Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Dành cho giấc mơ khởi nghiệp: Lịch sử Thung Lũng Silicon - phần 1



Lịch sử Thung Lũng Silicon: Transistors, Stanford, và Đầu Tư Mạo Hiểm

Tường thuật lại bối cảnh ra đời của trung tâm sản sinh ra nhiều phát minh công nghệ nhất thế giới  — Thung Lũng Silicon




TL; DR
·                     William Shockley phát minh ra transistor (bóng bán dẫn) tại Bell Labs. Transistor là phiên bản đời đầu của mạch tích hợp (integrated circuit) sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ công nghệ hiện đại sau này.
·                     Sau đó ông rời Bell Labs để lập ra công ty Shockley Semiconductor ở California và tuyển những kỹ sư hàng đầu trợ giúp mình.
·                     Shockley Semiconductor là nơi khai sinh ra ngành công nghiệp bán dẫn, cũng là ngôi nhà chung của các công ty như Fairchild, AMD, và Intel.
·                     Cùng lúc đó, Fred Terman giải ngũ trở về và biến Stanford thành một trung tâm đổi mới công nghệ.
·                     Sinh viên Stanford được khuyến khích sử dụng kiến thức kỹ thuật của họ tạo ra các công ty trong đời thực.
·                     Thung lũng Silicon hiểu giá trị của cộng tác và giao tiếp, hỗ trợ dòng ý tưởng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
·                     Ngành công nghiệp Đầu Tư Mạo Hiểm bắt đầu hình thành ở Thung lũng Silicon. Lợi nhuận thu về cao từ các công ty thuở sơ khai đã tạo cảm hứng thúc đẩy ngày càng nhiều tiền đổ về đây.




Nơi ra đời ngành công nghiệp bán dẫn

Từ ‘Silicon’ trong “Thung Lũng Silicon”

Năm 1940 William Shockley đã phát minh ra bóng bán dẫn tại Bell Labs. Ngay sau đó, ông nhận ra mình không thể đi xa hơn ở Bell nên xin nghỉ việc để tìm kiếm những gì ông muốn làm tiếp. Sau một thời gian ở Caltech và Washington DC, ông quyết định muốn sở hữu một công ty của riêng mình.
Sau đó Shockley bắt đẩu tuyển những kỹ sư hàng đầu trên cả nước Mỹ tới làm việc cho mình. Năm 1956, ông tuyển người, và họ chính thức mở cửa làm ăn kinh doanh.
Dù là nhà phát minh nổi tiếng, nhưng Shockley lại không phải là nhà quản lý giỏi. Năm 1957, chỉ sau một năm thành lập công ty, 8 nhân viên đơn giản là không thể làm việc nổi với ông thêm nữa. Tháng 9 năm đó, “8 nhân vật phản nghịch” đó – cái tên thường dùng để gọi họ sau này – đã quyết định thôi việc..
Hôm sau, 8 người đàn ông này ký một hợp đồng 1.3 triệu đô với một công ty ở New York tên là Fairchild Camera and Instruments để tạo ra công ty Fairchild Semiconductor. Fairchild hướng tới xây dựng các transistor theo cách họ muốn chứ không phải theo cách Shockley ra lệnh.
8 người đàn ông đó là: Julius Blank, Victor Grinich, Jean Hoerni, Gene Kleiner, Jay Last, Gordon Moore, Robert Noyce, và Sheldon Roberts. Mấy người trong số 8 người này sau này lại rời đi để sáng lập ra Intel, AMD, Nividia, và Kleiner Perkins.



8 nhân vật phản nghịch sau khi vừa thành lập xong Fairchild Semiconductor

Transistor đã trở nên cực kỳ phổ biến trong mọi thứ, từ radio tới điện thoại, máy tính, và giờ các nhà sản xuất muốn một thứ gì đó tốt hơn thế. Tất nhiên rồi, transistors nhỏ hơn đèn ống chân không, nhưng với một số thiết bị điện tử đời mới nhất, chúng vẫn chưa đủ nhỏ.
Sau khi một transistor được làm ra, nó phải được kết nối với dây dẫn và các linh kiện điện tử khác. Điều đó có nghĩa là transistor không thể nhỏ hơn thứ mà một người chỉ dùng cái nhíp vẫn có thể xử lý được.
Có hai người đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này gần như cùng lúc. Độc lập với nhau, Jack Kilby và Robert Noyce nhận ra rằng tất cả các phần của một mạch, không chỉ transistor, đều có thể được làm bên ngoài silicon. Nếu có thể thành hiện thực, toàn bộ mạch có thể được xây dựng thành một khối tinh thể riêng biệt – khiến nó nhỏ hơn và dễ sản xuất hàng loạt hơn. Trong khi Kilby điên đầu với hàng loạt chi tiết để xây dựng từng thành phần riêng lẻ, thì Noyce nghĩ về một cách tốt hơn nhiều để kết nối toàn bộ các phần đó với nhau. Thế là mạch tích hợp (integrated circuit, người trong nghề chúng ta quen gọi là ‘con IC’) ra đời.


Robert Noyce với bản vẽ mạch tích hợp

Silicon dùng trong IC là nguồn gốc Thung lũng Silicon lấy làm tên cho mình. Năng lực sản xuất lớn, độ tin cậy và khả năng đóng gói theo từng khối theo thiết kế mạch của IC đảm bảo mức độ tăng trưởng nhanh chóng của nó. IC giờ được sử dụng trong mọi thiết bị điện tử, từ máy tính, điện thoại, tới các công nghệ hiện đại nhất.


Thiết kế mới của Công Viên Nghiên Cứu Stanford

Động cơ cải tiến của Fred Terman

Giống như nhiều cải tiến công nghệ khác, điện tử bắt đầu trong thời chiến. Trong Chiến Tranh Thế Giới thứ II, Fred Terman rời vị trí giảng dạy ở Stanford để dẫn dắt một phòng nghiên cứu 850 người ở Đại Học Harvard.
Là người lãnh đạo nhiệm vụ quân sự tuyệt mật, Fred Terman bí mật nghiên cứu các phần mũi nhọn nhất, độc quyền trong lĩnh vực của mình. Khi chiến tranh gần kết thúc, ông nhận ra:
“Các nghiên cứu phục vụ chiến tranh [bây giờ] vẫn còn bí mật sẽ là cơ sở khôi phục và mở rộng nền công nghiệp điện tử thời hậu chiến… Stanford có cơ hội đạt được vị trí nào đó ở phương Tây tương tự như vị thế của Harvard ở phương Đông.”

Sau chiến tranh, ông tìm cách thu hút một số sinh viên giỏi nhất và khoa viện tốt nhất tới Stanford bằng cách bảo đảm tài trợ cho các dự án giúp tăng cường danh tiếng của Stanford trong lĩnh vực điện tử.
Điều này đã tập trung thúc đẩy đồng nghiệp và sinh viên thương mại hóa các ý tưởng của họ, trợ giúp bước nhảy vọt ban đầu về kỹ nghệ tại Stanford. Dần dần, danh tiếng của Stanford tăng trưởng và trở thành một nguồn cung công nghệ quân sự, sánh ngang với Harvard và MIT.
Nhưng sự ủng hộ thương mại hóa công nghệ của Terman đã vượt ra khỏi lĩnh vực quân sự. Terman thúc đẩy xây dựng Công Viên Nghiên Cứu Stanford (Stanford Research Park), một nơi chỉ phục vụ cho các công ty công nghệ tư nhân, mũi nhọn nằm vùng. Đó là mô hình đầu tiên thuộc dạng này, nhanh chóng trở thành ngôi nhà chung nổi tiếng của các nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ như Lockheed, Fairchild, Xerox và General Electric.
Bạn có lẽ cũng sẽ bảo Công Viên Công Nghiệp Stanford là trung tâm liên kết mạng lưới gốc của một số bộ não sáng chói nhất trong lĩnh vực công nghệ, pha trộn giữa hàn lâm và công nghiệp, có mục tiêu phát triển tri thức công nghệ.
Kể từ đó, cây cầu nối của Stanford giữa trường đại học với ngành công nghiệp công nghệ trở nên mạnh mẽ, lôi cuốn, truyền cảm hứng và tinh thần doanh nhân cho rất nhiều sinh viên. Câu chuyện nổi tiếng nhất, tất nhiên, chính là của Terman và các học trò của mình William Hewlett và David Packard, hai người phát minh ra bộ dao động âm thanh cải tiến (audio oscillator). Terman đã thôi thúc cặp đôi này đưa đột phá của họ vào kinh doanh.
Dần dần, Hewlett – Packard (gọi tắt là HP) đã ra đời và chuyển vào công viên nghiên cứu, trở thành nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới. Bill Hewlett và David Packard cùng đại gia đình doanh nghiệp của họ đã tặng trên 300 triệu đô cho Stanford.


Từ trái sang phải: Fred Packard, Bill Hewlett, and Fred Terman

Do gần gũi với hàng loạt cải tiến và phát minh đỉnh cao, các viện hàn lâm của Stanford đã có cơ hội định vị các thăng trầm công nghệ trong nền công nghiệp và tư bản hóa bằng cách đầu tư vào những nghiên cứu đột phá mới, chẳng hạn như đồ họa máy tinh, hệ thống GPS năng lượng thấp mà sau này trở thành Wi-Fi.



Một hệ thống mở

Nhiều nhà sáng lập các công ty ở Thung lũng Silicon đều có gốc gác từ miền Tây Nam. Dù họ có lẽ đã phải đi học đại học và sau đó làm việc ở Vùng Biển Phía Đông (East Coast – miền duyên hải hẹp từ Boston tới Washington DC), nhưng họ không thực sự chấp nhận hình thức và không khí nghẹt thở của Vùng Biển Phía Đông. Họ thấy sự tự nhiên của California phù hợp với sở thích của họ hơn. Họ cũng cảm thấy tự do trải nghiệm nhiều hơn với những cách tổ chức thể chế mới mẻ ở California.
Ý nghĩa cộng đồng tồn tại trong số những người làm về công nghệ ở Thung lũng Silicon không chỉ là một hiện tượng xã hội vui vẻ nhất thời. Nó cho phép các doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon giải quyết các vấn đề kỹ thuật dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với các tổ chức lớn hơn ở Vùng Biển Phía Đông, nơi có nhiều điều luật cấm đoán. Điều này tạo cho Thung lũng Silicon một sự thích nghi và linh hoạt cực kỳ quan trọng đảm bảo sự sống còn trong nền công nghiệp – nơi khả năng thích nghi và linh hoạt còn quan trọng hơn cả bị mất các bí mật thương mại.
Trong cuốn sách Thiên Thần (Angel), Jason Calacanis đã giải thích:
Sản phẩm vĩ đại nhất mà Thung lũng Silicon đã từng tạo ra chính là Thung lũng Silicon, nơi thế hệ này nối tiếp thế hệ kia tái đầu tư và tự thúc đẩy nhau đạt tới những mức độ hiệu quả cao hơn nữa.
Thật sững sờ khi nhìn Google đạt 3 tỷ đô lợi nhuận hằng năm chỉ trong 9 năm, cho đến khi Facebook cũng làm chính xác cùng điều đó trong 7 năm. Facebook đã quan sát Google chiến đấu trên hàng tá thị trường và trở thành kẻ thống trị, sau đó họ làm điều đó trong ít thời gian hơn.
Airbnb và Uber quan sát Google và Facebook mở rộng khắp toàn cầu, đội ngũ quản lý của họ ghi nhớ những cái đó vào sổ tay và cải tiến thêm. Thế hệ khởi nghiệp kế tiếp sẽ lại làm điều tương tự.
Rất bình thường khi thấy những người làm cho Google chuyển sang Facebook vì các gói lương thưởng hấp dẫn hơn, mang theo toàn bộ kiến thức của họ về cỗ máy quảng cáo của Google. Sheryl Sandberg dành 7 năm ở Google xây dựng chương trình quảng cáo trước khi trở thành nhân vật số hai tại Facebook, sau Mark Zuckerberg.
Điều tương tự giờ cũng đang xảy ra với nhân viên của Facebook có kinh nghiệm trong các chiến lược quốc tế hóa để trở thành những nhà quản trị hàng đầu tại Uber và AirBnB.


Mạng lưới hoán chuyển tài năng giữa các hãng lớn ở Thung lũng Silicon năm 2011

Không giống như nhiều đồng nghiệp ở Vùng Biển Phía Đông, các doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon hiểu rằng cộng tác và cạnh tranh đồng thời mới dẫn tới thành công. Ý tưởng này được phản ánh trong bộ luật của California cấm các thỏa thuận không cạnh tranh (NonCompete Agreements).  Ecosystem hỗ trợ thử nghiệm, xử lý rủi ro, chia sẻ các bài học thành bại.


Vị trí của nhiều nhà tư bản mạo hiểm ở Thung lũng Silicon

Đổ dầu vào lửa
Cuộc phóng thành công vệ tinh Sputnik của Sô Viết đủ khiến Quốc Hội Mỹ sợ hãi và phải thông qua đạo luật chính thức cho phép Bộ Doanh Nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (US Small Business Administration - SBA) cấp phép cho “các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhỏ lẻ - Small Business Investment Companies – SBICs” để hỗ trợ vốn và quản lý cho các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ. Giờ thay vì Chính phủ đầu tư vào công nghệ, các nhà quản lý quỹ tư nhân cũng có thể tìm kiếm và đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.


Cha đẻ của Tư Bản Mạo Hiểm

Công ty đầu tiên từng hưởng lợi từ việc chuyển đổi mô hình này là Fairchild Semiconductor, được thành lập bởi 8 kẻ phản nghịch đã rời bỏ Shockley Semiconductor. Arthur Rock là nhà đầu tư chính ở Fairchild Semiconductor năm 1961. Công ty của ông, Davis & Rock, được coi là công ty Đầu Tư Mạo Hiểm tư nhân đầu tiên.
Còn có 3 công ty nổi tiếng khác vào những năm 1960, đó là Draper, Gaither & Anderson (1961); Sutton Hill (1964); và Mayfield Funds (1963). Các công ty này đều đã tìm được những khoản lời khổng lồ khi đầu tư vào các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon như Apple, Intel…
Năm 1969, toàn bộ cộng đồng đầu tư mạo hiểm có khoảng 20 người. Giống như phần còn lại của thung lũng, các nhà đầu tư mạo hiểm ban đầu này cũng chia sẻ nhiều ý tưởng với nhau.
Thực tế, có một lượng nhân sự chuyển qua lại giữa các công ty này. Bill Draper khởi nghiệp ở Draper, Gaither & Anderson và Sutton Hill. Mayfield Funds được đối tác của Arthur Rock là Tommy Davis tạo ra.
Luồng ý tưởng giữa các nhà đầu tư mạo hiểm làm gia tăng nhiều khái niệm ngày nay các nhà đầu tư công nghệ hay dùng, chẳng hạn như  tập trung vào nhà sáng lập hơn là công ty, làm chủ các doanh nghiệp hứa hẹn giống như “các doanh nghiệp thường trú”.
Ngay khi cả nước thu được toàn bộ số tiền làm ra ở Thung lũng Silicon, ngành công nghiệp này bắt đầu bùng nổ. Những người khổng lồ như Kleiner (1972), Sequoia Capital (1972), và New Enterprise Associates (1978) dù đều khởi nghiệp trong lĩnh vực gỗ mộc, đã mang ngày càng nhiều tiền của họ sang tiếp nhiên liệu cho sự sáng tạo và tăng trưởng của các công ty công nghệ cao.


Mike Markkula đưa ngân phiếu cho Steve Jobs (Vụ làm ăn được Sequoia tạo dựng)



Playbook App Author


Phần 2 sẽ đề cập đến sự ra đời của ngành công nghiệp máy tính và internet, và tại sao Thung lũng Silicon chiếm được lợi thế duy nhất riêng biệt.

Jon Westenberg: Các blogger và diễn giả thành công đang rao bán cho bạn những thứ nhảm nhí



Các blogger và diễn giả thành công đang rao bán cho bạn những thứ nhảm nhí

Không, bạn không cần thức dậy lúc 5 giờ sáng…
Bạn không phải theo đuổi thói quen mỗi sáng của ai đó.
Vì sao bạn biết không? Tôi chỉ đang cố nói với bạn điều này.

Bắt đầu một ngày lúc 5 giờ sáng…
Uống nước ấm với chanh…
Ăn kiêng từng đợt…
Đọc một quyển sách mỗi ngày…
Ngồi thiền 45 phút…

… sẽ không làm cho bạn trở thành một người thành công.

Bạn đọc bao nhiêu bài viết hay hội thảo xác nhận điều đó đều không quan trọng. Bạn theo đuổi bao nhiêu người có sức ảnh hưởng cũng chẳng quan trọng. Bao nhiêu người đăng bậy bạ các đoạn truyền cảm hứng trên Instagram cũng chẳng quan trọng. Bạn đọc bao nhiêu mẩu tin đáng tiền trên Huffington Post lại càng không quan trọng.
Thành công không đến từ việc áp dụng bất kỳ sê ri ma thuật nào cả.
Thành công không đến từ việc tìm kiếm một nhát cuốc kỳ diệu trong đời hòng biến bạn thành một cỗ máy hiệu suất hơn hẳn.
Và đương nhiên tất cả các blogger, các diễn giả này đều biết điều đó.

Về mặt cá nhân, tôi hiểu họ. Và tôi có thể nói cho bạn, hầu hết họ đều đưa ra những thứ khốn kiếp đó vì nó phải như vậy, có quá nhiều cú click chuột từ những người chỉ muốn tin ma thuật màu nhiệm là sự thật. Nhưng họ không phải là những kẻ giác ngộ của một thứ năng lượng tinh khiết nào cả. Họ chỉ giống như bạn và tôi, dù họ dường như gây cảm hứng đến thế nào đi chăng nữa.

Thành công đến từ may mắn, thời gian, lao động chăm chỉ, kiên nhẫn và khả năng ăn nhiều gạch đá khi ai đó dẫn trước bạn, vì bạn tin vào học thuyết “khổ tận cam lai”.

Thế thôi.



Chẳng có bí quyết thần kỳ nào, chẳng có liều thuốc vi lượng nào, chẳng có cuộc chạy đua dài hơi nào, chẳng phải đọc mớ triết lý khắc kỷ hay bất kì thứ gì người ta bảo bạn là bí mật. Tất nhiên những thứ đó có thể giúp được một số người, nhưng chúng không phải là câu trả lời cho vấn đề của tất cả mọi người. Đó không phải là chìa khóa để thành công.

Chẳng có cái chìa khóa nào cả.

Hãy để tôi kể cho bạn nghe về đời tôi. Không phải là về một blogger truyền cảm hứng thành công, một nhà khởi nghiệp nhiều thành tựu.
Tôi buồn chán suốt nhiều tuần lễ. Tôi dậy muộn. Tôi ăn sáng bằng McDonald, ăn trưa và ăn tối cũng vậy luôn. Tôi làm việc một cách trì trệ, hiệu suất của tôi hiếm khi là 9/10. Thường chỉ khoảng 6/10. Sự hối hả không có trong từ điển của tôi. Công việc khởi nghiệp cũng vậy, chỉ làm 4 ngày trong tuần, đã khiến tôi ngán đến tận cổ.
Khi tôi nhìn vào gương, tôi luôn luôn không thích những gì mình thấy. Khi tôi làm việc cho các doanh nghiệp của mình, tôi không phải lúc nào cũng thích những gì mình đang làm. Tôi không cảm thấy mình có định mệnh phải làm gì đó, và tôi không cho rằng ai đó muốn “có ý nghĩa” thì phải làm được một thứ gì đó.
Tôi không thức dậy lúc 5 giờ. Tôi không chạy hằng ngày. Tôi không ngồi thiền hằng ngày. Tôi không sống trôi nổi trên mây trên gió, nơi sự tồn tại đang khiến tôi nổi như cồn và tôi có thể thấy vô vàn tình cảnh của nhân gian. Tôi là một mớ hỗn độn khốn kiếp.

Tất cả chúng ta đều là một mớ hỗn độn khốn kiếp. Đó là một phần của con người. Vì thế, hãy dừng ngay việc săn lùng khái niệm lý tưởng hóa về “sự thành công”.

Dù bạn có đồng ý với điều đó hay không thì nhiệm vụ của bạn là, hãy tìm cách làm việc bạn thường thích nhiều hơn số thời gian mà bạn không thích nó, được ở bên những người bạn yêu mến, và tìm cách đạt được những thước đo hạnh phúc và thỏa mãn của chính bạn. Đừng là Grant Cardone (tác giả có sách bán chạy nhất trên New York Times, diễn giả quốc tế, nhà đào tạo bán hàng và phát triển cá nhân, doanh nhân thành công trong lĩnh vực bất động sản và công nghiệp ô tô). Đừng là Tai Lopez (nhà đầu tư, diễn giả truyền cảm hứng, chuyên gia tư vấn và đối tác của hơn 20 công ty). Đừng là tôi.

Bạn chỉ có một cuộc đời ngắn ngủi và hữu hạn để mà phung phí. Bạn phải dùng nó để làm những gì mình muốn, đừng săn tìm những thứ chết tiệt chỉ làm bạn khốn khổ.
Tôi luôn cố gắng nói như vậy. Đôi khi, tôi thất bại khi làm điều đó. Tôi viết blog về những thứ nhảm nhí vớ vẩn, khá nhỏ nhoi, vì nhận được vô số click chuột thích thú.

Vì thế tôi muốn nói điều này.

Bạn không cần phải làm cuộc đời bạn phù hợp với ý tưởng về thành công của đứa chết tiệt nào cả.
Bạn chỉ cần làm chính bạn mà thôi.

Jon Westenberg
Blogger có nhiều người đọc nhất Australia,
nhà văn, nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư



Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Guidance Systems – 3 (Jacob Ward): Nguyên nhân chúng ta hết lòng (kể cả hy sinh)



Guidance Systems – 3 (Jacob Ward): Nguyên nhân chúng ta hết lòng (kể cả hy sinh)

Mô tả công việc quả là khó: tìm những người cam kết vì một nguyên nhân nào đó khiến họ chiến đấu và chết vì nó, sau đó đến đủ gần họ để bạn có thể thực sự hiểu được sự cam kết đó. Đây là những gì một nhóm đơn thương độc mã tại Artis International đòi hỏi. Các nhà nghiên cứu thành lập nhóm này tìm kiếm, làm bạn và nghiên cứu những tay súng ác liệt nhất thế giới trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất hiện nay. Trong quá trình này, họ phát hiện ra các hệ thống khiến con người chúng ta có lẽ không thể biến chúng ta thành loại người mình muốn.
Lydia Wilson, một nghiên cứu viên ở Artis, nghiên cứu lịch sử ở Cambridge, sống và làm việc ở Syria, Beirut, Kosovo, Jordan. Cô nói tiếng Ả Rập và được coi là một trong những thành viên không biết thế nào là sợ của đội. Thông thường, các cuộc phỏng vấn của cô diễn ra ở những nơi ngay cả cánh nhà báo cũng không tới. Cô nhớ lại: “Có lần tôi đang phỏng vấn một vị tướng Peshmerga ở biên giới tuyến đầu, và người ở lại theo mệnh lệnh làm chỉ huy khi ông ta vắng mặt là một người bạn của tôi.” (Peshmerga là lực lượng quân đội người Kurd ở Iraq) “Khi chúng tôi lái xe khỏi đó một lúc, ông ta hỏi ‘cô không nghe thấy cuộc tấn công của IS trong lúc trò chuyện à?’ Tôi không hề nghe thấy. Trong bản thảo ghi phỏng vấn lúc đó, tôi hỏi ‘có phải trời đang mưa không?’” Cô cười phá lên.
“Peshmerga rất cực đoan, và họ luôn nói về người Kurd. Ví dụ, họ sẽ không tự thổi bay mình. Đó không phải là người Kurd. Nhưng hiếu khách là một điều lớn lao với họ. Rất người Kurd. Vì thế có cảnh họ yêu cầu quân đội của họ không được bắn đáp trả lại, nếu việc bắn nhau khiến tôi sợ hãi.”
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature Human Behaviour, Wilson, đồng sáng lập Scott Atran của Artis và vài đồng nghiệp đã mô tả chi tiết các thuộc tính của “các kịch sĩ tận tâm”, những người giống Peshmerga với đặc trưng mạnh mẽ và đáng sợ: “cam kết với các giá trị thiêng liêng không thể thương lượng được và với các nhóm mà các kịch sĩ này tham gia” cũng như “sẵn sàng từ bỏ gia đình cho những giá trị đó.” Tôi đã phỏng vấn Atran và đội ngũ của ông vài lần trong những năm qua, trong việc này hay việc kia, họ còn tiết lộ những giá trị dường như chuyển biến và ảnh hưởng tới con người theo những cách mạnh mẽ mà chúng ta hoàn toàn không hiểu nổi.

Bài báo mới từ Artis dựa trên các cuộc phỏng vấn trên chiến trường với Peshmerga, các phiến quân vũ trang ở Iraq, và quân đội Sunni của Ả Rập, cùng với các tay súng IS bị bắt giữ. Trong các cuộc đối thoại với các nhà nghiên cứu, những lời giải thích tự nhiên của các tay súng cho hành động của mình đã lặp lại những nguyên mẫu mà Artis từng đụng độ trước đây. (Nghiên cứu được bổ sung bằng các cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 6000 người không phải chiến binh thánh chiến ở Châu Âu.) Họ thể hiện sự trung thành đáng kinh ngạc với những lý tưởng trừu tượng. Họ thể hiện sự trung thành với đội nhóm chiến đấu của mình lớn hơn nhiều so với chính gia đình mình. Và khi được tặng cho khả năng hoán đổi chiến trường với những tiện nghi trần thế - tiền bạc, cuộc sống an toàn ở một quốc gia thanh bình, một đời sống tốt đẹp hơn cho con cái ở nơi nào đó – họ thường nổi giận, đôi khi còn tức đến sôi máu.
Các tác giả biết rằng họ đang đối phó với những người có động lực mạnh mẽ. Nghiên cứu viết: “Chúng tôi đã thấy bằng chứng của hành động tận tâm trong chiến đấu cho ngôi làng Kudilah, vụ tấn công đầu tiên trong trận đánh chiếm lại Mosul, thành phố lớn nhất bị IS kiểm soát. Khoảng 90 tay súng IS đấu với hàng trăm lính của liên quân Peshmerga, quân đội Iraq và quân đội Ả Rập Sunni. Hơn một nửa số tay súng IS đã chết, trong đó hơn một chục tên đã tự sát.”
Điều gì khiến những tay súng này hy sinh hết lòng đến vậy? Các tác giả đã cố gắng xác định các yếu tố trực tiếp ép buộc những con người bằng xương bằng thịt trần tục tách rời khỏi xã hội bản xứ và tình nguyện ném mình vào chiến tranh. Kết thúc nghiên cứu, họ dường như đã xác định được một số “giá trị thiêng liêng” đủ mạnh để làm được điều đó. Trong việc nghiên cứu những giá trị này, họ cũng có thể xác định những động lực thúc đẩy chính bạn hay tôi.

Nghiên cứu định nghĩa một giá trị “thiêng liêng” là thứ không thể bị cám dỗ, hoàn toàn không thể thương lượng. Các tác giả viết: “Để đo lường sự thiêng liêng, chúng tôi điều tra mức độ sẵn sàng trao đổi các giá trị lấy các lợi ích vật chất, dù là lợi ích cá nhân hay lợi ích tập thể. Từ chối tuyệt đối trước những tráo đổi như vậy là một dấu hiệu của giá trị thiêng liêng.”
Những giá trị đó là gì? Với những đội du kích Peshmerga và người Kurd ở Iraq, giá trị đó là một cam kết cho nhà nước Kurd độc lập và nhân phẩm của “giá trị Kurd”. Đối với người Ả Rập Sunni, giá trị đó gồm những lời nghi vấn về luật Shariah và “gốc Ả Rập”.
Các nhóm đều tự tin mãnh liệt vào sức mạnh tinh thần của họ, chứ không đánh giá năng lực của họ trên chiến trường thông qua các xét đoán quân sự hợp lý. “Sử dụng các kỹ thuật đánh giá khả năng chịu đựng thể xác để đánh giá sức mạnh cảm nhận được của nhiều nhóm chiến binh ở Iraq, chúng tôi thấy rằng cả chiến binh IS và PKK đều xem thường tầm quan trọng của những khó khăn khủng khiếp về thể xác trong và ngoài nhóm. Họ lập luận rằng điều quan trọng nhất là năng lực chịu đựng về tinh thần.”
Tiếp theo, danh sách cho một “kịch sĩ tận tâm” sẽ như sau: Người hết lòng đến mức đủ để chiến đấu và chết vì một nguyên nhân nào đó sẽ thêm bản sắc cá nhân vào bản sắc của nhóm, họ thường đánh giá cao nhóm thậm chí còn trên cả chính gia đình mình, họ sở hữu những niềm tin trừu tượng về tự do và nhân phẩm không hề bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ vật chất, và họ đánh giá bản thân cùng kẻ thù của mình dựa trên sức mạnh tinh thần chứ không phải quân số hay vũ khí. Từ Pháp, nơi ông đang làm giám đốc nghiên cứu nhân chủng học tại Đại Học Ecole Normale Supérieure ở Paris, Scott Atran nói với tôi rằng ông tin có một số mục tiêu mang tính tiến hóa cho tất cả những chuyện này.
Ông nói: “Những tư tưởng siêu việt này vượt ra ngoài phạm trù cá nhân, khiến nhóm miễn dịch với sự kiểm soát thường xuyên, thật nghịch lý khi nó lại cho ra sức mạnh nhóm và sức mạnh cá nhân không thể tin nổi. Chính điều đó đã đưa chúng ta ra khỏi hang hốc.”
“Bạn cần có các cách giữ các nhóm ngày càng lớn mạnh bên nhau. Các hệ thống ý tưởng lạ lùng này – những ý tưởng siêu việt không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm – trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì một điều gì đó, bạn phải đảm bảo các thành viên trong nhóm của bạn mù quáng đến chết bằng mọi cách. Đó là kiểu ý niệm ‘Thà chết còn hơn bị nhuộm đỏ’.”

Nafees Hamid, một nhà nghiên cứu của Artis, đã làm việc nhiều năm để tìm hiểu các tay súng mới được chiêu mộ của IS, nhóm khủng bố gốc Jihad bị cấm ở Anh Al-Muhajiroun và nhiều nhóm khác. Hamid lớn lên ở Vùng Vịnh California, nghiên cứu khoa học nhận thức và tâm lý học tại UC San Diego, sau đó nhận bằng Thạc sĩ về khoa học nhận thức tại École Normale Supérieure nơi Atran đang giảng dạy. Hamid giờ phải chia sẻ thời gian của mình giữa London và Barcelona. Anh thành lập các mối quan hệ trực tuyến hoặc trực tiếp với các nhà tuyển dụng tận gốc, và từng làm việc với những kẻ đào thoát đang vắng mặt trong các trung tâm giam giữ. Anh nói: “Tôi nghĩ về dài hạn và ngắn hạn. Trong ngắn hạn, mọi chuyện có vẻ khá ảm đạm.”
Lúc này, anh đang trong dự án nghiên cứu Artis chưa công bố, nhưng anh nói dự án đã dạy anh một số điều, có thể biết những loại giá trị nào sẽ gây ra các phản ứng sâu sắc, tự động, cảm xúc; còn loại giá trị nào sẽ nhận được phản ứng bình tĩnh hơn, cân nhắc hơn từ não.
Nghiên cứu có những cuộc phỏng vấn với nhiều người ủng hộ Al Qaeda ở Châu Âu, lấy ra từ các cộng đồng dân di cư cụ thể. Hamid cho biết những phát hiện này cho thấy các giá trị thiêng liêng có thể được một phần của bộ não xử lý thông qua học hỏi và tuân theo các qui tắc cụ thể, kiểu như: bếp lò thì nóng, vách đá thì nguy hiểm… Hamid nói: “Các giá trị thiêng liêng thực sự dường như đã thiết lập nên hệ thống học thuyết về nghĩa vụ. Còn khi đó là các giá trị không thiêng liêng, nó thuộc các phần kiểm soát hành động của bộ não. Phần này hoạt động chậm lại, tư duy mọi thứ và xử lý những suy nghĩ cao hơn của chúng ta. Về cơ bản, thời gian phản ứng cho các giá trị không thiêng liêng sẽ chậm hơn.”
Vậy hành động nào vi phạm các giá trị thiêng liêng và thiết lập các phản ứng bản năng? Hamid nói: “Một trong số hành động đó là vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Muhammet. Một hành động khác là luật Sharia ở những vùng đất không theo Hồi giáo. Chuyện của Kashmir và Palestine. Chuyện này là hệ quả của việc đánh giá thấp các giá trị thiêng liêng.”
Các giá trị không thiêng liêng, gây ra phản ứng dễ đo đếm hơn, “là sự chiếm đóng của quân đội Mỹ trong các vùng đất của người Hồi giáo, các cuộc chiến tranh lẻ tẻ, liệu có phải dạy đạo Hồi hay có thức ăn thiêng liêng trong trường học cho bọn trẻ con hay không.”
Hamid nói, về mặt hiệu ứng, chuyện thực sự ảnh hưởng tới sinh mạng của họ không kích hoạt những hệ thống ra quyết định mạnh mẽ nhất trong não bộ của họ. “Các giá trị thiêng liêng rất rộng, trừu tượng, siêu việt. IS không dành thời gian nói về đồ ăn halal (đồ ăn bằng thịt theo luật Hồi giáo) ở các trung tâm công cộng. Đó không phải những giá trị họ cần tốn thời gian vào đó.”
Có vẻ như mọi chuyện kiểu này không tuân theo tháp nhu cầu của Maslow, hoặc bất kỳ một hệ thống phân loại đơn giản nào có thể điều khiển được các kịch sĩ tận tâm này. Các giá trị trừu tượng – các giá trị không tạo ra sự khác biệt thực sự trong cuộc sống của chúng ta, nhưng nói cho biết chúng ta muốn là ai – thường được dễ dàng nâng lên vai trò thiêng liêng hơn. Hamid nói: “Có gì đó rất gợi cảm về sự trừu tượng. Đó là thứ khiến các bên ngoại lai đổ xô tới với thế giới Hồi giáo.”
Khó khăn nảy sinh khi các nhóm giao đấu với nhau vì xung đột các giá trị thiêng liêng. Hamid nói anh không lạc quan với việc giúp mọi người hòa thuận. Anh nói: “Chuyển các bộ lạc vào các thành phố khắp thế giới, phá vỡ đường biên giới, nhìn nhận tất cả chúng ta đều là con người bình đẳng – những chuyện này cần rất nhiều lòng tin và sự tự tin, và không để người ta cảm thấy bị cách ly.”
“Cách bộ não chúng ta tiến hóa còn mang tính bộ lạc hơn thế nhiều lần. Cơ cấu chính trị của chúng ta đang đi ngược lại với cơ cấu não bộ.”

Cơ cấu truyền thông của chúng ta vốn được mài sắc bởi sức mạnh phân tích của công nghệ, tuy nhiên lại rất tương đồng với cơ cấu bộ não. Nếu chúng ta áp đặt những phát hiện của Artis về sinh mạng các chiến binh thánh chiến vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta với tư cách là người sử dụng công nghệ và người xem phương tiện truyền thông, thì mô hình mẫu này sẽ nằm đúng vị trí.
Artis đã phát hiện ra rằng các kịch sĩ tận tâm sẽ gắn bản sắc cá nhân của họ vào bản sắc của nhóm. Xu hướng này là một công cụ mạnh mẽ không chỉ dành cho những kẻ cực đoan, mà còn cho bất kỳ nhóm nào – các nhà hoạt động vì quyền được mang súng, nhà phân tích dân chủ, nhân viên cứu hộ giống chó lùn – muốn tuyển thêm thành viên, gây quỹ, hoặc ảnh hưởng đến chính sách. Hành vi ngây thơ khi gia nhập một nhóm Facebook hay SubReddit muốn lôi kéo chúng ta trong số những người dùng có cùng sở thích thực tế có thể sẽ hoạt động mạnh hơn nhiều lần chúng ta tưởng. Bộ não của chúng ta được xây dựng để có phản ứng tình cảm sâu sắc hơn với người chúng ta tưởng tượng là bản thân mình chứ không phải với con người thực sự của chúng ta.
Và trong khi chúng ta muốn tưởng tượng chủ nghĩa dân tộc cực đoan (tribalism) cùng các phản ứng tình cảm sâu sắc với những giá trị thiêng liêng, trừu tượng mà Artis đã quan sát thấy trong các kịch sĩ tận trung là con đường dài khiến ta rời xa khỏi con người thực sự của mình trên mảnh đất phương Tây, thì điều này có lẽ không phải là cá biệt, ít nhất là không quá lâu nữa.

Lydia Wilson nói rằng cô bắt đầu nhìn ra các sức mạnh tương tự - vốn đang hoạt động rất mạnh mẽ trong người các chiến binh thánh chiến trên khắp thế giới - giờ lại chuyển vào cơ cấu chính trị xã hội của Mỹ, Anh và phần còn lại của phương Tây.
Cô nói: “Những gì tôi không ngừng nhận thấy là xu hướng lập nhóm của con người.” Nhưng cô cũng cho biết, từ trước tới giờ cô vẫn nghĩ Mỹ và quê hương Anh Quốc của cô có sự khác biệt. “Không có những cam kết chung rõ ràng với nhóm – ngoại trừ gia đình - ở phương Tây.”
Nhưng giờ điều đó đang bắt đầu thay đổi. Cô nói: “Những bàn cãi mới gần đây – Brexit, và thứ chỉ chung cho Anh và Châu Âu. Tôi không thích những gì tôi thấy ở đây. Nếu bản chất Anh (Britishness) có thể chôn vùi thật nhiều người, thì ý tưởng khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại, người Mỹ sẽ nghĩ rằng sự vượt trội của nước Mỹ đứng trước bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng nào khác. Đó đều là con đường đáng sợ.”
Cô tin rằng những phẩm chất cô từng thấy chỉ ở những vùng xung đột nay đã là một phần của đời sống phương Tây. Cô thở dài: “Ý nghĩ đó là bạn sẽ được liên kết chặt chẽ hơn khi ở trong một nhóm chỉ với chi phí khi ở ngoài nhóm. Tôi thấy nó đang ngày càng thành trào lưu chính thống.”
Các nhà đạo đức công nghệ như Tristan Harris đã viết rất nhiều về những cách các công ty tận dụng khuynh hưởng bẩm sinh của chúng ta – như mong được xã hội chấp nhận, mong đổi mới xã hội, muốn vô vàn tưởng thưởng – để chống lại chúng ta. (Harris gần đây viết rằng AR và VR có thể rất dễ tạo ra khả năng xa hơn trong việc thực hiện hành động online theo chiều hướng xấu đi). Nghiên cứu của chính Facebook cũng cho thấy người dùng của nó có xu hướng tụ tập theo những ai có cùng quan điểm hơn là tìm kiếm các ý tưởng hay chủ đề mà họ không đồng ý hoặc không theo đuổi một cách rất bản năng. Loại ra quyết định vô thức này và sự hình thành các nhóm dường như chỉ là một bất tiện xã hội, một chứng nghiện vô thưởng vô phạt, một hành vi lãng phí thời gian. Nhưng nếu các nhà nghiên cứu ở Artis đúng, con người có khả năng mang những xu hướng tương tự này tới những nơi cực kỳ nguy hiểm.
Jacob Ward