Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Chỉ dẫn tuyệt vời về giá trị cá nhân của Mark Manson


“Tôi là người thế nào?”: Chỉ dẫn tuyệt vời về giá trị cá nhân

Vài năm trước, tôi từng có một ý tưởng viết bài báo theo chủ đề self – help với tựa “Bí mật năng suất của Adolf Hitler”. Bài báo có thể tập trung vào tất cả những khía cạnh phổ biến trong self-help như mục tiêu, tầm nhìn, thói quen buổi sáng – ngoại trừ suy nghĩ khủng bố của Hitler.

“Hitler bắt đầu một ngày lúc 5h sáng với bài tập nhanh yoga và 5 phút đọc báo, ông ta có khả năng tập trung tâm trí vào những mục tiêu đầy tham vọng của mình.”
“Hitler đã khám phá ra mục đích cuộc đời mình trong một quán bia ở độ tuổi 20 và từ đó không ngừng theo đuổi nó, vì thế đã tạo đam mê cho cuộc sống của anh ta và truyền cảm hứng cho hàng triệu người khác giống như anh ta.”
“Adof là một người ăn chay khắc khổ, và đảm bảo luôn tìm được thời gian trong lịch trình diệt chủng và thống trị thế giới bận rộn của mình để khám phá khía cạnh sáng tạo của bản thân: ông ta dành vài giờ mỗi tuần để nghe nhạc kịch và vẽ phong cảnh yêu thích.”

Tôi biết tôi có thể viết một bài thật vui nhộn. Nhưng đó là vì tôi là một tên bệnh hoạn. Cuối cùng, tôi không bao giờ đủ can đảm để viết nó, vì những lý do rõ ràng.

Tôi đã làm nghề này đủ lâu để hiểu rằng a) một đống người sẽ cảm thấy bị xúc phạm và dùng mọi nỗ lực hủy hoại một tuần của tôi với email phàn nàn và kêu la trên mạng xã hội, b) sự châm biếm sẽ đi qua đầu một nhóm người và họ có thể nghĩ tôi thực sự là một tên Phát xít, và c) một số ấn phẩm truyền thông kinh khủng nào đó sẽ chạy tít “Tác giả bestelling tự xưng là chủ nghĩa Phát xít mới” hay những thứ nhảm nhí khác, và sự nghiệp của tôi cuối cũng sẽ kết thúc.

Vì thế, tôi đã không bao giờ viết bài đó. Cứ gọi tôi là kẻ hèn nhát. Nhưng nó là thế đấy.

Nó làm tôi đôi chút khó chịu vì tôi nghĩ việc châm biếm năng suất và sức ảnh hưởng đáng kinh ngạc của Hitler là một ví dụ hoàn hảo cho quan điểm tôi từng nói trong thế giới self – help: đạt được thành công trong đời gần như không quan trọng bằng định nghĩa thành công của chúng ta. Nếu chúng ta xác định thành công kinh khủng giống như thống trị thế giới và tàn sát hàng triệu người – thế thì làm việc chăm chỉ, thiết lập và đạt được mục tiêu, xây dựng kỷ luật cho tâm trí, tất cả đều trở thành điều tồi tệ.

Nếu bạn loại bỏ những điều kinh khủng về đạo đức khỏi Hitler, thì trên lý thuyết, ông ta là một trong những người self – help thành công nhất trong lịch sử nhân loại. Ông ta đi từ một nghệ sĩ thất bại, tan nát, tới chỉ huy cả một đất nước và đội quân hùng mạnh nhất thế giới trong suốt hai thập kỷ. Ông ta huy động và truyền cảm hứng cho hàng triệu người. Ông ta không biết mệt mỏi, sắc sảo và tập trung cao độ vào các mục tiêu của mình. Ông ta được cho là đã ảnh hưởng đến lịch sử thế giới nhiều hơn bất kỳ ai từng sống.

Nhưng tất cả những cái đó đã đi theo những mục tiêu mất trí, phá hoại. Và hàng chục triệu người đã chết vì những giá trị sai lầm của ông ta.

Do đó, bạn không thể nói về việc tự cải thiện bản thân mà không nói về các giá trị. Sẽ không đủ nếu chỉ nói đơn giản mấy câu “trưởng thành” và trở thành “một người tốt hơn”. Bạn phải xác định người tốt là thế nào. Bạn phải quyết định bạn muốn phát triển theo hướng nào. Vì nếu không, chúng ta có thể bị đánh lừa.

Có rất nhiều người không nhận ra điều này. Nhiều người thoạt tiên tập trung vào mục tiêu trở nên hạnh phúc và có cảm xúc tốt đẹp suốt đời – mà không nhận ra rằng nếu các giá trị của họ ốm yếu, cảm giác tốt đẹp sẽ làm tổn thương họ nhiều hơn là giúp họ. Nếu giá trị lớn nhất của bạn trong đời này là thở Vicodin qua ống hút, thế thì cảm xúc tốt đẹp hơn chỉ làm cho đời bạn thêm tồi tệ hơn.

Khi tôi viết cuốn sách “The Subtle Art of Not Giving a F*ck”, gần như toàn bộ cuốn sách thực sự chỉ là một cách lén lút khiến mọi người nghĩ về giá trị của mình rõ ràng hơn. Có cả triệu cuốn self – help ngoài kia dạy bạn cách đạt được mục tiêu, nhưng thực tế rất ít người đặt câu hỏi ban đầu bạn nên có mục tiêu nào. Mục đích của tôi là viết cuốn sách để làm điều đó, và đã làm được.

Trong cuốn sách, tôi cố tình tránh đi sâu vào những giá trị tốt/xấu là gì – chúng trông thế nào, và tại sao chúng đạt được/không đạt được – một phần vì tôi không muốn đẩy giá trị của mình lên độc giả. Nói cho cùng, quan điểm về giá trị của bạn phải là bạn tự mình chấp nhận chúng, chứ không phải vì cái gã viết ra cuốn sách bìa màu cam đáng ghét nói cho bạn. Nhưng nếu tôi thành thật, tôi cũng sẽ không đi sâu vào xác định các giá trị vì đó là chủ đề cực kỳ khó để viết hay.

Vì vậy, bài viết này của tôi là nỗ lực để cuối cùng cũng làm được điều đó. Nói về các giá trị. Chứ không phải chúng là cái gì và tại sao lại thế. Tại sao chúng ta tìm thấy những điều quan trọng, hậu quả của tầm quan trọng đó là gì, và làm thế nào chúng ta có thể thay đổi những gì chúng ta thấy quan trọng. Đó không phải là một chủ đề đơn giản. Và bài viết khá dài. Thế là quá đủ với tôi. Nào, hãy tiếp tục với nó.

Giá trị cá nhân của bạn là gì?

Mỗi khoảnh khắc, mỗi ngày, bạn có nhận ra nó không, bạn đang quyết định sử dụng thời gian của bạn như thế nào, tập trung vào cái gì, điều khiển năng lượng của bạn đi đâu.

Ngay bây giờ, bạn đang lựa chọn đọc bài viết này. Có vô số thứ bạn có thể đang và sẽ làm, nhưng bạn đã lựa chọn ở đây. Có lẽ chỉ một phút nữa, bạn lại quyết định bạn cần đi tiểu. Hay ai đó nhắn tin và bạn ngừng đọc. Khi những thứ đó xảy ra, bạn đang đưa ra một quyết định đơn giản và đầy giá trị: điện thoại (hay cái toilet) đáng giá với bạn hơn bài báo này. Và hành vi của bạn sẽ tuân theo sự định giá đó.

Giá trị của chúng ta được phản ánh liên tục trong cách chúng ta lựa chọn ứng xử.

Điều này cực kỳ quan trọng – vì tất cả chúng ta đều chỉ có vài thứ mà chúng ta nghĩ và nói rằng chúng ta đánh giá cao nó, nhưng lại không bao giờ hướng tới nó bằng hành động. Tôi có thế nói với mọi người (và cả chính tôi nữa) cho đến khi xanh mặt rằng tôi quan tâm đến biến đổi khí hậu hay những hiểm họa từ phương tiện truyền thông mạng xã hội, nhưng nếu tôi vẫn suốt ngày lái chiếc SUV rất ngốn gas, liên tục refreh các newsfeeds, thế thì hành vi của tôi đang nói một câu chuyện hoàn toàn khác.






Hành động không nói dối. Chúng ta tin rằng mình muốn có được công việc đó, nhưng khi gặp khó khăn, chúng ta lại thấy nhẹ nhõm vì không ai gọi lại cho mình, thế là mình có thể tiếp tục trở lại với trò chơi điện tử. Chúng ta nói với bạn gái rằng thực sự muốn gặp cô ấy, nhưng vào giây phút đám bạn gọi tới, lịch trình của chúng ta lại biến hóa kỳ ảo như mã Moses ngăn Biển Đỏ.

Nhiều người trong chúng ta tuyên bố các giá trị mà chúng ta ước ao có được như một cách để che đậy những giá trị chúng ta thực sự có. Theo cách này, nguyện vọng thường có thể trở thành một hình thức tránh né khác. Thay vì đối mặt với con người thực của chúng ta, chúng ta lại đánh mất chính mình trong con người mà chúng ta muốn trở thành.

Nói cách khác: chúng ta nói dối chính mình vì chúng ta không thích một số giá trị của riêng mình, và do đó chúng ta không thích một phần con người của mình. Chúng ta không muốn thừa nhận rằng mình có một số giá trị, mà ta ước mình có những giá trị khác, điều đó làm thay đổi sự khác biệt giữa nhận thức bản thân và thực tế, vì vậy thường khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối.

Đó là vì giá trị của chúng ta là phần mở rộng của chính chúng ta. Chúng là những gì xác định nên chúng ta. Khi điều tốt đẹp xảy đến với cái gì hay ai đó chúng ta coi trọng, bạn cảm thấy hạnh phúc. Khi mẹ bạn có một chiếc xe mới hay chồng bạn được tăng lương, đội bóng yêu thích của bạn giành chức vô địch, bạn đều cảm thấy tốt đẹp – như thể những thứ đó xảy ra với bạn. Ngược lại cũng thế. Nếu bạn không coi trọng thứ gì, bạn sẽ thấy vui vẻ khi có gì đó tồi tệ xảy ra với nó. Người ta chạy ra đường reo hò khi Osama Bin Laden bị giết chết. Người ta bày tiệc nhảy múa bên ngoài nhà tù nơi tên giết người hàng loạt Ted Bundy bị xử tử. Hủy diệt một con người bị coi là xấu xa mang lại cảm giác như một chiến thắng đạo đức lớn lao trong trái tim hàng triệu người.

Vì vậy, khi chúng ta bị ngắt kết nối khỏi các giá trị của chính mình – chúng ta coi trọng việc chơi game suốt ngày, nhưng lại tin mình coi trọng tham vọng và lao động chăm chỉ - niềm tin và suy nghĩ của chúng ta bị ngắt kết nối khỏi hành động và cảm xúc của chính mình. Và để làm cầu nối cho sự ngắt kết nối đó, chúng ta phải trở nên ảo tưởng về cả bản thân và thế giới.

Hộp xám tùy chọn của vận mệnh: tại sao người nào ghét chính mình sẽ làm tổn thương chính mình?

Giống như chúng ta coi trọng hay không coi trong bất kỳ thứ gì trong đời, chúng ta có thể coi trọng hoặc không coi trọng chính bản thân mình. Và giống như nhiều người ăn mừng khi Ted Bundy bị xử, nếu chúng ta căm ghét chính mình cũng nhiều như người ta căm ghét Ted Bundy, thế thì chúng ta cũng sẽ ăn mừng cho sự hủy hoại của chính mình.

Những người không căm ghét bản thân sẽ không hiểu những người làm điều đó: việc tự hủy hoại mang lại cảm giác tốt đẹp một cách sâu sắc, tối tăm. Người căm ghét bản thân thấy họ thấp kém về mặt đạo đức, thấy họ xứng đáng với điều khủng khiếp để bù cho sự tồi tệ của chính họ. Dù cho đó là bằng ma túy, rượu, hay tự làm hại bản thân hay thậm chí làm hại người khác, thì đó là phần xấu xa của chính họ đang tìm kiếm sự hủy diệt này để biện minh cho tất cả những nỗi đau đớn và thống khổ mà họ cảm nhận được.

Chủ yếu phong trào tự trọng những năm 70 và 80 là nhằm đưa người ta từ căm ghét chính mình sang biết yêu lấy chính mình. Người biết yêu bản thân sẽ không thấy vui vẻ từ việc làm hại bản thân. Thay vào đó, họ có sự hài lòng khi chăm sóc và cải thiện bản thân.

Tình yêu đối với bản thân rất quan trọng. Nhưng cũng không đủ. Vì nếu chúng ta chỉ yêu bản thân, thì chúng ta sẽ trở thành những kẻ tự lập và thờ ơ với những đau khổ hay vấn đề của người khác.

Ở mức độ cao hơn, tất cả chúng ta cần coi trọng bản thân và cả thứ ở trên cả bản thân. Dù thứ đó là Chúa hay Allah hay những qui tắc đạo đức hay một nguyên nhân nào đó, chúng ta vẫn cần coi trọng một cái gì đó cao hơn chính mình để làm cuộc sống của chúng ta cảm thấy như thể nó có ý nghĩa.

Vì nếu bạn biến mình thành giá trị cao nhất trong cuộc đời bạn, thì bạn sẽ không còn cảm thấy khát khao cống hiến cho bất kỳ cái gì nữa, và sống sẽ không có mục đích, chỉ săn đuổi hết thứ này tới thứ khác. Nói cách khác, bạn chỉ cần trở thành một người biết tự yêu lấy bản thân… rồi sau đó được bầu làm tổng thống.

Và không ai muốn điều đó…

Bạn là những gì bạn coi là xứng đáng

Tất cả chúng ta đều biết câu chuyện về một người trung lưu, có học thức và một công việc tử tế, có một nỗi buồn chán nho nhỏ, nên quyết định nghỉ ngơi một tuần, hay 10 ngày (hay 10 tháng), cắt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài, chạy đến một nơi xa xôi tối tăm trên trái đất, để “đi tìm chính mình”.

Ôi trời, đây có lẽ là chính bạn ở một thời điểm nào đó. Tôi biết nó từng là tôi trong quá khứ.

Ở đây, cái mà người ta muốn nói với từ “đi tìm chính mình”, đó chính là: họ đang tìm kiếm những giá trị mới. Bản sắc của chúng ta – thứ mà chúng ta cảm nhận và thấu hiểu như “cái tôi”, bản thể của chính mình – là tổng hợp của tất cả mọi thứ chúng ta coi trọng. Vì vậy khi bạn chạy trốn một mình đâu đó, những gì bạn thực sự đang làm là chạy đi đâu đó để đánh giá lại các giá trị của bạn.

Đây là cách nó thường diễn ra:

Bạn đang trải qua một áp lực lớn và/hoặc stress trong cuộc sống hằng ngày.

Do áp lực hay stress đã nói, bạn cảm thấy như thể bạn đang mất kiểm soát hướng đi cuộc đời mình. Bạn không biết mình đang làm gì, hay tại sao lại làm nó. Bạn bắt đầu cảm thấy như thể những ham muốn hay quyết định của bạn không còn quan trọng nữa. Có lẽ bạn muốn uống mojitos và chơi banjo – nhưng yêu cầu quá lớn của trường học/công việc/gia đình/bạn đời khiến bạn cảm thấy như thể bạn không có khả năng sống với những ham muốn đó nữa.

Đó là lúc bạn cảm thấy “đánh mất chính mình” – cảm giác khi không còn là người điều hướng con tàu của chính mình. Thay vào đó, bạn bị cơn gió trách nhiệm thổi bay giữa biển đời – hay một phép ẩn dụ sâu sắc nào khác cũng được.

Bằng cách loại bỏ bản thân khỏi những áp lực và căng thẳng, bạn có thể phục hồi ý thức kiểm soát bản thân. Một lần nữa, bạn lại chịu trách nhiệm về sự tồn tại hàng ngày của chính mình mà không bị can thiệp bởi hàng triệu áp lực bên ngoài.

Không chỉ thế, bằng cách tách khỏi các lực lượng hỗn loạn trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể nhìn vào các lực lượng đó từ xa và nhận thức lại xem bạn có thực sự muốn đời bạn có những thứ này hay không. Đây có phải con người của bạn không? Đây có phải những gì bạn quan tâm không? Bạn nghi ngờ các quyết định và ưu tiên của mình.

Bạn quyết định có vài điều bạn muốn thay đổi. Có những thứ bạn tin rằng mình đang quan tâm quá mức và cần phải ngừng lại. Có những thứ bạn thấy phải quan tâm nhiều hơn nữa và hứa hẹn sẽ ưu tiên chúng. Giờ bạn đang xây dựng “một chính mình mới”.

Sau đó bạn thề quay lại “thế giới thực” và sống với những ưu tiên mới, trở thành “con người mới” – đặc biệt bây giờ bạn đã có một làn da rám nắng.

Toàn bộ quá trình này – dù thực hiện trên một hòn đảo hẻo lánh, một con tàu du lịch, trong rừng, hay tại một hội thảo self – help – về cơ bản chỉ là một lối thoát trong khi điều chỉnh một giá trị.

Bạn rời đi, có nhận thức về những gì trong đời quan trọng với bạn, những gì quan trọng hơn, cái gì ít quan trọng hơn, và sau đó (lý tưởng) trở lại và tiếp tục với nó. Bằng cách quay lại và thay đổi các ưu tiên, bạn thay đổi các giá trị của mình, và bạn trở thành “một con người mới”.

Các giá trị là thành phần căn bản của lớp vỏ tâm lý và bản sắc của chúng ta. Chúng ta được xác định bằng những gì chúng ta chọn là quan trọng trong đời. Chúng ta được xác định bằng các ưu tiên hóa của chính mình. Nếu tiền quan trọng hơn bất cứ thứ gì, thì nó sẽ xác định bạn là ai. Nếu nằm dài và hút thuốc là việc quan trọng nhất trong đời, nó sẽ xác định bạn là ai. Nếu chúng ta cảm thấy tồi tệ về bản thân và tin rằng chúng ta không xứng đáng được yêu thương, thành công, hay trân trọng, thì điều đó cũng xác định chúng ta là ai – thông qua hành động, lời nói, và quyết định của chính chúng ta.

Bất kỳ thay đổi nào trong bản ngã là thay đổi trong cấu hình các giá trị của chúng ta. Khi điều bi thảm xảy đến, nó tàn phá chúng ta vì không chỉ làm chúng ta thấy buồn, mà còn vì chúng ta đánh mất một số thứ chúng ta coi trọng. Và khi bạn mất đủ nhiều những gì mình coi trọng, bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ đặt câu hỏi về bản thân giá trị của cuộc đời. Chúng ta coi trọng bạn đời, và giờ họ đã bỏ đi. Điều đó làm ta gục ngã. Nó đặt ra câu hỏi chúng ta là ai, giá trị của chúng ta như một con người và chúng ta biết gì về thế giới. Nó ném chúng ta vào một cuộc khủng hoảng hiện sinh, cuộc khủng hoảng bản sắc, vì ta không biết cái gì nên tin, nên cảm nhận hay nên làm nữa. Thế nhưng thay vào đó, chúng ta ngồi nhà với bạn gái mới, một cô nàng ở Oreos.

Sự thay đổi trong thành phần bản sắc này cũng đúng cho các sự kiện tích cực. Khi điều khó tin xảy đến, chúng ta không chỉ trải nghiệm niềm vui chiến thắng hay đạt được mục tiêu, mà chúng ta còn thay đổi lại cách định giá bản thân – chúng ta thấy bản thân có giá trị hơn, xứng đáng hơn. Ý nghĩa được thêm vào trong đời. Cuộc sống của chúng ta rung động với cường độ tăng lên. Và điều đó thật mạnh mẽ.

Tại sao có những giá trị cá nhân tốt hơn những giá trị khác

Trước khi đi vào cách cụ thể để thay đổi giá trị cá nhân, chúng ta hãy nói về giá trị nào là lành mạnh, giá trị nào là nguy hại. Trong cuốn sách của tôi “The Subtle Art of Not Giving a F*ck”, tôi đã định nghĩa các giá trị tốt và xấu theo cách sau:
-          Giá trị tốt là:
1.       Dựa trên bằng chứng
2.       Có tính xây dựng
3.       Có thể điều khiển được
-          Giá trị xấu là:
1.       Dựa trên cảm xúc
2.       Có tính phá hủy
3.       Không thể điều khiển được

Các giá trị dựa trên bằng chứng và các giá trị dựa trên cảm xúc

Nếu bạn chú ý tới trang web của tôi hơn năm năm qua, bạn sẽ thấy có một chủ đề không đổi: quá phụ thuộc vào cảm xúc hoàn toàn không đáng tin cậy và cực kỳ nguy hiểm. Không may thay, hầu hết chúng ta đều phụ thuộc quá nhiều và tình cảm mà không nhận ra.

Các nhà nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra hầu hết chúng ta, trong hầu hết thời gian của cuộc đời, đều ra quyết định và được truyền cảm hứng để hành động thông qua cảm xúc, chứ không phải dựa trên tri thức hay thông tin. Họ cũng cho thấy cảm xúc của chúng ta nói rằng chúng lấy bản thân làm trung tâm, sẵn sàng từ bỏ những lợi ích dài hạn để dành lấy ưu ái trong ngắn hạn, và thường cong vênh và/hoặc ảo tưởng.

Những người dẫn dắt cuộc đời dựa trên cảm xúc sẽ thấy bản thân không ngừng nghỉ trên máy chạy bộ, liên tục cần nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Và cách duy nhất để bước ra khỏi guồng quay đó là quyết định rằng thứ gì quan trọng hơn cảm xúc của bạn – nguyên nhân, mục tiêu, một người nào đó – đáng giá để bạn nhận đau đớn thay.

“Nguyên nhân” thường là thứ chúng ta thích gọi là “mục tiêu” hơn, và tìm kiếm nó là một trong những nỗ lực quan trọng nhất chúng ta cần làm để tăng cường sức khỏe và hạnh phúc. Nhưng mục đích nên được tìm kiếm không chỉ là những gì cảm thấy tốt đẹp. Nó phải được cân nhắc và hợp lý. Chúng ta phải tích lũy bằng chứng ủng hộ nó. Nếu không, chúng ta chỉ dành cả đời săn đuổi một ảo ảnh.

Giá trị có tính xây dựng và giá trị có tính phá hủy

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó sẽ làm xáo trộn đầu óc nếu bạn nghĩ về nó đủ nhiều.

Chúng ta không muốn đánh giá cao những thứ gây hại cho bản thân và người khác. Chúng ta muốn đánh giá cao những thứ cải thiện nâng tầm bản thân và người khác.

Ừ. Bây giờ, việc xác định cái gì thực sự thúc đẩy sự phát triển và những gì thực sự gây hại cho chúng ta có thể phức tạp. Gập mông tại phòng tập về mặt kỹ thuật có thể làm hỏng cơ thể bạn nhưng cũng khiến bạn phát triển. Sử dụng MDMA có thể tăng cường phát triển cảm xúc trong một số tình huống, nhưng nếu bạn xài nó mỗi ngày cuối tuần để làm tê liệt bản thân thì có lẽ bạn đang bị làm hại chứ không còn tốt nữa. Quan hệ tình dục thông thường là cách tăng sự tự tin nhưng cũng là phương tiện tránh sự thân mật hay trưởng thành về cảm xúc.

Có một ranh giới mờ nhạt giữa phát triển và làm hại. Và chúng thường là hai mặt của một đồng xu. Đó là lý do tại sao những gì bạn coi trọng thường không quan trọng như lý do bạn coi trọng nó. Nếu bạn coi trọng võ thuật vì bạn thích làm người khác đau đớn, thì đó là một giá trị tồi. Nhưng nếu bạn coi trọng nó vì bạn trong quân đội và muốn học để bảo vệ bản thân và người khác – đó lại là giá trị tốt. Nói chung, mục đích mới là vấn đề cần nói nhất.

Các giá trị có thể điều khiển được và các giá trị không thể điều khiển được

Khi bạn coi trọng những thứ ngoài tầm kiểm soát của mình, bạn sẽ từ bỏ cuộc sống của mình cho nó.

Ví dụ cổ điển nhất là tiền. Phải, bạn điều khiển được việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng không phải là điều khiển hoàn toàn. Nền kinh tế suy thoái, các công ty phá sản, nghề nghiệp bị tự động hóa bằng công nghệ. Nếu mọi thứ bạn làm là vì tiền, sau khi bi kịch xảy ra, số tiền sẽ bị ngốn hết bởi hóa đơn bệnh viện, bạn sẽ mất nhiều hơn một người thân yêu – bạn cũng sẽ mất mục đích sống của mình.

Tiền là một giá trị tồi vì bạn không thể lúc nào cũng kiểm soát được nó. Sáng tạo hay cần cù hay đạo đức nghề nghiệp là những giá trị tốt vì bạn có thể kiểm soát được chúng – và làm chúng tốt cuối cùng cũng sẽ sinh ra tiền như một hiệu ứng phụ.

Chúng ta cần những giá trị mà chúng ta có thể kiểm soát, nếu không các giá trị sẽ kiểm soát chúng ta. Và chả còn gì hữu dụng nữa.

Một số giá trị tốt, lành mạnh là: trung thực, xây dựng điều mới mẻ, dễ bị tổn thương, đứng lên vì chính mình, tự trọng, tò mò, nhân đạo, kiêm tốn, sáng tạo.

Một số ví dụ về các giá trị xấu, không lành mạnh: thống trị người khác thông qua thao túng hay bạo lực, luôn cảm thấy tốt đẹp, đày đọa đàn ông/phụ nữ, luôn là trung tâm của sự chú ý, không cô đơn, được mọi người yêu thích, giàu có vì tư lợi, hiến tế động vật nhỏ cho các vị thần ngoại giáo.

Làm sao để tái tạo lại bản thân

Dưới đây là một trong những bài nói chuyện trong TED Talks truyền cảm hứng nhất mà tôi từng gặp. Nó không chứa đầy những ý tưởng hay. Bạn sẽ không nhận được những bước đi lớn để ngay lập tức chạy trốn hay áp dụng ngay được vào cuộc sống của chính mình. Anh chàng này thậm chí còn không phải là một người nói chuyện tuyệt vời.

Nhưng những gì anh ta mô tả lại vô cùng sâu sắc.


Daryl Davis là một nhạc sĩ da đen, người đã đi du lịch và chơi trong các chương trình nhạc blues trên khắp miền nam nước Mỹ. Trong sự nghiệp của mình, anh ấy chắc chắn đã gặp một số người da trắng phân biệt chủng tộc. Thay vì chiến đấu hay tranh cãi với họ, anh ta chọn làm một điều bất ngờ: anh ta kết bạn với họ.

Điều này nghe có vẻ điên rồ. Và có lẽ như vậy. Nhưng ở đây, còn có thứ điên cuồng hơn: anh ta đã thuyết phục được hơn 200 thành viên KKK từ bỏ hàng ngũ.

Đó là thứ mà hầu hết mọi người không hiểu về thay đổi giá trị: bạn không thể tranh luận với người ta về giá trị của họ. Bạn không thể làm họ xấu hổ khi đánh giá một cái gì đó khác đi (việc làm họ xấu hổ thường có hiệu ứng ngược lại – làm cho họ cảm thấy tin tưởng gấp đôi).

Không, thay đổi giá trị còn tinh tế hơn nhiều. Và có lẽ bản thân anh ta không nhận ra, Daryl Davis dường như là bậc thầy về điều này.

Bước 1: Giá trị phải thất bại

Về trực giác, Davis hiểu một điều mà hầu hết chúng ta không hiểu: giá trị đều dựa trên trải nghiệm. Bạn không thể tranh luận với người ta về giá trị của họ. Bạn không thể đe dọa họ từ bỏ niềm tin mà họ đang giữ vững. Điều đó chỉ khiến họ phòng thủ và thậm chí chống lại việc thay đổi bản thân nhiều hơn. Thay vào đó, bạn phải tiếp cận họ với sự đồng cảm.

Cách duy nhất để thay đổi giá trị của một người là thể hiện cho họ một trải nghiệm ngược lại với giá trị của họ. Các thành viên KKK giữ các giá trị phân biệt chủng tộc sâu sắc, và thay vì tấn công họ, tiếp cận họ như một kẻ thù nghịch – theo cách phản ánh các giá trị của họ ngược với bản thân họ - Davis đã chọn cách tiếp cận họ theo cách hoàn toàn ngược lại: như một người bạn. Sự thân thiện và tôn trọng đó đã khiến các thành viên KKK đặt mọi thứ họ biết vào nghi ngờ.

Để từ bỏ một giá trị, nó phải bị nhận thức là mâu thuẫn thông qua trải nghiệm. Đôi khi mâu thuẫn này xảy ra bằng cách lấy giá trị cho kết luận logic của nó. Quá nhiều tiệc tùng làm cuộc sống trống rỗng và vô nghĩa. Theo đuổi quá nhiều tiền cuối cùng mang lại căng thẳng và xa lánh hơn. Tình dục quá nhiều mang lại cho bạn bắp đùi săn chắc và các vết bỏng khắp đầu gối.

Lại có khi, một giá trị bị mâu thuẫn với thế giới thực. Nhiều thành viên KKK gặp Davis chưa bao giờ biết tới một người da đen. Vì thế anh ấy đơn giản là gặp họ rồi kiếm được sự tôn trọng từ họ.

Bước 2: Chúng ta phải tự nhận thức để nhận ra giá trị của chúng ta thất bại

Khi giá trị thất bại, thật khủng khiếp. Có một quá trình đau buồn xảy ra. Vì giá trị cấu thành nên bản sắc và hiểu biết về con người chúng ta, mất giá trị gây cảm giác như thể ta đang mất một phần bản thân.

Do đó, chúng ta chống lại thất bại. Chúng ta tìm cách lý giải nó và từ chối nó. Chúng ta tìm cách hợp lý hóa nó. Davis nói rằng trong nhiều tháng, những người bạn KKK đã phải đấu tranh để biện minh cho tình bạn với anh ấy. Họ có thể nói những câu như “Được rồi, cậu là một Daryl khác”, hay tạo ra những lời giải thích công phu cho lý do tại sao họ tôn trọng anh ta.

Khi các giá trị của chúng ta thất bại, chúng ta có 2 cách lý giải: 1) thế giới bệnh rồi, hoặc 2) chúng ta bệnh rồi.

Hãy nói về việc bạn dành cả đời để theo đuổi tiền bạc. Sau đó ở tuổi 40, bạn tích lũy được một khoản kha khá. Nhưng thay vì lặn ngụp trong tiền vàng như Scrooge McDuck, số tiền này lại không mang lại cho bạn hạnh phúc, nó mang lại cho bạn nhiều căng thẳng hơn. Bạn phải tìm cách đầu tư nó. Bạn phải trả thuế cho mọi thứ. Bạn bè và gia đình liên tục hướng bạn tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc phát tờ rơi.

Nhưng thay vì xem đó là một giá trị tệ, có lẽ bạn nên quan tâm đến thứ gì đó hơn là tiền, hầu hết mọi người đều đổ lỗi lại cho thế giới xung quanh. Đó là lỗi của chính phủ, vì họ trừng phạt giàu có và thành công. Thế giới đầy kẻ lừa đảo và những kẻ lười biếng chỉ muốn đồ bố thí. Thị trường chứng khoán là một cây vợt và không thể thắng.



Những người khác tự trách mình. Họ nghĩ: “Mình nên có khả năng làm điều đó, thế thì mình chỉ cần kiếm nhiều tiền hơn một chút thôi và mọi thứ sẽ ổn.” Họ sẽ chạy trên guồng quay liên tục theo đuổi giá trị của mình ngày càng nhiều cho đến khi họ trở thành một loại cực đoan.

Một số ít người dừng lại để cân nhắc xem bản thân giá trị đó có sai trái không. Việc coi trọng tiền bạc đẩy bạn vào tình thế này, nên nó không có cách nào giúp bạn thoát ra.

Bước 3: Nghi ngờ giá trị và suy nghĩ xem giá trị nào có thể làm việc tốt hơn

Trong một bài viết trước đây, tôi đã mô tả quá trình trưởng thành thay thế các giá trị vật chất cấp độ thấp bằng các giá trị trừu tượng cấp độ cao. Vì thế, thay vì theo đuổi tiền mọi lúc, bạn có thể theo đuổi tự do. Thay vì cố để được mọi người thích, bạn có thể coi trọng việc phát triển sự thân thiết với một số người. Thay vì cố chiến thắng mọi thứ, bạn có thể tập trung vào một việc để nỗ lực hết mình.

Những giá trị trừu tượng cấp cao này tốt hơn vì chúng tạo ra các vấn đề tốt hơn. Nếu giá trị chính trong đời bạn là có bao nhiêu tiền, thì bạn sẽ luôn luôn cần nhiều tiền hơn. Nhưng nếu giá trị chính của bạn là tự do cá nhân, thì bạn sẽ cần nhiều tiền hơn trong một thời gian, nhưng sẽ có những tình huống bạn cần ít tiền hơn. Hoặc, có lúc tiền chả liên quan gì.

Cuối cùng, giá trị trừu tượng là giá trị bạn có thể kiểm soát. Bạn luôn có thể kiểm soát xem bạn có trung thực hay không. Bạn không thể điều khiển được việc mọi người có thích bạn không. Bạn luôn kiểm soát được liệu bạn đã nỗ lực hết sức chưa. Bạn không thể luôn điều khiển được mình phải chiến thẳng mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể kiểm soát liệu mình đã làm gì có ý nghĩa không, bạn không thể điều khiển được số tiền mà bạn nhận được.

Bước 4: Sống với giá trị mới

Tóm tắt lại thế này: ngồi xuống và nghĩ về các giá trị tốt hơn cần có là một việc đúng đắn. Nhưng sẽ chả có gì được củng cố cho đến khi bạn ra ngoài và thể hiện giá trị mới đó. Giá trị được và mất thông qua trải nghiệm sống. Không phải qua logic hay cảm xúc hay niềm tin. Chúng phải được sống và trải nghiệm để gắn kết.

Điều này thường cần sự can đảm. Đi ra ngoài và sống với một giá trị trái ngươc với giá trị cũ của bạn thật đáng sợ. Tôi tưởng tượng các anh chàng KKK đã sợ hãi thế nào khi dành thời gian với một người da đen. Nó còn khiến họ hoảng sợ hơn khi họ nhận ra họ thích và tôn trọng anh ta. Có lẽ họ đã tìm cách tránh anh ta và dựng nên bức tường giữa họ với anh ta.

Chúng ta cũng thường làm điều tương tự. Rất dễ khi muốn các mối quan hệ đích thực. Nhưng khó mà sống với nó. Nó đáng sợ. Chúng ta tránh nó. Chúng ta đưa ra những lý do tại sao chúng ta phải chờ đợi, hay chúng ta sẽ làm nó lần tới. Nhưng lần tới, tất nhiên sẽ trở thành một thất bại khác và một nỗi đau khác.

Bước 5: Gặt hái lợi ích của giá trị mới

Nhưng khi bạn triệu tập hết can đảm để sống với những giá trị mới của mình, một điều điên rồ sẽ xảy ra: cảm giác thật tuyệt. Bạn sẽ trải nghiệm nhiều lợi ích. Một khi bạn trải nghiệm những lợi ích đó, không chỉ dễ dàng sống với những giá trị mới hơn, mà nó còn khiến bạn xấu hổ vì không làm điều đó sớm hơn.

Nó giống như đỉnh cao bạn đạt được sau khi chạy hết sức. Hoặc sự nhẹ nhõm sau khi nói cho ai đó biết sự thật. Hoặc sự tự do bạn cảm thấy sau khi ngừng là một kẻ phân biệt chủng tộc và giao chiếc áo choàng Klan cho một ông già da đen tốt bụng.

Giống như nhảy xuống một hồ nước lạnh, nỗi kinh hoàng và sốc qua đi, bạn sẽ rời đi với cảm giác nhẹ nhõm tuyệt vời, và một sự hiểu biết mới hơn, sâu sắc hơn về việc bạn thực sự là ai.

Mark Manson
Ngày 14 tháng 3 năm 2019


Cách rèn luyện tính kỷ luật tự giác của Mark Manson



Nếu kỷ luật tự giác khó khăn, bạn đang thực hiện sai cách

Khi tôi còn là học sinh, trên internet có người tuyên bố rằng bạn có thể tự huấn luyện bản thân ngủ ít đi, chỉ 2 giờ mỗi ngày. Hãy nhớ lúc đó mới đầu những năm 2000, khi hầu như tất cả chúng ta vẫn còn tin vào mấy thứ ngẫu nhiên quỉ quái đọc được trên internet.
Câu chuyện diễn ra thế này: Có một qui trình ngủ siêu năng suất được các nhà khoa học quân sự khám phá ra. Họ đã thử nghiệm các giới hạn của việc thiếu ngủ trên các binh sĩ và tìm ra khám phá đáng kinh ngạc này. Người ta cho rằng, các nhân vật lịch sử vĩ đại như Napoleon, Da Vinci và Tesla tuân theo lịch trình ngủ như nhau và đó là lý do tại sao họ lại năng suất và có ảnh hưởng lớn đến vậy trong lịch sử. Người ta cũng cho rằng bất kỳ ai (chẳng hạn bạn và tôi) đều có thể đạt được trạng thái siêu năng suất này hằng ngày. Tất cả những gì chúng ta cần là sức mạnh ý chí để vượt qua những ngày thiếu ngủ và “làm quen” với lịch trình siêu phàm mới mẻ này. Người ta cũng cho rằng đây là sự thật, đã được kiểm chứng và có ý nghĩa.

Tất cả đều là giả thiết.

Phác đồ đó được gọi là “Lịch trình giấc ngủ Uberman”, cách thực hiện như sau:
-          Ngủ theo qui luật 80/20 – 80% hồi phục của bạn đến từ 20% thời gian vô thức. Ngược lại, nếu 80% thời gian bạn dành để ngủ thì bạn đúng là một tên lười biếng khốn kiếp.
-          Phần ngủ hiệu quả này được gọi là giấc ngủ REM và chỉ kéo dài 15 – 20 phút mỗi lần. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi hai giờ bạn ngủ, thực ra chỉ có 20 phút cuối hoặc hơn là giấc ngủ hữu ích. Do đó khi bạn ngủ 8 tiếng trong đêm, chỉ có khoảng 80 – 100 phút trong đó khiến bạn thực sự được nghỉ ngơi và cảm thấy được phục hồi. Mọi người trên internet quyết định điều này không hiệu quả và cần được sửa lại.
-          Điều mà các nhà khoa học quân sự (được cho là) đã phát hiện ra, đó là, nếu bạn mất ngủ trầm trọng, cơ thể bạn sẽ ngay lập tức rơi vào giấc ngủ REM ngay khi bạn chợp mắt. Nó làm điều này để bù đắp cho sự thiếu hụt nghỉ ngơi. Mọi người trên internet quyết định điều này vô cùng hiệu quả.
-          Ý tưởng về Lịch trình giấc ngủ Uberman là nếu bạn ngủ ngắn 20 phút, cứ mỗi 4 giờ, hằng ngày và hằng tuần thực hiện đều đặn, bạn sẽ rèn luyện trí não của mình rơi vào giấc ngủ REM ngay khi đặt mình xuống. Ngay sau khi giấc ngủ REM kết thúc, bạn sẽ cảm thấy được nghỉ ngơi và phục hồi trong 3-4 giờ tiếp theo.
-          Nếu bạn cứ tiến hành ngủ ngắn 20 phút sau mỗi bốn tiếng, bạn có thể tỉnh táo mãi mãi. Xin chúc mừng, bạn giờ đã thành Uberman. Đây, xin dành tặng một ngôi sao vàng.
-          Nhưng có một nhược điểm: cách này bị cho là mất 1-2 tuần thiếu ngủ dữ dội để điều chỉnh đúng lịch trình giấc ngủ Uberman. Bạn phải thức suốt đêm, hằng tối phải buộc bản thân chỉ ngủ 20 phút mỗi lần, sáu lần khác nhau mỗi ngày. Nếu có bất kỳ thời điểm nào bạn làm hỏng, ngủ nhiều quá, tất cả sẽ về mo, và bạn phải thực hiện lại từ đầu.
-          P/S: Cà phê cũng không được xài. Rượu cũng là tự sát. Do đó, Lịch trình giấc ngủ Uberman trở thành một loại công cụ làm suy giảm sức mạnh ý chí của người dùng internet theo chủ nghĩa self – help – một bài kiểm tra cấp độ cao nhất về tính kỷ luật tự giác với khoản hồi báo cũng cao nhất: có thêm 20-30% số giờ thức giấc hiệu quả mỗi ngày trong phần còn lại của cuộc đời. Giống như có thêm hai ngày mỗi tuần vậy, hay có thêm ba tháng rưỡi trong một năm. Thật điên rồ! So với cuộc đời của một con người, đó là hơn một thập kỷ thức giấc. Hãy thử tưởng tượng mọi thứ bạn có thể hoàn thành với một thập kỷ nữa của cuộc đời, trong khi toàn bộ người khác còn đang ngủ.

Giống như một thằng ngốc, tôi đã thử làm điều này. Rất nhiều lần. Trong nhiều năm, tôi bị ám ảnh với việc đạt được Lịch trình giấc ngủ Uberman. Và trong nhiều năm, tôi liên tục thất bại với nó.

Bạn có lẽ đã từng trải qua một đêm không ngủ trước đây. Không ngủ một đêm không khó lắm. Đặc biệt nếu có thời hạn hoặc dùng thuốc trợ giúp.

Điều khó khăn là đêm thứ hai, thứ ba và thứ tư. Thiếu ngủ cực độ là khóa học tàn nhẫn dạy bạn thấy tâm trí của chúng ta thực sự mong manh như thế nào. Vào ngày thứ ba, bạn sẽ bắt đầu buồn ngủ ngay cả khi đang đứng. Bạn sẽ ngủ gật khi đang đi bộ trên phố dưới ánh sáng ban ngày. Bạn sẽ quên cả những sự kiện cơ bản như tên mẹ mình hay ngày hôm nay mình đã ăn hay chưa, thậm chí – chết tiệt hơn, hôm nay là ngày gì?

Vào ngày thứ tư, bạn trở nên mê sảng, tưởng tượng rằng mọi người đang nói chuyện với bạn khi không hề có, tin rằng bạn đang viết một email trong khi bạn chả viết gì, rồi sau đó phát hiện ra bạn không nhớ nổi mình muốn gửi email cho ai. Tôi thường đi bộ theo vòng tròn trong phòng khách khoảng một giờ, để giữ mình tỉnh táo. Khi thời gian ngủ ngắn tới, tôi tưởng như muốn sụp đổ, rơi vào vô thức ngay lập tức và tiến hành những giấc mơ mãnh liệt, dữ dội như thể chúng kéo dài tới 5 giờ. Rồi 20 phút sau, báo thức lại lôi tôi dậy, tôi sẽ dành ba giờ tiếp theo, tuyệt vọng nói dối bản thân, cố gắng tự thuyết phục mình rằng tôi cảm thấy đã được nghỉ ngơi, và rằng tôi không muốn quay lại – chuyện gì nữa nếu tôi phải làm lại từ đầu?

Cuối cùng, tôi không bao giờ có thể vượt qua ngày thứ tư. Mỗi lần tôi thất bại, tôi cảm thấy thất vọng dữ dội vì sự thiếu ý chí của mình. Tôi tin đây là việc tôi có thể làm được. Điều làm tôi bực mình là một số người ngẫu nhiên trên internet nói rằng có thể làm được mà tôi thì không thể. Tôi cảm thấy như có gì đó sai sai với mình. Rằng nếu tôi không siết kỷ luật để ngủ ít đi, thế thì Mark, cậu còn có thể làm bản thân hiệu suất hơn thế quái nào đây?

Thế là tôi tự hành hạ bản thân. Tôi càng tự hành hạ mình, những kỳ vọng đối với bản thân tôi càng trở nên phi thực tế.


 May mắn là tại một số thời điểm trong đời, bạn đã cố gắng thay đổi hành vi bản thân thông qua sức mạnh ý chí. Và may mắn hơn nữa là, bạn đã thất bại thảm hại. Đừng cảm thấy tồi tệ! Đây chỉ là những gì vốn luôn xảy ra.

Hầu hết mọi người nghĩ về kỷ luật tự giác theo hướng sức mạnh ý chí. Nếu chúng ta thấy ai đó thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày, ăn một ly sinh tố bơ – hạt chia – lá hồi – mơ – đu đủ mỗi bữa, khịt mũi trước bông cải Brussel, rồi làm việc ba giờ trước khi nhấc mông lên chào buổi sáng, chúng ta giả sử họ làm được điều này nhờ lạm dụng trực tiếp bản thân – tức có một con quỉ nội tâm vô độ nào đó đang điều khiển họ như một nô lệ để làm mọi thứ đúng đắn, bất kể đó là gì.

Nhưng đó không phải sự thật. Vì nếu bạn biết bất kì ai như thế, bạn sẽ nhận thấy một điều thực sự đáng sợ về họ: họ thực sự thích thú với nó.

Nhìn nhận kỷ luật tự giác chỉ theo ý nghĩa sức mạnh ý chí sẽ thất bại vì tự hành hạ bản thân khi không đủ cố gắng sẽ chả có kết quả gì. Thực tế, nó còn phản tác dụng. Và, như bất kỳ ai từng cố gắng ăn kiêng nói cho bạn, nó thường chỉ làm tình hình thêm tồi tệ.

Vấn đề là sức mạnh ý chí hoạt động như cơ bắp. Nếu bạn làm việc quá sức, nó sẽ mệt mỏi và mặc kệ bạn. Tuần đầu tiên của chế độ ăn kiêng mới, hay chế độ tập luyện mới, thói quen buổi sáng mới, mọi thứ trở nên tuyệt vời. Nhưng đến tuần thứ hai hay thứ ba, bạn lại trở về với những cách thức yêu thích ngày trước.

Giống như cách bạn không chỉ đi vào phòng tập gym lần đầu tiên và nâng tạ 500 pounds, bạn không thể chỉ dậy lúc 4h sáng rồi làm gì đó ít lố bịch như lịch trình giấc ngủ Uberman. Để có cơ hội thành công, ý chí của bạn phải được rèn luyện trong một khoảng thời gian dài.

Nhưng điều này khiến chúng ta rơi vào một câu hỏi hóc búa: nếu chúng ta nhìn tính kỷ luật tự giác về mặt ý chí, nó sẽ tạo ra tình huống con gà hay quả trứng: để xây dựng ý chí, chúng ta cần kỷ luật tự giác trong một thời gian dài; nhưng để có kỷ luật tự giác, chúng ta cần có ý chí rất lớn.

Vậy thì cái nào trước đây? Chúng ta nên làm gì? Chúng ta bắt đầu thế nào đây? Hay quan trọng hơn, Ben and Jerry’s (một nhãn hàng nổi tiếng của Unilever) đang ở đâu?

Coi kỷ luật tự giác là sức mạnh ý chí sẽ tạo ra nghịch lý vì lý do đơn giản: điều đó không đúng. Như chúng ta đã thấy, xây dựng tính kỷ luật tự giác trong đời bạn là một bài tập hoàn toàn khác.

Tại sao ý chí thuần túy lại là ý tưởng tồi?

Hành vi của chúng ta không dựa trên logic hay ý tưởng nào. Logic và các ý tưởng có thể ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta, nhưng cuối cùng, cảm xúc lại quyết định chúng ta sẽ làm gì.

Chúng ta làm những gì bản thân cảm thấy tốt và tránh những gì bản thân cảm thấy xấu. Và cách duy nhất chúng ta không bao giờ làm những gì bản thân cảm thấy tốt, mà lại làm những gì bản thân cảm thấy xấu, là thông qua một cơ chế nổi lên tạm thời của ý chí – tự chối bỏ các mong muốn và cảm xúc của bản thân và thay vào đó làm những gì được coi là “đúng đắn”.

Trong suốt lịch sử, đức hạnh đã được nhìn nhận theo kiểu tự chối bỏ và tự phủ định này. Để trở thành người tốt, bạn không chỉ phải từ chối bản thân trước bất kỳ trò vui thú nào, mà còn phải trưng ra tinh thần sẵn sàng làm tổn hại bản thân. Bạn thấy có những nhà sư tự đánh mình và nhốt mình trong phòng nhiều ngày không ăn, không nói suốt nhiều năm, thậm chí đến chết. Bạn thấy có những đội quân tự ném mình vào trận chiến vì chút xíu lý do hoặc chả vì lý do gì. Bạn thấy có những người kiêng quan hệ tình dục cho đến khi kết hôn, hoặc thậm chí cả đời. Chết tiệt, toàn những thứ không vui.

Cách tiếp cận cổ điển chính là cách chúng ta đã giả định “ý chí = kỷ luật tự giác” rõ ràng đến từ đây. Nó hoạt động dựa trên niềm tin rằng kỷ luật tự giác đạt được thông qua việc chối bỏ hay bỏ qua những cảm xúc khác. Bạn có muốn ăn món taco đó không? Thật tồi tệ, Mark! Cậu không muốn thế đâu! Cậu là tên khốn! Cậu xứng đáng chết đói, đồ vong ân bội nghĩa!



Khuynh hướng cổ điển châm ngòi cho khái niệm ý chí – chẳng hạn, đó là khả năng từ chối hay bỏ qua mong muốn và cảm xúc của ai đó – với tinh thần đạo đức. Ai đó có thể nói không với món taco là người tốt. Kẻ không thể đúng là làm người thất bại.

ĐỊNH NGHĨA KỶ LUẬT TỰ GIÁC THEO CÁCH CỔ ĐIỂN:
KỶ LUẬT TỰ GIÁC = Ý CHÍ = TỰ CHỐI BỎ = NGƯỜI LƯƠNG THIỆN

Việc hợp nhất ý chí và đạo đức vốn mang những dự định tốt đẹp. Người ta đã nhận ra (một cách đúng đắn) rằng, khi để lại những ham muốn bản năng của riêng mình, tất cả chúng ta đều trở thành những tên khốn mắc chứng vĩ cuồng. Vì thế các nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại, các triết gia và các vị vua trong suốt lịch sử đã thuyết giảng một khái niệm về đức hạnh theo kiểu đàn áp cảm xúc của chúng ta hòng ủng hộ sự hợp lý và phủ nhận các xung lực giúp chúng ta phát triển ý chí.

Và phương pháp cổ điển này lại vận hành tốt! Chà, được rồi, trong khi nó làm cho xã hội ổn định hơn, thì nó cũng hoàn toàn làm chúng ta lạc lối.

Phương pháp cổ điển có tác dụng ngược là đào tạo chúng ta có cảm xúc tồi tệ về tất cả những điều chúng ta cảm thấy tốt. Cơ bản nó tìm cách dạy chúng ta kỷ luật tự giác thông qua việc khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ - làm chúng ta căm ghét chính mình vì đơn giản chúng ta là chính mình. Và ý tưởng rằng một khi chúng ta chịu đựng sự xấu hổ vừa đủ về lượng trước tất cả những gì mang tới cho ta niềm vui thú, chúng ta sẽ tự thấy ghê tởm và sợ hãi những ham muốn của chính mình.

Trong trường hợp bạn không biết: nỗi xấu hổ sẽ bao vây bạn

Siết kỷ luật cho mọi người bằng nỗi xấu hổ sẽ có hiệu quả một thời gian, nhưng về lâu dài, nó phản tác dụng. Ví dụ, có lẽ hãy dùng nguồn xấu hổ phổ biến nhất hành tinh: tình dục.

Não thích tình dục. Bởi vì a) tình dục tạo ra cảm giác tuyệt vời, và b) chúng ta đã được tiến hóa về mặt sinh học để thèm muốn nó. Ai cũng tự giải thích được.

Bây giờ, nếu bạn lớn lên như hầu hết mọi người – đặc biệt nếu bạn là phụ nữ - đúng là cơ hội tốt để bạn học được tình dục là thứ xấu xa, dâm đãng, làm bạn hư hỏng và biến bạn thành người khủng khiếp, ghê tởm. Bạn đã bị trừng phạt vì muốn nó, và do đó, có rất nhiều cảm xúc mâu thuẫn xung quanh tình dục: nghe có vẻ tuyệt vời nhưng cũng đáng sợ; nó vừa có cảm giác đúng đắn nhưng cũng vẫn sai trái. Cuối cùng, bạn vẫn muốn quan hệ tình dục, nhưng bạn cũng bê theo rất nhiều cảm giác tội lỗi và lo lắng, nghi ngờ bản thân.

Hỗn hợp cảm xúc này tạo ra một sự căng thẳng khó chịu trong con người. Khi thời gian trôi qua, căng thẳng tăng dần lên. Vì ham muốn tình dục không bao giờ biến mất. Nên khi ham muốn còn tiếp tục, thì sự xấu hổ tăng lên.

Đến khi sự căng thẳng này trở nên không thể chịu đựng được và phải tự giải quyết theo một trong hai cách.

Cách thứ nhất là lạm dụng quá mức nó. Căng thẳng đã trở nên lớn đến mức chúng ta cảm thấy cách giải quyết duy nhất là đi ra ngoài chơi bời thả phanh. Tìm cực khoái với gái điếm. Thủ dâm bắt buộc suốt nhiều ngày chấm dứt. Ngoại tình vô độ. Và đáng buồn thay, thường có bạo lực tình dục.

Nhưng sự lạm dụng không thực sự giải quyết được căng thẳng. Nó chỉ đá cái lon xuống đường. Vì sau khi bạn bỏ tiền xuống, những cô điếm về nhà, nỗi xấu hổ và cảm giác tội lỗi sẽ trở lại. Và chúng trở lại với sự báo thù.

Vậy nếu lạm dụng không có hiệu quả, thì lựa chọn khác là gì?

À, lựa chọn khác duy nhất để thoát khỏi sự căng thẳng bên trong là làm tê liệt nó. Đánh lạc hướng bản thân khỏi sự căng thẳng bằng cách tìm ra những sự căng thẳng to lớn hơn, kích thích hơn. Rượu là một cách phổ biến. Tiệc tùng và ma túy nữa, tất nhiên rồi. Ngồi xem tivi 14h liên tục cũng có thể là một lựa chọn. Hoặc tự gặm nhấm bản thân tới chết.

Đôi khi người ta tìm ra những cách hữu ích đánh lạc hướng bản thân khỏi sự xấu hổ. Họ chạy siêu marathon hay làm việc 100 giờ mỗi tuần suốt nhiều năm liên tục. Trớ trêu thay, nhiều người chúng ta đã ngưỡng mộ thứ ý chí vô nhân đạo đó. Nhưng sự tự chối bỏ sẽ đến dễ dàng khi trong sâu thẳm, bạn thấy căm ghét chính mình.

Bởi vì xấu hổ không thể bị tê liệt. Nó chỉ thay đổi hình thức. Có người chạy theo tôn giáo để thoát khỏi sự ghê tởm bản thân, cuối cùng lại tìm ra cách tự làm cho mình thấy ghê tởm thói quen đó. Chẳng mấy chốc, những gì bắt đầu như một thứ đạo đức nghề nghiệp đáng ngưỡng mộ trong phòng gym sẽ biến dạng thành một kiểu rối loạn thể chất, như mấy tay tiêm synthol vào cánh tay để khiến mình trông giống Popeye.






Tương tự, vị doanh nhân chuyển sự xấu hổ của mình thành công việc xuất sắc tại văn phòng, cuối cùng cũng xấu hổ về năng suất của chính mình tới mức không thể về nhà theo đúng nghĩa. Anh ta sợ hãi làm điều đó. Bất kỳ giây phút không hiệu suất nào cũng cảm thấy như một thất bại không lường trước. Và trong khi phần còn lại của cuộc đời sụp đổ quanh mình, anh ta vẫn chỉ đang lo lắng về những bảng tính và những con số hàng quí.

Đó là lý do tại sao những người khó tính nhất, không thỏa hiệp nhất lại thường là những người bị tổn thương nhiều nhất. Đó là lý do tại sao những lãnh đạo tôn giáo chính thống chống lại sự vô đạo đức của thế giới luôn là người ra lệnh những tên khốn phải ra khỏi Craigslist. Đó là lý do tại sao hầu hết các chính trị gia lên tiếng về lòng trung thành của đảng và lòng yêu nước luôn là những người nổ súng trong phòng tắm sân bay. Họ đang chạy trốn khỏi con quỷ của họ. Và một cách để làm điều đó là tạo ra những con quỷ sáng sủa hơn, được xã hội chấp nhận hơn.

Kỷ luật tự giác dựa trên sự tự chối bỏ không thể duy trì lâu dài. Nó chỉ sinh ra rối loạn chức năng lớn hơn, và cuối cùng dẫn đến tự hủy diệt.

SỰ THẬT VỀ CÁCH CỔ ĐIỂN
Tự chối bỏ = Rối loạn cảm xúc = Tự hủy hoại = - (Kỷ luật tự giác)

Đây là vấn đề với tất cả những thứ này – thoạt tiên khi nghe đến, tôi còn không thể tin chúng ta đã phải nói điều đó. Bạn có thể tự mình tới phòng gym nếu bạn không cảm thấy như thế trong vài ngày. Nhưng trừ khi tập gym tạo ra cảm xúc tốt đẹp, còn không bạn sẽ vẫn mất động lực, hết ý chí và ngừng đi tập. Bạn có thể tự mình ngừng uống rượu một ngày hoặc một tuần, nhưng trừ khi bạn cảm nhận được sự tưởng thưởng của việc không uống rượu, còn nếu không bạn vẫn quay trở lại với nó.

Đó là lý do tại sao cơn ác mộng ngủ đa pha của tôi liên tục kết thúc trong thảm họa. Thức suốt đêm và tự làm mất ngủ không tạo ra lợi ích hữu hình. Nó không tạo ra cảm xúc tốt. Nó chả tạo ra cái gì ngoài đau khổ và mê sảng. Đó là một bài tập về sự tự lạm dụng. Thế nên ý chí của tôi cuối cùng cũng cạn kiệt và cảm xúc kết thúc, đẩy tôi bất tỉnh suốt 16h liền.

Bất kỳ cách tiếp cận lành mạnh về mặt cảm xúc để luyện tập ý thức tự kỷ luật phải hài hòa với cảm xúc của bạn, chứ không phải chống lại chúng.

Cuối cùng, kỷ luật tự giác không dựa trên ý chí hay sự tự chối bỏ, mà nó thực ra dựa trên điều ngược lại: tự thừa nhận.

Kỷ luật tự giác bằng cách tự thừa nhận

Giả sử bạn đang cố giảm cân và vấn đề lớn của bạn là bạn ngốn hết khoảng ba lít kem mỗi tuần. Bạn yêu thích kem. Bạn đã cố dùng ý chí để ngừng lại. Bạn thử các chế độ ăn kiêng với bạn bè. Bạn bảo bạn đời đừng bao giờ mua kem nữa trong nỗ lực tuyệt vọng đổ lỗi cho họ vì những thiếu sót của bạn.

Nhưng chả có gì thành công hết. Không ngày nào trôi qua mà bạn giảm được một ngàn calo kem.

Và bạn ghét chính mình vì điều đó.

Đó là vấn đề đầu tiên của bạn. Bước một của kỷ luật tự giác là hủy hết những liên kết thất bại cá nhân của bạn khỏi các vấn đề đạo đức. Bạn phải chấp nhận rằng bạn đã lạm dụng và điều đó không nhất thiết biến bạn thành một người kinh khủng. Tất cả chúng ta đều lạm dụng dưới nhiều hình thức. Tất cả chúng ta đều cảm thấy xấu hổ. Tất cả chúng ta đều thất bại trong điều khiển ham muốn. Và tất cả chúng ta đều thích một tô kem ngon.

Kiểu thừa nhận này phức tạp hơn bạn tưởng. Chúng ta thậm chí còn không nhận ra tất cả những cách dùng để tự đánh giá về những thất bại nhận thức của chính mình. Những suy nghĩ liên tục truyền vào đầu mà ta không hề nhận ra, khi chúng ta đang khắc phục “vì tôi là một người kinh khủng” với phần lớn những suy nghĩ này.

“tôi đã làm hỏng dự án đó, vì tôi là kẻ kinh khủng…”
“Toàn nhà bếp là một mớ hỗn độn và bố mẹ sẽ ở đây sau 20 phút nữa, bởi vì tôi là người kinh khủng…”
“Người ta đều giỏi cái này, còn tôi thì không, vì tôi là kẻ kinh khủng…”
“Mọi người có lẽ đều nghĩ tôi ngu, vì tôi là kẻ kinh khủng…”
Ê, bạn có thể giải quyết những dòng tự đánh giá này ngay bây giờ đấy! Thôi nào, tôi cũng từng đánh giá mình như thế suốt… vì tôi cũng là kẻ kinh khủng.



Có chuyện cần nói ở đây: có một loại thoải mái bệnh hoạn xuất hiện từ những lời tự đánh giá này. Bởi vì chúng giảm trách nhiệm cho hành động của chúng ta. Nếu tôi quyết định tôi không thể từ bỏ kem vì tôi là kẻ tồi tệ kinh khủng – thì “kẻ tồi tệ kinh khủng” ngăn ngừa khả năng tôi thay đổi hay cải thiện trong tương lai – do đó, về mặt kỹ thuật nó đã ngoài tầm tay tôi phải không? Nó ngụ ý rằng tôi chả thể làm gì với thèm muốn của mình, thế nên kệ cha nó đi, tại sao phải thử?

Có một loại sợ hãi và lo lắng xuất hiện khi chúng ta từ bỏ niềm tin vào sự kinh khủng của chính mình. Chúng ta thực ra chống lại việc thừa nhận bản thân vì trách nhiệm thường gây sợ hãi. Nó cho thấy không chỉ chúng ta có khả năng thay đổi tương lai (thay đổi luôn đáng sợ) mà còn lãng phí phần lớn quá khứ của mình. Điều đó cũng không tạo ra cảm xúc tốt đẹp. Thực tế, còn cái bẫy nhỏ khác. Khi mọi người thừa nhận mình không phải là người kinh khủng – nhưng sau đó lại quyết định họ là người kinh khủng vì không nhận ra điều đó từ nhiều năm trước!

Nhưng một khi chúng ta kết hợp cảm xúc từ việc tự đánh giá – một khi chúng ta quyết định rằng, nếu chỉ vì có thứ làm chúng ta cảm thấy tồi tệ, không có nghĩa là chúng ta tồi tệ - điều này sẽ mở ra cho chúng ta một viễn cảnh mới.

Thứ nhất, nó cho thấy cảm xúc chỉ là những cơ chế hành vi bên trong, có thể bị thao túng như bất cứ thứ gì khác. Giống như đặt chỉ nha khoa bên cạnh bàn chải đánh răng nhắc nhở bạn dùng chỉ nha khoa mỗi sáng, một khi các phán đoán đạo đức bị loại bỏ, việc cảm thấy tồi tệ vì bạn tái nghiện bánh quy hay kem có thể chỉ là một lời nhắc nhở hoặc động lực để giải quyết vấn đề tiềm ẩn.

Chúng ta phải giải quyết vấn đề cảm xúc mà có sức mạnh đang cố làm tê liệt hay che đậy. Có một sức mạnh ép bạn ăn hàng tá kem mỗi tuần. Tại sao? Chà, ăn – đặc biệt đồ ăn có đường, không tốt cho sức khỏe – là một hình thức làm tê liệt. Nó mang lại sự thoải mái cho cơ thể. Đôi khi người ta gọi là “ăn uống tình cảm”, cùng một cách với uống rượu để giải phóng con quỷ trong người, việc ăn quá mức là để thoát khỏi nó.

Vậy những con quỷ đó là gì? Nỗi xấu hổ đó là gì?

Hãy tìm kiếm nó. Hãy điều khiển nó. Và quan trọng hơn: hãy chấp nhận nó. Hãy tìm trong phần sâu thẳm tăm tối xấu xí của chính bạn. Hãy đối đầu với nó, cho phép bản thân cảm nhận tất cả những cảm xúc tồi tệ đi kèm với nó. Sau đó hãy chấp nhận rằng đây là một phần của bạn, và nó không bao giờ biến mất. Thế là ổn thôi. Bạn có thể sống cùng nó, còn hơn chống lại nó.

Và đây mới là nơi phép thuật xảy ra. Khi bạn ngừng cảm thấy tồi tệ về bản thân, có hai điều xảy ra:
-          Không có gì cần phải làm tê liệt nữa. Do đó, bỗng nhiên các hũ kem trở nên vô nghĩa.
-          Bạn thấy không có lý do gì để trừng phạt chính mình. Ngược lại, bạn thấy thích chính mình, vì vậy bạn muốn chăm sóc bản thân. Quan trọng hơn, bạn cảm thấy thật tốt khi chăm sóc bản thân.

Không ngờ bồn kem không còn tạo ra cảm giác tốt đẹp nữa. Nó không còn giúp gãi ngứa cho nội tâm. Thay vào đó, nó làm cho bạn cảm thấy ốm yếu, đầy hơi và thô thiển.

Tương tự, tập thể dục không còn là nhiệm vụ bất khả thi mà bạn không bao giờ thực hiện được. Trái lại, nó bổ sung và tăng cường sức khỏe cho bạn. Những cảm xúc tốt đẹp bắt đầu hiện ra làm cho bạn cảm thấy nó thật dễ dàng.

Nhưng bạn không nhất thiết phải làm công việc trị liệu sâu sắc này để có được tính kỷ luật tự giác. Đơn giản chỉ cần hiểu và thừa nhận cảm xúc của bạn trước những gì chúng có thể cho phép bạn làm, đừng chống lại chúng.

Có một cách để làm điều này: hãy gọi cho người bạn thân nhất, bảo họ ghé qua. Lấy sổ ra viết tấm sec trị giá 2000 đô, ký tên, rồi đưa cho họ. Rồi bảo họ, nếu bạn còn ăn kem lại lần nữa, họ có thể lấy tiền.

Xong.

Ăn kem bây giờ sẽ gây ra một vấn đề cảm xúc lớn hơn nhiều. Và như thể bằng phép thuật, kiềm chế ăn kem sẽ bắt đầu tạo ra cảm xúc tốt.

Trách nhiệm xã hội cũng hoạt động theo cùng một cách. Ngồi thiền trong một phòng đầy người sẽ dễ dàng hơn ngồi thiền một mình. Tại sao? Vì khi ở trong phòng đầy người, bạn không muốn trở thành tên khốn đơn độc đứng dậy và bước ra sau ba phút, giống như bạn làm ở nhà! Áp lực xã hội khiến cho việc không thiền định gây ra một vấn đề cảm xúc lớn hơn việc ngồi thiền đủ thời gian.

Bạn cũng có thể làm điều này thông qua các củng cố tích cực: tìm cách tự trao thưởng sau khi làm những hành vi đúng đắn. Nghiên cứu cho thấy đây là cách thực sự tạo ra thói quen mới: bạn làm các hành vi mong muốn, sau đó tự thưởng cho mình.

Kết quả: kỷ luật tự giác không cần ý chí

Một khi bạn giải quyết được phần lớn nỗi xấu hổ của mình, và một khi bạn đã tạo ra được các tình huống mang lại lợi ích cảm xúc lớn hơn từ việc thực hiện hành vi mong muốn so với khi không thực hiện, bạn sẽ nhận thấy sự xuất hiện của tính kỷ luật tự giác một cách kín đáo, không cần nỗ lực thực sự. Bạn tạo ra được kỷ luật tự giác mà không cần ý chí.

Bạn thức dậy sớm hơn vì cảm thấy tốt khi dậy sớm.

Bạn ăn cải xoăn thay vì hút thuốc vì cảm thấy ngon miệng khi ăn cải xoăn và cảm thấy tồi tệ khi hút thuốc.

Bạn ngừng nói dối vì cảm thấy nói dối tồi tệ hơn nói sự thật quan trọng.

Bạn tập thể dục vì cảm thấy tập thể dục tốt hơn khi cứ ngồi ì, che mình trong lớp bụi Cheeto mỏng.

Không phải nỗi đau đã biến mất. Nỗi đau vẫn còn đó. Chỉ là nỗi đau bây giờ có ý nghĩa. Nó có mục đích. Và điều đó tạo ra sự khác biệt. Bạn sống cùng nỗi đau chứ không chống lại nó. Bạn theo đuổi nó, chứ không trốn chạy khỏi nó. Và mỗi lần theo đuổi, bạn lại mạnh mẽ hơn, khỏe khoắn hơn, hạnh phúc hơn.

Cuối cùng, nhìn từ bên ngoài, trông như thể bạn đang nỗ lực hết sức, như thể bạn có nguồn ý chí vô tận. Tuy nhiên với bạn, hoàn toàn chả có cảm giác gì cả.

Mark Manson
Ngày 8 tháng 2 năm 2019


Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

5 kỹ năng giúp bạn phát triển EQ - Mark Manson



5 kỹ năng giúp bạn phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)

Phi hành gia có lẽ là công việc khó nhất hành tinh. Trong hàng chục ngàn đơn ứng tuyển, mỗi thập kỷ NASA chỉ chọn ra khoảng nửa tá. Qui trình tuyển chọn rất nghiêm ngặt và yêu cầu cao. Bạn phải là một tay cừ khôi toàn diện mới đủ điều kiện. Bạn phải có chuyên môn sâu về khoa học kỹ thuật. Bạn cần ít nhất 1000 giờ bay. Bạn phải có vóc dáng cân đối và mạnh mẽ. Và trên hết, bạn phải là một tên khốn thông minh.

Lisa Nowak có đầy đủ tất cả những cái đó. Cô có bằng thạc sĩ kỹ thuật hàng không và đã học cao học ngành vật lý thiên văn tại Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ. Cô đã lái máy bay thực hiện các nhiệm vụ trên không cho Hải Quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương trong hơn năm năm. Và vào năm 1996, cô là một trong số ít người may mắn được lựa chọn trở thành phi hành gia.

Rõ ràng cô thông minh như quỉ. Nhưng vào năm 2007, sau khi phát hiện ra người yêu mình đang qua lại với một phụ nữ khác, Lisa đã lái xe một mạch 15 tiếng đồng hồ như một con thoi từ Houston tới Orlando để đối đầu với nhân tình mới của bạn trai trong một bãi đậu xe sân bay. Lisa đóng gói cà vạt, bình xịt hơi cay và túi rác lớn, có một kế hoạch mơ hồ nhưng không thực sự suy nghĩ thấu đáo hòng bắt cóc người phụ nữ. Nhưng trước khi cô có thể lôi người phụ nữ đó ra khỏi ô tô, Lisa đã bùng nổ cảm xúc, là nguyên nhân dẫn tới việc cô bị bắt giữ nhanh chóng.


Trí tuệ cảm xúc là một khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra vào những năm 1980 và 1990 nhằm giải thích tại sao những người thông minh như Lisa lại thường làm những việc thực sự vô cùng ngu ngốc. Lập luận như sau: giống như chỉ số thông minh chung (General Intelligence - IQ) là thước đo khả năng xử lý thông tin của bạn và đưa ra các quyết định hợp lý, trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence – EQ) dùng để đo khả năng xử lý cảm xúc của bạn – cả cảm xúc của bạn và cảm xúc của người khác – để đưa ra các quyết định hợp lý.

Một số người có chỉ số IQ cao đáng kinh ngạc nhưng chỉ số EQ lại rất thấp – giống như  vị giáo sư tài giỏi của bạn không hợp với đôi vớ ông ta đang đi hay chẳng nhìn ra mục đích gì của việc tắm rửa. Lại có những người có chỉ số EQ cao đáng kinh ngạc nhưng IQ lại rất thấp – hãy nghĩ tới những người vất vả bươn chải ngoài đường thậm chí còn không thể đánh vần nổi tên của chính mình nhưng lại biết cách làm bạn cởi cả chiếc áo đang mặc trên người để đưa cho anh ta.

Các nhà nghiên cứu về EQ cho rằng nó thực sự còn quan trọng hơn cả IQ. Câu này gây tranh cãi nhiều nhất. Trong khi cái câu nhan nhản khắp nơi “Cái chết tiệt gì thế này?” lại chẳng khiến ai bận tâm. Đối với một người, đo lường trí tuệ cảm xúc rất khó, nếu không muốn nói là bất khả thi. Hầu hết những gì liên quan đến nó đều chủ quan.

Hơn nữa còn bởi vì trí tuệ cảm xúc không ổn định như trí thông minh. IQ khó bị thay đổi hơn. Nhưng EQ là thứ mà bạn có thể làm việc với nó, phát triển nó như cơ bắp hay một kỹ năng vậy, rồi quan sát nó tăng trưởng, như một bông hoa xinh đẹp trong khu vườn ngu ngốc của bạn.

Vì vậy, về cơ bản, dù bạn thông minh bao nhiêu đi chăng nữa, thì bạn cũng không có lý do bao biện. Hãy trở nên hiệu quả hơn nào. Phát triển trí tuệ cảm xúc để không hành xử ngu ngốc như Lisa.

Dưới đây là năm cách để bắt đầu.

1.  Luyện tập khả năng tự nhận thức

Giống như hầu hết những thứ thuộc về tình cảm, bạn không thể giỏi về nó cho đến khi bạn biết chính xác nó là cái chết tiệt gì. Khi bạn thiếu khả năng tự nhận thức, cố gắng quản lý cảm xúc chỉ giống như ngồi trong một chiếc thuyền nhỏ mà không có buồm chơi vơi trong biển cảm xúc của chính mình, hoàn toàn ngẫu hứng trước dòng chảy của bất cứ cái gì xuất hiện mỗi khoảnh khắc. Bạn không biết sẽ đi đâu và làm thế nào để tới đó. Và tất cả những gì bạn có thể làm là hét lên và kêu gào giúp đỡ.

   

Tự nhận thức chính là việc thấu hiểu bản thân bạn và hành vi của bạn ở ba cấp độ: 1) những gì bạn đang làm, 2) bạn cảm nhận về nó như thế nào, và 3) phần khó nhất, tìm hiểu xem bạn không hiểu gì về bản thân mình.

-          Thấu hiểu những gì bạn đang làm. Bạn có thể nghĩ chuyện này quả thật đơn giản và dễ dàng, nhưng sự thật là trong thế kỷ 21, hầu hết chúng ta đều chẳng biết mình đang làm cái quái gì thậm chí suốt nửa đời kia. Chúng ta có chế độ auto-pilot – tự động kiểm tra thư điện tử, text BFF – tự động kiểm tra Instagram, xem YouTube, kiểm tra mail, gõ BFF, v.v…
Loại bỏ những phiền nhiễu khỏi cuộc sống của bạn, như tắt điện thoại cứ ring ring suốt ngày của bạn đi và tham gia vào thế giới xung quanh bạn là bước tốt đẹp đầu tiên của quá trình tự nhận thức. Tìm không gian yên tĩnh, cô độc, có chút đáng sợ tiềm tàng, chính là nơi cần thiết cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Các hình thức gây xao lãng khác còn có công việc, tivi, ma túy, rượu, trò chơi điện tử, tranh cãi qua mạng internet…

Hãy lập lịch trình thời gian hàng ngày của bạn để có thể tránh xa khỏi chúng. Hãy làm cho buổi sáng của bạn không có âm nhạc hay podcast. Chỉ cần nghĩ về cuộc đời bạn. Hãy suy nghĩ về cảm giác của bạn. Dành 10 phút buổi sáng để thiền. Xóa mạng xã hội ra khỏi điện thoại của bạn trong một tuần. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì xảy ra với mình.

Chúng ta sử dụng những phiền nhiễu này để tránh nhiều cảm xúc không thoải mái, vì thế khi xóa bỏ những phiền nhiễu ấy và tập trung vào cảm xúc của bản thân có thể phát hiện ra vài thứ đáng sợ. Nhưng loại bỏ phiền nhiễu vẫn là điều quan trọng vì nó đưa chúng ta lên cấp độ tiếp theo.

-          Thấu hiểu những gì bạn đang cảm nhận. Ban đầu, khi bạn thực sự chú ý đến cảm giác của bạn, nó có thể khiến bạn hoảng sợ. Bạn có lẽ nhận ra mình thường xuyên buồn bã hay mình là một tên khốn giận dữ với nhiều người trong đời. Bạn có thể nhận ra rất nhiều lo lắng đang diễn ra, và việc “nghiện điện thoại” thực ra chỉ là cách làm tê liệt và đánh lạc hướng bạn khỏi lo lắng.
Quan trọng là lúc này đừng phán xét những cảm xúc phát sinh. Bạn sẽ bị cám dỗ để nói gì đó kiểu như “Chết tiệt! Lo lắng ư? Cái quái gì đang xảy ra với mình thế nhỉ?” Nhưng điều đó chỉ làm mọi chuyện tệ hơn. Dù cảm xúc có là gì đi chăng nữa, chúng đều luôn có lý do hợp lý để tồn tại, ngay cả khi bạn chẳng nhớ lý do đó là gì. Vì thế đừng khiến bản thân căng thẳng.

-          Thấu hiểu khối cảm xúc của chính mình. Một khi bạn nhìn ra toàn bộ những thứ khó chịu mà bạn đang cảm thấy, bạn sẽ bắt đầu có cảm giác sự điên rồ nhỏ bé của mình đang trú ngụ nơi nào. Ví dụ, tôi thực sự có cảm xúc khi bị ngắt đoạn. Tôi dễ dàng nổi cáu khi cố gắng nói mà người ta lại phân tâm. Tôi coi đó là vấn đề cá nhân. Đôi khi cảm xúc biểu hiện thành thô lỗ, nhưng lại có lúc điều tệ hại xảy ra, tôi phải kết thúc bằng việc trông như một tên khốn , vì tôi không thể chịu đựng hai giây mà không nói từ nào để ra vẻ lịch thiệp. Đó là khối cảm xúc nhảm nhí của tôi. Và chỉ bằng cách nhận thức được nó, tôi mới có thể phản ứng lại với nó.

Giờ chỉ nhận thức được là không đủ. Người ta còn phải có khả năng quản lý cảm xúc nữa.

2.  Thử thách cảm xúc của bạn đi

Những người tin rằng cảm xúc là tất cả của cuộc đời thường tìm cách “điều khiển” cảm xúc của họ. Bạn không thể. Bạn chỉ có thể phản ứng với nó.

Cảm xúc đơn thuần chỉ là những tín hiệu nói cho chúng ta cần chú ý vào cái gì đó. Sau đó chúng ta có thể quyết định “cái gì đó” có quan trọng hay không và lựa chọn cách hành động tốt nhất để giải quyết vấn đề đó – hoặc không cần làm gì hết.

Không có cái gọi là cảm xúc “tốt” hay “xấu” – chỉ có phản ứng “tốt” hay “xấu” với cảm xúc của bạn.

Tức giận có thể là một cảm xúc mang tính hủy diệt nếu bạn định hướng sai và làm tổn thương người khác hoặc bản thân trong quá trình này. Nhưng nó có thể là cảm xúc tốt nếu bạn sử dụng nó để sửa chữa những bất công và/hoặc bảo vệ bản thân và mọi người.

Niềm vui có thể là một cảm xúc tuyệt vời khi được chia sẻ với những người bạn yêu thương khi có gì tốt đẹp xảy ra. Nhưng nó cũng có thể là một cảm xúc kinh hoàng nếu bắt nguồn từ việc làm tổn hại người khác.

Những cái đó gọi là hành động quản lý cảm xúc của bạn: nhận ra những gì bạn cảm thấy, quyết định liệu đó có phải là cảm xúc phù hợp đối với hoàn cảnh không, và tiếp đến là hành động.

Toàn bộ vấn đề này là để hướng cảm xúc của bạn vào thứ mà các nhà tâm lý học gọi là “hành vi hướng mục đích” – còn tôi thì thích gọi là “làm bản thân hiệu quả” hơn.

3.  Học cách tạo động lực cho bản thân

Bạn đã bao giờ từng đánh mất chính mình trong một hành động nào đó chưa? Giống như bạn bắt đầu làm một việc gì đó rồi đắm chìm trong nó, và khi bạn thoát khỏi trạng thái thôi miên đó, bạn nhận thấy ba tiếng đồng hồ trôi qua chỉ như mười lăm phút?

Chuyện này đôi khi xảy ra với tôi khi viết bài.  Tôi mất cảm giác về thời gian và tôi nhận được một loạt cảm xúc tinh tế khi vạch ra những ý tưởng trong đầu rồi diễn đạt chúng thành lời. Nó giống như cảm giác mê hoặc pha trộn chút âm mưu, sự nản lòng trộn với một chút dopamine khi tôi cảm thấy mình vừa nghĩ ra câu văn hay hoặc một trò đùa tinh quái, hoặc thứ gì đó không khiến tôi chửi rủa.

Tôi thích cảm giác này, và khi tôi đạt được nó, nó thúc đẩy tôi tiếp tục viết.

Dù vậy, hãy lưu ý một điều quan trọng: Tôi không chờ đợi cảm giác đó xuất hiện trước khi bắt đầu viết.

Tôi bắt đầu viết, rồi cảm giác đó bắt đầu xây dựng, nó thúc đẩy tôi tiếp tục viết, và cảm giác đó được xây dựng thêm chút nữa, cứ thế từng chút từng chút một.

Cái này tôi gọi là “Làm theo nguyên tắc” và có lẽ đó là một trong những chiêu thức đơn giản nhất nhưng kỳ diệu nhất mà tôi từng gặp. “Làm theo nguyên tắc” phát biểu rằng: hành động không chỉ là tác động của động lực, mà còn là nguyên nhân tạo ra động lực.



Hầu hết mọi người đều cố gắng tìm kiếm cảm hứng trước tiên để họ có thể thực hiện được những hành động nhất thời và thay đổi mọi thứ về bản thân và hoàn cảnh của mình. Họ cố tự nâng cao bản thân bằng bất cứ hương vị nào từ việc thủ dâm tinh thần theo phong cách của tuần đó để cuối cùng họ cũng có thể thực sự hành động. Nhưng sang tuần kế tiếp, họ hết hơi và trở lại trạng thái ban đầu, giật mình ngó sang một “phương pháp” tạo động lực khác.

Nhưng tôi thích bật nó lên trong đầu hoàn toàn. Khi tôi cần phải có động lực, tôi chỉ cần làm một cái gì đó thậm chí còn xa mới liên quan đến cái tôi muốn hoàn thành, sau đó hành động thúc đẩy động lực, lại thúc đẩy hành động…

Khi tôi không cảm thấy muốn viết, tôi tự nhủ giờ tôi chỉ làm việc với đề cương. Một khi tôi làm điều đó, nó thường khiến tôi nghĩ về cái gì đó thú vị hơn mà tôi chưa nghĩ ra nhưng lại muốn đề cập tới, thế là tôi lại viết nó ra một chút.

Trước khi tôi thấu hiểu điều đó, tôi đã đi được nửa đường bản đề cương mà còn chưa kịp mặc xong cái quần âu.
(Lưu ý: đó chỉ là vì tôi không bao giờ mặc quần âu.)

Vấn đề là để sử dụng được cảm xúc của bạn một cách hiệu quả để làm bản thân trở nên hiệu quả, bạn phải làm một cái gì đó.

Nếu bạn không cảm thấy bất cứ thứ gì có thể thúc đẩy được bạn, hãy làm một cái gì đó. Vẽ một hình tượng trưng, tìm một lớp học coding trực tuyến miễn phí, nói chuyện với một người lạ, học chơi một nhạc cụ, học một chủ đề nào đó thực sự khó nhằn, tham gia tình nguyện trong cộng đồng của bạn, tới lớp nhảy salsa, đóng giá sách, viết một bài thơ. Hãy chú ý vào cảm giác của bạn trước, trong và sau bất cứ thứ gì bạn làm rồi sử dụng chúng để hướng dẫn cho các hành vi tương lai của bản thân.

Và hãy nhớ rằng không phải cứ cảm xúc “tốt” mới thúc đẩy được bạn. Đôi khi tôi thấy nản lòng và thực sự bực mình khi không thể nói chính xác những gì mình muốn nói. Đôi khi tôi lo lắng những gì mình viết ra sẽ không cộng hưởng được với mọi người. Nhưng dù vì bất cứ lý do gì, những cảm giác đó thường chỉ làm tôi muốn viết nhiều hơn nữa. Tôi thích thách thức vật lộn với thứ gì đó cách xa tầm tay tôi một chút.

4.  Nhận biết cảm xúc từ người khác để tạo ra các mối quan hệ lành mạnh

Mọi thứ chúng ta vừa đề cập ở trên đều xử lý và điều khiển các cảm xúc bên trong chúng ta. Nhưng mục tiêu chính của việc phát triển EQ cuối cùng vẫn là nhằm thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh hơn trong cuộc sống của chính bạn.

Và các mối quan hệ lành mạnh – quan hệ lãng mạn, quan hệ gia đình, bạn bè… - đều bắt đầu bằng việc công nhận và tôn trọng các nhu cầu tình cảm của nhau.

Bạn làm điều này bằng cách kết nối và đồng cảm với người khác. Bằng việc lắng nghe người khác và chia sẻ bản thân một cách trung thực với mọi người – cách đó gọi là vượt qua nhược điểm.



Để đồng cảm với ai đó, không nhất thiết phải hoàn toàn thấu hiểu họ, chỉ cần chấp nhận họ như cách họ vốn có, ngay cả khi bạn không hiểu họ. Bạn học cách coi trọng sự tồn tại của họ và đối xử với họ như mục đích chứ không phải phương tiện cho một việc nào khác. Bạn thừa nhận nỗi đau của họ như nỗi đau của bạn – nỗi đau tập thể của chúng ta.

Các mối quan hệ là nơi sợi cao su tình cảm va chạm vào mặt đường tục ngữ. Chúng đưa chúng ta ra khỏi đầu và đi vào thế giới xung quanh ta. Chúng làm chúng ta nhận ra chúng ta là một phần của cái gì đó lớn hơn và phức tạp hơn bản thân chúng ta.

Và cuối cùng, các mối quan hệ chính là cách chúng ta xác định giá trị bản thân.

5.  Tìm hiểu cảm xúc cùng với giá trị

Khi cuốn sách của Daniel Goleman ra đời những năm 90, “trí tuệ cảm xúc” trở thành một từ khóa lớn trong tâm lý học. Các CEO và các nhà quản lý tìm đọc sách vở rồi đi tới đối xử với nhân viên theo trí tuệ cảm xúc để tạo động lực cho lực lượng lao động. Các nhà trị liệu cố tiếp thu thật nhiều nhận thức về cảm xúc của khách hàng để giúp họ kiểm soát cuộc sống. Bố mẹ được khuyến khích nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc ở trẻ nhằm chuẩn bị cho chúng trước một thế giới thay đổi và hướng cảm xúc.

Tuy nhiên nhiều kiểu suy nghĩ loại này đã bỏ qua vấn đề cốt lõi. Trí tuệ cảm xúc sẽ vô nghĩa nếu không hướng tới các giá trị của bạn.

Bạn có thể có một CEO có trí tuệ cảm xúc cao nhất hành tinh, nhưng nếu cô ta sẽ dụng các kỹ năng của mình để thúc đẩy nhân viên bán các sản phẩm tạo ra nhờ bót lột người nghèo hay phá hủy hành tinh, thì liệu trí tuệ cảm xúc có phải là một phẩm chất tốt?

Một người cha có thể dạy con trai mình những nguyên lý của trí tuệ cảm xúc, nhưng không dạy cậu bé giá trị của sự trung thực và tôn trọng, cậu có thể biến thành một kẻ tàn nhẫn, dối trá nhưng thông minh về mặt cảm xúc.

Những kẻ lừa đảo đều có EQ rất cao. Chúng đọc hiểu cảm xúc rất tốt, cả cảm xúc nội tại và đặc biệt cảm xúc của người khác. Nhưng cuối cùng chúng lại sử dụng thông tin đó để thao túng mọi người vì mục đích cá nhân. Chúng coi trọng bản thân hơn mọi thứ và định giá bản thân bằng chi phí của tất cả mọi người. Mọi thứ đều trở nên xấu xa khi bạn coi thế giới bên ngoài chỉ đáng chút xíu.

Lisa Nowak, với tất cả sự thông minh và chuyên môn sáng chói của mình, đã không thể xử lý được cảm xúc của chính mình và coi trọng những thứ sai lầm. Thế là cô ấy đã để cảm xúc đẩy mình ra khỏi vách đá đời thường, rơi từ ngoài không gian vào trong một không gian bị giam cầm.

Cuối cùng, chúng ta luôn chọn những gì chúng ta coi trọng, cho dù chúng ta thấu hiểu nó hay không. Và cảm xúc sẽ mang theo những giá trị này thông qua việc thúc đẩy hành vi của chúng ta theo một cách nào đó.

Để sống cuộc đời mà bạn thực sự muốn sống, trước tiên bạn phải rõ ràng về những gì bạn thực sự coi trọng, vì đó là nơi năng lượng cảm xúc của bạn sẽ được hướng tới.

Và khi đã biết những gì bạn thực sự đánh giá cao – không chỉ những gì bạn nói – lúc đó bạn mới có thể phát triển trí tuệ cảm xúc một cách tốt nhất.


Mark Manson
Ngày 11 tháng 4 năm 2019





Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...