MƯỜI HAI
THÁI ĐỘ
Hãy vui khi đang sống, vì bạn còn lâu mới chết.
-
Ngạn ngữ Scotland
Đời sẽ dài nếu ta biết sử dụng nó.
Nhà
triết gia người La Mã Lucius Annaeus Seneca nói với chúng ta trong cuốn Moral
Essays (Các bài luận đạo đức) rằng, không phải chúng ta có quá ít thời gian mà
chúng ta đang lãng phí nó quá nhiều:
Tại sao chúng ta phàn nàn về Mẹ Tự Nhiên? Bà
cho thấy bà thật tốt bụng; cuộc đời, nếu chúng ta biết cách sử dụng nó, sẽ dài
lâu. Nhưng một người sở hữu sự tham lam vô độ, người khác cống hiến gian khổ
cho những nhiệm vụ vô dụng; một người u mê rượu chè, người khác bị lười biếng
làm tê liệt; người kiệt sức vì tham vọng luôn treo trên các quyết định của người
khác, người thì lòng tham của thương nhân điều khiển bị hy vọng thu hoạch dẫn tới
kết thúc trên những miền đất hay biển cả… nhiều người cũng duy trì bận rộn
trong việc theo đuổi vận mệnh của người khác, hoặc trong việc phàn nàn về chính
bản thân; nhiều người, theo đuổi không mục tiêu, dịch chuyển, hay thay đổi, rồi
không hài lòng, nên bị chìm sâu vào những kế hoạch hay thay đổi; một số không
có nguyên tắc nào xác định để dẫn lối trong giờ học, vì số phận làm họ không nhận
ra trong khi mải thè lưỡi và ngáp – vì thế chắc rằng tôi không thể nghi ngờ sự
thật lời bày tỏ của các nhà thơ vĩ đại có vẻ như lời sấm: “Phần đời chúng ta thực
sự sống rất nhỏ.” Phần còn lại của sự hiện hữu không phải là cuộc đời, chỉ là
thời gian.
Ông
tiếp tục: “Bạn sống như thể bạn sắp ra đi vĩnh viễn, không một suy nghĩ yếu đuối
nào từng bước vào đầu bạn, bao nhiêu thời gian đã trôi qua bạn không cần để ý.”
Bạn phung phí thời gian như thể bạn đã vẽ được
từ một nguồn cung đầy đủ và phong phú, dù ngày mà toàn thời gian bạn ban cho ai
đó hay cái gì đó có lẽ là ngày cuối cùng của bạn. Bạn sợ cái chết và mong muốn
bất tử. Bạn sẽ nghe nhiều người nói: “Sau 50 tuổi, tôi sẽ nghỉ hưu trong nhàn rỗi,
tuổi 60 sẽ giải phóng tôi khỏi mọi bổn phận với cộng đồng.” Lời bảo đảm hay
nguyện cầu nào khiến cuộc đời bạn kéo dài hơn? Ai cam chịu con đường như bạn lập
kế hoạch? Bạn không thấy xấu hổ sao khi dự phòng cho bản thân phần còn lại của
cuộc đời, và để riêng trí khôn chỉ cho lúc bạn không thể cống hiến được cho bất
kỳ vụ kinh doanh nào nữa? Đã muộn để bắt đầu sống chỉ khi chúng ta phải ngừng sống!
Thật ngu ngốc khi quên đi cái chết để trì hoãn các kế hoạch cho tuổi 50 và 60,
và dự định bắt đầu cuộc đời tại điểm nhiều người đã thành đạt!
Cuộc
đời quá ngắn để lãng phí. Samuel Johnson nói: “Một người chết thế nào không phải
vấn đề, mà là anh ta sống thế nào. Hành động chết không quan trọng, nó kéo dài
một thời gian ngắn ngủi.”
Chúng
ta chỉ có một cuộc đời, vì thế hãy tạo ra cuộc đời chúng ta thích. Nhà viết kịch
George Burns nói: “Bạn có thể làm những gì bạn thích hay thích những gì bạn
làm. Tôi không nhìn thấy bất kỳ lựa chọn nào khác.”
Chúng
ta đều có 24 giờ trong ngày. Chúng ta không thể tiết kiệm thời gian, chỉ sử dụng
nó một cách khôn ngoan hay ngu ngốc. Chúng ta sử dụng thời gian như thế nào?
Cách sử dụng tốt nhất là gì? Chúng ta muốn làm gì trong đời? Chúng ta sống theo
cách có thể chứ? Danh sách càng ngắn, nó càng tập trung vào những thứ có vấn đề.
Hãy biết những gì chúng ta muốn và không muốn. Chúng ta đang làm những gì chúng
ta muốn hay những gì người khác kỳ vọng chúng ta làm? Ai hay cái gì quan trọng
nhất trong đời bạn? Chúng ta sống có nghĩa không?
Tránh
đánh giá sai và cải thiện cuộc sống để có thái độ đúng với cuộc đời. Vì mọi người
khác nhau, không có một chiến lược “một phù hợp với tất cả”. Mỗi chúng ta phải
tìm ra phong cách của chính mình. Nhưng có hướng dẫn để áp dụng cho tất cả.
Chúng
ta nên hành động theo cách phù hợp với tự nhiên, lợi thế và các giới hạn; chúng
ta nên xây dựng (và theo đuổi) vài giá trị.
Chúng
ta hy vọng thành công trong lĩnh vực chúng ta không hiểu như thế nào? Chúng ta
giảm khả năng mắc sai lầm nếu đối xử với mọi thứ phù hợp với bản chất tự nhiên,
những thứ chúng ta hiểu và làm tốt. Chúng ta có cơ hội tốt hơn để giải quyết vấn
đề và đánh giá các phát biểu nếu chúng nằm trong lĩnh vực ta có khả năng. Khổng
Tử nói: “Biết mình biết những gì mình biết, biết mình không biết những gì mình
không biết, là biết thực sự.” Chúng ta phải xác định khả năng và hạn chế của
chúng ta. Chúng ta cần biết những gì chúng ta không biết hoặc không có khả năng
biết và tránh những cái đó đi. Như Warren Buffett nói:
Bạn phải dính chặt lấy cái tôi gọi là, vòng
năng lực của bạn. Bạn phải biết những gì bạn hiểu và những gì bạn không hiểu.
Không quan trọng vòng năng lực của bạn lớn thế nào. Nhưng biết chu vi nó tới đâu
là vô cùng quan trọng.
Charles
Munger nói thêm:
Chúng tôi thích xử lý những gì chúng tôi hiểu.
Tại sao chúng tôi nên chơi trò cạnh tranh trong một lĩnh vực mà chúng tôi không
có lợi thế - có lẽ là bất lợi – thay vì chơi trong lĩnh vực chúng tôi có một lợi
thế rõ ràng?
Mỗi người trong số các bạn sẽ phải tính toán
xem tài năng của mình nằm ở đâu. Và bạn phải sử dụng các lợi thế của mình.
Nhưng nếu bạn cố thành công trong những lĩnh vực bạn kém cỏi, bạn sẽ có một sự
nghiệp rất tệ. Tôi hầu như có thể đảm bảo điều đó. Trái lại, bạn nên mua một vé
số may mắn hoặc nhận cơ hội ăn may từ một nơi nào đó.
Hãy hỏi: Bản chất
tự nhiên của tôi là gì? Điều gì thúc đẩy tôi? Khả năng chịu đựng đau khổ và rủi
ro của tôi như thế nào? Cái gì khiến tôi hạnh phúc và bất hạnh trong quá khứ?
Tôi cảm thấy thoải mái với ai hay thứ gì? Tài năng và kĩ năng của tôi là gì?
Tôi có biết sự khác biệt giữa những gì tôi muốn và những gì tôi giỏi không? Tôi
có lợi thế so với người khác ở nơi nào? Các hạn chế của tôi là gì?
Chúng ta có thể
làm những gì quan trọng như thế nào nếu chúng ta không có bất kỳ giá trị gì? Nếu
chúng ta không đại diện cho thứ gì đó, chúng ta sẽ rớt xuống vì bất kỳ cái gì.
Hãy trung thực
Trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách
về trí khôn.
-
Thomas Jefferson (Tổng thống Mỹ 1743 – 1826)
Hãy hành động một
cách tự trọng. Hãy nghe lời của Mark Twain: “Hãy luôn luôn làm điều đúng đắn.
Điều đó sẽ thỏa mãn một số người và làm số còn lại kinh ngạc.”
Hãy nói sự thật.
Hãy tuân theo qui tắc của Lou Vincenti (cựu chủ tịch của Wesco): “Nếu bạn nói sự
thật, bạn sẽ không phải nhớ những lời nói dối.”
Sự trung thực sẽ
trả tiền cho bạn. Charles Munger nói: “Chúng tôi kiếm được thêm tiền thường
xuyên hơn nhiều nhờ đạo đức. Ben Franklin đã đúng về chúng tôi. Ông ấy không
nói sự trung thực là đạo đức tốt nhất, ông ấy nói rằng nó là chính sách tốt nhất.”
Hãy hành động
toàn vẹn và cá tính. Heralitus nói: “Nội dung nhân cách của bạn là sự lựa chọn
của chính bạn. Ngày ngày, những gì bạn lựa chọn, những gì bạn suy nghĩ, và những
gì bạn làm là con người bạn sẽ trở thành. Sự toàn vẹn là số phận của bạn… nó là
ánh sáng dẫn đường cho bạn.”
Mỗi người đều là
duy nhất, vì vậy chúng ta có quyền trở nên khác biệt. Tại sao tự do thực sự lại
là sự toàn vẹn? Vì nếu chúng ta chẳng có gì để che giấu, chúng ta không có gì để
sợ hãi.
Charles Munger
nói:
Chúng tôi nghĩ nên có một khoảng lớn giữa…
những gì bạn định làm và những gì bạn có thể làm khi không có nguy cơ rõ rệt phải
chịu án hình sự hay bị thua lỗ. Chúng tôi tin bạn không nên đi bất cứ đâu gần lằn
ranh đó. Bạn phải có một chiếc la bàn bên trong. Vì thế nên có những thứ bạn sẽ
không làm dù chúng hoàn toàn hợp pháp. Đó là cách chúng tôi cố gắng vận hành.
Hãy để những gì hồ nghi lại và giao dịch với những người đáng kính trọng. Hãy sử
dụng bài kiểm tra “trang đầu” của Warren Buffett: “Tôi chắc chắn muốn xem hành
động của tôi được phóng viên thông tin quan trọng mô tả ngay trên trang đầu của
tờ báo địa phương, có được người bạn đời của tôi, các con và các bạn tôi đọc
không?”
Tin tưởng mọi
người là hiệu quả. Charles Munger nói: “Nhân cách tốt thường rất hiệu quả. Nếu
bạn có thể tin mọi người, các hệ thống của bạn có thể đơn giản hơn. Có hiệu quả
khổng lồ trong một nhân cách tốt và không hiệu quả trong một nhân cách tồi.”
Hành động như một ví dụ gương mẫu
Tài sản là phước lành đối với những ai biết
sử dụng nó, và là lời nguyền rủa với kẻ không biết sử dụng.
-
Publius Terentius
Hãy quan sát các
tín hiệu bạn gửi đi. Charles Munger nói với chúng ta rằng một số người có bổn
phận tạo ra hình ảnh đúng đắn: “Một người có địa vị cao trong quân đội hay trở
thành thẩm phán tòa án tối cao được kỳ vọng là một ví dụ điển hình, vì vậy tại
sao không nên là người có địa vị cao trong một công ty lớn?”
Ông tiếp tục:
Bạn không muốn giáo viên lớp một của bạn phạm
tội gian dâm trên sàn hay uống rượu trong lớp học. Tương tự, tôi không nghĩ bạn
muốn giao dịch chứng khoán của bạn kết thúc trong trang đầu các báo vì quá mức
tồi tệ. Và chắc chắn tôi không nghĩ rằng bạn muốn giao dịch chứng khoán quan trọng
của một quốc gia biến thành sòng bạc hơn những gì nó vốn đã là thế.
Quân đội có một
mô hình đúng đắn. Munger tiếp tục:
Một trong những thứ không chín chắn khủng
khiếp là khái niệm tương tự quân đội được dẫn dắt không thích hợp với một nhân
viên văn phòng. Khi bạn tăng một điểm trong nền văn minh, bạn phải có bổn phận
cư xử như một ví dụ gương mẫu. Lần cuối bạn nghe thấy trong phòng họp là khi
nào, “Điều này nhất quán với bổn phận của chúng ta như một ví dụ gương mẫu ư?”
Tôi muốn nói những từ ngữ như thế đều có chiếc vòng cổ xưa cho nó –“ví dụ gương
mẫu”. Nhưng đó chính xác là những gì đang thiếu sót khủng khiếp.
Và mọi người có thể thấy đó là những gì được
yêu cầu. Khái niệm đạo đức trong quân đội không phù hợp với nhân viên văn phòng
là một điều quan trọng. Bổn phận của bạn là không gây ra oán hận và ghen tỵ và
nhiều thứ khác. Bạn có một bổn phận to lớn như là một ví dụ gương mẫu.”
Chúng ta giáo dục
về đạo đức như thế nào? Charles Munger nói:
Tôi nghĩ cách đơn giản nhất để dạy đạo đức
là qua ví dụ. Có nghĩa nếu bạn lấy trong số mọi người một người thể hiện một nền
tảng đạo đức phù hợp hằng ngày, tôi nghĩ nó sẽ có tác động to lớn đến những người
quan sát. Ngược lại, nếu đạo đức của bạn trượt dốc, và người ta được khen thưởng
vì suy đồi đạo đức, thì tôi nghĩ đạo đức của bạn sẽ như thác đi xuống với tốc độ
rất, rất nhanh.
Tôi nghĩ đạo đức vô cùng quan trọng, nhưng
tôi nghĩ chúng được truyền dạy tốt nhất gián tiếp qua các ví dụ. Nếu bạn chỉ sắp
xếp học một số qui tắc và ghi nhớ đủ tốt để vượt qua kỳ kiểm tra, tôi đoán nó sẽ
không giúp gì nhiều cho đạo đức của mọi người. Nhưng nếu bạn nhìn thấy những
người bạn ngưỡng mộ cư xử theo một cách nào đó – đặc biệt khi stress – tôi nghĩ
bạn sẽ ghi nhớ và bị ảnh hưởng trong một thời gian rất, rất dài.
Đối xử công bằng với mọi người
Warren Buffett
nói rằng: “Cách duy nhất để được yêu là hãy trở nên đáng yêu. Bạn luôn nhận trở
lại nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nếu bạn không cho đi cái gì, bạn sẽ không nhận
được gì.” Lão Tử nói: “Đáp khôn ngay cả với cư xử tối dạ.” Hãy tốt với mọi người
và nếu không không tốt với bạn – đừng khó chịu – chỉ cần tránh họ đi trong
tương lai. Hãy nghe theo lời khuyên của Charles Darwin – tránh tranh cãi:
Tôi rất vui sướng khi tránh khỏi tranh cãi,
và tôi nợ Lyell, người mà nhiều năm trước, trong khi giới thiệu các tác phẩm địa
lý của tôi, đã mạnh mẽ khuyên tôi đừng bao giờ vướng vào một cuộc tranh cãi
nào, vì nó hiếm khi mang lại điều gì tốt đẹp, và còn gây ra mất mát khốn khổ về
thời gian và sự bình tĩnh…
Tất cả những gì tôi nghĩ là anh [thư gửi cho
E.Haeckel] sẽ bị kích thích trở nên tức giận, và sự giận dữ hoàn toàn khiến mọi
người mù quáng, lời phê bình của anh không có cơ hội gây ảnh hưởng tới những kẻ
đang đối lập với quan điểm của chúng ta.
Đừng làm cho cuộc sống trở nên quá nghiêm
túc
Cuộc đời quá quan trọng để bị thực hiện
nghiêm túc.
-
Oscar Wilde
Hãy có quan điểm
của riêng mình. Nhớ lời của Samuel Johnson: “Khoảng cách có cùng hiệu quả bằng
lý trí cũng như bằng mắt.” Khi thất bại, chúng ta nên nhìn nó như một kinh nghiệm
đáng học hỏi.
Hãy có thái độ
tích cực. Các nhà nghiên cứu ở Mayo Clinic thông báo rằng những người lạc quan
có mức độ hoạt động thể chất và tinh thần cao hơn người bi quan. Các nghiên cứu
tại Mayo Clinic cũng chỉ ra rằng người lạc quan sống lâu hơn người bi quan. Có
thái độ sống tích cực cũng khiến cơ thể sinh ra các hóc môn chịu đựng đau đớn,
gọi là endorphin, hoạt động giống morphine.
Warren Buffett
nói về giá trị của nhiệt huyết:
Tôi nghĩ nhiệt huyết là một phẩm chất tốt
nói chung nên có. Nó đã giúp tôi…Tôi thích các quản lý nhiệt tình trong các
doanh nghiệp của chúng tôi. Những người này đầy nhiệt huyết với công việc của
mình như người ta nhiệt huyết với golf, và tạo ra kết quả. Nếu bạn đang có một
công việc mà bạn không tâm huyết, hãy tìm việc khác. Bạn đang không tạo cho
mình một ân huệ nào, bạn cũng đang không tạo cho người thuê bạn một ân huệ nào
và bạn sẽ thay đổi bất cứ lúc nào. Chúng ta ở đây, trên trái đất này, chỉ trong
một thời gian, trừ khi Shirley MacLaine đúng, bạn phải làm thứ gì đó bạn yêu
thích và theo đuổi, và có thể nhiệt tình với nó.
Ông cũng nói rằng
chúng ta nên làm những gì chúng ta yêu thích: “Hãy làm gì thúc đẩy bạn đi lên.
Hãy làm gì đó nếu bạn có tất cả số tiền trên thế giới này, bạn vẫn sẽ làm nó. Bạn
cần phải có một lý do nhảy ra khỏi giường mỗi sáng… Đừng tìm kiếm tiền bạc. Hãy
tìm kiếm những gì bạn yêu thích, và nếu bạn tốt, tiền sẽ đến.”
Có mong muốn hợp lý
Ơn Chúa anh ta chẳng có mong muốn gì, vì vậy
anh ta sẽ không bao giờ phải thất vọng.
-
Benjamin Franklin
Nếu chúng ta
không hy vọng quá nhiều, thực tế thường đập tan các kỳ vọng của chúng ta. Nếu
ta luôn kỳ vọng những điều tốt nhất hoặc những điều không thực tế, chúng ta thường
phải thất vọng. Chúng ta cảm thấy xấu hơn và hành xử tệ.
Hãy mong muốn
nghịch cảnh. Chúng ta đụng độ nghịch cảnh dù ta chọn bất cứ điều gì để làm
trong đời. Charles Munger đưa ra qui tắc sắt đá của ông với cuộc đời:
Bất cứ khi nào bạn nghĩ rằng một tình huống
nào đó hay ai đó đang phá hủy cuộc đời bạn, thực tế chính bạn đang phá hủy đời
mình… Cảm thấy như mình là nạn nhân là một cách hoàn toàn tồi tệ để bước đi
trong đời. Nếu bạn chỉ cần có thái độ tồi theo một cách nào đó, đó luôn luôn là
lỗi của bạn và bạn phải sửa nó ngay khi bạn có thể - gọi là qui tắc sắt đá –
tôi nghĩ rằng nó thực sự làm việc.
Khi điều gì đó tồi
tệ xảy ra, hãy hỏi: Nó còn ý nghĩa gì nữa? Hãy xem trở ngại trong cuộc sống chỉ
là thất bại tạm thời, không phải là thảm họa. Mark Twain nói: “Giống nòi [của
chúng ta], dù nghèo khó, không nghi ngờ vẫn có một vũ khí thực sự hiệu quả - tiếng
cười… Trước sự tấn công của tiếng cười, không gì có thể chịu được.”
Sống cho hiện tại
Người quân tử không phí bản thân cho những
gì xa xôi, cho những gì vắng mặt. Anh ta đứng đây và bây giờ, trong hoàn cảnh
thực tế.
-
Khổng Tử
Chúng ta thường
có xu hướng nhấn mạnh đích đến, vì vậy bị nhỡ cả hành trình. Hãy sống với hiện
tại và tận hưởng cuộc đời hôm nay. Blaise Pascal viết:
Hãy để mỗi người kiểm tra suy nghĩ của mình;
họ sẽ thấy nó chỉ toàn liên quan đến quá khứ hoặc tương lai. Chúng ta hầu hết không
bao giờ nghĩ về hiện tại, và nếu chúng ta nghĩ về nó, chỉ để xem ngọn đèn nào
soi chiếu vào kế hoạch tương lai của chúng ta. Hiện tại không bao giờ là kết
thúc của chúng ta. Quá khứ và hiện tại là phương tiện của chúng ta, chỉ tương
lai là kết cục. Vì vậy chúng ta không bao giờ thực sự sống, mà hy vọng sống, và
vì chúng ta luôn lên kế hoạch làm sao để hạnh phúc, tất nhiên chúng ta đừng bao
giờ nên làm thế.
Hãy tò mò và cởi mở. Luôn hỏi “tại sao”
Tò mò là một trong những đặc điểm vĩnh cửu
và chắc chắn của một trí tuệ mạnh mẽ.
-
Samuel Johnson
Thomas Henry
Huxley nói: “Hãy ngồi xuống trước thực tại như một đứa trẻ, và hãy chuẩn bị để
từ bỏ mọi định kiến, khiêm tốn theo đuổi bất cứ đâu và bất cứ thứ gì nơi vực
sâu Mẹ tự nhiên dẫn dắt, hoặc bạn sẽ chẳng học được thứ gì.” Trẻ con tò mò và
hay hỏi “tại sao”. Khi trưởng thành, chúng ta có vẻ quên các câu “tại sao” và
chấp nhận những gì người khác nói. Tất cả chúng ta nên là trẻ con một lần nữa
và nhìn thế giới như thể qua con mắt của một đứa bé tò mò không hề có định kiến.
Kết thúc
Tôi thừa nhận tôi đã từng mù như một con ruồi,
nhưng thà học hỏi sự khôn ngoan muộn còn hơn không bao giờ học nó.
-
Sherlock Holmes (Arthur Conan Doyle, trích trong
The Man with the Twisted lip (Người
đàn ông môi trề))
Tôi hy vọng quyển
sách này hữu ích cho hiểu biết và cải thiện tư duy của bạn. Tôi cũng hy vọng bạn
sẽ tiếp tục tìm kiếm trí khôn. Chúng ta sẽ vẫn đánh giá sai (ít nhất tôi vẫn thế),
nhưng chúng ta có thể cải thiện.