Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Tìm kiếm sự khôn ngoan từ Darwin tới Munger: Mục tiêu


NĂM


MỤC TIÊU


Kế hoạch của ta chết non vì chúng không có mục đích. Khi một người không biết bến bờ nào mình sẽ hướng đến, không có cơn gió nào là cơn gió đúng.
-          Lucius Annaeus Seneca

“Tại sao nhân viên của chúng ta, Tom, lại không làm tốt?”
Chúng ta thường bị ngạc nhiên khi người ta không làm tốt như chúng ta kỳ vọng.
Tom đã cảm nhận anh ấy sẽ được đo và được thưởng như thế nào? Điều gì anh ấy cảm nhận mới là kỳ vọng của anh ấy? Tại sao chúng ta khiến anh ấy bị lẫn lộn các thông điệp? Anh ấy cần kỹ năng gì, kiến thức gì, thông tin gì? Anh ấy đã có chúng? Chúng ta đã trả lời anh ấy thế nào về hiệu quả làm việc của anh ấy?
Tom: “Tôi có kiến thức đúng đắn và hiểu rõ mục tiêu. Tôi cũng biết cách đạt được mục tiêu và tại sao cách của tôi hợp lý nhất. Tôi có thẩm quyền để ra quyết định liên quan và có thể đo được kết quả liên tục. Nếu tôi hoàn thành mục tiêu, tôi sẽ được thưởng. Tôi quyết định khối lượng phần thưởng mà tôi sẽ nhận. Nếu tôi không hoàn thành mục tiêu, tôi sẽ mất việc. Vì tôi có trách nhiệm, đúng là tôi đang đối mặt với các hậu quả.”
Hãy sở hữu những mục tiêu khiến cho những gì ta muốn hoàn thành. Chúng ta biết chúng ta muốn gì và tại sao chứ? Như Aristotle đã nói: “Chúng ta không có khả năng đánh dấu nếu chúng ta không có mục tiêu?” Chúng ta có thể ra quyết định đúng như thế nào nếu chúng ta không biết những gì chúng ta muốn đạt được? Thậm chí nếu chúng ta không biết chúng ta muốn gì, chúng ta thường biết những gì chúng ta không muốn, nghĩa là mục tiêu của chúng ta có thể tránh được vài thứ.
Mục tiêu có ý nghĩa cần quay lại những lý do như cách kiểm tra liệu chúng ta đã đạt mục tiêu đúng hay chưa. Mục tiêu nên:
-          Được xác định tốt. Đừng nói: “Tôi muốn có một cuộc sống tốt hơn.” Hãy cụ thể. Ví dụ: “Tôi muốn một chiếc Volvo mới.”
-          Tập trung vào kết quả.
-          Thực tế và logic – cái gì có thể và không thể đạt được? Mục tiêu thấp sẽ sinh ra hiệu quả thấp và mục tiêu phi thực tế khiến người ta gian lận. Lucius Annaeus Seneca nói chúng ta nên: “Đừng bao giờ làm việc vì những mục tiêu vô dụng hoặc không khả thi.”
-          Đo được.
-          Chỉnh sửa theo nhu cầu cá nhân.
-          Có thể thay đổi. Hãy hỏi: Cho một thực tại khách quan, nên có hành động nào là tốt nhất?
Mục tiêu cũng cần ngày hoàn thành và trạm điều khiển để đo mức độ hoàn thành.
Chúng ta biết điều gì khiến ta đạt được mục tiêu không? Chúng ta không thể đạt được thứ chúng ta muốn nếu chúng ta không hiểu điều gì khiến nó xảy ra. Và chúng ta có chắc mục tiêu đó đúng là thứ chúng ta cuối cùng muốn đạt được?
Warren Buffett và Charles Munger soạn ra chủ đề khủng hoảng năng lượng tại Cuộc Họp Thường Niên của Berkshire Hathaway 2001:
Trong các hệ thống điện, chúng ta cần dư thừa công suất. Và làm sao chúng ta có được điều đó? Bằng cách đưa cho mọi người lời khích lệ có công suất dư thừa. Việc kinh doanh điện không thể bị trừng phạt nếu không vượt quá công suất và không thể được trao thưởng nếu thu được công suất ít hơn cần thiết.
Chúng ta cần ba thứ để điều này không tái diễn. Một là chúng ta cần hiệu suất vận hành hợp lý. Thứ hai, vì có xu hướng xuất hiện dấu hiệu độc quyền, chúng ta muốn có thứ sinh ra lợi nhuận công bằng, nhưng không phải lợi nhuận khổng lồ trên vốn – đủ hấp dẫn vốn mới. Và thứ ba, chúng ta cần một biên độ an toàn hoặc một công suất cao hơn một chút so với cần thiết. Chúng ta cần một phương trình đầy đủ.
Hãy luôn hỏi: Kết quả cuối cùng tôi muốn là gì? Điều gì gây ra nó? Yếu tố nào tác động chính đến kết quả cuối cùng? Yếu tố đơn lẻ nào ảnh hưởng nhiều nhất? Tôi có các biến số cần thiết để đạt được mục tiêu không? Cách nào là tốt nhất để đạt được mục tiêu? Tôi đã xem xét các hiệu ứng mà hành động của tôi tạo ra sẽ ảnh hưởng tới đầu ra cuối cùng chứ?
Khi chúng ta giải quyết vấn đề và biết những gì chúng ta muốn đạt được, chúng ta cần thiết lập ưu tiên hoặc tập trung vào những vấn đề thực sự. Cái gì ta nên làm trước? Hãy hỏi: Vấn đề nghiêm trọng đến mức nào? Chúng có thể cố định chứ? Vấn đề quan trọng nhất là gì? Các giải thiết đằng sau chúng là đúng chứ? Chúng ta đã xem xét liên kết của các vấn đề chưa? Hậu quả dài hạn là gì?
Vì hiệu quả lớn – tốt hay xấu – xảy ra khi chúng ta tối ưu hóa vài yếu tố hoặc kết hợp nhiều yếu tố, chúng ta nên sử dụng bất kỳ yếu tố nào cần thiết để đạt được mục tiêu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét