Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Lớp Đông Y-Chúng Thanh Niên chùa Tứ Kỳ: Bài 2 Tạng Phủ



Bài 2: Tạng Phủ


1.    Tạng

1.1.        Tạng Thận

1.1.1.   Chức năng

Thận là một trong năm tạng của cơ thể. Thận có 5 chức năng, bao gồm:
-          Tàng tinh, sinh dục: Tinh của tiên thiên (tinh cha huyết mẹ truyền sang có sẵn từ lúc sinh ra), tinh của hậu thiên (tinh được sinh ra sau khi sống trong môi trường ngoài nhờ ăn, thở, uống). Tàng ở thận gọi là Thận Tinh hay Thận Âm, chân âm, nguyên âm. Tinh của thận hóa Khí thì thành Thận Khí, hay Thận Dương, chân dương, Mệnh Môn Hỏa.
-          Khí hóa nước: Do Thận Khí đảm nhiệm. Thức ăn và đồ uống cung cấp nước cho cơ thể, sau đó nhờ Thận Khí đi nuôi cơ thể và bài tiết.
-          Chủ về xương cốt, não, tóc: Thận tinh sinh ra tủy (trong xương nuôi dưỡng xương), thông với não, sinh huyết tàng ở thận. Tóc là sản phẩm thừa của Huyết.
-          Nạp khí: không khí đi vào Phế và được giữ ở Thận khí. Vì thế mọi người nên tập một bài tập sau (bài tập kéo ép gối): nằm trên một mặt phẳng, rồi kéo gối lần lượt từng chân sao cho gối sát ngực rồi thả ra kéo gối kia. Có thể nhờ người khác làm hộ sẽ có tác dụng tốt hơn. Tập được càng nhiều càng tốt, để thận trao đổi khí, cơ thể nạp thêm được nhiều khí tốt và thải khí độc ra ngoài. Bài tập này phòng tránh được nhiều bệnh, đặc biệt giảm mỡ bụng, eo thon, da sáng đẹp. Người bình thường nên tập cho cơ thể khỏe mạnh.
-          Thận khai khiếu ra tai, hậu âm, tiền âm: Vì thế khi bị ù tai, người ta chữa thận. Có thể chữa cấp tốc chứng ù tai bằng cách day các huyệt trên mặt. Nếu mọi người không biết rõ huyệt thì cứ mát xa toàn bộ mặt.
o   Tiền âm: là nơi bài tiết nước tiểu, do thận chủ về khí hóa đảm nhiệm. Như vậy các bệnh về tiểu tiện thì chữa thận, bổ thận là ổn.
o   Hậu âm: là nơi bài tiết phân, do Tỳ đảm nhiệm. Tỳ lại do Thận khí hóa đảm nhiệm. Như vậy các bệnh về đại tiện chúng ta cũng cần bổ thận. Nhưng bổ thận âm hay thận dương thì tùy trường hợp cụ thể.

1.1.2.   Sự chuyển hóa nước trong cơ thể

Sự chuyển hóa nước trong cơ thể liên quan đến 3 tạng: Phế, Tỳ, Thận
-          Phế: chủ bì mao, dùng phát hãn để tuyên khai phế khí, làm cho nước theo lỗ chân lông đi ra. Khi bị phong hàn xâm phạm làm phế khí không lưu thông, tân dịch không xuống được bàng quang nên nước ứ lại, sinh ra thủy thũng.
-          Tỳ: chủ về hóa thấp, có chức năng vận hóa thủy thấp. Khi công năng của Tỳ dương giảm sút, không vận hóa được thủy thấp, làm cho nước đình lại mà thành chứng thủy thũng.
-          Thận: là tạng của thủy, ở giữa có Mệnh môn hỏa, có tác dụng ôn vận Tỳ dương, giúp bàng quang đủ sức khí hóa nước.

·         Bên lề
5 CHẤT CẤU TẠO NÊN CƠ THỂ
-          CHẤT THỔ: là chất thấp nhất cấu tạo nên cơ sở vật chất của con người như da, thịt, xương cốt, tạng phủ. Giống như một nhà điêu khắc dùng đất nặn ra con người, hay một nhà khoa học dùng nguyên liệu tạo ra hình dạng một con robot.
-          CHẤT THỦY: là những chất nước trong cơ thể như máu, nước miếng, nước bọt, dịch chất…
-          CHẤT KHÍ: là oxy. Hơi thở giúp chất thủy nuôi dưỡng sự sống cho chất thổ.
-          CHẤT ĐIỆN: là những dây thần kinh tạo cảm giác nóng, lạnh, cảm xúc, dẫn truyền vận động, phản xạ… Trong Đông y, là những kinh mạch, huyệt đạo, các chùm dây thần kinh là các luân xa
-          CHẤT QUANG: là ánh sáng, tư tưởng, trí khôn, sự thông minh.
Ngoài ra cơ thể con người đều có tính âm dương. Tạo hóa cho chúng ta những thức ăn từ thổ và thủy để nuôi dưỡng cơ thể vật chất của con người.

1.1.3.   Các bệnh liên quan đến THẬN

Do Thận là một tạng chủ quan trọng của cơ thể, nên dưới đây đưa ra nhiều ví dụ về một số bệnh thường gặp liên quan đến Thận.
·         Suy thận
Một bạn chạy thận 7 năm. Thận teo còn khoảng 1/3. Cơ thể bị phù, huyết áp thấp, chân tay lạnh, không đi tiểu được. Khi cô đi thăm khám, cho bạn tập bài kéo ép gối. Sau một tuần bạn đi tiểu được một ít.
Tại sao tập bài tập kéo ép gối, bạn ấy có thể tự đi tiểu được?
Khi tập kéo ép gối, nạp khí vào thận kéo theo máu, nước, dịch làm cho thận nở ra, vì có hấp thu nên dẫn đến có đào thải, bệnh nhân có thể tự đi tiểu được. Nếu tiếp tục luyện tập và kết hợp ăn uống thì bệnh nhân sẽ giảm được số lần chạy thận và dần sẽ hồi phục.
·         Sự thông minh liên quan đến thận
Tại sao sự thông minh lại có liên quan đến thận?
Vì:
-          Tinh, tủy, não bộ là các dạng vật chất được sinh ra từ thận.
-          Vật chất quyết định ý thức. Thận tốt mới tạo đủ tinh, tủy, não với chất lượng tốt.

·         Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là bệnh mất trí nhớ do tế bào não bị teo.
-          Do não được sinh ra từ thận thông qua tinh, tủy. Như vậy thận là một nguyên nhân gây ra bệnh.
-          Nếu thận khỏe đủ để sinh Khí, Huyết thì con đường vận chuyển Khí Huyết có thể có vấn đề. Thường bị ở vai gáy, cột sống, khí lạnh xâm nhập vai gáy, nằm ngồi sai tư thế làm cột sống bị lệch…

·         Bệnh lệch cột sống
Chữa bằng cách uốn người. Ví thân người như thân tre thì cong bên nào, chỉ cần uốn ngược lại sẽ thẳng.
·         Bệnh xẹp đốt sống
Các đốt sống bị xẹp gần nhau do giảm thể tích dịch tủy. Thường do tác động bên ngoài như: ngã, vật nặng đè…
Có hai giải pháp để chữa trị:
-          Bên ngoài: về cơ học, tập yoga, kéo ép gối, tập khí công (Tiều phu nghênh khách)
-          Bên trong: bổ khí ở thận.
Bài tập cho cổ: ngồi thẳng lưng, ưỡn vai lên, cúi hết cỡ sao cho cằm chạm vào cổ (nếu không làm được là bị thoái hóa đốt sống cổ), rồi ngửa cổ hết cỡ ra sau, đẩy hai ngực ra để dồn khí vào tim.
Bổ thận thì thận âm hay thận dương? Âm bao nhiêu phần, dương bao nhiêu phần? Phụ thuộc vào máy đo huyết áp. Xem chỉ số khí huyết để đưa ra bài thuốc phù hợp.
·         Bệnh gai đốt sống
Chữa bằng thủ pháp hơ điếu ngải cứu.
·         Bệnh zona thần kinh: do virut. Cách chữa rất đơn giản:
o   Phải làm sạch vùng da bị nhiễm. Giữ khoảng da đó thật khô ráo.
o   Hơ điếu ngải cứu để nhanh khô, tiêu viêm và giảm đau.
o   Sau đó bôi hồ nước lên thật dày vào vùng da bị nhiễm.
o   Để nguyên như thế đi ngủ.
o   Làm 2-3 ngày như vậy là hết.
Hoặc chữa bằng cách: đun nước lá phan tả diệp, rửa vùng da bị zona thần kinh để tạo lực kháng sinh. Bị nhiều quá có thể đun nước rồi tắm. Sau đó hơ điếu ngải cứu cho khô, rồi xoa hồ nước của Tây y.
·         Viêm khớp
Trở trời bị tê chân tay, xương khớp: do đàm ở dạ dày sinh ra, chuyển hóa thành thấp ở khớp, tủy. Do đó, phải chữa dạ dày. Dùng bài bình vị. Bài Bình vị này, kể cả người không bị dạ dày, thi thoảng dùng rất tốt cho dạ dày.
Ví dụ: Một bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. 29 tuổi. Cơ thể bình thường. Khi bầu 3 tháng: ổ khớp chân phải sưng to và đau. Sinh xong, bị đau các ổ khớp. Khi mới bị bệnh, đứng lên ngồi xuống được. Sau một thời gian, mất lực khớp dưới, teo cơ đùi.
Đo huyết áp: bác sĩ bảo bị huyết áp thấp. Bác sĩ kết luận: Viêm đa khớp dạng thấp. Điều trị: corticoid + Cloroqin.
Cô dùng Đông y chẩn bệnh:
Đo huyết áp:
Tay trái: 135/89/100
Tay phải: 131/82/93
Đo vào lúc 21h, giờ tâm bào.
Huyết áp chuẩn: 110-120/65-70/65-70
So sánh với giá trị chuẩn:
Tay trái: cao hơn chuẩn 15mm Hg.
Tay phải: cao hơn 11mm Hg.
Như vậy khí bị dư từ 11-15mm Hg.
Chỉ số huyết so với tiêu chuẩn: dư 12-19mm Hg.
Chỉ số hàn nhiệt: cao hơn chuẩn. Bị nhiệt 23-30 nhịp.
Huyết áp cao giả: bình thường là cao, nhưng là giả vì nhịp tim tối đa là 70, thực tế là 100 nhịp, nhanh mất 30 nhịp, đẩy cột khí lên 30mm Hg, (135-30) = 105 là huyết áp thật. Bạn này là thiếu máu cơ tim. Là giờ tâm bào dẫn đến nhịp tim đập nhanh. Huyết áp thật 105/89/100. Đây là huyết áp thấp.
Tay phải: 108/82/93=> chỉ số huyết 82: Van tim bị hở. Sẽ khiến bạn bị mệt.
Bạn này không chuyển hóa đường được nên tay chân bị nhiệt, mồm miệng nhiệt, bị táo, bị đắng miệng. Đại tràng bị thiếu âm, âm hư  phòng không đại tràng, không phải chữa khớp mà chữa đại tràng.
Bạn này khi mang bầu bị thiếu máu, không đủ tinh tủy để nuôi thai, vì nó rút toàn bộ từ mẹ để nuôi con, nên mẹ thiếu máu, thiếu khí, thận khí suy không sinh được tủy nên đau khớp.
Tại sao chân không có lực?
Lực từ cơ. Gan chủ gân, cơ. Do uống thuốc làm hỏng cơ. Sức nâng của chân nằm ở bó cơ, nên phải chữa từ gan. Nếu không chữa sớm, chân tay teo, ngồi một chỗ vì không đủ tủy để nuôi xương thịt, sau sẽ liệt toàn bộ.
·         Nghén
Nghén là gì?
Bị nghén là cơ thể thiếu chất đồng, kẽm, mangan. Do chỉ số khí thấp, oxy lên não kém, gây ra buồn ngủ, buồn nôn. Thiếu khí và thiếu huyết, phải bổ huyết để chống nghén. Người huyết áp thấp là khí thấp, khí liên quan đến tỳ, nên phải ăn bổ tỳ, sử dụng các bài tính bình của thuốc.
·         Bệnh dị ứng
Bác sĩ Tây y thường cho thuốc kháng viêm, giảm đau tại chỗ. Quan điểm Đông y và Tây y là khác nhau. Về bản chất, nếu tiếp tục uống thuốc sẽ gây hại thận, suy thận, hại gan. Hơn nữa dễ bị dị ứng, nổi mề đay.
Bệnh dị ứng da là nhằm vào gan, thận, phế để chữa. Hơ lá ngải cứu vào chỗ dị ứng. Uống đường trước khi tập ép gối.
·         Gai cột sống
Hơ ngải cứu để chữa gai cột sống.
Gai đôi cột sống, gai đôi chân, gai gót chân đều là do thiếu canxi, thiếu chất dẫn đưa canxi vào xương. Vì máu thiếu canxi nên sẽ có hiện tượng hạ canxi, nhất là trẻ con mới sinh hay khóc đêm, chính là do hiện tượng này. Chỉ cần bổ sung canxi cho trẻ là được.
Phần gai là do lượng canxi thừa từ xương đổ ra, không vào hết máu, qua thời gian tích tụ dần thành gai. Xương của người đó sẽ bị xẹp, xốp, còng.
Để chữa được gai ta phải sử dụng bài ăn uống đúng cách và hơ lá ngải. Hơ ngải thì gai sẽ hết dần. Hơ ngải chính là đốt điếu ngải cứu. Điếu ngải này có thể mua ở các hiệu thuốc bắc. Bên cạnh đó có thể sử dụng viên thuốc G2 có bán tại các hiệu thuốc (nó chứa vitamin nhóm B, vi chất đồng, kẽm,…)
·         Sự giống và khác nhau giữa gai đôi, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm:
-          Giống: đều từ xương và đều do tắc khí huyết.
-          Khác: Hình thức bốn bệnh trên là khác nhau. Thoái hóa đã bao gồm cả 3 trường hợp còn lại và các ổ sụn bị mòn. Thoái hóa xuất hiện đầu tiên rồi dẫn đến ba bệnh còn lại.

1.2.        Tạng Tâm

1.2.1.   Chức năng

-          Tâm chủ về Thần Minh (tinh thần, ý thức và tư duy). Minh là sáng suốt. Ví dụ: hồi hộp, mê sảng, tim đập nhanh, mất ngủ… là do tim.
-          Tâm chủ về Huyết Mạch. Tinh hoa của Tâm phô ra ở Mặt. Ví dụ: môi thâm tím như quả sim là bị suy tim nặng. Phụ nữ môi thâm do huyết áp thấp, huyết bị ứ. Môi có thể bị thâm do sinh lý: đẻ ra đã bị thâm. Môi thâm do bệnh lý: trong người mang bệnh khiến môi thâm.

1.2.2.   Sự khác nhau giữa tâm và tỳ, tâm bào

Tâm chủ về huyết mạch, tức chủ về vận hành máu. Tỳ vận hành máu. Tâm giống như ông chủ xe. Tỳ ví như người lái xe thuê.
Tâm bào có thể hiểu là màng bao tim, nhiệm vụ chính là bảo vệ tim, ngăn không cho tà khí xâm nhập vào tâm. Giờ vượng vào 19-21h.
Tâm và tâm bào về chức năng tương đối giống nhau. Điểm khác nhau là Tâm bào liên quan đến hệ thống tam tiêu, màng bên ngoài, chức năng bên ngoài chủ yếu là bảo vệ.
Huyệt Đản Trung chỗ giữa 2 vú trên ngực là chỗ tụ tập của tôn khí. Tôn khí chính là động lực huyết mạch vận hành, hô hấp, ngôn ngữ. Ấn vào đó thấy đau là cơ thể bị thiếu khí, hụt hơi, phản ánh vấn đề bệnh lý. Ấn sâu mà không đau là cơ thể khỏe mạnh, khí lực tràn trề.
·         Xông hơi: hơi nước nóng bốc lên, tác động vào da, khiến lỗ chân lông mở ra. Lúc này nhiệt đi vào huyết mạch khiến đẩy khí vào trong, đẩy chất cặn bã ra ngoài. Lá xông thường dùng: lá bưởi, hương nhu, ngải cứu, xả…
·         Huyệt 124, 60: huyệt cho người muốn tự tử, giúp họ yêu đời trở lại.

1.3.        Tạng can

1.3.1.   Chức năng

-          Can chủ về sơ tiết. Giữ chức tướng quân phân bố dương khí toàn thân. Ví dụ: can sơ tiết dịch, tiết men, máu quá độ (nhiệt) sẽ bị chảy máu cam, chóng mặt, đau mắt đỏ… Can không sơ tiết thì bị uất kết (hàn): như trầm cảm, stress…
-          Can tàng huyết (có thể gọi là kho máu). Khi người ta ngủ thì huyết vào can, nên nếu can mất khả năng tàng huyết thì có triệu chứng ngủ không ngon, mất ngủ.
-          Can chủ về gân. Tinh hoa của gan thể hiện ở móng tay, móng chân. Dinh dưỡng cho gân là nhờ vào can.
Giờ vượng của can: 1-3h sáng. Can thuộc mộc.

1.3.2.   Bệnh về can

-          Nếu can hư, người ta ưu tiên dùng huyệt.
-          Bệnh về gân phần lớn quan hệ với can.
-          Những dị vật trong máu cản trở vận hành, gây ra tắc nghẽn, đột quỵ…

1.4.        Tạng tỳ

-          Thuộc thổ
-          Tỳ chủ việc vận hóa: hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng.
-          Tỳ chủ về cơ nhục, tức tay, chân. Em bé còi xương thì chúng ta phải bổ tỳ.
-          Tỳ khai khiếu ở môi.
-          Tỳ thống huyết (quản lý và khống chế huyết).
-          Tỳ có tính thấp (ướt). Vị có tính táo (khô). Tỳ khí đi lên, vị khí đi xuống. Tỳ có tính thấp, nhưng ghét thấp.

1.5.        Tạng phế

-          Chức năng hô hấp: thải ra trọc khí
-          Chức năng tống khí để đưa vào tim mạch và toàn thân.
-          Tuyên phát (đẩy khí, huyết dịch đi toàn thân). Phế khí đưa khí vào trong tạng phủ và kinh lạc, đưa khí vào bên ngoài cơ nhục (tay chân), bì mao.
-          Túc giáng phế khí đi xuống là thuận, đi lên là nghịch sẽ gây bệnh.
-          Phế thông điều thủy đạo, tức phế đưa chất cặn bã, nước tiểu, mồ hôi ra ngoài.
·         Bệnh nhân có phân mềm, nhỏ, rất khó đi=> ta phải bổ khí. Tại sao? Vì phế có liên hệ với phủ là đại trường. Khi cơ thể thiếu khí, khả năng co bóp đóng mở hậu môn kém, dẫn đến việc đi khó, mót, phải rặn. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở người gầy, hay thở gắng sức, người mệt mỏi.
·         Huyết áp thấp không nên uống phan tả diệp
-          Phế chủ về tiếng nói. Khai khiếu ra mũi, thông họng. Ca sĩ, giáo viên nói nhiều, phải bổ phế.

2.     Phủ

2.1.        Đởm

-          Tiết dịch mật vào gan. Cắt mật làm tăng men gan vì không có túi dự trữ. Tăng men gan lâu bị xơ gan.

2.2.        Vị

Trường hợp một bệnh nhân bị cắt 4/5 dạ dày, ăn 1 bát phở lúc 9h sáng đã bị tụt huyết áp. Dạ dày bị cắt, nên phải làm việc gấp 5 lần bình thường, làm tiêu hao đường. Dạ dày tiết dịch tiêu hóa chỉ bằng có 1/5 so với bình thường, dinh dưỡng tiêu hóa được 1/5, nên bị tụt huyết áp. Phải chia nhiều bữa ăn, mỗi bữa một ít, khi ăn cũng ăn ít một. Giống như con ngựa chỉ thồ được 1 cân, nếu bị bắt thồ 5 cân, bị quá sức.
-          Dạ dày (vị) chứa thức ăn, nhào trộn thức ăn, đưa xuống tiểu trường, một phần xuống đại trường.

2.3.        Tiểu trường

-          Chức năng: phân thanh giáng trọc. Thanh khí đi vào tỳ để đi lên. Trọc khí đổ vào đại trường để đi ra ngoài.
-          Một phần dinh dưỡng cũng đi vào máu, một phần xuống đại tràng ra ngoài. Tây y mới nói đến phần huyết, là phần thức ăn đi vào máu. Còn đông y nói thêm một phần về khí: khí đi thì huyết theo khí, trọc khí ở đây là Cacbonic.

2.4.        Đại trường

-          Chứa đựng bài tiết cặn bã phân.

2.5.        Bàng quang

-          Chứa đựng bài tiết nước tiểu.

2.6.        Tam tiêu

-          Khí hóa, vận chuyển đồ ăn.
-          Gồm: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.
o   Thượng tiêu: phế khí và tam khí
o   Trung tiêu: tỳ, vị. Liên quan đến thức ăn và chuyển thành cặn bã. Có bài thuốc cổ: “Bổ trung ích khí”.
o   Hạ tiêu: thận, gan

Ví dụ: một bạn bị u tuyến yên trên não do tiết Prolactin, u lành. Gần đây bạn làm gì cũng mệt mỏi vì không có sức.
Giải pháp: dùng huyệt. Dùng Tây y chụp hình ảnh, vì nếu mổ đầu rất nguy hiểm. Dùng toán học phản chiếu đa hệ về diện chẩn, điều khiển liệu pháp. Dùng mặt, bị sau chữa trước, dùng bộ huyệt tiêu u, tiêu bướu.
Phản chiếu đa hệ các vị trí cần. Day huyệt 97. Hoặc hơ ngải cứu, hơ tổng lực lưng tay chân đầu, sau dán salonpas vào, làm liên tục, sau một thời gian sẽ hết.
Nếu mắt rất đỏ: gan bị sơ tiết quá độ, kim khắc mộc, lòng trắng thuộc phế, phế thuộc kim, gan thuộc mộc, mộc vượng quá làm kim suy, dẫn đến đỏ thấp. Bị u buộc phải hơ, nhưng bị nhiệt thì bổ thủy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét