Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Cuộc đời kỳ diệu của Elon Musk


Sự trỗi dậy của Elon Musk
Câu chuyện không thể tin nổi của Elon Musk, từ đứa trẻ bị bắt nạt ở trường tới người đàn ông thú vị nhất giới công nghệ


Elon Musk – Reuters

Có gì Elon Musk không thể làm được?

Là CEO của SpaceX và Tesla, sáng lập của Boring Company, đồng sáng lập của OpenAI, Musk dường như có mặt ở khắp mọi nơi cùng một lúc, thúc đẩy mọi loại công nghệ mới tưởng như không thể tin nổi. Anh được người ta cho là sẽ không thể hạnh phúc chừng nào chúng ta chưa thoát khỏi Trái Đất và thống trị Sao Hỏa.

Giữa tên lửa không gian, ô tô điện, pin mặt trời, nghiên cứu các robot giết người, và hàng tỷ đô anh đã ném vào trên con đường đi đến hôm nay, Musk căn bản đúng là phiên bản Tony Stark đời thực – đó là lý do tại sao anh ấy được coi là nguồn cảm hứng cho “Iron Man” (Người Sắt).

Nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng với Musk. Đây là quá trình anh ấy đã đi từ một đứa trẻ bị bắt nạt ở trường học tới doanh nhân nhỏ, rồi CEO của hai công ty chính mà chúng có vẻ đi ra từ câu chuyện khoa học viễn tưởng nào đó – và anh đã đi qua hầu hết thất bại trên con đường của mình như thế nào.

Đây là một bản cập nhật cho bài báo gốc đã xuất bản tháng 8 năm 2016.

Elon Musk sinh ngày 28 tháng 6 năm 1971 tại Pretoria, Nam Phi.


Wikimedia Commons

Bố anh nói rằng anh là “người sống nội tâm”.


Bloomberg News, Youtube

“Trong khi nhiều người thích tới bữa tiệc lớn, có thời gian vui vẻ, uống và nói chuyện về những thứ như hồng ngọc hay thể thao, thì bạn có thể tìm thấy Elon đang tìm kiếm thư viện của người ta và chơi với những quyển sách” – cha Musk, kỹ sư điện tử Errol Musk đã nói vậy. Nguồn: Fortune

Mẹ của Musk là một chuyên gia dinh dưỡng và người mẫu chuyên nghiệp.


Maye Musk

Maye Musk, quốc tịch Canada, từng xuất hiện trên những chiếc hộp ngũ cốc Special K và bìa tạp chí Time.

Sau khi bố mẹ ly dị năm 1979, cậu bé Musk 9 tuổi và em trai Kimbal quyết định tới sống với bố.


Musk và em trai Kimbal, YouTube, Bloomberg News

Năm 1983, ở tuổi 12, Musk đã bán một game đơn giản có tên “Blastar” cho một tạp chí máy tính với giá $500.


Matt Weinberger/Business Insider

Musk mô tả nó là “một game tầm thường… nhưng tốt hơn Flappy Bird.”
Nguồn: WaiButWhy

Vẫn thế, những ngày đi học của Musk không hề dễ dàng – anh từng phải nhập viện vì bị đám đầu gấu đánh.


Shutterstock

Ashlee Vance đã viết trong cuốn sách của ông “Elon Musk: Tesla, SpaceX, và Sứ Mệnh cho một Tương Lai Kỳ Diệu.”, nói rằng đám đầu gấu đã ném Musk xuống cầu thang và đánh anh ấy cho tới khi anh bị ngất xỉu.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Musk tới Canada và dành 2 năm nghiên cứu ở Đại Học Queen ở Kingston, Ontario.


Wikimeida Commons

Musk chuyển tới Canada với mẹ - bà Maye, và em gái Tosca, em trai Kimbal.

Nhưng anh đã hoàn thành việc nghiên cứu học tập ở Đại học Pennsylvania, mang về nhà tấm bằng vật lý và kinh tế.


Musk ở Caltech năm 2012, nơi anh có bài diễn văn trong buổi trao học vị. Nguồn: AP Photo/Darnian Dovarganes

Khi đang học ở Đại học Pennsylvania, Musk và một bạn cùng lớp đã thuê một ngôi nhà chung 10 phòng ngủ và biến nó thành một hộp đêm.


AP Photo/Gene J. Puskar

Vụ thuê nhà Musk làm cùng với Adeo Ressi này là một trong những trải nghiệm kinh doanh đầu tiên của anh.
 Nguồn: Vogue

Sau khi tốt nghiệp, Musk đi tới Đại học Stanford để học tiếp thạc sĩ (PhD) – nhưng anh hầu như chưa tham gia khóa học đã bỏ rồi.


Facebook/Đại học Stanford

Anh đã trì hoãn việc nhập học chỉ sau 2 ngày tới California, vì quyết định thử vận may của mình trong cơn bùng nổ dot com đang diễn ra. Anh đã không bao giờ trở lại để kết thúc khóa học ở Stanford.

Với cậu em trai Kimbal, Musk cho ra đời Zip2.


Kimbal Musk (theo Wikimedia Commons)

Bố anh đã cho họ $28.000 đô để bắt đầu xây dựng website, đây là trang cung cấp các chỉ dẫn du lịch trong thành phố cho các tờ báo như New York Times và Chicago Tribune.
Chú ý: Trong các bài phỏng vấn sau, Musk đã bác bỏ chuyện này, cho rằng bố anh đã nói sai sự thật. Tiền khởi nghiệp là do hai anh em đi làm thêm kiếm được, từ học bổng và từ khoản đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần ở Thung Lũng Silicon.

Khi Zip2 cất cánh, Musk chỉ sống trong văn phòng và tắm rửa ở YMCA công cộng.


REUTERS/Noah Berger

Sự vất vả đã được đền đáp khi Compaq mua lại Zip2 với giá $341 triệu đô bằng tiền mặt và cổ phiếu, riêng Musk thu được $22 triệu.
Nguồn: Stanford.

Tiếp theo, Musk bắt đầu X.com, một công ty ngân hàng trực tuyến.


Peter Thiel (trái) và Musk (ảnh: Paul Sakuma/AP)

Anh bắt đầu công ty năm 1999 với $10 triệu đô thu được từ vụ bán Zip2. Khoảng một năm sau, X.com kết hợp với Confinity, một startup tài chính được đồng sáng lập bởi Peter Thiel, để tạo ra PayPal.

Musk trở thành CEO của liên minh kiếm tiền mới PayPal. Nhưng điều đó không diễn ra được lâu.


Max Levchin (trái), cựu CTO của PayPal (Getty/Drew Angerer)

Tháng 10 năm 2000, anh phát động một cuộc đấu tranh lớn với các nhà đồng sáng lập PayPal khi thúc đẩy họ chuyển các server từ hệ điều hành Unix miễn phí sang dùng Microsoft Windows. Nhà đồng sáng lập PayPal kiêm CTO Max Levchin đã phản đối.

Trong khi Musk đang trên đường tới Australia để tham gia kỳ nghỉ rất quan trọng, hội đồng quản trị của PayPal đã sa thải anh và đưa Thiel lên làm CEO mới.


AP Photo/ Mark J. Terrill

Musk nói với tờ Fortune nhiều năm sau chuyến đi đen đủi cuối năm 2000 đó: “Đó là vấn đề với các kỳ nghỉ.”

Nhưng mọi thứ không kết thúc với Musk – anh ấy lại may mắn kiếm được khoản lợi nhuận bất ngờ khác khi eBay mua lại PayPal cuối năm 2002.


AP

Với tư cách là cổ đông cá nhân lớn nhất của PayPal, anh ấy đút túi khoản lợi ròng $165 triệu đô từ số tiền $1,5 tỷ đô mà eBay đã trả.

Thậm chí ngay từ trước vụ bán PayPal, Musk đã đang mơ một giấc mơ cho bước kế tiếp, kể cả kế hoạch điên rồ đưa chuột hay cây trồng lên Sao Hỏa.


Wikimedia Commons

Là fan hâm mộ khoa học viễn tưởng suốt đời, Musk còn cố mua bằng được các tên lửa thời Sô viết đã ngừng hoạt động để phục vụ cho mục đích của mình. Nhưng các tay bán hàng người Nga muốn $8 triệu hoặc hơn cho mỗi tên lửa, thế là Musk nghĩ mình có thể tự tạo các tên lửa với chi phí còn ít hơn nhiều.
Nguồn: Bloomberg

Đầu năm 2002, Musk thành lập công ty còn được gọi là Space Exploration Technologies (Công nghệ khám phá vũ trụ) hay Space X.


Mario Anzuoni / Reuters

Mục đích của Musk là tạo ra các chuyến du hành không gian với chi phí rẻ hơn, chỉ bằng một phần mười.

Phương tiện đầu tiên của SpaceX được đặt tên theo con tàu vũ trụ Thiên Niên Kỷ Falcon trong phim Star Wars


Tên lửa Falcon 9 của SpaceX (Flickr/ spacexphotos)

Tên lửa của họ là Falcon 1 và 9.

Một phương tiện đời đầu khác được đặt tên theo bài hát “Puff the Magic Dragon”.


Phi thuyền Dragon của SpaceX (Flickr/SpaceX)

Tên của phi thuyền, Dragon, là cú đáp trả của Musk với những kẻ hoài nghi bảo anh ấy rằng SpaceX không bao giờ có thể đưa đưa bất kỳ phương tiện nào vào vũ trụ.

Mục tiêu dài hạn của SpaceX là thuộc địa hóa Sao Hỏa


Tech Insider/ Recode/ NASA

SpaceX sẽ không nộp đơn IPO cho đến khi thứ Musk gọi là “Người vận chuyển Thuộc địa Sao Hỏa” bay đi bay về thường xuyên.

Musk cũng đang rất bận rộn trên Trái Đất, đặc biệt với Tesla Motors.


Martin Eberhard, đồng sáng lập Tesla (Wikimedia Commons)

Năm 2004, Musk thực hiện khoản đầu tư $70 triệu đô đầu tiên vào Tesla, một công ty ô tô điện được đồng sáng lập bởi vị cựu chiến binh Martin Eberhard.

Musk đóng vai trò sản phẩm tích cực tại Tesla, giúp phát triển chiếc xe đầu tiên của nó, Roadster.


Tesla Roadster / Scott Olson/ Getty Images

Chiếc Roadster chạy hoàn toàn bằng điện ra mắt năm 2006, khi Musk đang làm chủ tịch Tesla. Giờ anh ấy cũng làm luôn cả CEO.

Như thể vẫn còn chưa đủ, Musk đưa ra tiếp ý tưởng về SolarCity, một công ty năng lượng mặt trời.


Nhà đồng sáng lập SolarCity, Lyndon Rive (trái) và Musk (Mark Von Holden/AP)

Musk đưa cho hai người họ hàng Peter và Lyndon Rive một số vốn vận hành để đưa SolarCity vào hoạt động năm 2006.

Nhưng trở lại với Tesla, tất cả đều không ổn.


Associated press

Với Eberhard làm CEO, Tesla đang đốt tiền nhiều hơn là kiếm tiền. Năm 2007, Musk đã tổ chức một cuộc đảo chính trong phòng họp, trước hết là lật đổ Eberhard khỏi chiếc ghế CEO, sau đó là khỏi ban giám đốc và các bộ phận điều hành toàn công ty.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã hạn chế nghiêm trọng các lựa chọn của anh, khiến Musk phải dùng tài chính cá nhân để cứu Tesla khỏi phá sản.


Reuters

Musk đầu tư thêm $40 triệu vào Tesla và vay thêm cho công ty $40 triệu nữa. Không phải tình cờ nữa, anh ấy tự lên làm CEO cũng năm đó.

Nhưng giữa SpaceX, Tesla, và SolarCity, Musk gần như suy sụp.


Reuters/Bobby Yip

Anh đã mô tả năm 2008 là “năm tồi tệ nhất cuộc đời tôi”. Tesla vẫn làm mất tiền, còn SpaceX thì gặp vấn đề khi phóng tên lửa Falcon 1.
Năm 2009, Musk phải dựa vào các khoản vay cá nhân để sống sót.
Nguồn: VentureBeat

Cùng lúc đó, Musk chuẩn bị ly dị.


Musk với vợ cũ Justine Musk (AP)

Musk có sáu cậu con trai với Justine Musk, một nhà văn người Canada.

Nhưng ngay gần Giáng sinh 2008, mọi thứ đã có vẻ sáng sủa hơn.


AP

Musk nhận được 2 tin vui: SpaceX nhận được một hợp đồng $1.5 tỷ đô với NASA để cung cấp các linh kiện đi vào không gian, và Tesla cuối cùng cũng tìm được nhiều nhà đầu tư từ bên ngoài hơn.

Năm 2010, mọi thứ chuyển biến một cách nghiêm túc, khi Tesla đã IPO thành công ra công chúng.


Reuters/ Brendan McDermid

Tesla thêm được $226 triệu đô từ cuộc IPO tháng 6 đó, trở thành công ty ô tô đầu tiên đưa ra công chúng kể từ sau sự kiện Ford IPO năm 1965.
Để đưa tài chính về quĩ đạo, Musk đã bán cổ phần trị giá $15 triệu đô từ vụ IPO.

Sự nghiệp kỳ lạ của Musk đã bắt đầu được biết đến ở những cuộc bàn tròn khác, và tất nhiên nổi tiếng nhất ở Hollywood.


Musk (phải) với Gwyneth Paltrow và Robert Downey Jr. trong “Iron man 2” (Kim Stockton/YouTube)

Mô tả của Robert Downey Jr. về nhân vật Tony Stark trong loạt phim “Iron Man”             (Người Sắt) một phần dựa trên con người Musk. Musk thậm chí còn có một đoạn cameo trong “Iron man 2”.

Trong khi đó, cuộc sống cá nhân của Musk tiếp tục rơi vào thăng trầm.


Talulah Riley (phải) với Musk (Pascal Le Segretain/ Getty Images)

Năm 2008, Musk bắt đầu hẹn hò với Talulah Riley. Họ kết hôn năm 2010 và ly dị năm 2012. Tháng 7 năm 2013, họ cưới lại. Tháng 12 năm 2014, Musk đệ đơn ly hôn nhưng sau đó lại rút về. Tháng 3 năm 2016, Riley đệ đơn ly hôn; và cuộc ly hôn cuối cùng hoàn tất vào tháng 10.

Tuy nhiên công việc đang rất ổn, đặc biệt tại SpaceX.


SpaceX/Flickr (công khai)

Cuối năm 2015, SpaceX thực hiện 24 vụ phóng trong đó có tiếp nối trạm vũ trụ quốc tế, tạo nhiều bản ghi lại trên đường đi. Năm 2016, SpaceX Falcon 9 đã hạ cánh thành công lần đầu tiên trên nước, kỳ tích đối với một tên lửa quĩ đạo tái sử dụng.

Musk cũng không thể dừng các ý tưởng mới. Trong số các ý tưởng mới nhất có Hyperloop.


Công nghệ vận chuyển Hyperloop

Tàu siêu cao tốc di chuyển trong một ống chân không, Hyperloop theo lý thuyết có thể vận chuyển hành khách từ Los Angeles tới San Francisco trong 30 phút. Musk đang khiến các công ty khác xây dựng các phiên bản cho chính họ.

Gần đây Musk cũng bắt đầu một công ty khác – Boring Company, tất nhiên thú vị hơn cái tên nó đang mang.


Business Insider Australia

Ra đời từ năm trước, nhiệm vụ của Boring Company là đào một mạng lưới đường hầm dưới và xung quanh các thành phố để phục vụ cho việc lái xe tốc độ cao, không tắc nghẽn. Musk nói anh đã thảo luận với Nhà Trắng về ý tưởng xây dựng một đường hầm giữa New York và Washington D.C. có thể dùng được hyperloop.

Vào cuối năm 2015, Musk đồng sáng lập ra OpenAI, một tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và đảm bảo nó không phá hủy nhân loại.


Jurvetson/Flickr

Musk thể hiện mối quan ngại khi cho rằng cuộc chạy đua AI có thể tạo ra chiến tranh thế giới thứ 3.

Cùng lúc đưa ra các quan ngại về AI, Musk đã nâng cấp các tính năng của xe tự lái Tesla.


Tesla Model 3 (Timothy Artman/Tesla)

Hệ thống “ô tô chạy thử” của Tesla đang có sẵn với cả 3 mẫu, trong đó có Model 3, một chiếc xe giá rẻ ra mắt đầu năm nay, đưa công ty đến gần hơn mục tiêu của nó nhằm tạo ra phương tiện chạy điện phù hợp với số đông quần chúng.

Năm ngoái, Tesla bán SolarCity được $2,6 tỷ đô.


AP

Vụ mua bán mang hai ý tưởng lớn về công nghệ xanh của Musk về chung một mái nhà.

Năm 2017 là một năm tên lửa với Musk, ít nhất về mặt chính trị.


Musk (giữa) với Steve Bannon (trái), cựu tổng tham mưu trưởng Nhà Trắng, và Tổng thống Donald Trump. (AP/Evan Vucci)

Musk tham gia vào hội đồng tư vấn kinh doanh của Tổng thống Trump, một bước đi đã gây ra phản ứng dữ dội từ công chúng. Ban đầu anh bảo vệ hành động này, nói rằng anh có thể dùng sự gần gũi với Nhà Trắng để tạo ra sự thay đổi. Nhưng anh đã rời bỏ hội đồng này sau khi Trump kéo Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Matt Weinberger
The Business Insider (www.businessinsider.com)
Ngày 15 tháng 9 năm 2017

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Tại sao khoa học lại sai?


Tại sao khoa học lại sai?


Ảnh chụp của Joel Filipe

Năm 1894, Albert Michelson đã tiên đoán rằng sẽ không còn phát minh nào xuất hiện trong lĩnh vực vật lý nữa.

Ông được nhớ đến là người Mỹ đầu tiên giành giải Nobel trong lĩnh vực này, và ông không phải là người duy nhất nghĩ như vậy. Thực tế, không có quá nhiều bất đồng về quan điểm giữa các nhà khoa học lúc đó.

500  năm trước, các tiến bộ ngoạn mục đã xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực. Những tư tưởng vĩ đại như Copernicus, Kepler, Galileo, Newton, Faraday, và Maxwell đã tạo ra các mô hình mới, và bỗng nhiên chúng ta dường như có hẳn một nền tảng chính xác liên quan đến các qui luật tự nhiên.

Không nghi ngờ rằng chúng ta sẽ tiếp tục tiến bộ, nhưng có lẽ các tính toán và lý thuyết của chúng ta đủ chính xác đến mức chẳng có gì bất thường đáng kể có thể xảy ra.

Sau đó mọi thứ đã thay đổi. Khoảng 1 thập kỷ sau tiên đoán đó, năm 1905, một người đàn ông vô danh là nhân viên sáng chế ở Thụy Sĩ đã xuất bản những gì chúng ta ngày nay gọi là Annus mirabilis papers (các loạt bài báo Kỳ Diệu của Albert Einstein). Chúng trở thành một trong 4 chuỗi bài khoa học có ảnh hưởng nhất từ trước tới nay.

Chúng trả lời những câu hỏi chúng ta thậm chí còn chưa bao giờ nhận ra là chúng ta đã đặt ra, và chúng còn giới thiệu cả những câu hỏi mới.

Chúng đã làm lệch hoàn toàn quan điểm của chúng ta về không gian, thời gian, khối lượng, và năng lượng, sau đó chúng cung cấp một hệ thống căn bản cho nhiều ý tưởng cách mạng được hình thành suốt nửa thế kỷ sau đó. Những hạt giống của Lý Thuyết Tương Đối Rộng và Cơ Học Lượng Tử - hai trụ cột của vật lý hiện đại – đã được trồng và ngày những bài báo này công bố.

Trong vòng một năm, Albert Einstein đã làm thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết về vũ trụ của chúng ta.



Mọi thứ đều là tương đối.

Tại bất kỳ một điểm nào trong lịch sử, đa số mọi người đều nghĩ rằng họ đã khám phá ra một cái gì đó.

Theo định nghĩa, nếu chúng ta gán nhãn một cái gì đó là một qui luật hay một lý thuyết, thì chúng ta đang tạo ra một ranh giới cho kiến thức của chúng ta, và một khi ranh giới này trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta, và một khi nó đã ăn sâu trong đầu óc chúng ta rằng đó là đúng, không khó để thấy cách chúng ta hoàn thành việc thu hẹp các giả định.

Nếu bạn lấy ai đó từ thế kỷ 17 và bảo họ rằng, một ngày nào đó, chúng ta có thể bay, rằng không gian và thời gian có thể hoán đổi cho nhau, và rằng chiếc điện thoại có thể làm được những việc gì, khả năng cực kỳ lớn là họ sẽ không tin bạn đang nghiêm túc.

Vẻ đẹp và lời nguyền của tri thức nhân loại thường không hoàn toàn đúng hay có ích ngay. Đó là tại sao, nếu nó vận hành ngay, chúng ta khó mà hiểu nổi tại sao và làm cách nào chúng có thể sai.

Ví dụ, khi Einstein hoàn thành Thuyết Tương Đối Rộng, nó đã bác bỏ rất nhiều công trình của Newton. Nó vẽ một bức tranh chính xác hơn về những gì thực sự xảy ra. Điều đó cho thấy, không có nghĩa rằng các định luật Newton không có tính ứng dụng cao và không liên quan đến hầu hết các hoạt động.

Theo thời gian, chúng ta tiến càng gần hơn tới sự thật bằng cách ít sai hơn. Chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ hoàn toàn đúng trong khả năng hiểu được thế giới này. Vì nó quá phức tạp.

Có thể ngay cả Lý Thuyết Tương Đối Rộng và Thuyết Tiến Hóa rồi một ngày nào đó sẽ được coi là một điều cơ bản như giờ chúng ta đang nhìn nhận các công trình của Newton.

Khoa học luôn luôn sai, và đặt ra ranh giới cho những gì chúng ta nghĩ rằng mình biết là cách chúng ta hạn chế khả năng phát triển tương lai. Vì thế hãy cẩn thận về cách bạn xác định sự thật.

Các giới hạn của phòng thí nghiệm

Trong hầu hết thời gian, sự không chắc chắn của phương pháp khoa học là một sức mạnh. Đó là cách chúng ta tự sửa sai.

Người ta nói rằng, ngoài vật lý cứng và hóa học, sức mạnh này cũng là một điều xấu. Đặc biệt trong kinh tế, tâm lý và khoa học hành vi.

Những lĩnh vực này có xu hướng quan sát hành vi được đánh giá theo chủ quan, và để chỗ cho nhiều sai lầm của con người. Năm 2005, một giáo sư của Stanford, John Ioannidis, đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Tại Sao hầu hết các kết quả nghiên cứu được xuất bản là sai”, và một trong những vấn đề bài báo chỉ ra là có khoảng 80% các nghiên cứu nhỏ, không ngẫu nhiên đã được chứng minh là sai sau khi công bố.

Giả sử hầu hết các nghiên cứu đều rơi vào một danh mục kiểu này và các phương tiện truyền thông đã làm nổi bật nó bằng cách giật tít đẹp mắt, thì rõ ràng đó là một vấn đề. Gần đây, thực tế một cuộc khủng hoảng nhân rộng lan đến nhiều quan điểm đã duy trì từ rất lâu khiến chúng cũng bị đặt dấu hỏi.

Ngay cả các nhà nghiên cứu cũng có lợi ích riêng để theo đuổi, và đôi khi, ngay cả nếu họ không có, thì cũng có nhiều biến số có thể xoay chuyển một quan sát theo cách này hay cách kia mà một nghiên cứu đơn lẻ chỉ là một thước đo rất lỏng lẻo để làm cơ sở cho một quan điểm chung dựa vào. Khi nó nhân rộng liền trở thành vấn đề.

Thêm vào đó, có một cảnh báo ít được nói đến khác của hầu hết các nghiên cứu.

Một thí nghiệm trong phòng lab sẽ không bao giờ hoàn toàn có khả năng tái tạo lại các điều kiện phát sinh trong các hệ thống phức tạp và sinh động của thế giới. Thực tế còn lộn xộn hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì chúng ta có thể thiết kế.

Nhiều thí nghiệm được thực hiện trong các hệ thống khép kín không phản ánh được thế giới hoặc chúng phụ thuộc vào các mô hình lỗi của một hiện tượng phức tạp. Phần lớn giới học thuật vấn đánh giá thấp việc làm sao những sai số rất nhỏ trong các điều kiện ban đầu lại có thể dẫn tới những chênh lệch cực lớn ở đầu ra.

Trái ngược với niềm tin phổ biến, khoa học có những hạn chế của nó, và chúng ta nên nhận ra điều đó.

Tất cả những gì chúng ta cần biết

Phương pháp khoa học là một trong những công cụ mạnh nhất nhân loại từng phát minh ra.

Nó đã trực tiếp và gián tiếp chịu trách nhiệm hướng dẫn những tiến bộ mà chúng ta đã thấy trong công nghệ, cho đến nay nó cũng đã cứu được nhiều sinh mạng hơn bất kỳ cơ chế nào khác của con người.

Đó là một quá trình tự sửa sai cho chúng ta những khả năng có thể được đối xử như cái gì đó đi ra từ một bộ phim khoa học viễn tưởng chỉ cách đây vài thập kỷ. Tương lai chúng ta sống trong hôm nay là một cái gì đó không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta đã đi một chặng đường dài.

Người ta nói rằng, phương pháp khoa học chỉ hữu ích khi chúng ta biết và thấu hiểu nó. Nhưng bất kì điều gì khác, nếu bạn không đối xử với nó trong miền giá trị đúng, thì nó sẽ dừng việc mang lại giá trị.

Ví dụ, rất cần thiết thừa nhận rằng khoa học chỉ có tính tương đối. Nhiều qui luật và lý thuyết chúng ta cho là đúng có thể bị chứng minh là sai trong tương lai. Chẳng có giới hạn gần cuối nào cho chúng ta trên con đường khám phá, và sự thật vẫn còn rất khó nắm bắt.

Hơn nữa, ngoài một vài môn khoa học cốt lõi, nhiều nghiên cứu đều tương đối yếu. Thật khó mà không cho phép đặt sự thiên vị của con người vào những quan sát của chúng ta trong tâm lý và khoa học hành vi, chúng ta cũng phải cẩn thận về cách chúng ta giải thích kết quả.

Sử dụng khoa học để hỗ trợ và hướng dẫn những nỗ lực chúng ta bỏ ra để hiểu thế giới và bản thân chúng ta tốt hơn là điều quan trọng. Đó là điều tốt nhất chúng ta có. Vì thế, quan trọng là nhìn vào toàn bộ bức tranh.

Khoa học thực sự đều sai, nhưng nếu chúng ta biết thế nào và tại sao, chúng ta có thể sử dụng hết tiềm năng của nó.

Internet thật là ồn ào

Tôi viết bài này tại Design Luck. Đây là một bản tin miễn phí chất lượng cao với những cái nhìn độc đáo giúp bạn sống một cuộc sống tốt đẹp. Nó đã được nghiên cứu kỹ và rất dễ thực hiện.

Zat Rana
Ngày 13 tháng 2 năm 2018


Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Hồi cuối của Chủ nghĩa Tư Bản


Hồi cuối của Chủ Nghĩa Tư Bản


Dự án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc

Khi cúi chào Trung Quốc, Apple đã bắt chúng ta phải nhìn nhận sâu hơn về vai trò thực sự của kinh doanh trong xã hội.
“Trung Quốc có thể nổi lên trong vài năm tới như là nhà cung cấp vốn lớn nhất thế giới.” – Viện Brookings, tháng giêng năm 2017.

Cuộc xung đột các triết lý cạnh tranh kinh tế cơ bản đã trở thành bản tin nổi bật nhất trong tuần, cùng với số phận của chủ nghĩa tư bản dân chủ đang lơ lửng treo trên bàn cân. Và dù có vẻ quá sớm để gọi tên người chiến thắng, xu hướng cho thấy chắc chắn nó không tốt đẹp như cách chúng ta hiểu về nền dân chủ ở Phương Tây.

Đầu tiên, tin tức. Cúi đầu trước pháp luật Trung Quốc, Apple sẽ lưu khóa dữ liệu khách hàng người Trung Quốc ở bên trong Trung Quốc – đảm bảo các thông tin này nằm dưới sự giám sát của pháp luật Trung Quốc, một hệ thống như Yonatan Zunger đã chỉ ra, hoàn toàn khác biệt với Hoa Kỳ, nơi Apple từ trước tới giờ vẫn bảo vệ khách hàng Trung Quốc của mình.

Tại sao lại có chuyện này? Chắc chắn nó sẽ thổi bay quyền riêng tư của các khách hàng người Trung Quốc của Apple, nhưng lại một lần nữa, giả thiết cho rằng một công ty – dù hùng mạnh như Apple – có thể áp đặt các chính sách của họ lên nhà nước Trung Hoa là quá ngây thơ. Không, theo quan điểm của tôi, đó là vấn đề vì nó tạo một tiền lệ cho cách tiếp cận tới chủ nghĩa tư bản theo kiểu đặt lợi nhuận trên nguyên tắc, bất kể tác động bên ngoài hay hậu quả lâu dài. Và tất cả chúng ta đều cần phải quan ngại.

Giờ không thể tranh cãi rằng phiên bản cơ bắp nhất của chủ nghĩa tư bản toàn cầu là thương hiệu hiện đang được nhà nước Trung Quốc vận hành. Hãy gọi nó là chủ nghĩa tư bản độc đoán – vì nó là một hệ thống kinh tế theo định hướng thị trường, trong đó thị trường bị nhà nước độc quyền kiểm soát. Thương hiệu này của chủ nghĩa tư bản được hình thành dựa trên các nền tảng chính trị khác nhau căn bản từ thứ chủ nghĩa tư bản dân chủ chúng ta đang cổ xúy ở Mỹ. Và dù bất kỳ lý do nào, kể cả việc Mỹ đang rút lui khỏi tiến trình toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản độc quyền cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt, tài trợ cho các khoản đầu tư khổng lồ vào AI và các công nghệ khác, các tài nguyên và hàng hóa quan trọng, và cả các khu vực chiến lược. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Mỹ Latin, Pakistan, Châu Phi. Trong khi đó Mỹ đã thất bại khi đầu tư vào chính cơ sở hạ tầng của mình, Trung Quốc đã trải qua một năm kêu gọi cho dự án hàng tỷ đô “con đường tơ lụa mới” – hứa hẹn củng cố ảnh hưởng của quốc gia này lên một nửa thế giới.

Khi Hoa Kỳ rút lui khỏi lập trường toàn cầu hóa, các tập đoàn vốn xuất thân và đặt trụ sở tại Mỹ - niềm tự hào của hệ thống kinh tế của chúng ta – sẽ không còn nữa. Tại sao? Tăng trưởng là mục tiêu thiêng liêng nhất của chủ nghĩa tư bản, và người Trung Quốc biết điều đó.

Điều đó mang chúng ta tới Apple.

Trung Quốc là thị trường tăng trưởng quan trọng nhất của Apple. Vì hầu hết chỉ kinh doanh phần cứng, công ty này đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ vốn cản trở sự tiếp cận thị trường Trung Quốc với các công ty điều khiển thông tin như Google hay Facebook. Nhưng khi dịch vụ của Apple và các doanh nghiệp iCloud đã phát triển thành động lực mới then chốt của lợi nhuận, Apple thấy mình đang đứng trước ngã tư đường. Liệu nó có nên duy trì các nguyên tắc chủ nghĩa tư bản dân chủ của mình, thứ vốn rất ít khi cân bằng được quyền cá nhân với quyền nhà nước? Apple đã thể hiện điều đó khi khẳng định lập trường trong vụ iPhone của tay sát thủ San Bernadino vài năm trước. Hay liệu nó nên cúi mình trước những ràng buộc của chủ nghĩa tư bản độc đoán của Trung Quốc – nơi đặt lợi ích của nhà nước lên trên lợi ích cá nhân?

Cuối tuần chúng ta đã có câu trả lời. Phải, gần như tất cả các công ty toàn cầu đều phải sống trong màu xám khi kinh doanh ở Trung Quốc. Nhưng hầu như mọi người đều cho rằng bán chất giặt tẩy, ô tô, hay giày chỉ là một hoạt động phi chính trị thuần túy. Nhưng còn việc tham gia vào việc kinh doanh cung cấp cho nhà nước quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân nhạy cảm nhất của khách hàng thì sao? Đây là điều hầu hết các công ty dữ liệu ở Thung Lũng Silicon không muốn (hoặc không thể) vượt qua.

Giờ hết rồi. Apple hiện tại đã đặt tăng trưởng và lợi nhuận của mình lên trên các nguyên tắc trước kia, những nguyên tắc – vốn đứng vững trong chủ nghĩa tư bản dân chủ - đang trở nên suy yếu nghiêm trọng. Tiền lệ này quá nổi bật – và tôi nghĩ sẽ còn nhiều quân domino nữa ngã xuống. Có lẽ trong mười năm tới, mọi công ty công nghệ lớn – kể cả Google và Facebook – cũng sẽ chơi theo luật của Trung Quốc chăng? Nếu vậy, nó sẽ tác động thế nào tới những nguyên tắc xã hội của chúng ta? Tôi rùng mình khi nghĩ tới ngày đó.

John Battelle
Ngày 26 tháng 2 năm 2018

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Sự nhỏ bé của Mark Zuckerberg


Sự nhỏ bé của Mark Zuckerberg
Và tại sao không nên tin tưởng anh ta là người trông giữ thông tin cho thế giới?


ảnh: Getty

Mark Zuckerberg là một người nhỏ bé – 5 foot 7 (tức 1m74) theo Google – nhưng điều này không có nhiều người biết, vì những bức ảnh duy nhất về anh trước công chúng đều đã được chế tác cẩn thận để khiến anh nhìn có vẻ cao hơn, theo lời cứu nhà văn Graham Starr của Wired. Một khi đã từng đọc nhận xét của Starr về chủ đề này, không thể nhìn thấy những bức ảnh của nhà sáng lập Facebook mà không thấy cả chiếc tàu vũ trụ được sử dụng trong hầu hết mọi hình ảnh để che dấu chiều cao thật của anh.

Zuckerberg là một thương hiệu, giám đốc điều hành của một trong những công ty giá trị nhất thế giới, và một người có khả năng là ứng cử viên tổng thống. Làm cho anh cao hơn rất quan trọng vì mọi thứ xung quanh một thương hiệu và một tổng thống tương lai cần phải được chỉnh sửa để gợi lên sự ấm áp, ngưỡng mộ và cảm xúc tốt đẹp để mọi người tiếp tục hướng tới, tiếp tục đọc, tiếp tục yêu thích, tiếp tục trả tiền. Và cuối cùng, một ngày nào đó, có lẽ, sẽ tiếp tục được bỏ phiếu.
Người ta nói rằng những người cao có xu hướng giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử.

Vì vậy, giờ đây anh đang ở trên tờ New York Times, du lịch khắp đất nước, ngồi tít trên cao trong chiếc máy kéo ở Wisconsin, một người bạn đồng hành đang nhìn chằm chằm vào anh. Giờ đây anh đang mỉm cười, và ra quyết định anh “không còn là người vô thần nữa” trong nhà thờ Charleston, nơi Dylann Roof giết chết 9 người. Giờ đây anh đang phát biểu tại Harvard, thông báo cho những ai tụ tập lắng nghe phía dưới rằng “Mục đích có nghĩa là chúng ta là một cái gì đó lớn hơn bản thân chúng ta, rằng chúng ta là cần thiết, rằng chúng ta là một cái gì đó tốt hơn trước hết để làm việc vì nó.”

Do đó, công chúng được dạy cách tin tưởng rằng Mark Zuckerberg là cao lớn, và rộng lượng, một người trông giữ chu đáo và cẩn thận thông tin cá nhân của chúng ta, một nhà lãnh đạo khôn ngoan và thông minh. Và chúng ta mới ngạc nhiên làm sao, khi bất kỳ ai – dù đồi bại, tham lam, đê hèn hay ngu ngốc thế nào đi chăng nữa – cũng có thể thành tổng thống, một thực tế chưa bao giờ rõ ràng hơn bây giờ.

Nhưng nhìn gần hơn một chút, bạn sẽ thấy Zuckerberg có vẻ giống chú mèo Ba Tư đang xấu hổ trước nhân vật phản diện Bond. Chỉ trong trường hợp bạn đã nhận ra rằng các tỷ phú không trở thành các nhà lãnh đạo thế giới tốt. Người đàn ông này không có hoạt động kinh doanh nào để chạy đua cho chức vụ, và vì ai đó đã thuê một nhà khảo sát toàn thời gian giám sát các xếp hạng quan trọng của anh, có vẻ nhu đó là những gì anh ấy thực sự dự định làm.
(Tôi không nói những người nhỏ bé là xấu xa. Tôi cũng là một người nhỏ bé đây… được chưa, chúng ta đều là một lũ xấu xa.)

Những người đang tìm kiếm địa vị cao nên có một hồ sơ dài về sự trung thực, đánh giá tốt và nhân cách tốt. Điều này không nên đòi hỏi quá nhiều, nhưng có rất nhiều người sẽ không đạt yêu cầu, Mark Zuckerberg là một trong số đó.

Đây nhé: Facebook đã phủ nhận rằng các nhà tuyên truyền Nga đã mua các quảng cáo từ công ty trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, đã thừa nhận rằng họ đã làm vậy. Đây nữa, Facebook thừa nhận sau đó ít lâu rằng, công ty đã thực sự phân phối các tuyên truyền của Nga tới gần 150 triệu người trong mùa bầu cử. Công ty đã bán quảng cáo cho chiến dịch của Donald Trump rẻ hơn rất nhiều so với chiến dịch của Hillary Clinton (vì quảng cáo của Trump cực kỳ “khiêu khích” với các thuật toán, bạn biết rồi đấy). Dù sao đi nữa, quảng cáo đã có thể được tập trung siêu nhỏ tới mức người mua có thể nhóm thành từng nhóm kiểu “Những người ghét dân Do Thái”. Đây nữa, Mark Zuckerberg nói rằng anh đang xem xét quan điểm cho rằng Facebook đã tác động đến bầu cử dưới bất cứ hình thức nào là một “ý tưởng cực kỳ điên rồ”, nhận xét khiến anh phải hối hận sau đó.

Hiện tại, có nghi vấn trong cuộc chạy đua bầu cử năm 2016, công ty của Zuckerberg đã được trả một số tiền không rõ để cho phép các tổ chức bí mật truyền bá một lớp thông tin dày đặc cho công chúng đi bầu cử của Mỹ. Nhiều người tin rằng sự lãng quên bổn phận rõ ràng (và có lợi) của Zuckerberg đóng vai trò then chốt trong việc mở ra không chỉ nhiệm kỳ tổng thống của Trum mà còn cả khung cảnh độc hại từ thất bại của giới truyền thông và một nền dân chủ bị phá hoại.

Mặc dù từ chối nhận trách nhiệm của mình cho thất bại đó, Zuckerberg và công ty của anh vẫn đưa ra nhiều lời xin lỗi vì những sự lơ là khác. Anh đã “thăm” cơn bão tàn phá Puerto Rico từ khoảng cách 3588 dặm khiến chuyến thăm tồi tệ của George W. Bush tới New Orleans sau bão Katrina trông như Albert Schweitzer đang chăm sóc người cùi ở Lambarene. (Rất lấy làm tiếc!)

Còn đây là gian hàng của Facebook tại Tiệc Trà gần đây, CPAC, nơi những người bảo thủ tới được hưởng một cơ hội bắn vào “lực lượng kháng chiến” bằng súng – “lực lượng kháng chiến!” – không đầy 2 tuần sau vụ 17 người bị bắn và giết hại ở một trường trung học ở Florida. (Lấy làm tiếc!)

Còn đây, họ đang xin lỗi vì đã bí mật thao túng các tin tức của gần một triệu người trong một “thí nghiệm” nội bộ (Rất tiếc); vì đã khiến một người Palestine bị bắt giữ khi nói “good morning” (Rất tiếc!); vì đã kiểm duyệt các nhà báo Palestine (Rất tiếc!); vì đã ngăn chặn nhà hoạt động Shaun King của tổ chức Black Lives Matter (Rất tiếc); vì đã chế nhạo một người mẫu béo ngoại cỡ (Rất tiếc); vì tạm dừng tài khoản của một nhà hoạt động xã hội người da đen sau khi cô đưa những đe dọa cô nhận được lên (Rất tiếc); vì giúp chính họ bất chấp luật bản quyền đã sử dụng các bức ảnh người dùng post trên dịch vụ Instagram (Rất tiếc); vì nói quá mức các số liệu video của họ (Rất tiếc); vì đã dung túng những hình ảnh bạo lực với phụ nữ (Rất tiếc); vì cho phép sử dụng hình ảnh nạn nhân tự tử vào một quảng cáo cho trang web hẹn hò (Rất tiếc).

Nó có thể có lợi cho Mark Zuckerberg, nó có thể có giá khi anh ta trả nhiều tiền cho bạn để bạn tin rằng anh ấy là một nhà lãnh đạo tốt, xứng đáng với sự tin tưởng của bạn, và có bằng chứng về việc anh đã làm điều đó. Nhưng đánh giá bằng con mắt minh bạch về nhân thân buộc chúng ta phải kết luận rằng Mark Zuckerberg không phải là một nhà lãnh đạo tốt hay đáng tin cậy.

Các tin nhắn cá nhân được viết năm 2013 và rò rỉ trên tờ Business Insider năm 2010 đã tiết lộ một Zuckerberg riêng tư chưa bị đánh bóng, một Zuckerberg thời tiền Potemkin (kẻ có vẻ ngoài lừa gạt), trước khi bất kỳ một nhân viên PR, một nhà thăm dò công luận, hay một phương tiện truyền thông nào sục sạo tới. Anh bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà đầu cơ dũng mãnh với vụ ồn ào loại bỏ nhà đầu tư hạt giống ban đầu của mình, Eduardo Saverin, ồ ạt làm suy yếu các khoản đầu tư của Saverin, hai người sau đó tới một thỏa thuận. Tin nhắn cá nhân cũng bị rò rỉ cho tờ Sillicon Alley Insider lúc đang trong vụ scandal pháp lý giữa Zuckerberg và cặp song sinh Winklevoss, Cameron và Tyler, những người đã tuyên bố rằng Zuckerberg đã lừa dối họ và đánh cắp ý tưởng của họ để xây dựng theFacebook.com; họ cuối cùng cũng đi đến một dàn xếp.

Và đây, Zuckerberg giải thích cho bạn mình qua IM, ngay sau đó, về những gì anh ấy dự định làm với anh em nhà Winklevoss:
Người bạn: vậy cậu đã quyết định sẽ làm gì với cái website chưa?
ZUCK: ờ tớ sẽ chơi họ một vố
ZUCK: có lẽ trong năm thôi
ZUCK: *ear

6 năm sau trước những lời cáo buộc này, Facebook đã đưa ra lời bác bỏ cũng như không đầy giá trị của Sarah Huckabee Sanders: “Chúng tôi sẽ không tranh cãi với những người kiện cáo bất mãn và những nguồn giấu tên đang tìm cách viết lại lịch sử ban đầu của Facebook hoặc gây rắc rối cho Mark Zuckerberg bằng những cáo buộc lỗi thời. Thực tế không còn nghi ngờ gì, từ khi rời khỏi Harvard đến Thung Lũng Silicon gần 6 năm trước, Mark đã dẫn dắt Facebook phát triển từ một website của trường học thành một dịch vụ toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của hơn 400 triệu người.”

Vâng… đó mới là vấn đề, phải không? Không ai nghi ngờ Facebook đã rất to lớn. Câu hỏi khi đó và bây giờ là: Mark Zuckerberg có phù hợp để lãnh đạo một công ty có độ lớn và tầm ảnh hưởng như vậy không?

-----

Làm thế nào một công ty ma quỉ rõ ràng như Facebook lại có thể được chào đón nồng nhiệt bởi nhiều người đến vậy? Lý do không cần tìm đâu xa. Người dùng cá nhân nhìn Facebook thông qua lăng kính của những mối liên hệ thực sự, yêu thương, thân mật với bạn bè và gia đình của chính họ; với hàng triệu người, gương mặt Facebook là ngương mặt của tình yêu, gương mặt của những đứa con, ông bà cha mẹ, hàng xóm, người yêu, thầy cô, bạn bè. Làm sao một nơi thân thiện như thế có thể làm hại chúng ta được, hay thậm chí mong chúng ta bị hại được? Làm sao nó có thể là thứ tàn bạo, ích kỷ và nguy hiểm được đây?

Sự thật đáng buồn là gương mặt thân thiện kia không phải là gương mặt thật của Facebook; đó chỉ là một sự giả dối, kiểu như một người ngồi trên máy kéo để mọi người nghĩ anh ta thật cao lớn. Mark Zuckerberg sử dụng những mối liên hệ gần gũi nhất của bạn, gương mặt (theo nghĩa đen) những người bạn yêu thương, để lừa bạn nghĩ rằng anh ấy không phải đang moi tiền từ túi bạn, tung một quả cầu thép vào hệ thống truyền thông, vào sự chính trực của xã hội và bản thân nền dân chủ. (Và thực tế đơn giản là “Facebook” và “Zuckerberg” là các thuật ngữ có thể được dùng hoán đổi cho nhau, vì anh ấy đã xoay chuyển cả đất trời để giữ quyền kiểm soát tuyệt đối công ty.) Toàn bộ công thức nấu ăn của bà bạn, toàn bộ những bức ảnh sinh nhật của bạn và những lời mời như mưa rào, những video về chú mèo yêu dấu, các bản tin YouTube sống động, các cuộc họp mặt đoàn tụ đều chỉ sôi sục quanh một thứ, đó là tiền.

Để làm từ thiện, có lẽ Zuckerberg tin tưởng chính sự vô nghĩa của mình ư? Gần đây anh ấy đã nói rất nhiều về “đồng cảm”, và tôi phải thừa nhận rằng những màn trình diễn tấm lòng từ bi anh ấy đang cho phát sóng rộng rãi nhiều tháng qua đang rất có sức thuyết phục với những người mới. Nhưng hãy nghĩ về thông tin này từ tháng giêng một chút, khi đó Zuckerberg tuyên bố anh sẽ làm cho Facebook “mang mọi người lại gần nhau hơn”.

“Chúng tôi đang thực hiện một thay đổi lớn về cách chúng ta xây dựng Facebook. Tôi đang thay đổi mục tiêu mà tôi đã đề ra cho các nhóm sản phẩm từ việc tập trung giúp bạn tìm ra nội dung có liên quan sang giúp bạn có nhiều tương tác xã hội có ý nghĩa hơn.”

Chắc chắn câu trả lời duy nhất một người bình thường có thể tưởng tượng ra từ ý tưởng của vị tỷ phú độc quyền đang cố gắng được góp phần vào hoặc có quan điểm hoặc kiếm được tiền từ các “tương tác xã hội có ý nghĩa” của cuộc đời bạn là: Làm ơn tránh xa tôi ra. Hay theo lời một bài thơ: Anh không biết tôi, anh quá già, đi đi, hết rồi. Tôi nghĩ là tôi có thể nói câu đó nếu tôi không rời bỏ Facebook nhiều năm trước.

Dưới đây là một số thách thức hàng năm của Zuckerberg cho bản thân, ấn bản năm 2018:

“Thế giới cảm thấy lo lắng và chia rẽ, và Facebook có nhiều việc để làm – liệu nó có bảo vệ cộng đồng khỏi lạm dụng và thù ghét không, bảo vệ chống lại sự can thiệp của các quốc gia, hay đảm bảo rằng thời gian dùng cho Facebook là thời gian sử dụng có ích không? Thách thức cá nhân của tôi trong năm 2018 là tập trung khắc phục những vấn đề quan trọng này. Chúng tôi sẽ không chặn được mọi sai lầm hay lạm dụng, nhưng hiện tại chúng tôi đang mắc quá nhiều lỗi khi thực hiện chính sách của chúng tôi và ngăn việc sử dụng sai các công cụ của chúng tôi. Nếu năm nay chúng tôi thành công thì cuối năm 2018 chúng tôi sẽ đi vào một quĩ đạo tốt đẹp hơn nhiều.”

Facebook không phải là một “cộng đồng”. Nó là một cỗ máy kiếm tiền được xây dựng từ các tin nhắn cá nhân, tình bạn, các đoạn video về chú mèo cưng và cả những ấn phẩm báo chí của các nhà xuất bản khác, một mớ trộn lẫn với nhau, vắt kiệt những thông tin có thể bán được, tràn ngập quảng cáo, và trái lại làm hỏng việc kiếm tiền của các dòng newsfeed của bạn.

Không có bằng chứng đáng tin cậy, hoàn toàn không có gì cả, để chỉ ra rằng con chó rừng này đã thay đổi đốm, sọc, hay bất cứ cái gì, vì anh chàng đã viết tin nhắn riêng cho một người bạn ở Harvard trong câu chuyện lúc trước thế này:

ZUCK: ờ vậy nên nếu cậu cần thông tin về bất kỳ ai ở Harvard
ZUCK: cứ hỏi
ZUCK: tớ có 4000 email, ảnh, địa chỉ, sns
Người bạn: gì cơ? làm sao cậu quản lý chúng?
ZUCK: mọi người cứ gửi chúng lên
ZUCK: tớ không biết tại sao
ZUCK: họ “tin tưởng tớ”
ZUCK: lũ ngu

Maria Bustillos
Ngày 9 tháng 3 năm 2018

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Thế Hệ Omega


Thế hệ Omega



Trong hai mươi năm tới, thế hệ những đứa trẻ sinh ra trong thiên niên kỷ thứ ba sẽ đối mặt với ba câu hỏi sống còn. Giải quyết ba câu hỏi này, dù tốt hay xấu, sẽ mô tả thế giới vốn đang khác rất xa so với bất cứ thứ gì nhân loại từng trải qua, như là sự kết thúc thực sự của một kỷ nguyên.

Kết quả là, tôi sẽ phá vỡ truyền thống gần đây (Thế hệ X, Thế hệ Y…) và gọi những đứa trẻ này là Thế Hệ Omega. Nếu bạn xem xét độ lớn của những gì cần phải được định hướng trong cuộc sống của chúng, tôi nghĩ bạn sẽ đồng ý rằng, tốt nhất hãy coi thế  hệ này là thế hệ (loài người) cuối cùng. Nếu chúng hoàn thành những thử nghiệm này, những gì sẽ đến tiếp theo sẽ khác hoàn toàn so với những gì chúng ta hiện đang hiểu là con người.

Các câu hỏi quan trọng đó là:
-                      Mối quan hệ của con người với môi trường
-                      Mối quan hệ của con người với công nghệ
-                      Mối quan hệ của con người với chính nó
Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập ngắn gọn tới mỗi câu hỏi này.


“Chúng ta như là chúa tể và chúng ta phải giỏi với việc đó.” – Stewart Brand

Mối quan hệ của con người với môi trường

Khi Stewart Brand sửa lại câu khẩu hiệu trong cuốn 1969 Whole Earth Catalog từ bản cũ “Chúng ta như là chúa tể và chúng ta có lẽ cũng rất giỏi với việc đó”, thông điệp trở nên rất rõ ràng: nhân loại đã đạt tới cấp độ quyền lực và ảnh hưởng, khiến nếu chúng ta vẫn còn sống sót, chúng ta phải học cách chịu trách nhiệm về toàn bộ môi trường toàn cầu của.

Từ sự axit hóa đại dương tới sói mòn đất đai, từ băng tan đến thay đổi đáng kể các hợp chất hóa học trong môi trường, tác động của gia tăng dân số và quyền lực của con người là yếu tố quyết định. Mọi hệ sinh thái. Mọi giống loài. Mọi thứ phức tạp và biến động tinh tế. Đây là một thách thức chưa từng thấy trong toàn bộ lịch sử trái đất – và đó là thách thức chắc chắn rơi trên vai Thế Hệ Omega.

Giải quyết thách thức này đòi hỏi thay đổi một cách hệ thống và sâu rộng. Ví dụ, chúng ta sẽ phải loại bỏ thứ cực kỳ nhảm nhí mà chúng ta gọi là đối thoại hiện nay và phát triển một chức năng hợp tác tìm kiếm chân lý, hướng tới nhiệm vụ đoàn kết 8 tỷ con người siêu cường cùng khiêu vũ.

Điều này còn có ý nghĩa hơn việc đi đến một sự đồng thuận về cách thức thế giới này hoạt động và cách hành vi của chúng ta tác động đến nó như thế nào. Đó chính là phải học cách thực sự hợp tác theo kiểu chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm với tư cách con người kể từ ngày chúng ta xây dựng những bức tường Jericho. Giữa những kết nối không chắc chắn và tinh tế to lớn ấy, chúng ta sẽ phải tham gia vào công nghệ địa kỹ thuật ở qui mô lớn trong khi vẫn theo đuổi phẩm chất thông minh, thanh lịch, và hiệu quả đến từng ngày trong cuộc đời của mỗi cá nhân.

Có vẻ bất khả thi. Một viễn cảnh không tưởng. Có lẽ. Nhưng một điều không tưởng không phải được xây nên từ khát vọng, mà từ nhu cầu. Như Steward đã nói: “Chúng ta như là chúa tể. Chúng ta phải giỏi với việc đó.”


“Khuyết điểm lớn nhất của nhân loại là không có khả năng hiểu được hàm mũ.” – Albert Bartlett

Mối quan hệ của con người với công nghệ

Có lẽ chân lý đáng kinh ngạc nhất của kỷ nguyên hiện đại là một số tiến bộ công nghệ không phải tuyến tính mà theo đường cong hàm mũ. Định luật nổi tiếng của Moore dùng trong pin và băng thông cũng như các bộ vi xử lý. Mỗi năm, càng ngày càng có nhiều nền tảng kỹ thuật của chúng ta bị cuốn vào những đường cong hàm mũ này. Rộng hơn, điều đó có nghĩa là mỗi năm sẽ có nhiều “đổi mới” hơn toàn bộ những năm trước đó cộng lại.

Trên thực tế, điều này hàm ý rằng hai mươi năm tới sẽ diễn ra những thay đổi công nghệ rất sâu sắc, nhấn chìm mọi thứ từng có trước đó. Các cộng đồng Khoa Học Viễn Tưởng và “Transhumanist” (Người chuyển đổi) từ lâu đã thích thú với những kết quả từ sự tăng trưởng các công nghệ hàm mũ. Đối với Thế Hệ Omega, những tiên đoán này sẽ di chuyển vững chắc vào các lĩnh vực thực tế.

Dự đoán những kiểu thay đổi này rất khó để tâm trí con người nắm bắt được. Theo phương pháp toán học, nếu khả năng công nghệ của chúng ta tiếp tục phát triển cùng tốc độ với tốc độ các thay đổi này đang diễn ra, trong hai mươi năm tới chúng ta sẽ có năng lực công nghệ gấp một triệu lần hiện tại. Một triệu lần – chỉ trong một thế hệ. Có một chút giống với việc đi từ phát minh ra chữ viết tới phát minh ra máy tính cá nhân – thế mà chỉ trong một thế hệ duy nhất.

Nhân loại như chúng ta hiện đang biết hoàn toàn không có ý tưởng về cách làm sao thích nghi với tốc độ và phạm vi thay đổi như thế. Hãy quên xe hơi tự lái, máy in 3D và máy bay không người lái đi. Chúng chỉ là chú lùn tầm thường đối với Thế Hệ Omega. Chắc chắn sẽ có trí tuệ được các mạng ảo tăng cường và kiểm soát chi tiết trên các vật chất di truyền của con cháu chúng ta. Có lẽ cả những công nghệ kiểu thần giao cách cảm và “ý thức bầy đàn” trong đó không thể phân biệt được suy nghĩ “của bạn” với suy nghĩ của những người bạn đang kết nối tới. Một VR kiểu ma trận xác suất không thể phân biệt nổi với thực tại.

Và có thể có cả siêu trí tuệ, thứ yêu thích của một “nhóm dị nhân” nào đó. Hãy nghe Elon Musk: “[1] hy vọng chúng ta không phải là kẻ khởi động về mặt sinh học cho siêu trí tuệ kỹ thuật số. Thật không may, điều đó càng ngày càng có khả năng xảy ra.” Một kiểu dị nhân đang sắp xuất hiện? Có lẽ, nhưng có nhiều khả năng Thế Hệ Omega sẽ tìm ra. Và nếu Dị nhân xuất hiện, có thể sẽ là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử sự sống. Nghe có vẻ như khoa học viễn tưởng, nhưng với những ai đang chú ý nó nhiều nhất, điều đó đang trở nên rõ rệt hơn mỗi ngày.

Dù thế nào đi nữa, Thế Hệ Omega sẽ tự tìm thấy sức mạnh quyền lực của họ trên mọi khía cạnh của cuộc sống lớn hơn bất kỳ thứ gì loài người từng chạm tới. Cách làm sao chúng ta điều khiển nguồn sức mạnh này còn đang trong dự đoán. Nhưng khoảng cách đầu ra so với chúng ta hiện tại có thể khác rất rất xa so với khoảng cách chúng ta với tổ tiên nguyên thủy Hominid.


“Nếu nhân loại không chọn tính toàn vẹn, chúng ta hẳn đã hoàn toàn hết hy vọng. Đó hoàn toàn chỉ là va chạm và bước đi tiếp. Mỗi người trong chúng ta đều có thể tạo ra sự khác biệt.” – Buckminster Fuller

Mối quan hệ của con người với chính nó

Trong câu hỏi đầu tiên, chúng ta đã biết được tính cần thiết gia tăng về việc nhân loại phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ sự sống. Sau đó chúng ta đã thấy bằng cách nào, thông qua sự tăng trưởng công nghệ hàm mũ, chúng ta sẽ có thể có sức mạnh và năng lực để làm điều đó – nếu chúng ta học cách làm chủ sức mạnh đó. Giờ chúng ta đi tới câu hỏi sống còn cuối cùng: làm sao nhân loại có trí khôn theo tập thể và cá nhân để chấp nhận trách nhiệm này và vận dụng được nguồn sức mạnh kia?

Đối với những ai là sinh viên ngành lịch sử và hình trạng con người, câu hỏi này là câu khó nhất. Suốt hàng thiên niên kỷ qua, chúng ta (ít nhất là bề ngoài) đã luôn khao khát một thế giới đặc trưng bởi sự bình an trong nội tâm và bên ngoài. Những bậc thầy vĩ đại đã bước đi giữa chúng ta, vô số truyền thống tuyệt vời luôn cố gắng cung cấp cách thực hành để chúng ta đạt được sự khôn ngoan thông thái. Nhưng chiến tranh, bạo lực lẫn thù hận vẫn chiếm phần thống trị thế giới. Có lẽ chỉ là hy vọng ngu ngốc khi nghĩ rằng trong thế hệ mới, chúng ta có thể đưa một lượng lớn nhân loại lên một cấp độ khôn ngoan, từ bi và toàn vẹn nào đó, phù hợp với nhiệm vụ.

Dù sao đó là nhiệm vụ của Thế Hệ Omega. Và có nhiều lý do để lạc quan. Có vẻ như chúng ta có một thời gian dài hướng tới hòa bình, văn mình và tránh xa bạo lực. Hơn nữa, bản chất con người vốn dĩ kế thừa tính cách hòa bình và hợp tác – chính hoàn cảnh chứ không phải bản chất của chúng ta dẫn chúng ta tới bạo lực một cách có hệ thống.

Điều này còn hơn cả lý thuyết. Trong vài thập kỷ qua, có ngày càng nhiều các nhà tư tưởng đã nhận ra chúng ta hiện đang trải qua một quá trình chuyển đổi lớn từ nền tảng kinh tế dựa trên sự khan hiếm tới nền kinh tế hướng tới sự đa dạng. Nhờ đó có ngày càng nhiều nghiên cứu được các cá nhân, tổ chức và xã hội thực hiện, nuôi dưỡng ra tinh thần chung mang tính hào sảng, phong phú, cải tiến và làm chuyển biến những người nắm giữ các cuộc xung đột từ xưa và mang hệ tư tưởng một mất một còn.

Do đó, không chỉ “trí tuệ tập thể” là khả thi, mà nhiều khả năng trong tương lai hàm mũ, đó là một chiến lược thành công.



Và đây là nơi một trong những đặc điểm riêng độc đáo nhất của Thế Hệ Omega trở thành độc tôn. Đến giờ các thế hệ đều mang tính quốc gia một cách áp đảo. Một thế hệ được xác định bằng một bộ các cảm nhận văn hóa được chia sẻ. Dường như trong một thời gian, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời chậm chạp của một nền văn hóa toàn cầu thực sự. Chắc chắn Thế hệ Baby Boomer (những người sinh ra trong Thế chiến thứ hai) ở Mỹ khác biệt sâu sắc với những người cùng thời với họ nhưng sinh sống ở Anh, Đức hay Nhật. Trong bảy mươi năm qua, các phương tiện truyền thông toàn cầu, công nghệ toàn cầu, thương mại toàn cầu và việc đồng bộ ngày càng nhiều các vụ khủng hoảng toàn cầu chỉ nhằm phục vụ mục đích làm tăng cường nền văn hóa toàn cầu.

Có nghĩa là Thế Hệ Omega sẽ không chỉ là thế hệ tiếp theo của Mỹ, mà là thế hệ tiếp theo của cả thế giới. Và với đặc trưng toàn cầu trong thách thức thế hệ, họ có thể là thế hệ toàn cầu thực sự đầu tiên.

Không như các giai đoạn trước của lịch sử loài người, trong đó sự tốt bụng, sáng tạo và trí khôn cất lên đâu đó nơi hoang dã; 20 năm tới, chúng sẽ tìm thấy nhau khi con người có khả năng cộng tác theo cách nhanh chóng đi trước người khác. Những ai đang theo dõi sẽ nhanh chóng nhận ra chính việc tập trung vào hòa bình chứ không phải chiến tranh mới là lợi ích lớn nhất. Những ai không tuân theo đơn giản sẽ bị bỏ lại phía sau.


Không nghi ngờ gì nữa, một tương lai đầy khó khăn đang đối đầu với Thế Hệ Omega. Thắng hay thua, họ sẽ là cầu nối thế hệ tới một tương lai không chắc chắn. Và không có gì đảm bảo họ sẽ vượt qua thách thức này thành công. Thực ra, công bằng mà nói, tỷ lệ cược chắc chắn chống lại họ. Nơi chúng ta ngồi đây bây giờ, có nhiều lý do để sợ hãi và ít lý do để hy vọng. Nhưng vẫn có những lý do để hy vọng. Đầu tiên, thế hệ Omega chưa hình thành. Những người lớn tuổi nhất trong số họ còn chưa phải là thanh thiếu niên và người trẻ nhất còn chưa ra đời. Họ vẫn trong quá trình trở thành người học sẽ trở thành và do đó, chúng ta có cơ hội cho họ những cơ may tốt nhất trong khi chúng ta vẫn còn đang nắm giữ quyền thống trị.

Chúng ta biết những gì họ phải đối mặt. Giờ chúng ta phải làm gì để giúp họ đây?

Jordan Greenhall
Ngày 14 tháng 2 năm 2018

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Nếu bạn thông minh đến vậy, tại sao bạn không giàu?


Nếu bạn thông minh đến vậy, tại sao bạn không giàu?
Hóa ra chỉ là do may mắn

Những người thành công nhất đều không phải là những người tài năng nhất, chỉ là kẻ may mắn nhất, mô hình máy tính mới về việc tạo ra sự giàu có đã xác nhận như vậy. Hãy quan tâm đến điều này để có thể tối đa hóa lợi nhuận từ nhiều khoản đầu tư của bạn.


ảnh: Jodi Jacobson/Getty Images

Sự phân bố của cải theo mô hình nổi tiếng mà chúng ta đôi khi gọi là qui luật 80:20: 80% của cải thế giới do 20% dân số sở hữu. Quả thực, một báo cáo năm ngoái đã kết luận rằng chỉ 8 người trong số đó đã có tổng tài sản tương đương với tài sản của 3.8 tỷ người nghèo nhất thế giới.

Qui luật này dường như xảy ra ở tất cả các xã hội ở mọi qui mô. Đó là một mô hình được nghiên cứu kỹ lưỡng, còn gọi là qui tắc quyền lực có khả năng lan rộng trong nhiều hiện tượng xã hội. Nhưng sự phân bố của cải là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất vì những vấn đề của nó nảy sinh ra chuyện công bằng và thưởng phạt. Tại sao ít người lại có nhiều của cái đến vậy?

Câu trả lời thông thường là chúng ta đang sống trong một xã hội công bằng, ở đó mọi người được tưởng thưởng cho tài năng, trí tuệ, nỗ lực… của mình. Theo thời gian, nhiều người nghĩ, điều đó chuyển thành sự phân phối của cải mà chúng ta quan sát được, mặc dù liều lượng may mắn có thể đóng vai trò ở đây.

Nhưng có một vấn đề với ý tưởng này: trong khi phân bố của cái tuân theo qui luật quyền lực, phân bố kỹ năng của con người nói chung lại tuân theo phân phối chuẩn đối xứng quanh giá trị trung bình. Ví dự, trí tuệ được đo bằng các bài kiểm tra IQ, tuân theo mô hình này. IQ trung bình là 100, nhưng không ai có IQ 1000 hay 10000.

Điều tương tự cũng đúng với công sức, được đo bằng số giờ làm việc. Một số người làm việc nhiều giờ hơn mức trung bình và một số lại ít hơn, nhưng không ai làm việc nhiều hơn hàng tỷ lần những người khác.

Và khi tưởng thưởng cho công việc, một số lại nhận được của cải lớn hơn những người khác hàng tỷ lần. Còn gì nữa, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những người giàu có nhất nói chung không phải là những người tài năng nhất theo nhiều thước đo khác nữa.

Thế thì yếu tố nào quyết định một cá nhân trở nên giàu có như thế nào? Liệu may mắn có đóng vai trò lớn hơn chúng ta tưởng? Và làm sao những yếu tố đó có thể được khai thác để biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn và công bằng hơn – dù chúng có là gì đi chăng nữa?

Hôm nay, chúng ta gửi lời cám ơn tới công trình của Alessandro Pluchino, Đại học Catania, Italia và một vài đồng nghiệp. Những người này đã tạo ra một mô hình máy tính mô phỏng tài năng con người và cách con người sử dụng nó để khai thác các cơ hội trong đời. Mô hình này cho phép đội ngũ nghiên cứu vai trò của may mắn trong tiến trình này.

Kết quả mới chỉ nhìn từ một phía. Những mô phỏng của họ tái tạo lại chính xác sự phân bố của cải trong thế giới thực. Nhưng những cá nhân giàu nhất không phải là người tài năng nhất (dù họ cũng phải có một mức độ tài năng nhất định nào đó). Họ là những người may mắn nhất. Và điều này có ý nghĩa quan trọng đối với cách các xã hội có thể tối ưu hóa lợi nhuận từ các vụ đầu tư trong mọi thứ từ kinh doanh tới khoa học.

Mô hình của Pluchino và các đồng nghiệp rất trực quan đơn giản. Nó gồm N người, mỗi người có một mức độ tài năng nhất định (kỹ năng, trí thông minh, năng lực,…). Tài năng này được phân bố thông thường quan cấp độ trung bình, theo phương sai chuẩn. Vì thế một số người tài năng hơn mức trung bình và một số khác kém hơn, nhưng không ai có tài năng vượt trội hơn rất nhiều lần bất kỳ ai khác.

Đây là một dạng phân bố tương tự nếu được nhìn theo nhiều kỹ năng của con người, hay thậm chí cả đặc điểm như chiều cao và cân nặng. Một số người cao hơn hay thấp hơn mức trung bình, nhưng không ai có kích thước của chú kiến hay của một tòa nhà chọc trời. Thực vậy, chúng ta đều khá tương tự nhau.

Mô hình máy tính xếp hạng mỗi cá nhân thông qua một vòng đời làm việc 40 năm. Trong thời gian này, các cá nhân trải qua những sự kiện may mắn để họ có thể khai thác làm tăng của cải nếu họ đủ tài năng.

Tuy nhiên, họ cũng trải qua những sự kiện không may làm giảm của cải của họ. Những sự kiện này xảy ra ngẫu nhiên.

Vào cuối giai đoạn 40 năm, Pluchino và đồng nghiệp xếp hạng các cá nhân bằng sự giàu có và nghiên cứu đặc điểm của những người thành công nhất. Họ cũng tính toán sự phân bố tài sản. Sau đó họ lặp đi lặp lại việc mô phỏng này nhiều lần để kiểm tra độ vững chắc của đầu ra.

Khi đội ngũ xếp hạng các cá nhân theo của cải, sự phân phối chính xác như trong các xã hội thực tế. Báo cáo của Pluchino và đồng nghiệp nêu ra: “Qui luật “80-20” được tôn trọng, vì 80% số người trong quần thể chỉ chiếm 20% tổng tài sản, trong khi 20% còn lại sở hữu tới 80% tài sản.”

Điều đó có lẽ sẽ không gây ngạc nhiên hay bất công nếu 20% giầu nhất kia đến từ những người tài năng nhất. Nhưng không hề. Những người giàu có nhất rõ ràng không phải là người thông minh nhất hay ở cấp độ nào gần đó cả. Các nhà nghiên cứu nói: “Thành công mức tối đa không bao giờ trùng hợp với tài năng mức tối đa, và ngược lại.”

Vì vậy, nếu không phải tài năng, thì còn yếu tố nào khác gây ra sự phân bố tài sản chênh lệch đến mức này? Pluchino và đồng nghiệp nói: “Mô phỏng của chúng tôi chỉ rõ rằng có một yếu tố như vậy và nó chỉ đơn thuần là may mắn.”

Đội nghiên cứu đã chỉ ra điều đó bằng cách xếp hạng các cá nhân theo số sự kiện may mắn và không may mà họ trải qua suốt 40 năm sự nghiệp. Các nhà nghiên cứu nói: “Rõ ràng các cá nhân thành công nhất là những người may mắn nhất. Và những người ít thành công nhất cũng là những người ít may mắn nhất.”

Điều đó có ý nghĩa quan trọng với xã hội. Vậy đâu là chiến lược hiệu quả nhất để khai thác vai trò của may mắn trong thành công?

Pluchino và đồng nghiệp đã nghiên cứu điều này từ quan điểm của việc tài trợ các nghiên cứu khoa học, một việc rõ ràng rất gần với họ. Các cơ quan tài trợ trên khắp thế giới đều quan tâm tới việc tối đa hóa lợi nhuận đầu tư trong thế giới khoa học. Thực vậy, Hội Đồng Nghiên Cứu Châu Âu (European Research Council) gần đây đầu tư $1.7 triệu đô vào một chương trình nghiên cứu sự may mắn – vai trò của may mắn trong các phát kiến khoa học – và làm sao khai thác để cải thiện kết quả tài trợ.

Hóa ra Pluchino và đồng nghiệp đã được thiết kế tốt để trả lời câu hỏi này. Họ sử dụng mô hình của mình để khám phá các loại mô hình tài trợ khác nhau để xem cái nào cho ra lợi nhuận tốt nhất khi may mắn tham gia vào.

Nhóm đã nghiên cứu ba mô hình, trong đó tài trợ được phân bố công bằng tới tất cả các nhà khoa học; tài trợ được phân bố ngẫu nhiên tới một nhóm nhỏ các nhà khoa học; hoặc tài trợ được ưu tiên cho những người từng thành công nhất trong quá khứ. Cái nào trong đó mới là chiến lược tốt nhất?

Chiến lược cho kết quả tốt nhất hóa ra là giải pháp chia đều tài trợ cho tất cả các nhà nghiên cứu. Và chiến lược tốt thứ hai, thứ ba lần lượt là phân phối tiền tài trợ ngẫu nhiên cho 10 hoặc 20% các nhà khoa học.

Trong những trường hợp này, các nhà nghiên cứu sẽ có khả năng tận dụng tốt nhất những khám phá mà họ đã thực hiện theo thời gian. Về mặt nhận thức, rõ ràng thực tế việc một nhà khoa học đã khám phá ra một cơ hội quan trọng trong quá khứ cũng không có nghĩa là ông ấy hay bà ấy có khả năng lớn hơn trong việc khám phá ra một cái nữa trong tương lai.

Cách tiếp cận tương tự cũng có thể được áp dụng cho đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ hay lớn, các startup công nghệ, giáo dục tài năng, hay thậm chí các việc tạo ra các sự kiện may mắn ngẫu nhiên.

Rõ ràng cần nhiều công trình hơn nữa trong lĩnh vực này. Chúng ta đang chờ đợi điều gì?


Từ MIT Technology Review
Ngày 2 tháng 3 năm 2018