Bài 1: Nhận thức chung
1. Bệnh từ đâu mà ra?
Định nghĩa:
Bệnh là sự xáo trộn khí huyết và mất cân
bằng âm dương trong cơ thể con người.
Thường
thì mọi người hay nhầm lẫn giữa bệnh và triệu chứng. Ví dụ: chúng ta thường nói
bệnh đau đầu. Đau đầu không phải là bệnh mà là triệu chứng, còn bệnh nằm chỗ
khác. Hoặc ta nói bệnh đau lưng, đau khớp… đó thực ra là triệu chứng đau lưng,
đau khớp, nguyên nhân chính nằm ở chỗ khác.
Ví
dụ trên cho thấy, bệnh có thể ở một nơi, nhưng triệu chứng lại ở hai hay nhiều
nơi khác nhau. Nhưng cũng có khi bệnh và triệu chứng nằm cùng một nơi, ví dụ bệnh
vàng da hoặc đau thận.
Khi
chúng ta xác định được đâu là triệu chứng lâm sàng, đâu là nguyên nhân gây bệnh,
thì mới chữa bệnh được tốt, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc.
Đông
y thường chữa bệnh ở gốc.
Tây
y chữa bệnh ở ngọn, đau đâu chữa đấy, đau khớp chích thuốc khớp… Đó chỉ là điều
trị triệu chứng, không phải trị bệnh. Nhưng nhiều khi cũng phải chữa cùng lúc cả
gốc lẫn ngọn, hoặc ngọn trước gốc sau.
Vậy
bệnh từ đâu mà ra?
1.1. Định nghĩa theo nội ngoại (trong và ngoài)
-
Bệnh
do nguyên nhân từ bên trong: do Khí và Huyết chạy bên
trong lục phủ ngũ tạng và ngoại vi cơ thể bị xáo trộn (tức là không đủ khí huyết,
thiếu khí hoặc thiếu máu, thừa khí hoặc thừa huyết, thừa khí thiếu huyết, thiếu
khí thừa huyết…)
-
Bệnh
do nguyên nhân từ bên ngoài: do sự tác động của tâm lý,
môi trường bên ngoài (ngoại lực như bị đánh, va chạm, ăn uống, không khí, gió,
mưa…)
-
Nếu định nghĩa bất nội bất
ngoại (không do trong cũng không do
ngoài): đó là Nghiệp bệnh – yếu tố tâm linh. Cái này nói ra cũng không đủ
thời gian, không nói được hết, nên nếu mọi người học lâu hơn nữa sẽ tìm hiểu
sau và trao đổi thêm.
1.2. Định nghĩa nhìn từ góc độ nguyên nhân
Bệnh do Tinh, Khí, Thần gây
nên.
-
Tinh: đồ ăn thức uống. Để tạo
ra máu.
-
Khí:
o Bên
trong cơ thể: ôxy, cacbonic, … (do thiếu hoặc thừa)
o Bên
ngoài cơ thể: không khí có chứa các chất độc hại, chúng ta hít vào gây ra bệnh.
-
Thần: yếu tố tinh thần như hỷ
nộ ái ố… cũng gây ra bệnh.
·
Bên
lề
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÔNG Y VÀ
TÂY Y
Đông y và Tây y đều giống nhau ở đối tượng
nghiên cứu (sự sống, sức khỏe, bệnh tật) và mục đích (tìm ra những phương pháp
bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh hữu hiệu), nhưng có những khác biệt căn bản sau
đây:
-
Về
tiếp cận con người:
o
Đông
y: xem xét con người là một chỉnh thể không thể chia cắt, con người giống như một
vũ trụ thu nhỏ, mọi phần trong cơ thể đều liên quan đến nhau.
o
Tây
y: xem xét con người ở giải phẫu cơ thể, phần nào ra phần đó và được nghiên cứu
vô cùng tỉ mỉ đến từng bộ phận, chi tiết nhỏ nhất của cơ thể con người.
-
Về
phương pháp khám bệnh:
o
Đông
y: dùng phép “Biện chứng Luận trị”, coi trọng “Chứng”, tức là chữa GỐC. “Chứng”
trong Đông y không phải là một triệu chứng đơn nhất theo nghĩa thông thường, mà
là một chỉnh thể, là cả “rừng cây”. Đông y sử dụng Tứ Chẩn (vọng – nhìn, văn –
ngửi/ nghe, vấn – hỏi, thiết – bắt mạch/sờ nắn) và phân tích theo Bát Cương (8
loại trạng thái bệnh lý cơ bản theo cách phân loại của Đông y) để tìm ra căn
nguyên, bản chất, vị trí bệnh và tương quan giữa “chính khí” (sức chống bệnh)
và “tà khí” (tác nhân gây bệnh).
o
Tây
y: coi trọng “Bệnh”, tức chữa NGỌN. “Bệnh” là một khái niệm cụ thể, là một cái
cây.
-
Về
phương pháp chữa bệnh:
o
Đông
y: ứng dụng các học thuyết âm dương, ngũ hành, thủy hỏa, tạng tượng… trên nền tảng
lý luận về Khí Huyết nhằm tái lập cân bằng âm dương cho cơ thể. Do đó mang tính
trừu tượng cao. Việc áp dụng vào chữa bệnh hiệu quả hay không phụ thuộc vào
trình độ của người thầy thuốc.
o
Tây
y: sử dụng máy móc hiện đại, các xét nghiệm trên qui trình chữa bệnh chặt chẽ.
Tuy nhiên đôi khi chỉ chữa được phần ngọn của bệnh, đặc biệt những bệnh kinh
niên, mãn tính, vì dựa vào máy móc thì không thể đoán được nguyên nhân gây bệnh.
Đông và Tây y đi hai hướng khác nhau. Ưu
điểm lớn nhất của Đông y là dùng Khí vào việc phòng và chữa bệnh. Tây y cũng
đang nghiên cứu những lý thuyết cổ xưa của Đông y, nếu thành công thì Tây y sẽ
có những bước tiến khổng lồ. Cho đến giờ, các phương pháp luyện tập về Khí của
Đông y vẫn là cách thức phòng và chữa bệnh hữu hiệu nhất, rẻ tiền nhất và an
toàn nhất. Đó là điều Tây y chưa thể làm được.
Nhận
thức chung rất quan trọng. Chúng ta phải thống nhất quan điểm về nhiều vấn đề
chung, đưa tất cả về cùng một hệ quy chiếu, thì sau này mới thống nhất được
phương pháp luận để chữa bệnh.
2. Con người sống được nhờ cái gì?
Con
người sống được là nhờ:
-
Khí (ôxy)
-
Huyết
-
Lục phủ ngũ tạng
Một
cơ thể sống phải có khí huyết lưu thông. Chết thì khí, huyết tụ lại một chỗ, dễ
nhận thấy khi đó da tím tái thâm đen, nhợt nhạt, không hồng hào. Nhưng muốn có
khí, huyết lưu thông thì phải có lục phủ ngũ tạng vận hành.
2.1. Khí
2.1.1. Nguồn Khí trong cơ thể con người sinh ra từ đâu?
Có
hai nguồn sinh Khí, đó là:
-
Bên Ngoài cơ thể ( là Dương
+): Oxy được lấy từ tự nhiên (môi trường) và nhân tạo (máy trợ giúp hay thở
bình oxi)
-
Bên Trong cơ thể (là Âm -):
Oxi được lấy từ Tinh (thức ăn, nước uống).
2.1.2. Cơ chế sinh Khí
Chúng
ta phải đi tìm cơ chế sinh khí Oxi từ thức ăn như thế nào.
Thức
Ăn đi vào VỊ (dạ dày). Qua quá trình tiêu hóa sẽ sinh ra:
o Khí:
§ Khí
Oxi: là khí tốt, hay còn gọi là Thanh Khí. Cơ thể khỏe mạnh thì thanh khí đi
lên nuôi não.
§ Trọc
khí: Cácbonic, amoniac, axit lactic, … là khí không tốt. Đi lên sẽ gây hoa mắt,
chóng mặt, ù tai, trào ngược dạ dày…
o Chất
dinh dưỡng
o Chất
cặn bã
Công
thức cơ bản của Cơ chế sinh Khí
Thức Ăn + Dịch Huyết,
nước + Lửa =
Khí (Oxi,
cacbonic, amoniac, axit lactic…) + Chất Dinh Dưỡng + Chất Cặn Bã
Diễn
giải như sau: Thức ăn nước uống sau khi được đưa vào cơ thể sẽ được tiêu hóa nhờ
sự co bóp của dạ dày và dịch vị có trong dạ dày kết hợp với “Lửa” thì tạo ra
Khí mới, chất dinh dưỡng và cặn bã.
Ở
đây chúng ta nói “Lửa”, mà không nói nhiệt, vì muốn nhấn mạnh nguồn khí kết hợp
là khí tốt, tức Oxi (tạo thành lửa thì chỉ có Oxi), còn khí xấu thì không được.
Thức
ăn vào dạ dày không tiêu, gặp men và nước sẽ nở ra, không được chuyển hóa nên bị
thiu, sau đó lên men. Người này sẽ ợ ra đằng miệng. Để lâu ngày sinh ra đờm ở vị.
Đờm thành đàm trữ ở phế, sau một thời gian thành thấp (ướt). Đàm nhuyễn như nước
đi vào khớp, trữ ở khớp thành thấp (ướt), gây đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ. Để
lâu nữa, sẽ lại sinh ra u. Nếu không xử lý, không có máu tới tạo thành màng
protein, lâu nữa thành tế bào ung thư. Đây là quá trình sản xuất u trong cơ thể.
Nhân
nói về Khí, mọi người chúng ta không
nên thở dài. Vì thở dài không tốt, nếu để thành thói quen lâu ngày, sẽ
dẫn tới suy nhược cơ thể, hoặc ung thư. Thở dài là lúc chúng ta hít vào thì ít
(ngắn) mà thở ra thì nhiều (dài). Hít vào chỉ đến ngực mà thở ra chúng ta thường
rít hết khí tận từ rốn lên. Do đó dẫn đến mất khí.
2.2. Huyết
Huyết
là nói chung. Ngoài huyết trong cơ thể còn có dịch và nước.
-
Huyết cõng Khí đến mọi nơi
trong cơ thể, và ngược lại, Khí đẩy Huyết.
-
Huyết chảy trong hệ thống
tam tiêu đến từng tế bào.
2.3. Lục phủ ngũ tạng
-
Phủ:
rỗng, chứa khí, thuộc Dương. Gồm Bàng quan, Đởm (mật), Tiểu trường (ruột non),
Vị (dạ dày), Đại trường (ruột già), Tam tiêu.
-
Tạng:
đặc, chứa huyết, thuộc Âm. Gồm Thận, Can, Tâm, Tỳ, Phế.
Các
tạng, phủ sẽ được phân chia theo ngũ hành âm dương. Xem bảng Ngũ Hành ở dưới. Dựa
trên bảng này, người ta truy tìm căn nguyên của bệnh nằm ở tạng, phủ nào khi có
triệu chứng lâm sàng kết hợp với máy đo huyết áp.
Ngũ tạng
|
Phế
|
Thận
|
Can
|
Tâm
|
Tỳ
|
Lục phủ
|
Đại trường
|
Bàng quang
|
Mật
|
Tiểu trường
|
Vị
|
Ngũ hành
|
Kim
|
Thủy
|
Mộc
|
Hỏa
|
Thổ
|
Màu sắc
|
Trắng, bạc, xám, ghi
|
Đen, xanh nước biển
|
Xanh lá cây
|
Đỏ, cam
|
Nâu, vàng
|
Hình dạng
|
Tròn
|
Hình lượn sóng
|
Hình chữ nhật
|
Nhọn
|
Vuông
|
Giải thích một số thuật ngữ Đông y:
·
TÂM
– có thể hiểu là tim và tâm bào (màng bao tim)
·
TỲ -
tuyến tụy và lá lách
·
CAN
- gan
·
PHẾ
- hiểu là phổi
·
VỊ-
dạ dày
·
ĐỞM
- mật
·
LỤC
PHỦ - 6 cái bể chứa
·
ĐẠI
TRƯỜNG - ruột già
·
TIỂU
TRƯỜNG - ruột non
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét