Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Tìm kiếm sự khôn ngoan từ Darwin tới Munger: Hậu quả


BẢY


HẬU QUẢ


Điều then chốt trong kinh tế, bất cứ khi nào ai đó quả quyết với bạn, là hãy luôn hỏi: “Thế thì sao?” Thực tế, đó không phải là ý tưởng tồi để hỏi về mọi thứ. Nhưng bạn vẫn luôn nên hỏi: “Thế thì sao?”
-          Warren Buffett

John nói với CEO của TransCorp: “Chúng ta nhìn thấy lợi ích tức thời của việc đầu tư vào máy móc. Chúng ta không nhìn thấy các hành động cạnh tranh và tất cả các lợi ích đó đi về phía khách hàng.”
Nhà báo, nhà kinh tế học người Pháp Claude Frédéric Bastiat nói trong bài luận năm 1850 của ông, That Which is Seen, and That Which is Not Seen (Điều nhìn thấy và điều không nhìn thấy): “Trong bộ phận của nền kinh tế, một hành động, một thói quen, một tổ chức, một bộ luật, sẽ cho ra đời không chỉ một hiệu ứng mà là một chuỗi hiệu ứng.” Ông tiếp tục:
Trong những hiệu ứng này, chỉ có cái đầu tiên là xảy ra ngay lập tức, nó thể hiện bản thân đồng bộ với nguyên nhân của nó – cái đã được nhìn thấy. Những cái khác phô bày ra liên tiếp – chúng không được nhìn thấy… Giữa một nhà kinh tế giỏi và một người tệ, nó tạo nên sự khác biệt – người tính được những hiệu ứng nhìn thấy, người kia tính được cả cái nhìn thấy và không nhìn thấy.
Hãy xem xét các hiệu ứng thứ cấp và dài hạn của một hành động. Charles Munger chỉ ra rằng trong kinh doanh nói chung hoặc trong một vụ kinh doanh thu được lợi nhuận không đạt tiêu chuẩn,
Tất cả các lợi thế từ những cải tiến to lớn sẽ chảy qua khách hàng… người bán máy móc – và, lớn hơn, cả các công chức nội bộ đã đôn đốc bạn mua trang thiết bị - chỉ cho bạn thấy các dự trù với khối lượng bạn đã tiết kiệm tại mức giá hiện tại, với công nghệ mới. Tuy nhiên, họ không phải làm bước phân tích thứ hai – cái gì quyết định bao nhiêu sẽ ở nhà và bao nhiêu sẽ vào túi khách hàng.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một kế hoạch dự trù nào phối hợp tới bước thứ hai đó trong đời mình. Và tôi thấy họ suốt. Hơn thế, họ luôn đọc: “Lượng vốn này sẽ giúp tiết kiệm cho bạn rất nhiều tiền vì nó tự trả hết trong ba năm thôi.” Vì vậy bạn duy trì việc mua những thứ sẽ tự trả hết trong ba năm. Sau 20 năm làm điều đó, bạn đã kiếm được lợi nhuận chỉ khoảng 4% mỗi năm. Thật là một vụ thêu dệt.
Không phải máy móc không hoạt động tốt hơn. Chỉ là khoản tiết kiệm đó không đi về phía bạn. Giảm giá cũng được thôi. Nhưng lợi ích của việc giảm giá không được đi tới anh chàng mua trang thiết bị.
Warren Buffett nói với chúng ta về các lợi ích minh họa:
Nhiều đối thủ của chúng tôi… đang bước qua cùng loại chi phí và, khi đủ số công ty đã làm như thế, chi phí giảm xuống của họ trở thành cơ sở để giá của toàn ngành giảm xuống. Theo quan điểm cá nhân, quyết định đầu tư vốn của mỗi công ty đều biểu hiện chi phí hiệu quả và hợp lý; nhìn theo quan điểm tập thể, các quyết định đã vô hiệu hóa lẫn nhau và trở nên bất hợp lý.
Bất cứ khi nào chúng ta thiết lập một chính sách mới, hãy hành động hoặc đánh giá các câu phát biểu, chúng ta phải theo dõi hậu quả. Khi làm vậy, chúng ta phải nhớ 4 thứ then chốt:
(1)   Chú ý tới toàn bộ hệ thống. Các hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp,
(2)   Hậu quả đều có tình trạng liên lụy hoặc nhiều hậu quả hơn nữa, đôi khi không mong muốn. Chúng ta không thể dự đoán hết tất cả các hậu quả có thể xảy ra, nhưng ít nhất chúng ta nên tự nhìn thấy một cái,
(3)   Hãy xem xét các hiệu ứng phản hồi, thời gian, tỷ lệ, sự lặp lại, các ngưỡng quan trọng và các giới hạn,
(4)   Các lựa chọn thay thế khác nhau sẽ có hậu quả khác nhau liên quan tới chi phí và hiệu quả. Hãy ước lượng các hiệu ứng theo thời gian và những hiệu ứng đó đáng mong muốn ra sao so với những gì chúng ta muốn đạt được.

Chúng ta không thể nhận được thứ gì không vì lý do gì.
Hãy đặt vấn đề vào các nguồn năng lượng thay thế. Vài tiêu đề đáng chú ý khi suy nghĩ về các lựa chọn thay thế: Năng lượng được dùng đối lập với năng lượng khả dụng được sinh ra không (cân nhắc toàn bộ qui trình sản xuất)? Các yêu cầu về cơ sở hạ tầng? Có khả năng mở rộng không? Vấn đề vận chuyển và lưu trữ? Chi phí (xem xét các khoản trợ cấp)? Ai trả? Ích lợi môi trường và chi phí? Bền vững? Hậu quả theo thời gian? Mức độ khó khăn trong việc đánh giá rõ ràng các yếu tố tham gia? Hậu quả nếu làm sai?
Hãy phán xử hành động bởi chính hậu quả của nó theo thời gian trong khi xem xét toàn hệ thống. Hãy đi theo các thay đổi trong các biến riêng lẻ bằng cách xác định phần còn lại của hệ thống sẽ đáp ứng theo thời gian như thế nào? Giảm rủi ro trong một khu vực có thể tăng rủi ro nơi khác. Các thay đổi trong một biến số có thể thay đổi cả hệ thống. Một thay đổi có thể gây ra một thay đổi khác và nó lại gây ra một thay đổi khác nữa, v.v… Nó bao gồm hậu quả ngắn hạn và dài hạn khi có một thời gian đủ dài giữa hành động và mọi hiệu ứng đầy đủ của nó.
Marcus Tullius Cicero nói: “Phán quyết cực kỳ công bằng là phán quyết cực kỳ không công bằng.” Vài hệ thống nên cố tình bị làm cho không công bằng một chút nếu quan tâm hơn tới các hậu quả gây cho chúng ta. Charles Munger nói với chúng ta về mô hình Hải quân – qui tắc với các lợi ích ròng:
Nếu bạn là một thuyền trưởng trong Hải quân, bạn đã làm việc 24 giờ liên tục và phải đi ngủ, bạn chuyển con tàu cho người đồng nghiệp có thẩm quyền nhất trong điều kiện khó khăn, rồi anh ta khiến con tàu bị mắc cạn – rõ ràng không phải lỗi của bạn – họ không đưa bạn ra tòa án binh, nhưng sự nghiệp hải quân của bạn chấm dứt.
Napoleon nói ông ta thích các vị tướng may mắn hơn – ông không muốn hỗ trợ kẻ thua trận. Vâng, Hải quân cũng thích các thuyền trưởng may mắn hơn.
Bạn có thể nói, “Quá khó. Đó không phải là trường luật. Đó không phải là một thủ tục.” Vâng, mô hình Hải quân ưu việt hơn trong bối cảnh của nó, so với mô hình trường luật. Mô hình Hải quân thực sự buộc người ta phải tập trung khi các điều kiện trở nên ngặt nghèo – vì họ biết rằng không có lời xin lỗi. Rất đơn giản, nếu con tàu của bạn mắc cạn, sự nghiệp của bạn kết thúc.
“Đó có phải là lỗi của bạn hay không, không phải là vấn đề. Không ai quan tâm đến lỗi của bạn. Chỉ có một qui tắc là, chúng ta xuất hiện để – vì lợi ích của tất cả, phải xem xét tất cả các hiệu ứng.”
Tôi thích những qui tắc như vậy – tôi nghĩ rằng nền văn minh làm việc tốt hơn với một vài trong số những qui tắc “không được phép sai lầm”. Nhưng chuyện này có khuynh hướng bị nguyền rủa trong các trường luật. “Đó không nằm trong thủ tục. Bạn không cần tìm kiếm công lý thực sự.”
Vâng, tôi đang tìm kiếm công lý khi tôi tranh luận về qui tắc Hải quân – tìm công lý cho vài con thuyền bị mắc cạn. Xem xét đến lợi ích ròng, tôi không quan tâm liệu một thuyền trưởng có gặp bất công trong đời anh ta không. Cuối cùng, có vẻ anh ta không bị đưa ra tòa án binh. Anh ta chỉ phải tìm một loại việc mới. Và anh ta vẫn còn lương hưu và những thứ khác. Vì vậy, đó không phải là ngày tận thế.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét