sau này, sau khi các cuộc
đánh cược đầy rủi ro đã thể hiện chiến thắng rõ ràng hơn, nếu nhiều kế toán thận
trọng hơn được sử dụng. Hành động này biến một ngân hàng thành một phiên bản
con người của một trong những chú chim bồ câu của B.F. Skinner, vì nó được củng
cố để tiếp tục và mở rộng khoản vay xấu thông qua việc hài lòng khi nhìn thấy
những con số đẹp trong ngắn hạn. Những con số đẹp thay thế tốt trong trí óc cho
những gì không tồn tại nằm sâu trong cái tốt đẹp của thể chế, một phần thông
qua tiến trình – nguồn gốc từ minh họa của Pavlov – trong đó chúng ta phản ứng
với một liên kết duy nhất vì nó thường báo trước thực tại nên có thể khiến đáp ứng
của chúng ta trở nên chính xác hơn. (Charles Munger, Công ty tài chính Wesco,
báo cáo hằng năm 1990, công ty Berkshire Hathaway, Letters to Shareholders, 1987-1995, trang 205 – 208)
Giá trị của toán
53% giá trị thị
trường cổ phiếu trên thế giới này nằm ở Mỹ. Vâng, nếu GDP của Mỹ [Gross
Domestic Product – tổng sản phẩm quốc nội] tăng trưởng 4-5% một năm với lạm
phát 1-2% - điều này thật tốt, thực tế là kết quả rất tốt – thì tôi nghĩ không
có khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng với tỷ lệ cao hơn thế. Lợi
nhuận doanh nghiệp là một phần của GDP, đã ở bên cao – và lợi nhuận doanh nghiệp
không thể tăng trưởng liên tục và với tốc độ nhanh hơn GDP. Rõ ràng, cuối cùng,
chúng lớn hơn GDP.
Giống như ai đó
nói về New York – nó có nhiều luật sư hơn người dân. Bạn gặp vài tranh chấp nếu
bạn nói lợi nhuận có thể thu được lớn hơn GDP. Vì vậy nếu bạn có một tình huống,
trong đó bạn hy vọng điều tốt nhất là tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp hằng
năm là 4-5%, làm sao để hợp lý khi cho rằng vốn chủ sở hữu – cuối cùng, là việc
vốn hóa của lợi nhuận doanh nghiệp – có thể tăng trưởng mức 15% một năm? Nói thẳng
là vô nghĩa…
Một ngày khác,
tôi nhìn vào Fortune 500. Các công ty được liệt kê trong danh sách đó kiếm được
$334 tỷ và có lượng vốn hóa thị trường $9.9 triệu triệu (9.9 x 1012)
cuối năm – giờ có lẽ ít nhất phải $10.5 triệu triệu. Vâng, những nhà đầu tư tiền
bạc duy nhất sẽ làm trong dài hạn là những gì các doanh nghiệp làm ra. Không
hơn. Chính phủ không ném vào bất kỳ thứ gì. Không ai thêm một cái nồi. Người ta
lấy từ cái nồi ra các chi phí ma sát – phí quản lý đầu tư, hoa hồng môi giới và
tất cả các loại khác. Nhưng $334 tỷ là tất cả những gì đầu tư kiếm được.
Nếu bạn làm chủ
một trang trại, những gì trang trại sinh ra là tất cả những gì bạn sẽ nhận được
từ trang trại. Nếu nó sinh ra $50 một acre lợi nhuận ròng, bạn sẽ nhận được $50
một acre cho lợi nhuận ròng. Không gì có thể chuyển đổi nó sang một dạng kỳ diệu
được. Nếu bạn làm chủ toàn bộ công ty trong Fortune 500 – nếu bạn làm chủ 100%
số đó – bạn sẽ làm ra $334 tỷ. Và nếu bạn trả $10.5 triệu triệu vì điều đó, đó
không phải là một khoản lợi nhuận đầu tư tốt.
Rồi bạn có lẽ sẽ
nói, “$334 tỷ có thể nhân đôi trong 5 năm tới?” Vâng, nó không thể nhân đôi
trong 5 năm tới nếu GDP tăng trưởng 4% một năm hoặc con số nào tương tự thế. Nó
chỉ có thể sinh ra những thứ ngoài cú đánh theo kinh nghiệm vào nền kinh tế Mỹ,
mà điều đó sẽ không xảy ra. Bất kỳ khi nào bạn tham gia vào những thứ như vậy,
nếu bạn lần theo dấu toán học của nó, bạn sẽ đụng phải nhiều điều phi lý, sau
đó, tốt hơn bạn nên đổi kỳ vọng của mình sang cái khác. (Warren Buffett, cuộc họp
thường niên Berkshire Hathaway, 1999, Outstanding
Investor Digest, Ngày 10 tháng 12 năm 1999, trang 52)
Lợi thế của qui mô
Theo quan điểm của
các vụ kinh doanh thành công và kinh doanh thất bại, lợi thế của qui mô quan trọng
một cách không đáng tin. Ví dụ, một lợi thế to lớn của qui mô được dạy trong tất
cả các trường kinh doanh trên thế giới là cắt giảm chi phí theo đường cong kinh
nghiệm. Chỉ là làm gì đó phức tạp trong khối lượng hàng ngày càng lớn sẽ cho
phép con người, những ai cố gắng cải thiện và được lời khích lệ của chủ nghĩa
tư bản tạo động lực, làm điều đó càng ngày càng hiệu quả.
Điểm rất tự
nhiên của mọi thứ là, nếu bạn nhận được toàn bộ một lượng hàng lớn qua liên
doanh, bạn sẽ xử lý nó tốt hơn. Đó là một lợi thế khổng lồ. Và có nhiều cái để
làm với các doanh nghiệp thành công và thất bại…
Hãy đi vào danh
sách – mặc dù nó không hoàn toàn là các lợi thế khả thi của qui mô. Một số đến
từ hình học đơn giản. Nếu bạn đang xây một cái bồn hình cầu, rõ ràng khi bạn
xây nó lớn hơn, khối lượng thép bạn dùng trên bề mặt sẽ tăng theo bình phương
và thể tích tăng theo lập phương. Vì thế bạn tăng các chiều, bạn có thể duy trì
nhiều thể tích hơn trên một đơn vị diện tích thép. Và có nhiều thứ giống như vậy,
chỉ là hình học đơn giản – thực tế thật đơn giản – cho bạn lợi thế của qui mô.
Ví dụ, bạn có lợi
thế về qui mô từ quảng cáo TV. Khi quảng cáo TV đến lần đầu tiên – khi những
hình ảnh đầy màu sắc lần đầu bước vào căn phòng của chúng ta – nó là thứ mạnh mẽ
đến không thể tin được. Và những ngày đầu, chúng ta có ba mạng – mà có tới 90%
khán giả.
Vâng, nếu bạn là
Protor & Gamble, bạn có thể chịu sử dụng phương pháp quảng cáo mới này. Bạn
có thể chịu đựng chi phí rất đắt đỏ của truyền hình nối mạng vì bạn đang bán
nhiều lon và chai chết tiệt nào đó. Những anh chàng nhỏ sẽ không thể chịu được.
Và không có cách nào mua được những thứ này. Do đó, họ không thể dùng nó. Kết
quả là, nếu bạn không có khối lượng lớn, bạn không thể sử dụng quảng cáo trên mạng
truyền hình – cái mà giờ đây là kỹ thuật hiệu quả nhất.
Vì vậy, khi TV
đi vào, các công ty có thương hiệu lớn đều có một làn gió lớn. Hơn thế, họ phát
triển thịnh vượng, thịnh vượng và thịnh vượng cho đến khi một số trong đó trở
nên mập mạp và ngu ngốc, điều hay xảy ra với sự thịnh vượng, ít nhất với một số
người…
Lợi thế qui mô
có thể là một lợi thế về thông tin. Nếu tôi tới một nơi xa, tôi có lẽ vẫn thấy
kẹo cao su Wrigley và Glotz’s. Vâng, tôi biết rằng Wrigley là một sản phẩm thỏa
đáng, nhưng tôi không biết gì về Glotz’s. Vậy nếu một cái là $40 và cái kia
$30, tôi sẽ lấy cái tôi không biết và đưa nó vào mồm – một nơi riêng tư tuyệt vời
– chỉ vì vài xu tệ hại chứ?
Lợi thế khác của
qui mô đến từ tâm lý… Chúng ta đều bị tác động – tiềm thức và đến một mức độ có
ý thức – bởi những gì ta thấy người khác làm và công nhận. Do đó, nếu ai đó mua
cái gì, chúng ta sẽ nghĩ nó tốt hơn. Chúng ta không muốn là người duy nhất sẩy
chân.
Lại một lần nữa,
vài trong số chúng ở mức tiềm thức và một số không. Đôi khi, chúng ta suy nghĩ
có ý thức và hợp lý, “Tôi không biết nhiều về nó. Họ biết nhiều hơn tôi. Do đó,
tại sao tôi không nên theo họ?”
Hiện tượng bằng
chứng xã hội xảy ra ngoài tâm lý học, đưa cho một số lớn lợi thế qui mô – ví dụ,
nhờ sự phân tán rất rộng, bài học này khó mà tiếp thu được. Một lợi thế của
Coca-Cola là nó có sẵn ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.
Vâng, giả sử bạn
có một đồ uống dạng mềm loại nhỏ. Chính xác thì bạn sẽ làm nó có sẵn trên toàn
trái đất như thế nào? Thiết lập việc phân phối toàn cầu – điều mà một doanh
nghiệp lớn chậm rãi thắng được – tạo ra một lợi thế to lớn… Và nếu bạn nghĩ về
nó, khi bạn đã có đủ lợi thế của loại này, rất khó để bất kỳ ai đánh bật bạn.
Lỗi lớn của qui
mô, tất nhiên, làm trò chơi thêm thú vị - là những nhân vật lớn không phải luôn
luôn thắng – khi bạn to lớn hơn, bạn cần nhiều quan chức phòng ban. Với phòng
ban nhiều, bạn cần nhiều lãnh thổ - đó lại là căn cứ của các đặc điểm tự nhiên
của bản chất con người.
Và những động lực
sẽ tác động ngược lại. Ví dụ, nếu bạn làm việc cho AT&T vào thời của tôi,
đó là một hệ thống phòng ban tuyệt vời. Kẻ nào từ địa ngục chui lên đã thực sự
nghĩ ra cổ đông hay những thứ khác? Trong một văn phòng, bạn nghĩ công việc đã
được làm khi nó đi ra khỏi giỏ của bạn sang giỏ của người nào đó. Nhưng tất
nhiên, không phải. Nó không được làm cho đến khi AT&T phân phối những thứ
được đề nghị phân phối. Vì thế, bạn nhận được hệ thống phòng ban to lớn hơn,
béo tốt, trì độn, và không có động lực.
Chúng cũng có xu
hướng trở nên đồi bại. Nói cách khác, nếu tôi có một phòng ban và bạn có một
phòng ban, chúng ta chia sẻ sức mạnh vận hành cùng một thứ, có một qui tắc
không được viết ra: “Nếu anh không làm phiền tôi, tôi sẽ không làm phiền anh,
và cả hai ta đều vui vẻ.” Vì thế bạn nhận thêm nhiều tầng quản lý và các chi
phí đi kèm không ai cần. Rồi trong khi người ta đánh giá các tầng bậc này, nó
khiến cho mãi mãi không có cái gì được thực hiện. Chúng ra quyết định quá chậm
và những người nhanh nhẹn hơn đang chạy nhiều vòng quanh chúng.
Lời nguyền qui
mô là, nó sẽ dẫn đến hệ thống quan chức phòng ban lớn hơn, trì độn hơn – tất
nhiên, đạt tới dạng cao nhất và tệ nhất trong chính phủ, nơi những ưu đãi thực
sự khủng khiếp. Không có nghĩa là chúng ta không cần chính phủ - vì chúng ta cần.
Nhưng vấn đề kinh khủng là, có những quan chức và phòng ban lớn ta cần biết cư
xử. (Bài giảng của Charles T. Munger cho sinh viên của Giáo sư Guilford Babcock
tại trường kinh doanh, đại học Nam California, ngày 14 tháng 4 năm 1994, Outstanding Investor Digest, ngày 5
tháng 5 năm 1995, trang 53)
Cách thu được sự khôn ngoan của thế gian
Tôi tin tưởng
lâu dài rằng một hệ thống nào đó – mà hầu hết bất kì người thông minh nào cũng
có thể học – làm việc tốt hơn hệ thống mà hầu hết mọi người đang dùng. Khi tôi
nói tại trường kinh doanh USC, những gì các bạn cần là chiếc lưới mắt cáo của
các mô hình tư duy trong đầu. Rồi bạn treo kinh nghiệm thực tế của mình và kinh
nghiệm gián tiếp của bạn (bạn thu được từ đọc sách v.v…) lên chiếc lưới của các
mô hình đầy sức mạnh đó. Với hệ thống đó, mọi thứ sẽ dần khớp với nhau theo
cách làm tăng nhận thức.
Và bạn cần các
mô hình – không phải chỉ từ một hay hai khuôn phép, mà từ tất cả các khuôn phép
quan trọng. Bạn cần 100 cái tốt nhất hay những mô hình như vậy từ kinh tế vi
mô, vật lý, đặc biệt tâm lý, toán học phân tử, khoa học công nghệ rắn [v.v…].
Bạn không phải
là một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tất cả những gì bạn làm là lấy những
ý tưởng thực sự lớn lao, và học chúng càng sớm càng tốt.
Bạn không thể học
100 ý tưởng lớn bạn thực sự cần theo cách nhiều sinh viên làm – khi bạn học
chúng đủ tốt để quay lại gõ cửa phòng giáo sư và nhận điểm, rồi xóa chúng đi
như thể bạn đang làm sạch bồn tắm, vì thế, bạn cần đổ nước nhiều hơn lần tới. Nếu
đó là cách bạn học 100 mô hình lớn bạn sẽ cần đến, [bạn sẽ là] một kẻ “cũng đang
chạy đua” trong trò chơi cuộc đời. Bạn phải học các mô hình để chúng trở thành
một phần của tiết mục từng dùng đến của bạn. (Bài giảng của Charles T. Munger
cho sinh viên của giáo sư William Lazier tại trường luật Stanford, Outstanding Investor Digest, ngày 29
tháng 12 năm 1997, trang 24)
Điều đó thực ra có nghĩa là gì
Về bản chất tự
nhiên, nước Mỹ đang bị thâm hụt thương mại đáng kể. Nếu bạn mua từ phần còn lại
của thế giới nhiều hơn so với bạn bán cho họ - đó là những gì đã xảy ra theo định
nghĩa khi bạn bị thâm hụt thương mại – bạn phải cân bằng các khoản. Họ phải nhận
được cái gì đó – tài sản tư bản – để trao đổi: Họ có thể nhận trái phiếu chính
phủ. Họ có thể nhận được một phần doanh nghiệp Mỹ. Nhưng họ phải nhận được cái
gì đó.
Điều then chốt
trong kinh tế, bất kỳ khi nào ai đó khẳng định với bạn, hãy luôn hỏi: “Rồi sau
đó thì sao?” Thực tế, đó không phải một ý tưởng tồi để hỏi về mọi thứ. Nhưng bạn
vẫn luôn nên hỏi, “Rồi sau đó thì sao?”
Vì vậy khi bạn đọc
thấy rằng, thâm hụt thương mại là $9 tỷ, điều đó còn ý nghĩa gì khác? Nó có nghĩa
là bằng cách nào đó, chúng ta cũng phải giao dịch $9 tỷ lượng tài sản tư bản –
(tương lai) đại diện cho việc sản xuất của chúng ta – và đưa chúng cho ai đó
khác trên thế giới. Vì vậy, họ phải đầu tư. Họ không có sự lựa chọn nào khác.
Và khi ai đó nói, “Nếu người Nhật bán toàn bộ trái phiếu chính phủ của họ, sẽ
không có gì kinh khủng chứ?” Vâng, họ không thể nếu không có một tài sản khác của
người Mỹ để trao đổi. Đơn giản không có cách nào làm điều đó. Họ có thể bán nó
cho Pháp, nhưng Pháp sẽ lại gặp cùng một vấn đề.
Vì vậy, hãy theo
dõi các giao dịch trong vòng tròn bất cứ khi nào bạn nói về bất kỳ hành động cụ
thể nào của nền kinh tế. (Warren Buffett, cuộc họp thường niên Berkshire
Hathaway, 1997, Outstanding Investor
Digest, ngày 8 tháng 8 năm 1997, trang 23)
Ba ý tưởng vô hạn cho đầu tư
Ba ý tưởng cơ bản
của ông ấy [Benjamin Graham] – không có cái nào trong số chúng phức tạp hay đỏi
hỏi tài năng toán học hay bất kỳ dạng nào tương tự - là:
(1) Bạn
nên nhìn vào các cổ phiếu như người sở hữu một phần doanh nghiệp,
(2) Bạn
nên nhìn vào các biến động thị trường theo ví dụ “Ngài Thị Trường” của ông ấy,
và tạo cho chúng một người bạn chứ không phải một kẻ thù bằng cách tạo ra lợi
nhuận thuần túy từ việc tham gia điên cuồng vào đó, cuối cùng,
(3) Ba
từ quan trọng nhất trong đầu tư là “biên an toàn” - … luôn xây một cây cầu
15,000 pound nếu bạn định lái chiếc xe tải 10,000 pound qua nó…
Vì thế tôi nghĩ
rằng đi cùng những ý tưởng này – dù chúng nghe đơn giản và thông thường, đến mức
có vẻ như thật lãng phí khi tới trường để nhận bằng thạc sỹ kinh tế, có được nó
rồi lại quay trở về ban đầu. Hơi giống với việc dùng 8 năm trong trường dòng, để
ai đó nói với bạn 10 giới luật đếm được. Xu hướng tự nhiên chắc chắn là bỏ qua
bất kỳ thứ gì đơn giản và quan trọng. (Warren Buffett, bài phát biểu tại Diễn
đàn An ninh Xã hội New York, ngày 6 tháng 12 năm 1994, Outstanding Investor Digest, ngày 5 tháng 5 năm 1995, trang 3)
Đánh giá các doanh nghiệp như thế nào
Bỏ yếu tố thuế
sang một bên, công thức chúng tôi sử dụng để đánh giá cổ phiếu và các doanh
nghiệp là cố định. Hơn nữa, công thức định giá tất cả các loại tài sản được mua
từ thành tựu tài chính cũng không đổi vì ban đầu nó được đặt ra bởi một người rất
thông minh sống vào khoảng năm 600 TCN (dù ông ta không đủ thông minh để biết
nó là năm 600 TCN).
Lời tiên tri của
Aesop và sự bền bỉ của ông, dù không hoàn hảo, quan niệm sâu sắc về đầu tư là
“một con chim trong bàn tay có giá trị bằng hai con trong bụi.” Để sáng tỏ
nguyên lý này, bạn phải trả lời chỉ ba câu hỏi. Bạn chắc chắn đến mức nào về việc
có những con chim trong bụi? Khi nào chúng sẽ xuất hiện và sẽ có bao nhiêu con?
Lãi suất phi rủi ro là gì (chúng ta xem xét theo trái phiếu Mỹ dài hạn)? Nếu bạn
có thể trả lời ba câu hỏi này, bạn sẽ biết giá trị tối đa của bụi cây – số lượng
chim tối đa giờ bạn đang sở hữu có thể được mời chào cho nó. Và tất nhiên, đừng
nghĩ về các con chim. Hãy nghĩ về đôla.
Định lý đầu tư của
Aesop, do đó được mở rộng và chuyển thành đô la, là không đổi. Nó áp dụng cho
các khoản đầu tư cho trang trại, dầu mỏ, trái phiếu, cổ phiếu, xổ số, và các
nhà máy sản xuất. Không phải sự ra đời của động cơ hơi nước, khai thác điện hay
tạo ra ô tô làm thay đổi công thức 1i
– cũng sẽ không phải là Internet. Chỉ cần chen vào các con số đúng, bạn có thể
xếp hạng mức hấp dẫn của tất cả các cách sử dụng vốn khả thi trên đời. (Warren
Buffett, Công ty Berkshire Hathaway, Báo cáo thường niên 2000, trang 13)
Kinh doanh hàng hóa
Việc kinh doanh
trong các ngành công nghiệp trọng yếu và sản phẩm “hàng hóa” (không khác biệt
theo quan điểm hướng tới khách hàng, do những yếu tố như hiệu quả, vẻ bề ngoài,
hỗ trợ dịch vụ, v.v…) là ứng cử viên chính cho các rắc rối về lợi nhuận. Có thể
thoát ra được, đúng vậy, nếu giá hay chi phí được quản trị đúng cách và từ đó bị
tách ra ít nhất một phần khỏi các lực thị trường thông thường. Việc quản trị
này có thể được thực hiện (a) hợp pháp thông qua can thiệp của chính phủ (cho đến
hiện tại, mục này gồm cả việc định giá cho các tài xế xe tải và chi phí tiền gửi
cho các tổ chức tài chính), (b) bất hợp pháp bằng cách thông đồng với nhau, hoặc
(c) “ngoại lệ hợp pháp” thông qua chuyển hóa thành cartel nước ngoài kiểu OPEC
(với những lợi ích dài hơi cho các nhà hoạt động nội địa không phải là cartel).
Tuy nhiên nếu
chi phí và giá được quyết định bằng cạnh tranh hết khả năng, có nhiều số lượng
hơn năng lực dồi dào, và người mua sẽ quan tâm một chút về sản phẩm của ai hay
các dịch vụ phân phối anh ta sử dụng, kinh tế công nghiệp chắc chắn hầu như
không thu hút. Họ có thể rơi vào thảm họa.
Vì vậy cạnh
tranh liên tục của mỗi nhà cung cấp nhằm thiết lập và nhấn mạnh chất lượng đặc
biệt của sản phẩm hay dịch vụ. Điều này có hiệu quả với các quầy kẹo (khách
hàng mua theo thương hiệu, chứ không phải bằng cách hỏi “quầy kẹo hai ounce”)
nhưng không có kết quả với đường (bạn có thường xuyên nghe “Tôi muốn một ly cà
phê với kem và đường C&H”).
Trong nhiều
ngành công nghiệp, sự khác biệt đơn giản không làm nên ý nghĩa. Số ít nhà sản
xuất trong những ngành đó có lẽ làm tốt một cách nhất quán nếu họ có một lợi thế
chi phí cả về chiều rộng và mức độ bền vững. Theo định nghĩa, những ngoại lệ
như vậy rất ít, và trong nhiều ngành công nghiệp, nó không tồn tại. Đối với một
lượng cực lớn các công ty bán sản phẩm “hàng hóa”, phương trình gây thất vọng của
kinh tế kinh doanh chiếm ưu thế: quá khả năng dai dẳng mà giá (hoặc chi phí)
không được quản trị bằng với lợi nhuận nghèo nàn.
Tất nhiên, việc
vượt quá khả năng có thể tự sửa được dần dần, do khả năng co dãn được hay nhu cầu
mở rộng. Không may cho những người tham gia, việc sửa như thế thường bị trễ lâu
dài. Cuối cùng khi nó xảy ra, sự phục hồi đi lên thịnh vượng thường sinh ra nhiệt
huyết với mở rộng, trong vài năm, lại tạo ra quá khả năng và môi trường kém lợi
nhuận mới. Nói cách khác, không có gì thất bại như thành công.
Cuối cùng cái quyết
định mức độ sinh lợi nhuận dài hạn trong những ngành công nghiệp như vậy là tỷ
lệ các năm ‘cung cấp chặt chẽ’ trên ‘cung cấp đa dạng’.Nói chung tỷ lệ này khá ảm
đạm. (Như thể giai đoạn cung cấp chặt chẽ gần đây nhất trong doanh nghiệp dệt
may của chúng ta – đã xảy ra vài năm trước – kéo dài trong phần đầu của một buổi
sáng).
Tuy nhiên trong
một số ngành công nghiệp, các điều kiện cung cấp chặt chẽ có thể diễn ra một thời
gian dài. Thỉnh thoảng tăng trưởng thực sự theo cầu sẽ vượt lên tăng trưởng dự
báo cho một giai đoạn mở rộng. Những trường hợp khác, khả năng tăng thêm đòi hỏi
những lần dẫn đầu rất dài vì các trang thiết bị sản xuất phức tạp phải được lập
kế hoạch và xây dựng. (Warren Buffett, công ty Berkshire Hathaway, Letters to Shareholders, 1982, trang
56-57)
Thanh toán tiền mặt hay giữ lại trong kinh
doanh
Khi chúng ta có
vốn ở quanh, chúng ta có ba câu hỏi… Đầu tiên, “Trả tiền cho cổ đông có ý nghĩa
hơn so với giữ nó lại trong công ty không?” Câu hỏi con của nó là, “Nếu chúng
ta trả tiền, trả qua mua lại tốt hơn hay qua cổ tức?” Bài kiểm tra xem chúng ta
có trả theo cổ tức hay không là, “Chúng ta có thể tạo ra nhiều hơn một đôla giá
trị trong công ty với tờ đôla này bằng cách giữ lại nó chứ không phải trả nó chứ?”
Và bạn không bao
giờ biết câu trả lời cho điều đó. Nhưng đến giờ, câu trả lời, như kết quả chúng
ta đã đánh giá, là, “Vâng, chúng ta có thể.” Và chúng ta nghĩ rằng, về mặt tiềm
năng, chúng ta có thể. Nhưng đó là hy vọng về phần chúng ta. Nó được chứng minh
một mức độ nào đó bởi lịch sử quá khứ, nhưng nó không chắc chắn.
Một khi chúng ta
bước qua ngưỡng này, chúng ta sẽ tự hỏi, “Chúng ta có nên mua lại cổ phiếu
không?” Vâng, rõ ràng, nếu bạn có thể mua cổ phiếu của bạn tại mức chiết khấu cụ
thể từ giá trị nội tại được tính toán thận trọng và bạn có thể mua một số lượng
hợp lý, đó là cách sử dụng vốn nhạy cảm.
Dựa theo đó, câu
hỏi trở thành, “Nếu bạn có vốn và bạn nghĩ rằng bạn có thể tạo ra nhiều hơn một
đô la, bạn tạo ra giá trị cao nhất với ít rủi ro nhất bằng cách nào?” Và nó nhận
được rủi ro kinh doanh… Tôi có thể xác định nó bằng cách nhìn vào doanh nghiệp,
môi trường cạnh tranh mà nó hoạt động và v.v…
Vì vậy một khi
chúng ta bước qua ngưỡng quyết định để triển khai vốn cũng như tạo nhiều hơn một
đôla giá trị hiện tại cho mỗi đô la giữ lại, thì chỉ còn một câu hỏi về làm cái
gì thông minh nhất bạn có thể tìm ra. Chi phí của mọi giao dịch chúng ta làm được
đo bằng giao dịch tốt nhất thứ hai ở quanh ta tại thời điểm đã cho – gồm có cả
việc làm những thứ ta đã đang làm. (Warren Buffett, cuộc họp thường niên
Berkshire Hathaway, 2001, Outstanding
Investor Digest, Bản cuối năm 2001, trang 38-39)
Cách tránh khỏi sự cố
Chúng tôi xử lý
các cuộc thương lượng theo cách khác với bất kỳ ai. Khi chúng tôi mua See’s
Candy, tôi mất một giờ ở đó. Mỗi doanh nghiệp chúng tôi mua chỉ qua một cuộc gọi.
Về vụ giao dịch của Borsheim, tôi tạt qua nhà Friedman chỉ nửa giờ. Ông ấy cho
tôi thấy vài con số chưa được kiểm toán được vẽ chỉ trên một mẩu giấy.
Nếu tôi cần một
đội ngũ luật sư hay kế toán, nó sẽ không còn là một vụ giao dịch tốt…Chúng tôi
không bao giờ thương lượng thêm với bất kỳ ai về bất kỳ cái gì. Đó không chỉ là
phong cách của chúng tôi. Nếu đi theo cách này, tôi sẽ không muốn làm ăn với họ
nữa – vì nó sẽ phá hủy cuộc đời tôi sớm hơn hoặc sau đó. Vì thế, chúng tôi chỉ
cần bỏ đi. (Warren Buffett, bài giảng tại trường luật Stanford, ngày 23 tháng 3
năm 1990, Outstanding Investor Digest,
ngày 18 tháng 4 năm 1990, trang 18)
Buffett:
Một số doanh nghiệp rất dễ hiểu hơn một số khác. Charlie và tôi không thích các
vấn đề khó. Nếu cái gì khó tính toán… Chúng tôi muốn nhân với 3 hơn là với π.
Munger:
Đó là điều rõ ràng. Nhưng nhiều người nghĩ rằng nếu họ chỉ thuê thêm ai đó với
các nhãn hiệu thích hợp, họ có thể làm một số thứ rất khó. Đó là một trong những
ý tưởng nguy hiểm nhất một người có thể có. Tất cả mọi thứ đều có thể tạo ra vấn
đề bằng cách gia tăng độ phức tạp. Một ngày khác, tôi đang xử lý một vấn đề -
đó là một tòa nhà mới. Và tôi nói, “Vấn đề này có ba thứ tôi phải sợ - kiến
trúc, nhà thầu và quả đồi.”
Nếu bạn đi vào
cuộc sống như vậy, tôi nghĩ ít nhất bạn sẽ mắc ít sai lầm hơn người khác, những
người nghĩ rằng họ có thể làm bất kỳ thứ gì, không cần biết nó phức tạp thế
nào, chỉ cần thuê thêm người với một cái nhãn đáng tin cậy. Bạn không phải thuê
thêm theo suy nghĩ của bạn nếu bạn giữ nó đơn giản…
Buffett:
Nếu bạn đi vào một vụ kinh doanh phức tạp, bạn có thể nhận một báo cáo dày
1,000 trang và bạn có thể có bằng thạc sỹ. Nhưng nó chẳng có ý nghĩa gì. Cái bạn
sẽ có là một báo cáo. Nhưng bạn sẽ không có hiểu biết nào tốt hơn về vụ kinh
doanh này và nó sẽ ra sao trong 10 hay 15 năm tới. Điều lớn nhất cần làm là hãy
tránh sai lầm. (Cuộc họp thường niên Berkshire Hathaway, 1994, Outstanding Investor Digest, ngày 23
tháng 6 năm 1994, trang 23)
Rủi ro thực sự của đầu tư
Theo quan điểm của
chúng tôi, rủi ro thực sự một nhà đầu tư phải đánh giá là tổng hợp biên lai sau
thuế từ vụ đầu tư (gồm cả những thứ anh ta nhận được khi bán), theo giai đoạn nắm
giữ tiềm năng của anh ta, sẽ cho anh ta ít nhất năng lực mua nhiều như khi anh
ta bắt đầu, cộng thêm lãi suất mới nhất cho cổ phần ban đầu. Dù rủi ro này
không thể tính toán với độ chính xác kỹ thuật, trong vài trường hợp nó có thể
được điều chỉnh với độ chính xác hữu dụng. Các yếu tố chính đi theo đánh giá
này là:
1) Sự
chắc chắn trong đó, các đặc trưng kinh tế dài hạn của doanh nghiệp có thể được
đánh giá;
2) Sự
chắc chắn trong đó, cách quản lý có thể được đánh giá, cả về khả năng nhận ra
cơ hội kinh doanh trọn vẹn và tạo dòng tiền khôn ngoan;
3) Sự
chắc chắc trong đó, bộ phận quản lý có thể dựa vào để tạo kênh trao thưởng từ
việc kinh doanh cho các cổ đông hơn là cho chính nó;
4) Giá
mua của doanh nghiệp;
5) Mức
độ thuế và lạm pháp sẽ được trải nghiệm và sẽ xác định mức độ bằng lợi nhuận từ
sức mua của một nhà đầu tư bị giảm bao nhiêu từ lợi nhuận tổng hợp của anh ta.
(Warren Buffett, Công ty
Berkshire Hathaway, Letters to
Shareholders, 1993, trang 135)
Khó khăn khi phát triển một hệ thống xã hội
công bằng
Chúng tôi sẽ
nói, Sandy, có 24 giờ trước khi bạn ra đời, và một vị thần xuất hiện nói
“Sandy, con hãy nhìn vào người thắng cuộc. Ta có niềm tin to lớn với con, và điều
ta sẽ làm là để con thiết lập các qui tắc của xã hội mà con sẽ sinh ra. Con có
thể thiết lập các qui luật kinh tế, qui luật xã hội, và bất kỳ qui luật nào con
xây dựng sẽ áp dụng suốt đời con, và suốt đời các con của con.”
Và bạn sẽ nói,
“Vâng, thật tuyệt, nhưng có lợi gì không?”
Vị thần nói,
“Đây là lợi. Con không biết liệu mình sẽ sinh ra giàu hay nghèo, trắng hay đen,
nam hay nữ, khỏe mạnh hay ốm yếu, thông minh hay trì độn. Tất cả những gì con
biết là con sẽ nhận được một quả bóng từ cái thùng có 5,8 tỷ quả bóng trong
đó.” Bạn sẽ tham gia vào cái tôi gọi là Xổ số Buồng trứng. Và điều quan trọng
nhất sẽ xảy ra trong cuộc đời bạn, nhưng bạn không điều khiển được nó. Nó sẽ
quyết định điểm số tại trường học của bạn hay bất kỳ cái gì khác sẽ xảy ra với
bạn.
Bây giờ, những
qui luật nào bạn muốn có? Tôi sẽ không nói với bạn các qui luật, và không ai nói
với bạn, bạn phải tự tạo ra chúng cho bản thân. Nhưng chúng sẽ ảnh hưởng tới
cách bạn nghĩ về cái bạn làm trong tâm trí và những gì tương tự. Đó là vì bạn sẽ
muốn có một hệ thống biến ra những phẩm chất tuyệt vời của hàng hóa và dịch vụ,
để những đứa trẻ nhà bạn có thể sống tốt hơn bạn, và để các cháu của bạn có thể
sống tốt hơn các con bạn. Bạn sẽ muốn một hệ thống giữ Bill Gates và Andy
Grove, Jack Welch làm việc lâu dài, dài hơn cả sau khi họ không cần làm việc. Bạn
sẽ muốn hầu hết mọi người có thể đều làm việc trên 12 tiếng một ngày. Như vậy,
bạn phải có một hệ thống khuyến khích họ, và lần lượt hiện ra hàng hóa.
Nhưng bạn cũng
muốn một hệ thống quan tâm đến những quả bóng xấu, những quả không may mắn. Nếu
bạn có một hệ thống cho ra đủ hàng hóa và dịch vụ, bạn có thể chăm sóc chúng. Bạn
muốn một hệ thống mọi người không còn sợ hãi ở mức độ nào đó. Bạn không muốn
người ta lo lắng về ốm đau khi tuổi già, hay sợ hãi về nhà khi đêm khuya. Vì thế
bạn cố thiết kế một cái gì đó, giả sử bạn có hàng hóa và dịch vụ giải quyết được
loại việc này. Bạn muốn cơ hội bình đẳng – một hệ thống trường công tốt – khiến
bạn cảm thấy mỗi phần tài năng ngoài kia sẽ nhận cùng cơ hội cống hiến. Và hệ
thống thuế của bạn sẽ theo đuổi lý luận này. Những gì bạn làm với tiền bạc bạn
kiếm được là những thứ khác để suy nghĩ về nó. Khi bạn đang làm việc đó, mọi
người sẽ đi tới với một số thứ khác nhau một chút. Tôi chỉ vừa đề xuất bạn chơi
một trò chơi nhỏ. (Warren Buffett, “Buffett
& Gates on Success” (Thành công của Buffett & Gates), KCTS/Seattle,
tháng 5 năm 1998, trích đoạn trang 12)
Với những mục
liên quan đến đầu tư, kinh doanh và quản lý, hãy đọc các báo cáo thường niên của
công ty Berkshire Hathaway (www.berkshirehathaway.com)
và đăng ký tại Outstanding Investor
Digest (www.oid.com).
Phụ lục 3: Xác suất >>