Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Agile là thứ vô nghĩa


Agile là thứ vô nghĩa

Tôi đã dành lượng thời gian rất đáng kể để biết lý do tại sao các mô hình lấy cảm hứng từ Agile “hoạt động được” – hầu hết là phải tự lao vào làm theo, nhưng tôi cũng tự nghiên cứu thêm, tham gia các nghiên cứu theo nhóm, tới các hội thảo, tham gia vào các cộng đồng, và học để biết điều gì có tính chất quyết định nhất khiến nó không hoạt động.

Nhưng gần đây tôi nhận ra rằng với bất kỳ người bình thường nào – mà không được thực hành nhiều theo mô hình này trong thế giới thực để xem cách nó hoạt động – thì Agile hoàn toàn vô nghĩa. Ghép nối lại ư? Cậu đang đùa tôi đấy à? Một đám đông ư? OK, giờ cậu thực sự điên rồi. Release một phiên bản sản phẩm tệ hại nhưng có thể dùng được chỉ trong vòng 1 tuần ư? Tại sao? Tìm ra một mục tiêu gần và tiến tới – không cần nhiều tài liệu và lập kế hoạch ư? Thật điên rồ. Mời khách hàng tham gia qui trình ư? Họ sẽ hoảng sợ! Để team tự quản lý, tự tổ chức, và quyết định cần tập trung nỗ lực cải tiến liên tục ở đâu ư? Đây là câu chuyện “Lord of the Flies” (Chúa tể của Những Con Ruồi) sao? Mục tiêu nhóm, chứ không phải mục tiêu cá nhân ư? Cậu là nhà xã hội chủ nghĩa đấy à? …

Nếu nó có ý nghĩa, hẳn mọi người đã đang làm theo nó rồi, phải không?

Chúng ta cứ giả sử Agile là hiển nhiên và trực quan. Thực ra thì không phải thế, trừ khi bạn đang nói tới những ý tưởng mơ hồ mức cao hoặc những thứ xứng đáng gật đầu tán thành. Sử dụng các cụm từ như “Các cá nhân và các tương tác theo qui trình và công cụ”, “Biến an toàn thành điều kiện tiên quyết”. Cả hai cụm này nghe có vẻ hợp lý – thậm chí rất tuyệt vời – nhưng một qui trình nhẹ nhàng và một nền “văn hóa mở” của một người có khi lại là thứ quan liêu và “văn hóa sợ hãi/đe dọa” với người khác. Vì thế bạn sẽ gặp thách thức với mấy từ to tát trơn tuồn tuột này.

Agile không hề cho thấy cảm giác trực quan trong nhiều hệ thống vì tôi tin rằng Agile tập trung vào tính bền vững và khả năng tồn tại lâu dài (“các qui trình Agile thúc đẩy phát triển bền vững. Các nhà tài trợ, developers và người dùng đều có khả năng duy trì theo một tốc độ không đổi vô thời hạn.”) Lợi ích sẽ không đến ngay lập tức, và trong ngắn hạn bạn sẽ trải qua một vài khó chịu cùng bất mãn. Chẳng hạn, một dự án tập trung vào chất lượng sẽ thực sự thành công khi sản phẩm trở nên phức tạp một cách điên rồ và bạn có thể tiếp tục đổi mới. Liên tục đưa ra những ý tưởng nhỏ vào sản phẩm sẽ thành công khi khách hàng cực kỳ hài lòng với kết quả cuối cùng (do được học và xoay vòng qui trình), chứ không phải khi khách hàng dùng thử phiên bản ghép nối tối giản sau sprint 1 và đưa ra phản hồi. Nếu chủ nghĩa ngắn hạn là thứ bạn đang thể hiện (và hầu hết mọi người đều thế), thì việc tập trung sâu vào Agile không phải là công cụ tốt nhất cho bạn đâu (nhưng có thể tốt nhất với vài người mù mờ đang chạy nước rút).

Thậm chí khi bạn nói chi tiết, cũng có quá nhiều khoảng trống về những hiểu biết được chia sẻ (và một mớ các bất hòa về mặt nhận thức). Tôi nhớ đã nói với một người bạn rằng tôi từng làm việc trong một công ty mà có lẽ chỉ có một vấn đề nhỏ trong sản xuất hàng quí/6 tháng, VÀ họ có một sản phẩm rất thành công. Điều đó đơn giản chỉ là nó không nhảy nhót và đã thực sự đúng với cả thập kỷ kinh nghiệm của họ. Có thứ phải dùng để giải thích cho điều này: các lĩnh vực khác nhau, các kỹ sư khác nhau, công nghệ khác nhau, một chiến lược sản phẩm thành công chứa các góc cắt hợp lý (đã được điều chỉnh dần dần)… Chúng ta chính xác đã ở ngõ cụt. Với nhiều người, Agile là phải có sprint và phải xài Jira. Vì thế họ đã “làm” như thế. Thể loại này là một dạng sùng bái chỉ hoạt động trong các bài viết trên blogs.



Tiếp theo, bạn có một loạt các thành kiến về mặt nhận thức và chui vào cái bẫy trực giác, kiểu như tác động của việc sử dụng quá nhiều tài nguyên, chi phí hàng đợi, những khác biệt giữa sản suất và công việc đầu óc, v.v… (hãy đọc tác phẩm của Don Reinertsen để biết thêm: The Principles of Product Development Flow for a non-dogmatic summary of traps  - Nguyên tắc PDF (Luồng phát triển sản phẩm) để tóm tắt một cách không giáo điều các cạm bẫy). Gợi ý: ngay cả khi mọi người đã đọc cuốn sách này, họ cũng sẽ biết rằng nó có quá nhiều lý thuyết mà thiếu cả tấn ngữ cảnh.

Cuối cùng, luôn có thách thức về tính nhanh nhạy trong toàn bộ tổ chức. Các nhà quan sát chuyên nghiệp đã nhanh chóng nhận ra rằng tính nhanh nhạy ở cấp độ một đội nhóm (team level) là một phần của bài toán. Ngay cả khi Agile ở cấp độ team có ý nghĩa thì bạn cũng cần các phần khác để làm nó thực sự có giá trị. Phần còn lại của tổ chức có lẽ là những người đã chặn nó ngay từ đầu.

Một khi bạn đã nắm bắt được ý tưởng rằng Agile chẳng có ý nghĩa gì, thì bạn có thể bắt đầu thực hiện một việc tốt hơn: đó là hỗ trợ các thử nghiệm tiến hành với các mô hình Agile nổi tiếng. Bước đầu tiên là bỏ chiếc mũ của Kẻ Thuyết Giảng xuống. Thật vô nghĩa khi bạn cứ tuyên truyền những thứ không có ý nghĩa… bạn sẽ được gọi là một kẻ Dị Giáo (và chúng ta đã biết điều gì sẽ xảy ra cho những kẻ dị giáo). Tương tự, đừng làm Acolyte (người cầm nến phụ giúp cho linh mục). Mọi người không tin tưởng những kẻ theo đuổi những điều vô nghĩa. Đừng đề cập tới các thứ đã làm ở công ty khác… vì “nó sẽ không hoạt động ở đây” (và nó biến bạn trở nên nổi bật và độc tài). Quan trọng nhất: lật ngược quan điểm của bạn từ “Tôi là người đã biết ở đây… còn họ không hiểu gì cả” thành “điều này không có ý nghĩa… điều này chỉ dành cho tôi.”

Bạn có thể làm gì đây?

Thứ nhỏ nhất có thể làm tăng giá trị (và có ý nghĩa) là gì? Standup meeting tốt hơn ư? Retrospective tốt hơn ư? Mời khách hàng tham gia một buổi demo ư? Ghép lại trong một ngày ư? Thống nhất đạt được một cái gì đó về sản phẩm chỉ trong vài ngày ư? Hãy thử xem. Hãy làm một thứ có ý nghĩa kiểu như “wow, tôi có thấy thấy nó đã tạo ra giá trị thế nào.”

Khi bạn thực hiện phương pháp khiêm nhường này – thay vì “cài đặt” một đống các thứ, công cụ, rồi xây dựng một đống các vai trò, và nghi lễ AKA để làm Agile – thì tôi nghĩ bạn đang dần nắm được tinh thần thực sự của Agile.

John Cutler
Ngày 28 tháng 1 năm 2018


Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Mark Manson: 6 việc mọi người nên bớt quan tâm đi


6 việc mọi người nên bớt quan tâm đi

1.              Các vụ thảm sát và chủ nghĩa khủng bố
Bạn có lẽ nghĩ tôi sẽ bắt đầu danh sách này với cái gì đó dễ thương và khuôn sáo như “Hãy ngừng quan tâm đến những gì mọi người nghĩ về bạn” đúng không?
À không hề. Phải làm vài người buồn rồi.

Tôi nghĩ chúng ta nên bớt quan tâm tới những vụ thảm sát và chủ nghĩa khủng bố.
Tôi không muốn nói rằng chúng ta không nên tự bảo vệ bản thân hay các sự kiện đó không quan trọng hay bạo lực từ súng đạn nói chung không phải là vấn đề. Tôi đơn giản đang nói rằng các phản ứng về mặt cảm xúc và xã hội của chúng ta trước các vụ thảm sát là không cần thiết và ẩn chứa nguy cơ gây hại.

Trước tiên, có vài thực tế: bạn có khả năng chết vì tủ lạnh đổ vào người ngang với khả năng chết vì một vụ tấn công khủng bố, và số ca tử vong do thảm sát hàng loạt từ súng đạn chiếm ít hơn 1% số ca tử vong liên quan đến súng ở Mỹ (trong đó: 2/3 số ca tử vong liên quan đến súng là tự tử). Nếu chúng ta thuần túy dựa trên các số liệu thống kê trong xã hội thì chúng thậm chí còn không nằm trong top 10 mối đe dọa hay nguy hiểm cho dân số.

Nhưng đây là lý do tại sao thảm sát hàng loạt bằng súng và chủ nghĩa khủng bố (hãy trung thực, chúng gần như giống nhau) lại nhận được sự quan tâm lớn như vậy:
Vì chúng lan truyền như virut.

Hãy gọi đây là “Qui luật Kardashian”.

Qui luật Kardashian: Một người hay một sự kiện được lan truyền càng nhiều, thì nền văn hóa sẽ càng đánh giá quá cao tầm quan trọng của nó.

Tôi gọi đó là Qui luật Kardashian vì vài năm trước, Kim Kardashia đã chụp ảnh khỏa thân cho một tạp chí chính thống. Chuyện đó thống trị toàn bộ các phương tiện truyền thông ngày đó, với tất cả các loại suy nghĩ kỳ quái khi xem xét bức ảnh đó biểu hiện cho cái gì, hành vi muốn nổi tiếng, nữ quyền, giải phóng tình dục, v.v…

Tất nhiên, nó chả có ý nghĩa đếch gì hết. Thực tế, nó không phải là sự kiện bạn có thể nhớ tới. Nhưng bạn đã biết Kardashian bằng cách nào đó đang là một trong những người nổi tiếng nhất hành tinh. Dù thực sự cô ta đã chẳng làm gì cả, rồi tiếp tục không làm gì hết, và cũng chả hứa hẹn là sẽ làm gì. Đó là vì Kim là bậc thầy ban đầu của Qui luật Kardashian. Cô ta đã nhận ra nó trước bất kỳ ai – kẻ nào lôi kéo sự chú ý nhất sẽ được thưởng nhiều nhất – và đã tận dụng nó trên phạm vi rộng lớn. Phần còn lại trong chúng ta đã dành 10 năm qua để cố gắng bắt kịp.

Qui luật Kardashian hàm ý vài điều. Đầu tiên, một việc có tầm quan trọng đến mức nào chỉ là vấn đề nhỏ. Điều quan trọng là mẩu thông tin ấy gây sốc và đáng nhớ đến mức nào. Tất cả chúng ta đều nhớ tới vụ xả súng ở Vegas từ năm ngoái, và rất có thể nhiều người trong số các bạn còn có thể kể lại chi tiết tất tần tật về nó cho tôi – tên đó là ai, hắn đã làm thế nào, hắn sử dụng loại súng nào…

Nhưng hẳn chỉ ít người hoặc chẳng có ai trong số các bạn có thể mô tả chi tiết các cuộc điều trần trước quốc hội về gian lận bầu cử do Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ phụ trách. Trong khi những cuộc điều trần này có lẽ có ý nghĩa hơn nhiều tới tương lai đất nước và cuộc sống của chúng ta.

Đây không phải muốn hạ thấp các nạn nhân của những sự kiện này. Rõ ràng, đó là những trò chết chóc gớm giếc và chúng ta hoàn toàn đúng khi khiếp sợ.

Nhưng hãy thực tế: nếu chỉ vì bạn khiếp sợ thì cũng không có nghĩa rằng chúng thực sự là những sự kiện quan trọng hoặc có tầm ảnh hưởng.



Mọi hình thức truyền thông đều có một điểm yếu không mong đợi. Truyền hình vô tình làm diện mạo bề ngoài cùng thể chất có vẻ quan trọng hơn và biến mọi thứ thành các bit âm thanh. Trở lại thời kì trước khi có internet, mọi người bị ám ảnh bởi UFO, ma quỉ và các giáo phái Sa tăng, vì chúng trông thực sự đáng sợ trên truyền hình. Mọi người thường bỏ phiếu cho các chính trị gia cao hơn và đẹp trai hơn, bất kể đảng phái hay tín ngưỡng. Điểm yếu không chủ ý của internet là nó tạo ra một nền văn hóa quá nhạy cảm với các sự kiện và thông tin lan truyền trên mạng.

Vì đây là điều thứ hai trong Qui luật Kardashian: thành công của một sự kiện hay cá nhân đang được lan truyền trên mạng hoàn toàn phụ thuộc vào những phản ứng của chúng ta với sự kiện hay cá nhân đó.

Nếu tất cả chúng ta đồng ý rằng Instagram là lãng phí thời gian và chúng ta có nhiều thứ tốt hơn để làm, những người nổi tiếng trên Instagram với các bức ảnh photoshop có thể biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta. Điều đó không có nghĩa rằng nếu chúng ta ngừng quan tâm đến các vụ xả súng hàng loạt và khủng bố thì chúng sẽ biến mất ngay lập tức, nhưng một lượng lớn oxy giữ chúng tiếp tục sẽ rời đi.

Mục tiêu chung của các vụ xả súng hàng loạt và khủng bố là sự chú ý. Đó là lý do duy nhất họ làm điều đó. Những kẻ khủng bố làm những điều ghê tởm để thu hút sự chú ý đến niềm tin tôn giáo/chính trị cụ thể của họ. Những tên xả súng hàng loạt làm thế để mang sự chú ý tới chính bản thân chúng. Do đó, các vụ xả súng hàng loạt và khủng bố chỉ “thành công” do Qui luật Kardashian: vì chúng gây sốc và bất ngờ đến mức chúng được lan truyền chóng mặt. Về cơ bản đó chỉ là những pha bạo lực công khai, được thực hiện bởi những kẻ tuyệt vọng và điên rồ, những người khao khát danh tiếng và sự nổi tiếng cho bản thân (hoặc nguyên nhân vớ vẩn nào đó). Nếu bạn loại bỏ danh tiếng ra khỏi phương trình, rất có thể bạn cũng đang loại bỏ một tỷ lệ lớn các sự kiện kiểu này xảy ra.

Điều đó nghe có vẻ điên rồ, nhưng có tiền lệ cho việc này.

Nhiều thập kỷ trước, người ta khám phá ra khi phương tiện truyền thông đưa tin về các vụ tự tử, tỷ lệ tự tử trong vùng đó liền tăng lên. Các nhà khoa học đã nghiên cứu lý do tại sao lại xảy ra chuyện này và cuối cùng kết luận rằng việc lan truyền thông tin các vụ tự sát thành công đã đưa cho những người muốn tự sát khác một cảm giác cho sự xác nhận, làm cho nó trở thành một lựa chọn chấp nhận được. Tự sát còn có thể là một cách hiệu quả để gây chú ý, tình cảm và lòng thương hại mà họ đã rất mong muốn có được trong đời. Điều này có thể xem như một hành động truyền cảm hứng: “Đây là một người đang có cảm giác chính xác như tôi, và họ đã thực sự làm điều đó!”

Người ta gọi đó là Hiệu ứng Werther. Và khi nó được phát hiện, tất cả các phương tiện truyền thông đều cùng nhau làm một việc có trách nhiệm: họ đồng ý ngừng đưa tin về các vụ tự tử. Sự bùng nổ, tỷ lệ tự sát lại giảm xuống.

Cái chúng ta có ở đây là Hiệu ứng Werther, nhưng dành cho những vụ giết người hàng loạt công khai và có tính chính trị cao. Thảm sát hàng loạt rất dễ lan truyền. Hầu hết các tay súng và những tên khủng bố này đều vật lộn với tình trạng sức khỏe tâm thần, cảm thấy bị tẩy chay và bỏ qua, và khao khát sự chú ý cùng cảm xúc từ những người xung quanh chúng một cách tuyệt vọng. Chúng cảm thấy không còn sự lựa chọn nào trong đời, chúng sẽ vĩnh viễn không được lắng nghe và bị bỏ qua. Chúng có những xung động bạo lực và nhiều cơn giận dữ , nhưng không biết làm sao quản lý hay truyền tải nhũng cảm xúc này. Sau đó chúng thấy một câu chuyện khác đang lan truyền về ai đó xả súng vào một trường học hay một văn phòng hay thổi bay những người vô tội, và chúng thấy họ trở thành người nổi tiếng ngay lập tức, bị ám ảnh và khiếp sợ bởi hàng triệu người khắp cả nước. Đó là cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để thu hút sự chú ý và trở nên quan trọng – những điều chúng đã khao khát suốt đời một cách tuyệt vọng.

Tôi không nhấn vào xem các bài báo về các vụ xả súng nữa. Tôi không nhấn vào xem các video về các vụ tranh cãi súng ống. Tôi không đọc tin tức về chủ nghĩa khủng bố, dù kẻ đánh bom liều chết Austin đã thổi bay người dân ở quê nhà tôi, tôi cũng đã không đọc một bài báo nào về chuyện này. Tên khốn kiếp. Hắn không xứng đáng với thời gian hay sự chú ý của tôi, cũng không xứng đáng được in tên trên bất kỳ nơi đâu.

Tôi từ chối chạm vào bất kỳ phương tiện truyền thông nào liên quan đến những kẻ thế này. Vì cách đơn giản để chống lại Qui luật Kardashian là rút sự chú ý của bạn lại. Quyết định bạn sẽ không quan tâm về chuyện đó thêm nữa. Và tập trung vào thứ gì đó khác thực sự quan trọng (như điều trần quốc hội).

Điều này không có nghĩa là bạn đang đâm đầu vào đá. Rõ ràng có vấn đề. Nhưng thực sự tôi có giúp giải quyết vấn đề bằng cách nhấp chuột vào xem mỗi bài phỏng vấn với người sống sót không, hay đọc các bài viết về tên xả súng đã dùng gì trong bữa sáng, hay tu sĩ tôn giáo đã xui khiến tên đó viết gì trước khi hắn bắn vào toàn bộ văn phòng?

Không, tôi chẳng giúp gì được. Trong thực tế, tôi có thể làm nó tệ hơn.

2.              Bảo vệ trẻ em
Bang Utah gần đây vừa thông qua một đạo luật nói rằng trẻ em được phép chơi bên ngoài một mình cũng như đi bộ hay đi xe đạp tới trường mà không cần có sự giám sát của cha mẹ. Đây là đạo luật đầu tiên ở Mỹ thuộc loại này. Và thực tế nó thậm chí còn cần thiết số một trong mục đích bài viết tôi đang nói tới.

“Bảo vệ” trẻ em đã bắt đầu trở thành mục tiêu tối thượng của nhiều bậc cha mẹ - bảo vệ chúng khỏi điểm thấp, bảo vệ chúng khỏi sân chơi, bảo vệ chúng không cho ra bên ngoài một mình, bảo vệ chúng khỏi bị chỉ trích bởi bất kì ai, bảo vệ chúng khỏi phải tự thức dậy mỗi sáng.

Điều này được biết đến phổ biến với cái tên “helicopter parenting” (nuôi dạy con cái kiểu máy bay trực thăng). Và như hầu hết những thứ tồi tệ ngày nay, nó là sai lầm chính của thế hệ Baby Boomer (thế hệ những người sinh ra giữa năm 1946 và 1964 – đó là thời kỳ 18 năm bùng nổ số lượng sinh trên toàn thế giới – đó là nhóm người đông đảo nhất, cũng chiếm giữ khoảng 65% tổng số tiền trên toàn thế giới ngày nay).

Các Boomers lớn lên với suy nghĩ rằng mình là trung tâm của thế giới. Đây không hoàn toàn là lỗi của họ. Truyền hình và phát thanh nở rộ trong thời niên thiếu của họ. Và vì xem họ là nhóm tuổi nhân khẩu học lớn nhất, hầu hết nền văn hóa toàn cầu (âm nhạc, phim ảnh…) đểu tập trung phục vụ cho thị hiếu của họ. Đến cuối những năm 60, chính trị cũng đào vào số đông của họ, và không chỉ dừng ở đó.

Sau đó điều gì đó đã xảy ra những năm 80. Các Boomers có con. Vì mọi thứ trong đời Boomers đều là thứ quan trọng nhất vũ trụ, con cái của các Boomers (thế hệ Millennials – thế hệ Thiên Niên Kỷ) bây giờ, do tính chất bắc cầu của những kẻ đại ngốc tự luyến, liền trở thành Thứ Quan Trọng Nhất Vũ Trụ.

Boomers đi theo cách nuôi dạy con cái theo cùng kiểu họ đã tiếp cận hầu hết mọi thứ khác: với ý định làm nó tốt hơn nó từng được làm trước đây nhưng, đôi khi, lại sinh ra một kết quả tệ hơn. Boomers quyết định con cái mình cần lòng tự trọng. Chúng cần được đầy đủ và bận rộn. Chúng cần được vận động ở trường. Chúng cần được bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi, những giáo viên xấu xa và các ông bộ trưởng đáng sợ…

Sự ám ánh thời bé tạo môi trường để đứa trẻ không bao giờ có thể sai – chỉ giáo viên, chương trình giảng dạy và truyền thông mới sai. “Timmy bé nhỏ của tôi không phải thằng khốn nạn” – các bố mẹ Boomers có thể nói vậy – “Chính các trò chơi điện tử bạo lực nó chơi đã biến nó thành như vậy!” Và thay vì trừng phạt Timmy đã thành đứa trẻ hư (có thể bị gán cho tội “lạm dụng trẻ em”), vị bố mẹ Boomer chính trực này sẽ viết những bức thư đầy giận dữ cho các công ty sản xuất trò chơi điện tử, chủ tịch PTA, nghị sĩ, giáo viên và tất nhiên cả các bậc cha mẹ Boomers chính trực khác.

Nền văn hóa đại chúng ngay lập tức thích nghi với nỗi ám ảnh trẻ thơ này theo cùng cách nó đã thích nghi với mọi nỗi ám ảnh của các Boomers. Nó tạo ra những bài hát nhạt nhẽo kiểu này:

<div style="position:relative;height:0;padding-bottom:75%"><iframe src="https://www.youtube.com/embed/M9BNoNFKCBI?ecver=2" style="position:absolute;width:100%;height:100%;left:0" width="480" height="360" frameborder="0" allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen></iframe></div>

Nó cũng tạo ra bội thu những miếng dán đáng ghét nói về việc lũ trẻ vĩ đại đến mức nào. Các chính trị gia đột nhiên nói như thể mọi chính sách họ đề xuất đều được thiết kế cho trẻ em. Các bộ phim và chương trình được bắt đầu sản xuất la liệt.

Nhưng tác dụng phụ quan trọng nhất của phương pháp tiếp cận tôn trọng của các Boomers là nó biến việc nuôi dạy con cái thành một biểu tượng trạng thái. Đối với các thế hệ trước, nuôi dạy con cái chỉ là một việc bạn làm. Đó là một nghĩa vụ. Đối với các Boomers, họ sẽ là những bố mẹ chết tiệt nhất thế gian này từng thấy và mọi người biết điều đó. Con của họ sẽ tới tất cả các trại hè. Susie nhỏ bé sẽ nộp đơn vào tất cả các trường đại học. Joey nhỏ bé sẽ có tất cả các đồ chơi tốt nhất. Nuôi dạy con cái trở thành hình thức khác của cuộc cạnh tranh khốc liệt, nơi bạn càng quản lý con mình chi tiết hơn, bạn càng đạo đức hơn.

Hãy nhảy tới 1 hay 2 thập kỷ trước đó, bạn có thể có bố mẹ rất tốt và có trách nhiệm mà lại bị bắt giữ hay bị điều tra vì để con cái tự chơi bên ngoài. Bạn sẽ thấy cảnh sát xuất hiện tịch thu những đứa trẻ đang chơi một mình. Bạn sẽ thấy có những bà mẹ bị chỉ trích là “bà mẹ tệ nhất thế giới” vì để đứa con trai 9 tuổi tự đi tàu điện ngầm.

Và ai khiến những việc thế này xảy ra? Các bậc cha mẹ khác. Các bậc cha mẹ khác không thể chịu được nỗi lo lắng khi để đứa con bông tuyết bé nhỏ đặc biệt của mình chơi ngoài công viên một giờ, khốn kiếp thật, người mẹ khủng khiếp nào khác có thể nghĩ đến điều như vậy?

Các nghiên cứu cho thấy, điều các bà mẹ này không hiểu là quá bảo vệ đứa trẻ cũng gây hại ngang với bỏ bê đứa trẻ đó. Trẻ con cần thất bại. Đó là cách chúng học. Chúng cần bị người khác làm tổn thương vì đó là cách chúng học để quản lý các mối quan hệ của mình. Chúng cần được phép khám phá và thử mọi thứ theo cách của mình vì đó là cách chúng nhận ra mình là ai và xây dựng một bản sắc mạnh mẽ.

Khi chúng được chiều chuộng, bảo vệ quá mức và bị quản lý tới chân tơ kẽ tóc, chúng chẳng phát triển được gì trong các kỹ năng ở trên. Chúng không học được cách đương đầu với nghịch cảnh hay thất bại. Chúng không học được cách quản lý các mối quan hệ. Và chúng không biết mình là ai.

Thực tế, bản sắc của chúng vẫn được cha mẹ tôn trọng. Giá trị duy nhất của chúng trên đời được giả định là “thiên thần nhỏ của bố/mẹ” chẳng hạn – điều duy nhất trên đời quan trọng nhất mà chẳng phải thực sự làm gì – hay được gán nhãn là những tên khốn nhỏ, chính xác như các vị phụ huynh Boomers của chúng.

Cuối cùng, trước khi tôi kết thúc: tôi nghĩ đó là lý do tại sao thế hệ Thiên Niên Kỷ ngày nay phiền toái hơn nhiều. Bởi vì các Boomers
a)                  Không thể chịu đựng được rằng thế hệ Thiên Niên Kỷ lớn lên sẽ chỉ giống như họ (có quyền và tự luyến)
b)                  Vì các Boomers cuối cùng muốn tránh thực tế rằng họ đã thiêu rụi hết cả.

Ôi những đứa trẻ khốn khổ. Hãy để chúng ngã và tự làm tổn thương mình. Hãy để chúng thất bại rồi tự đứng dậy. Hãy để chúng ăn khổ từ vài giáo viên khốn kiếp. Có lẽ sẽ tốt hơn cho chúng.

3.              Các chất Steroid (chất kích thích)
Vì vài lý do, tôi thực ra là một kiểu tiền kích thích trong thể thao.

Đầu tiên, hãy trung thực, một tỷ lệ lớn các vận động viên chuyên nghiệp đã từng xài doping. Và họ luôn tìm ra các cách mới để đánh lừa hệ thống rồi tiếp tục xài doping. Bất cứ lúc nào bạn cũng thấy người ta trong tình trạng cạnh tranh về tâm lý VÀ có hàng chục triệu đô trong đường dây, vì luôn cần các bác sĩ và huấn luyện viên giúp bạn đánh lừa hệ thống. Điều đó không hề thay đổi trong nhiều thập kỷ qua và có lẽ không bao giờ thay đổi. Vì thế chúng ta hãy cởi mở và điều chỉnh để biết mọi người đang làm gì.

Thứ hai, chất kích thích làm thể thao công bằng hơn. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng hãy nghe tôi nói đã.



Nói chung thể thao là để vinh danh các vận động viên có đạo đức nghề nghiệp tốt nhất, quyết tâm nhất và tập trung đầu óc tốt nhất. Di truyền đóng một vài trò cực lớn trong kết quả và sự phát triển của vận động viên, đến mức một số người đơn giản luôn có lợi thế hơn những người khác chả vì lý do nào khác ngoài việc họ được sinh ra với một số gene nhất định.

Chất kích thích làm giảm tác động của di truyền tới kết quả thể thao. Chất kích thích làm tác động này ít hơn ở những người may mắn trúng số trong di truyền và tác động nhiều lên cho những người chăm chỉ nhất, dành nhiều thời gian và tâm sức cho luyện tập. Chất kích thích làm tăng hiệu quả của việc luyện tập chăm chỉ, hy sinh và chuẩn bị vì nó khuếch đại những điều này.

Chất kích thích nghịch lý ở chỗ chúng chỉ không công bằng nếu một số vận động viên xài nó còn người khác thì không. Nếu mọi người đều xài, thì kết quả sẽ công bằng hơn.

Và trong khi chúng ta còn đang sống đây, các liệu pháp hormone là giải pháp tuyệt vời cho chống lão hóa, thể dục tổng hợp, sức khỏe và vô số lợi ích y tế khác. Tôi không hiểu tại sao người ta kỳ thị chúng thế. Tôi nghĩ, giống như các loại ma túy, chúng nên được hợp pháp hóa, đánh thuế và qui định thành luật. Vâng, lạm dụng chúng có thể gây hại. Nhưng sử dụng chúng trong bối cảnh y tế hay điều trị rất hữu ích và chẳng biến ai thành người xấu cả.

4.              Trí tuệ nhân tạo sẽ giết con người
Có chuyện gì với những người đang bàn tán chuyện một chiếc xetr tự lái chẹt phải ai đó? Bạn có biết bao nhiêu người chết vì lỗi của người lái xe mỗi năm không? Tôi sẽ nói cho bạn, đó là 1,3 triệu người.

Con người bị hút vào chuyện này. Con người bị hút vào mọi thứ. Làm ơn hãy mang Trí tuệ nhân tạo đi mau lên.

Tôi biết Elon Musk nghĩ rô bốt sẽ giết tất cả chúng ta và biến chúng ta thành tăm xỉa răng hiệu quả, nhưng con Hal 9000 vẫn còn chưa thể điều khiển được “đúng chỗ màu đỏ”. Vì thế hãy cứ thư giãn đi đã nào.

5.              Nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục
Nếu bạn giống tôi, giáo dục giới tính của bạn là nhiều giờ mô tả chi tiết về việc AIDS sẽ giết bạn như  thế nào, ghẻ sẽ phá hủy đời bạn, giang mai đã giết chết một loạt người nổi tiếng 200 năm trước, và mọi thứ khác sẽ làm thối rữa cái nút của bạn và/hoặc mang đến cho bạn bệnh ung thư. Đạo đức câu chuyện: Đừng đâm vào bất kì ai. Đừng bao giờ.

Ở trường đại học, khi tôi trổ mã thành chàng trai trẻ nhẵn nhụi và ham thích những buổi hò hẹn trong xay xỉn đầu tiên, tôi luôn khiếp sợ rằng mấy thứ thối tha kia sẽ phá hủy của quý. Vì thế tôi luôn phải đi kiểm tra STI khi không tuân thủ những gì giáo dục giới tính đã dạy.

Vâng, sau lần thứ ba kiểm tra cho ra âm tính với mọi thứ, bác sĩ đã ngồi xuống bên tôi và nói với tôi rằng, thành thật mà nói tôi không cần đến quá thường xuyên như thế này, đại đa số STI là tương đối vô hại và có thể điều trị được, chỉ cần tôi mặc áo mưa, có lẽ không cần phải lo lắng quá nhiều.
Chắc chắn dựa trên việc tự tìm hiểu của mình, bà ấy đúng. Hầu hết STI là vô hại (phổ biến đấy!). Tôi sợ cái quái gì thế?

Đây là một vấn đề lớn với tôi (và với nhiều độc giả trẻ đang sợ hãi khác nữa), tôi đã tóm tắt tất cả việc tìm hiểu của mình trong bài báo tên là “Hướng dẫn chân thực về STD” (An Honest – to – God Guide to STDs)

Bài báo này trình bày chi tiết mọi thứ, vì thế tôi sẽ không nhắc lại ở đây. Nhưng TL; DR là “Giữ chú ngựa nhỏ của bạn bình tĩnh… và rồi phóng hết chúng ra.” Vâng, hãy dùng bao cao su và xét nghiệm. Nhưng đừng thở nhanh mỗi lần bạn xài chút giai điệu polka. Chết tiệt, sẽ ổn thôi. Tôi hứa.

6.              TRUMP
Được rồi, tôi đã sẵn sàng cho những lá thư thù địch. Bắt đầu thôi nào…

Tôi nghĩ vị trí gây tranh cãi nhất ở nước Mỹ ngay bây giờ là Trump không thực sự là một vấn đề lớn. Đó là bởi vì hầu hết mọi người cánh hữu nghĩ ông ta là đời thứ hai của Hitler/Stalin/Sa tăng/ hay tín đồ Apollo và sẽ bắt đầu Chiến Tranh Thế Giới Thứ 3. Và hầu hết mọi người cánh tả nghĩ ông ta là vị cứu tinh của nước Mỹ, người sẽ “sửa chữa” mọi thứ và tất cả chúng ta rồi sẽ cùng mở tiệc như năm 1959.

Tôi nghĩ ông ta chả phải loại nào. Cánh tả sai vì rõ ràng ông ta là một tổng thống khốn kiếp, không hiệu quả và không ngừng gây tranh cãi. Cánh hữu sai vì họ quên lịch sử nước Mỹ đầy các vị tổng thống khốn kiếp, không hiệu quả và không ngừng gây tranh cãi. Và bạn biết chuyện gì đã xảy ra cho hầu hết các vị này không?
Chả có gì cả.
Đúng vậy. Một chiếc bánh burger vô vị lớn.

Hệ thống của nước Mỹ không nghi ngờ gì nữa, rất phức tạp và mạnh mẽ. Sức mạnh của tổng thống bị đánh giá quá cao. Thực tế vị trí tổng thống chỉ là nỗi ám ảnh gần đây (trong kỷ nguyên của truyền hình thực tế và âm thanh khủng). Tổng thống luôn chịu trách nhiệm cho những thứ ông ta không làm và bị đổ lỗi cho những điều ông ta chả quan tâm tới.

Hãy nhìn mà xem, ngay cả các vị tổng thống có thẩm quyền và nổi tiếng cũng gặp khó khăn trong việc hoàn thành chương trình của họ. Trump không có thẩm quyền, và cũng không nổi tiếng. Ông ấy là chiếc burger vô vị (được nấu chín thật ngon với nhiều sốt cà chua). Ngay cả các vị tổng thống thông minh và thành công cũng phải đấu tranh để ban hành các mục tiêu chính sách đối ngoại. Họ bị cản trở bởi những bộ máy quan liêu lớn, Quốc hội, hệ thống luật pháp, và trật tự quốc tế. Và ở đây bạn có một người có thể đang nghĩ Frederick Douglass là một cầu thủ NBA của đội Knicks.


Hệ thống đã được thiết kế để sống sót khi có bộ đệm thế này. Nên cứ thư giãn đi!

Hệ thống của Mỹ đòi hỏi nỗ lực của hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn người cùng thúc đẩy nó. Tổng thống được cho là người có thể tập hợp họ. Nhưng Trump thậm chí còn không thể tập hợp nổi vợ mình dành nhiều hơn vài giờ bên ông ta, vì thế chính xác chúng ta đang càm ràm chuyện gì đây?

Nhìn này, tôi biết Trump là một tên khốn. Tôi biết ông ta đã làm tổn thương nhiều người. Nhưng ở cấp độ chính sách xã hội/quốc gia, ông ta chẳng là gì khiến hệ thống nước Mỹ không thể nhìn ra hay sống sót nổi. Vì thế hãy bình tĩnh khi nói về trận chiến tận thế Armageddon/Hitler. Đời vẫn sẽ tiếp tục thôi.

Trump có lẽ là ví dụ lớn nhất của Qui luật Kardashian tới nay. Cùng một cách Kim Kardashian dường như thành công vì lôi kéo được quá nhiều sự chú ý, Trump dường như trông có vẻ xấu xa vì ông ta làm bạn bực mình nhiều. Nhưng thực ra chẳng có gì đúng cả. Trump không phải ác quỉ. Ông ấy là một người tự luyến suốt ngày vo ve và nghĩ rằng đời là một cuộc cạnh tranh không bao giờ có hồi kết trên bảng xếp hạng truyền hình.

Và cũng giống như Kim Kardashian hay các vụ xả súng trường học, chúng ta càng chú ý đến hướng đi của ông ấy, ông ấy càng trở nên mạnh mẽ hơn, và chúng ta càng khuyến khích các chính trị gia khác đi theo bước chân ông ấy. Người ta luôn phàn nàn rằng ông ta nên xóa tài khoản Twitter, nhưng còn điều này thì sao: hãy dừng việc đọc nó! Dừng click vào mấy bài báo kể lề về những dòng Twitte của ông ấy. Dừng xem các mẩu tin nói ông ta twitted tệ ra sao. Bạn cũng đừng bỏ phiếu bốn năm một lần, trong năm 2018 bạn sẽ lại bỏ phiếu theo sự chú ý của bạn thôi.

Đó là cách chúng ta thay đổi hướng tường thuật của đất nước. Không phải dậm chân và yêu cầu một người đàn ông ngốc ngếch 70 năm đột nhiên tự thay đổi bản thân. Điều đó sẽ không xảy ra.

Nhiều điều được làm cho #Resistance và những cái đó tôi đều đã xem. Thật tốt khi đứng  trước một tên khốn trong đảng đối lập. Bất cứ điều gì mang lại cho đảng Dân chủ một diện mạo giả dối bề ngoài có lẽ đều cần thiết.

Nhưng có một số trách nhiệm đối với chúng ta, với tư cách người dân – hay với thói quen tiêu dùng của chúng ta. Nếu chúng ta không hạnh phúc với những người nổi tiếng này, các chính trị gia này và các lãnh đạo này, cuối cùng, chúng ta chính là người đã tạo ra họ. Vậy thì điều đó nói gì về chính chúng ta?

Mark Manson
Ngày 5 tháng 4 năm 2018


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Bạn muốn biết nguyên nhân cái chết của Avicii không?


Bạn muốn biết nguyên nhân cái chết của Avicii không?


Tim Bergling – còn gọi là Avicii (ảnh từ Rolling Stone)

Lần đầu tiên tôi nghe Avicii là 7 năm trước. Trong lúc tắm. Tôi nhớ cảm giác với nước, rồi với âm nhạc khi đó. Nó đập vào tôi bằng sự vội vã, lấp đầy cơ thể tôi theo từng nhịp, làm dao động tận nội tâm tôi tới mức tôi không thể phân biệt được nhịp giai điệu và nhịp tim chính mình.
Tôi bắt đầu nhảy múa trên nền sứ trắng trơn, không quan tâm liệu mình có trượt và ngã xuống không. Cơ thể của tôi phải CHUYỂN ĐỘNG, cố gắng hết sức mình.
Đó là cách âm nhạc truyền cảm hứng. Nó làm bạn CẢM NHẬN được một cái gì đó. Trong bữa tối và những vất vả của cuộc sống hàng ngày, giữa đấu tranh và gian khổ, giữa cái vô định và cái vô minh, âm nhạc đều khiến chúng ta cảm nhận được. Được kết nối với bản thân, với người khác, kết nối với Sự Sống và với Linh Hồn, cùng toàn bộ vũ trụ tuyệt đẹp, không thể kiểm soát, cũng không thể giải thích nổi này.
Tại một thời điểm nào đó, người sáng tạo ra âm nhạc này đã phải vật lộn với mối liên lạc của chính mình cùng mối quan hệ của bản thân với Sự Sống. Tại một thời điểm nào đó, bạn cũng vậy.
Đây là một cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, cái chết và cuộc tìm kiếm ý nghĩa của Avicii khi tất cả chúng ta cũng đang tiếp tục tìm kiếm và sáng tạo cái của riêng mình.

Cuộc đời của chàng trai trở thành Avicii
Khi trưởng thành, Tim Bergling là một cậu nhóc nhút nhát với mụn trứng cá bùng phát càng khiến cậu thấy xấu hổ hơn và bị xa lánh. Là một người hướng nội và tình cảm, cậu sợ hãi khi nói chuyện trước mọi người, cực kỳ nhạy cảm, cuối cùng cậu đã khám phá ra một lối thoát để thể hiện, cảm nhận và kết nối theo cách mà cậu cảm thấy tốt và có ý nghĩa, đó là thông qua âm nhạc.
Khi là một học sinh trung học 16 tuổi, Tim bắt đầu thực hiện các bản phối lại trong ngôi nhà gia đình ở Stockholm, Thụy Điển. Được che chắn an toàn đằng sau một màn hình để không ai có thể đánh giá cậu theo tuổi tác hay làn da, cậu đã bắt đầu chia sẻ các bản mix của mình trên các diễn đàn nhạc dance điện tử như thế.


Cậu thiếu niên Tim Bergling trên con đường trở thành Avicii

Hai năm sau, một quản lý tình cờ đọc một trong các bài post online của cậu. Bị lôi cuốn bởi tài năng còn thô sơ này, ông mời chàng trai 18 tuổi ra ngoài uống cà phê. Tim không có ý tưởng gì về làm ăn và chỉ muốn có cơ hội trở thành DJ trong một câu lạc bộ thay vì trong phòng ngủ, nhưng người quản lý mới của cậu lại có cái nhìn lớn hơn cho cậu trong đầu.
Một cuộc phỏng vấn với chàng thiếu niên Tim Bergling:

<div style="padding:56.25% 0 0 0;position:relative;"><iframe src="https://player.vimeo.com/video/10340598" style="position:absolute;left:0;top:0;width:100%;height:100%;" frameborder="0" allowfullscreen></iframe></div><script src="https://player.vimeo.com/api/player.js"></script>

Bản “Bromance” bùng nổ năm 2010, theo sau đó là “LE7ELS” trong năm 2011.
Chưa đầy một năm sau, Avicii đã trên sân khấu bên cạnh Madonna.


Madonna và Avicii (Ảnh của EMDsauce)

Cậu bé bắt đầu chơi đùa với âm nhạc trong phòng ngủ thời niên thiếu “hy vọng có cơ hội biểu diễn trong một câu lạc bộ thực sự”, có buổi biểu diễn đầu tiên với tư cách DJ trước 40 sinh viên một trường trung học, và bây giờ, 5 năm sau, đòi hỏi $250.000 đô hoặc hơn cho một đêm diễn trước hàng ngàn người. Năm 2013, cậu kiếm được $20 triệu đô, và $28 triệu đô năm 2014. Tài năng của cậu là độc nhất, một món quà không thể từ chối.

Cậu đã không thể nói “không”
Thành công to lớn đến cùng stress, áp lực to lớn quá mức. Avicii có thể bất khả chiến bại trên sân khấu, nhưng Tim Bergling đã không biết phải nói từ “không” như thế nào. Cậu không biết làm sao nói “Không” với những người có thế lực khởi xướng muốn cậu đi lưu diễn trong thời điểm cậu đã kiệt sức.

“Khi tôi bắt đầu lưu diễn, tôi đã 18 tuổi. Tôi đã rời trường trung học, tôi có show diễn mỗi ngày. Tôi đã hoàn toàn vắt kiệt sức.” – Avicii.



Cậu cũng không biết làm sao nói “không” với các loại đồ uống được đặt vào tay mình, với mọi người, với các buổi tiệc tùng, với phong cách sống.

“Tôi đã nhìn vào chính mình kiểu như ‘Chết tiệt, mày lẽ ra nên thực sự đứng lên vì bản thân nhiều hơn ở đây. Thôi nào, Tim!’ Tại sao tôi lại không dừng chuyện này sớm hơn?” – Avicii.

Tất cả những gì cậu muốn làm là chơi nhạc, nhưng mọi người muốn một phần của cậu nên đã chia nó ra và chiếm một phần cho riêng họ. Muốn được hài lòng, muốn được chấp nhận, và muốn trở nên phù hợp với một ngành công nghiệp đang thúc đẩy và quảng bá ngày càng nhiều, ngày càng nhiều, Tim đã đều đặn nói “được, được, được”.


Hình ảnh trên Bild: Leutgeb Entertainment Group GmbH

Vấn đề là, quá nhiều thứ sẽ làm bạn chết chìm.

“Rất dễ bị dính vào tiệc tùng. Bạn bắt đầu trở nên cô đơn và lo lắng. Nó trở thành thuốc độc.” – Avicii

Các dấu hiệu bắt đầu, thoạt đầu rất nhẹ nhàng, như chúng luôn thế. Nếu bạn bỏ qua chúng, chúng sẽ lớn mạnh dần lên. Chúng thì thầm, chúng nói, chúng chửi bới, và cuối cùng chúng gào thét.



Tháng 1 năm 2012, ở tuổi 22: Avicii đã nhập viện ở New York 11 ngày.
Tim bị cho nhập viện ở Thành phố New York do viêm tụy cấp tính, hậu quả của nghiện rượu nặng. Cậu ở lại bệnh viện tới 11 ngày.

Tháng 3 năm 2013, ở tuổi 23: Avicii nhập viện tại Australia
Tim được cho nhập viện lần nữa với các triệu chứng tương tự khi đang đi lưu diễn ở Australia. Các bác sĩ khuyên cậu nên bỏ túi mật, nhưng cậu từ chối.


Một bức ảnh của Tim Bergling 24 tuổi đầy mệt mỏi (ảnh trên Twitter)

Ngày 28 tháng 3 năm 2014, ở tuổi 24: Avicii nhập viện ở Miami
Tim được lên kế hoạch thành nhân vật chính tại lễ hội âm nhạc Ultra ở Miami. Một ngày trước buổi biểu diễn thứ ba của anh, anh lại phải nhập viện vì đau đớn, sốt, buồn nôn và các triệu chứng khác của viêm tụy cấp tính. Trong bệnh viện, anh cũng biết rằng không chỉ viêm tụy cấp tính đã trở lại, mà ruột thừa cũng bị vỡ. Cả túi mật và ruột thừa đều phải bị cắt đi. Các sự kiện được lên lịch hàng tháng sau đó đã bị hủy bỏ để anh có thể hồi phục.


Avicii trong một lần nhập viện (ảnh từ Facebook)

Điềm xấu đoán trước
5 năm trước, Avicii đã phát hành bài hát “Alcoholic” với lời rất tối nghĩa, không có tính nhận thức, “Call it what you wanna call it, I’m a fucking alcoholic.” (Hãy cứ gọi nó theo cách bạn muốn đi, tôi là một kẻ nghiện rượu chết tiệt.)

Lần nhập viện ở Miami là một dấu hiệu đầy đe dọa, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt sau khi có nhiều yếu tố phụ đã bị bỏ qua: đã đến lúc phải làm gì đó khác đi, hoặc anh sẽ chết.


Avicii nghỉ dưỡng bệnh trên bãi biển Miami sau khi phẫu thuật tuyến tụy và túi mật (theo SplashNews)

Tôi mừng đã tới bệnh viện bây giờ, ‘vì nếu không tôi có lẽ sẽ vẫn như thế và trong một hay hai năm nữa có lẽ sẽ có chuyện tồi tệ xảy ra. Cái đó không thể đảo ngược được. Đây là việc hoàn toàn không thể đảo ngược. Đây chỉ như kiểu một lời kêu gọi thức tỉnh.” – Avicii

Trong năm 2016, với một động thái đầy chất kịch khi lắng nghe và chú tâm vào lời kêu gọi thức tỉnh to tiếng nhất, Avicii đã bất ngờ thông báo mình sẽ dừng toàn bộ các cuộc lưu diễn live. Trích từ bức thư của anh:
Xin chào thế giới,
Cảm ơn các bạn đã cho tôi thực hiện được rất nhiều ước mơ của mình. Tôi sẽ mãi mãi biết ơn những gì tôi đã được trải nghiệm và hoàn thành tất cả những gì tôi có thể cùng sự giúp đỡ của đội ngũ xung quanh cùng các fan hâm mộ yêu quí của tôi.
Cảm ơn mỗi người hâm mộ đã từng mua vé hay lẻn vào, từng mua một bài hát hay download xuống, từng comment cho các bài đăng hay ghét chúng. Suy nghĩ và ý tưởng của các bạn về âm nhạc đã giúp tôi tiến bộ và tôi nợ mọi thứ tôi có với các bạn.

Con đường của tôi đã được lấp đầy thành công nhưng nó không đến mà không có những va chạm. Tôi đã trưởng thành khi phát triển với tư cách một nghệ sĩ, tôi đã hiểu rõ hơn bản thân và nhận ra rằng có rất nhiều điều tôi muốn làm với với cuộc đời mình. Tôi có nhiều sở thích mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có rất ít thời gian để khám phá chúng.
            Hai tuần trước, tôi đã dành thời gian lái xe dọc nước Mỹ cùng các bạn và nhóm của tôi, chỉ nhìn, xem và suy ngẫm về mọi thứ theo một cách mới. Nó thực sự giúp tôi nhận ra rằng tôi cần thực hiện sự thay đổi mà tôi vẫn đang tranh đấu suốt thời gian qua.
Các lựa chọn và sự nghiệp của tôi chưa bao giờ bị thúc đẩy bởi các vấn đề vật chất, dù tôi biết ơn tất cả các cơ hội và tiện nghi mà thành công đã mang lại cho tôi. Tôi biết tôi may mắn có thể đi du lịch khắp thế giới và biểu diễn, nhưng tôi lại có quá ít thời gian còn lại cho cuộc đời của một con người thực phía sau một nghệ sĩ.
Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ âm nhạc – tôi sẽ tiếp tục nói chuyện với các fan thông qua nó, nhưng tôi đã quyết định hành trình năm 2016 này sẽ là chuyến lưu diễn cuối cùng và các show diễn cuối cùng của tôi. Hãy để chúng đi qua thật sống động!
Một phần trong tôi không bao giờ có thể nói ‘không bao giờ’, tôi có thể trở lại… nhưng tôi sẽ không quay lại ngay.
Tim Bergling / Avicii


Và với bức thư này, Avicii đã nói tạm biệt trong chuyến lưu diễn live (ảnh trên Twitter)

“Tôi có quá ít thời gian còn lại cho cuộc sống của một con người thực phía sau một nghệ sĩ.” – Tim Bergling / Avicii


Bắt đầu và kết thúc với gia đình (qua Instagram)

Và với việc đó, Tim đã hành động quyết liệt bằng nỗ lực táo bạo để cứu rỗi và lấy lại cuộc đời cho chính mình. Anh làm giảm cơn đau của mình bằng cách tránh khỏi một lô các sân bay, Red Bull, các show diễn, các buổi rượu chè, và thức ăn sân bay, và hướng tới một nơi chốn khác với tốc độ hoàn toàn khác cùng các động vật, bạn bè, những cuộc phiêu lưu trong thiên nhiên, nhiều thời gian trong studio, được ghi lại trên Instagram của anh.

Sau live show cuối cùng, Tim tới Châu Phi để kỷ niệm mừng ngày sinh thứ 27 của mình:


Tim thư giãn trong môi trường mới nhân kỷ niệm sinh nhật ở Châu Phi (từ Instagram)

Và từ đó trở đi, luôn nói về thời gian đầy chất lượng bên bố mẹ, đọc sách, và làm chủ một hòn đảo:



Từ đảo, trở về nhà ở Los Angeles, với chú chó Liam yêu dấu, một ngày trên đu quay, và làm nhạc:



“Nếu bạn không thích con đường bạn đang đi, hãy lót bằng một con đường khác.” – Avicii, trích Dolly Parton



Năm 2017 của Tim mở ra với những ngày thứ sáu yên lặng, những buổi mua sắm trong các chợ phiên, và nhiều thời gian để sáng tác nhạc:



Sau khi post lên hình ảnh quà tặng mẹ mình Anki Lidén nhân Ngày Của Mẹ, anh mừng lễ Trung Hạ ở Thụy Điển với bạn bè.



Từ Thụy Điển, anh bay ngược lại Peru để trải qua hành trình trị liệu trong rừng Amazone.



Tim và đoàn của mình bắt đầu cuộc hành trình trị liệu y học với Kambo, còn được gọi là Sapo, đó là quá trình thu thập chất độc từ một con ếch cây Amazone, rồi đặt vào những lỗ nhỏ bị một pháp sư hun nóng trên da – nó được dùng để tẩy độc tố, năng lượng tiêu cực, và những trải nghiệm tiêu cực từ cơ thể bạn.



“Đối với tôi, đó là việc tôi phải làm cho sức khỏe của mình (quyết định từ bỏ lưu diễn). Sàn diễn không phải cho tôi. Cũng không phải là các show và âm nhạc. Đó chắc chắn là một cái gì đó khác bao quanh mà nó chưa bao giờ thực sự đến với tôi. Nói chung tôi là một người hướng nội. Việc đó luôn luôn rất khó khăn với tôi. Tôi lấy vào mình quá nhiều năng lượng tiêu cực, tôi nghĩ vậy.” – Avicii

Kambo đôi khi được thực hiện trước một nghi lễ trị liệu y học Ayahuasca. Ayahuasca, còn được biết tới là “Mama Aya”, thường được tìm tới như một phương pháp trị liệu hàn gắn lại tâm lý hay tâm linh.



Trong khi ở Peru, Tim làm quen với những người bạn động vật mới ở Amazon trước khi bay trở lại LA để phát hành đĩa mở mới của mình, trong đó có “Lonely Together”.



“tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi cảm thấy tự do lúc này. Giống như cuộc sống cá nhân riêng của tôi đã trở lại và tôi tập trung vào chính mình trước tiên trong một thời gian dài. Kết quả thu được cực kỳ làm tôi hài lòng. Tôi hạnh phúc hơn tôi từng sống trong một thời gian rất, rất dài trước kia. Không còn stress như tôi từng gặp trong một thời gian dài. Tôi không thể nói tôi sẽ không bao giờ thực hiện show diễn lại nữa. Chỉ là tôi không nghĩ mình sẽ trở lại cuộc đời đi lưu diễn.” – Avicii



Sau khi phát hành thành công đĩa mở của mình, Tim lên đường tới sa mạc Black Rock City ngay sau ngày sinh nhật lần thứ 28 của mình để tham gia Burning Man – không phải với tư cách một DJ đã được lên lịch trong đội hình của trại, mà với tư cách một người tham dự.



Anh dựng trại ngoài trời trong hội trại 2017, “trở về nhà” trong studio, và với bạn bè, chúc mọi người một năm mới vui vẻ.



“Những ngày tuyệt vời nhất đã tới.” – Avicii

Tim bắt đầu năm 2018 với thời gian đầy chất lượng bằng việc âu yếm và đi bộ đường dài với chú chó Liam.



Và tiếp tục sáng tác, mix nhạc, và hợp tác trong “Studiomode”.



Dòng post cuối cùng của Tim trên Instagram khi anh đi bộ qua các bậc thang nước trong nhà mình ở Hollywood Hills.



Ngày 14 tháng 4 năm 2018, một fan hâm mộ chia sẻ bức ảnh dưới đây chụp ở Muscat Hills Resort ở Muscat, Oman:


ảnh lấy từ Instagram

Ngày 19/4/2018, bức ảnh cuối cùng của Tim Bergling được biết tới chụp trên thuyền yacht trên bãi biển Muscat.


Ảnh từ TMZ

Ngày hôm sau, anh ấy qua đời.

“Trong nỗi tiếc thương sâu sắc, chúng tôi xin thông báo về sự ra đi của Tim Bergling, còn gọi là Avicii. Anh được tìm thấy đã chết ở Muscat, Oman chiều thứ sáu này, theo giờ địa phương, ngày 20 tháng 4. Gia đình đang vô cùng đau buồn và chúng tôi yêu cầu mọi người hãy tôn trọng nhu cầu riêng tư của họ trong thời gian khó khăn này. Sẽ không có thêm thông cáo nào được đưa ra nữa.”

Nguyên nhân cái chết của Avicii

Nguyên nhân và hoàn cảnh quanh cái chết của Tim vẫn không rõ.
Và chúng ta tự hỏi: Anh ấy đã chết như thế nào?
Đó là một tai nạn bất thường chăng? Hay ngộ độc rượu? Hay lạm dụng thuốc? Tự sát? Bị giết? Bị chết đuối? Do bệnh tật?

Tâm trí chúng ta đòi một lời giải thích, một cái gì đó có thể chốt vào để thử và làm cho cái vô nghĩa thành có ý nghĩa. Chúng ta muốn biết nguyên nhân cái chết của anh để có thể có cảm giác nào đó về sự kết thúc, thấu hiểu và hoàn thành. Như thể viên sỏi của thực tại có thể lấp đầy khoảng trống đang làm thành lỗ hổng nơi trái tim của nhiều người vốn cảm mến tài năng và âm nhạc của anh ấy.

Bằng cách sửa chữa những gì có lẽ có thể hoặc không xảy ra, chúng ta tách bản thân khỏi những cảm xúc và việc đối mặt với những gì đã xảy ra: Tim Bergling, một nghệ sĩ trẻ chói sáng, một người có cảm nhận vô cùng sâu sắc, một người mà nơi hạnh phúc nhất của anh ấy là sáng tác nhạc từ nơi sâu thẳm mãnh liệt, hàn gắn và mang lại hạnh phúc và an vui anh được trao tặng có thể tiếp cận trực tiếp, một người đã giúp chúng ta tìm thấy và cảm nhận được những chiều sâu đó trong chính chúng ta, đã ra đi.

Anh ấy mới 28 tuổi khi mất. Một chàng trai Thụy Điển nhút nhát đột nhiên bị đẩy vào ánh đèn sân khấu, không chắc chắn về việc mình là ai ngoài việc sáng tác nhạc ở chính nhà mình và bị ngành công nghiệp này bảo anh phải làm gì để ở lại được trong đó.

Avicii là một Black Star (Ngôi Sao Đen) – một thuật ngữ thiên văn cho một ngôi sao tỏa sáng rực rỡ, nó cháy hết mình và chết, để lại khối lượng khổng lồ phía sau.



Cuối cùng, đó không phải là về cách mà anh ấy chết. Đó là về cách anh ấy đã sống, tại sao điều đó quan trọng, và chúng ta có thể làm gì từ đó.

Bây giờ bạn đã có một cái nhìn nhanh về cách anh ấy đã sống, thứ quan trọng hơn cần nhớ chứ không phải là cách anh ấy chết. Hãy cảm nhận những gì bạn cảm thấy, cái nào là cái âm nhạc và cuộc đời anh được quyết định dành cho – từ vui đến buồn, nỗi đau, bối rối, tức giận, sợ hãi, biết ơn, bình an. Hãy cảm nhận tất cả điều đó.

Tim Bergling / Avicii đã dành 28 năm ngắn ngủi của mình trên trần thế theo đuổi tiếng gọi của trái tim mình – chơi nhạc từ một nơi đầy tò mò, cảm hứng, đầy sự vui tươi và hạnh phúc – rồi bị lạc lối trên con đường với tất cả những thứ không phải là anh ấy, rồi anh lại cam kết tìm đường trở về một lần nữa, dù bao nhiều đường vòng và nghi ngại trên hành trình ấy.

Vậy vấn đề là gì?

Vấn đề là, tất cả chúng ta đều ở đây để tìm và theo đuổi những tiếng gọi khi chúng xuất hiện và lớn mạnh dần. Hãy lắng nghe và tôn vinh tiếng gọi hành động không thể từ chối để tồn tại, để sống, để cảm nhận, để kết nối, để sáng tạo – để chạm vào ý thức tập thể sinh ra từ âm nhạc và nghệ thuật, và để đánh thức cuộc đời của chính chúng ta khi nó trở nên quí giá trong một thời gian hữu hạn chúng ta có trên hành tinh này.
Thức dậy vẫn còn thở là một món quà.
Sống đi cùng với trách nhiệm khai thác sự vĩ đại trong con người bạn, những món quà của chính bạn, và người anh hùng trong bản thân bạn.
Sống đi cùng với trách nhiệm cứu cuộc đời bạn bằng bất cứ phương tiện có thể nào.
Sống đi cùng với trách nhiệm có can đảm nhận ra khi nào bạn sai đường và triệu tập sức mạnh để quay lại con đường mình đi, dù có bao nhiêu lần đi chăng nữa.
Sống đi cùng với trách nhiệm tương tác với người khác, vì chúng ta không ai đi trên con đường này một mình. Một thành viên gia đình đáng tin cậy. Một nhà trị liệu. Một người bạn.

“Bạn đã bao giờ có cơ hội là một người như Tim chưa?”

“Tôi không nghĩ mình từng có cơ hội thực sự ngồi lại và nhìn nhận những gì đã xảy ra. Nó không có cảm giác chân thực.” – Tim Bergling

Bây giờ bạn đã có thời gian rồi đó, Tim. Đó là một bình minh mới. Một ngày mới. Một cuộc đời mới.
Dành cho bạn, và cho tất cả chúng ta.


Ivy Kwong
Nhà trị liệu tâm lý, chuyên chữa bệnh, tạo ra và làm sâu sắc các mối quan hệ của bạn – với người khác và quan trọng nhất là với chính bạn
theo Medium
ngày 23 tháng 4 năm 2018