Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Tìm kiếm sự khôn ngoan từ Darwin tới Munger: Thái độ


MƯỜI HAI


THÁI ĐỘ


Hãy vui khi đang sống, vì bạn còn lâu mới chết.
-          Ngạn ngữ Scotland

Đời sẽ dài nếu ta biết sử dụng nó.
Nhà triết gia người La Mã Lucius Annaeus Seneca nói với chúng ta trong cuốn Moral Essays (Các bài luận đạo đức) rằng, không phải chúng ta có quá ít thời gian mà chúng ta đang lãng phí nó quá nhiều:
Tại sao chúng ta phàn nàn về Mẹ Tự Nhiên? Bà cho thấy bà thật tốt bụng; cuộc đời, nếu chúng ta biết cách sử dụng nó, sẽ dài lâu. Nhưng một người sở hữu sự tham lam vô độ, người khác cống hiến gian khổ cho những nhiệm vụ vô dụng; một người u mê rượu chè, người khác bị lười biếng làm tê liệt; người kiệt sức vì tham vọng luôn treo trên các quyết định của người khác, người thì lòng tham của thương nhân điều khiển bị hy vọng thu hoạch dẫn tới kết thúc trên những miền đất hay biển cả… nhiều người cũng duy trì bận rộn trong việc theo đuổi vận mệnh của người khác, hoặc trong việc phàn nàn về chính bản thân; nhiều người, theo đuổi không mục tiêu, dịch chuyển, hay thay đổi, rồi không hài lòng, nên bị chìm sâu vào những kế hoạch hay thay đổi; một số không có nguyên tắc nào xác định để dẫn lối trong giờ học, vì số phận làm họ không nhận ra trong khi mải thè lưỡi và ngáp – vì thế chắc rằng tôi không thể nghi ngờ sự thật lời bày tỏ của các nhà thơ vĩ đại có vẻ như lời sấm: “Phần đời chúng ta thực sự sống rất nhỏ.” Phần còn lại của sự hiện hữu không phải là cuộc đời, chỉ là thời gian.
Ông tiếp tục: “Bạn sống như thể bạn sắp ra đi vĩnh viễn, không một suy nghĩ yếu đuối nào từng bước vào đầu bạn, bao nhiêu thời gian đã trôi qua bạn không cần để ý.”
Bạn phung phí thời gian như thể bạn đã vẽ được từ một nguồn cung đầy đủ và phong phú, dù ngày mà toàn thời gian bạn ban cho ai đó hay cái gì đó có lẽ là ngày cuối cùng của bạn. Bạn sợ cái chết và mong muốn bất tử. Bạn sẽ nghe nhiều người nói: “Sau 50 tuổi, tôi sẽ nghỉ hưu trong nhàn rỗi, tuổi 60 sẽ giải phóng tôi khỏi mọi bổn phận với cộng đồng.” Lời bảo đảm hay nguyện cầu nào khiến cuộc đời bạn kéo dài hơn? Ai cam chịu con đường như bạn lập kế hoạch? Bạn không thấy xấu hổ sao khi dự phòng cho bản thân phần còn lại của cuộc đời, và để riêng trí khôn chỉ cho lúc bạn không thể cống hiến được cho bất kỳ vụ kinh doanh nào nữa? Đã muộn để bắt đầu sống chỉ khi chúng ta phải ngừng sống! Thật ngu ngốc khi quên đi cái chết để trì hoãn các kế hoạch cho tuổi 50 và 60, và dự định bắt đầu cuộc đời tại điểm nhiều người đã thành đạt!
Cuộc đời quá ngắn để lãng phí. Samuel Johnson nói: “Một người chết thế nào không phải vấn đề, mà là anh ta sống thế nào. Hành động chết không quan trọng, nó kéo dài một thời gian ngắn ngủi.”
Chúng ta chỉ có một cuộc đời, vì thế hãy tạo ra cuộc đời chúng ta thích. Nhà viết kịch George Burns nói: “Bạn có thể làm những gì bạn thích hay thích những gì bạn làm. Tôi không nhìn thấy bất kỳ lựa chọn nào khác.”
Chúng ta đều có 24 giờ trong ngày. Chúng ta không thể tiết kiệm thời gian, chỉ sử dụng nó một cách khôn ngoan hay ngu ngốc. Chúng ta sử dụng thời gian như thế nào? Cách sử dụng tốt nhất là gì? Chúng ta muốn làm gì trong đời? Chúng ta sống theo cách có thể chứ? Danh sách càng ngắn, nó càng tập trung vào những thứ có vấn đề. Hãy biết những gì chúng ta muốn và không muốn. Chúng ta đang làm những gì chúng ta muốn hay những gì người khác kỳ vọng chúng ta làm? Ai hay cái gì quan trọng nhất trong đời bạn? Chúng ta sống có nghĩa không?
Tránh đánh giá sai và cải thiện cuộc sống để có thái độ đúng với cuộc đời. Vì mọi người khác nhau, không có một chiến lược “một phù hợp với tất cả”. Mỗi chúng ta phải tìm ra phong cách của chính mình. Nhưng có hướng dẫn để áp dụng cho tất cả.
Chúng ta nên hành động theo cách phù hợp với tự nhiên, lợi thế và các giới hạn; chúng ta nên xây dựng (và theo đuổi) vài giá trị.
Chúng ta hy vọng thành công trong lĩnh vực chúng ta không hiểu như thế nào? Chúng ta giảm khả năng mắc sai lầm nếu đối xử với mọi thứ phù hợp với bản chất tự nhiên, những thứ chúng ta hiểu và làm tốt. Chúng ta có cơ hội tốt hơn để giải quyết vấn đề và đánh giá các phát biểu nếu chúng nằm trong lĩnh vực ta có khả năng. Khổng Tử nói: “Biết mình biết những gì mình biết, biết mình không biết những gì mình không biết, là biết thực sự.” Chúng ta phải xác định khả năng và hạn chế của chúng ta. Chúng ta cần biết những gì chúng ta không biết hoặc không có khả năng biết và tránh những cái đó đi. Như Warren Buffett nói:
Bạn phải dính chặt lấy cái tôi gọi là, vòng năng lực của bạn. Bạn phải biết những gì bạn hiểu và những gì bạn không hiểu. Không quan trọng vòng năng lực của bạn lớn thế nào. Nhưng biết chu vi nó tới đâu là vô cùng quan trọng.
Charles Munger nói thêm:
Chúng tôi thích xử lý những gì chúng tôi hiểu. Tại sao chúng tôi nên chơi trò cạnh tranh trong một lĩnh vực mà chúng tôi không có lợi thế - có lẽ là bất lợi – thay vì chơi trong lĩnh vực chúng tôi có một lợi thế rõ ràng?
Mỗi người trong số các bạn sẽ phải tính toán xem tài năng của mình nằm ở đâu. Và bạn phải sử dụng các lợi thế của mình. Nhưng nếu bạn cố thành công trong những lĩnh vực bạn kém cỏi, bạn sẽ có một sự nghiệp rất tệ. Tôi hầu như có thể đảm bảo điều đó. Trái lại, bạn nên mua một vé số may mắn hoặc nhận cơ hội ăn may từ một nơi nào đó.
Hãy hỏi: Bản chất tự nhiên của tôi là gì? Điều gì thúc đẩy tôi? Khả năng chịu đựng đau khổ và rủi ro của tôi như thế nào? Cái gì khiến tôi hạnh phúc và bất hạnh trong quá khứ? Tôi cảm thấy thoải mái với ai hay thứ gì? Tài năng và kĩ năng của tôi là gì? Tôi có biết sự khác biệt giữa những gì tôi muốn và những gì tôi giỏi không? Tôi có lợi thế so với người khác ở nơi nào? Các hạn chế của tôi là gì?
Chúng ta có thể làm những gì quan trọng như thế nào nếu chúng ta không có bất kỳ giá trị gì? Nếu chúng ta không đại diện cho thứ gì đó, chúng ta sẽ rớt xuống vì bất kỳ cái gì.

Hãy trung thực
Trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách về trí khôn.
-          Thomas Jefferson (Tổng thống Mỹ 1743 – 1826)

Hãy hành động một cách tự trọng. Hãy nghe lời của Mark Twain: “Hãy luôn luôn làm điều đúng đắn. Điều đó sẽ thỏa mãn một số người và làm số còn lại kinh ngạc.”
Hãy nói sự thật. Hãy tuân theo qui tắc của Lou Vincenti (cựu chủ tịch của Wesco): “Nếu bạn nói sự thật, bạn sẽ không phải nhớ những lời nói dối.”
Sự trung thực sẽ trả tiền cho bạn. Charles Munger nói: “Chúng tôi kiếm được thêm tiền thường xuyên hơn nhiều nhờ đạo đức. Ben Franklin đã đúng về chúng tôi. Ông ấy không nói sự trung thực là đạo đức tốt nhất, ông ấy nói rằng nó là chính sách tốt nhất.”
Hãy hành động toàn vẹn và cá tính. Heralitus nói: “Nội dung nhân cách của bạn là sự lựa chọn của chính bạn. Ngày ngày, những gì bạn lựa chọn, những gì bạn suy nghĩ, và những gì bạn làm là con người bạn sẽ trở thành. Sự toàn vẹn là số phận của bạn… nó là ánh sáng dẫn đường cho bạn.”
Mỗi người đều là duy nhất, vì vậy chúng ta có quyền trở nên khác biệt. Tại sao tự do thực sự lại là sự toàn vẹn? Vì nếu chúng ta chẳng có gì để che giấu, chúng ta không có gì để sợ hãi.
Charles Munger nói:
Chúng tôi nghĩ nên có một khoảng lớn giữa… những gì bạn định làm và những gì bạn có thể làm khi không có nguy cơ rõ rệt phải chịu án hình sự hay bị thua lỗ. Chúng tôi tin bạn không nên đi bất cứ đâu gần lằn ranh đó. Bạn phải có một chiếc la bàn bên trong. Vì thế nên có những thứ bạn sẽ không làm dù chúng hoàn toàn hợp pháp. Đó là cách chúng tôi cố gắng vận hành. Hãy để những gì hồ nghi lại và giao dịch với những người đáng kính trọng. Hãy sử dụng bài kiểm tra “trang đầu” của Warren Buffett: “Tôi chắc chắn muốn xem hành động của tôi được phóng viên thông tin quan trọng mô tả ngay trên trang đầu của tờ báo địa phương, có được người bạn đời của tôi, các con và các bạn tôi đọc không?”
Tin tưởng mọi người là hiệu quả. Charles Munger nói: “Nhân cách tốt thường rất hiệu quả. Nếu bạn có thể tin mọi người, các hệ thống của bạn có thể đơn giản hơn. Có hiệu quả khổng lồ trong một nhân cách tốt và không hiệu quả trong một nhân cách tồi.”

Hành động như một ví dụ gương mẫu
Tài sản là phước lành đối với những ai biết sử dụng nó, và là lời nguyền rủa với kẻ không biết sử dụng.
-          Publius Terentius

Hãy quan sát các tín hiệu bạn gửi đi. Charles Munger nói với chúng ta rằng một số người có bổn phận tạo ra hình ảnh đúng đắn: “Một người có địa vị cao trong quân đội hay trở thành thẩm phán tòa án tối cao được kỳ vọng là một ví dụ điển hình, vì vậy tại sao không nên là người có địa vị cao trong một công ty lớn?”
Ông tiếp tục:
Bạn không muốn giáo viên lớp một của bạn phạm tội gian dâm trên sàn hay uống rượu trong lớp học. Tương tự, tôi không nghĩ bạn muốn giao dịch chứng khoán của bạn kết thúc trong trang đầu các báo vì quá mức tồi tệ. Và chắc chắn tôi không nghĩ rằng bạn muốn giao dịch chứng khoán quan trọng của một quốc gia biến thành sòng bạc hơn những gì nó vốn đã là thế.
Quân đội có một mô hình đúng đắn. Munger tiếp tục:
Một trong những thứ không chín chắn khủng khiếp là khái niệm tương tự quân đội được dẫn dắt không thích hợp với một nhân viên văn phòng. Khi bạn tăng một điểm trong nền văn minh, bạn phải có bổn phận cư xử như một ví dụ gương mẫu. Lần cuối bạn nghe thấy trong phòng họp là khi nào, “Điều này nhất quán với bổn phận của chúng ta như một ví dụ gương mẫu ư?” Tôi muốn nói những từ ngữ như thế đều có chiếc vòng cổ xưa cho nó –“ví dụ gương mẫu”. Nhưng đó chính xác là những gì đang thiếu sót khủng khiếp.
Và mọi người có thể thấy đó là những gì được yêu cầu. Khái niệm đạo đức trong quân đội không phù hợp với nhân viên văn phòng là một điều quan trọng. Bổn phận của bạn là không gây ra oán hận và ghen tỵ và nhiều thứ khác. Bạn có một bổn phận to lớn như là một ví dụ gương mẫu.”
Chúng ta giáo dục về đạo đức như thế nào? Charles Munger nói:
Tôi nghĩ cách đơn giản nhất để dạy đạo đức là qua ví dụ. Có nghĩa nếu bạn lấy trong số mọi người một người thể hiện một nền tảng đạo đức phù hợp hằng ngày, tôi nghĩ nó sẽ có tác động to lớn đến những người quan sát. Ngược lại, nếu đạo đức của bạn trượt dốc, và người ta được khen thưởng vì suy đồi đạo đức, thì tôi nghĩ đạo đức của bạn sẽ như thác đi xuống với tốc độ rất, rất nhanh.
Tôi nghĩ đạo đức vô cùng quan trọng, nhưng tôi nghĩ chúng được truyền dạy tốt nhất gián tiếp qua các ví dụ. Nếu bạn chỉ sắp xếp học một số qui tắc và ghi nhớ đủ tốt để vượt qua kỳ kiểm tra, tôi đoán nó sẽ không giúp gì nhiều cho đạo đức của mọi người. Nhưng nếu bạn nhìn thấy những người bạn ngưỡng mộ cư xử theo một cách nào đó – đặc biệt khi stress – tôi nghĩ bạn sẽ ghi nhớ và bị ảnh hưởng trong một thời gian rất, rất dài.

Đối xử công bằng với mọi người
Warren Buffett nói rằng: “Cách duy nhất để được yêu là hãy trở nên đáng yêu. Bạn luôn nhận trở lại nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nếu bạn không cho đi cái gì, bạn sẽ không nhận được gì.” Lão Tử nói: “Đáp khôn ngay cả với cư xử tối dạ.” Hãy tốt với mọi người và nếu không không tốt với bạn – đừng khó chịu – chỉ cần tránh họ đi trong tương lai. Hãy nghe theo lời khuyên của Charles Darwin – tránh tranh cãi:
Tôi rất vui sướng khi tránh khỏi tranh cãi, và tôi nợ Lyell, người mà nhiều năm trước, trong khi giới thiệu các tác phẩm địa lý của tôi, đã mạnh mẽ khuyên tôi đừng bao giờ vướng vào một cuộc tranh cãi nào, vì nó hiếm khi mang lại điều gì tốt đẹp, và còn gây ra mất mát khốn khổ về thời gian và sự bình tĩnh…
Tất cả những gì tôi nghĩ là anh [thư gửi cho E.Haeckel] sẽ bị kích thích trở nên tức giận, và sự giận dữ hoàn toàn khiến mọi người mù quáng, lời phê bình của anh không có cơ hội gây ảnh hưởng tới những kẻ đang đối lập với quan điểm của chúng ta.

Đừng làm cho cuộc sống trở nên quá nghiêm túc
Cuộc đời quá quan trọng để bị thực hiện nghiêm túc.
-          Oscar Wilde

Hãy có quan điểm của riêng mình. Nhớ lời của Samuel Johnson: “Khoảng cách có cùng hiệu quả bằng lý trí cũng như bằng mắt.” Khi thất bại, chúng ta nên nhìn nó như một kinh nghiệm đáng học hỏi.
Hãy có thái độ tích cực. Các nhà nghiên cứu ở Mayo Clinic thông báo rằng những người lạc quan có mức độ hoạt động thể chất và tinh thần cao hơn người bi quan. Các nghiên cứu tại Mayo Clinic cũng chỉ ra rằng người lạc quan sống lâu hơn người bi quan. Có thái độ sống tích cực cũng khiến cơ thể sinh ra các hóc môn chịu đựng đau đớn, gọi là endorphin, hoạt động giống morphine.
Warren Buffett nói về giá trị của nhiệt huyết:
Tôi nghĩ nhiệt huyết là một phẩm chất tốt nói chung nên có. Nó đã giúp tôi…Tôi thích các quản lý nhiệt tình trong các doanh nghiệp của chúng tôi. Những người này đầy nhiệt huyết với công việc của mình như người ta nhiệt huyết với golf, và tạo ra kết quả. Nếu bạn đang có một công việc mà bạn không tâm huyết, hãy tìm việc khác. Bạn đang không tạo cho mình một ân huệ nào, bạn cũng đang không tạo cho người thuê bạn một ân huệ nào và bạn sẽ thay đổi bất cứ lúc nào. Chúng ta ở đây, trên trái đất này, chỉ trong một thời gian, trừ khi Shirley MacLaine đúng, bạn phải làm thứ gì đó bạn yêu thích và theo đuổi, và có thể nhiệt tình với nó.
Ông cũng nói rằng chúng ta nên làm những gì chúng ta yêu thích: “Hãy làm gì thúc đẩy bạn đi lên. Hãy làm gì đó nếu bạn có tất cả số tiền trên thế giới này, bạn vẫn sẽ làm nó. Bạn cần phải có một lý do nhảy ra khỏi giường mỗi sáng… Đừng tìm kiếm tiền bạc. Hãy tìm kiếm những gì bạn yêu thích, và nếu bạn tốt, tiền sẽ đến.”

Có mong muốn hợp lý
Ơn Chúa anh ta chẳng có mong muốn gì, vì vậy anh ta sẽ không bao giờ phải thất vọng.
-          Benjamin Franklin

Nếu chúng ta không hy vọng quá nhiều, thực tế thường đập tan các kỳ vọng của chúng ta. Nếu ta luôn kỳ vọng những điều tốt nhất hoặc những điều không thực tế, chúng ta thường phải thất vọng. Chúng ta cảm thấy xấu hơn và hành xử tệ.
Hãy mong muốn nghịch cảnh. Chúng ta đụng độ nghịch cảnh dù ta chọn bất cứ điều gì để làm trong đời. Charles Munger đưa ra qui tắc sắt đá của ông với cuộc đời:
Bất cứ khi nào bạn nghĩ rằng một tình huống nào đó hay ai đó đang phá hủy cuộc đời bạn, thực tế chính bạn đang phá hủy đời mình… Cảm thấy như mình là nạn nhân là một cách hoàn toàn tồi tệ để bước đi trong đời. Nếu bạn chỉ cần có thái độ tồi theo một cách nào đó, đó luôn luôn là lỗi của bạn và bạn phải sửa nó ngay khi bạn có thể - gọi là qui tắc sắt đá – tôi nghĩ rằng nó thực sự làm việc.
Khi điều gì đó tồi tệ xảy ra, hãy hỏi: Nó còn ý nghĩa gì nữa? Hãy xem trở ngại trong cuộc sống chỉ là thất bại tạm thời, không phải là thảm họa. Mark Twain nói: “Giống nòi [của chúng ta], dù nghèo khó, không nghi ngờ vẫn có một vũ khí thực sự hiệu quả - tiếng cười… Trước sự tấn công của tiếng cười, không gì có thể chịu được.”

Sống cho hiện tại
Người quân tử không phí bản thân cho những gì xa xôi, cho những gì vắng mặt. Anh ta đứng đây và bây giờ, trong hoàn cảnh thực tế.
-          Khổng Tử

Chúng ta thường có xu hướng nhấn mạnh đích đến, vì vậy bị nhỡ cả hành trình. Hãy sống với hiện tại và tận hưởng cuộc đời hôm nay. Blaise Pascal viết:
Hãy để mỗi người kiểm tra suy nghĩ của mình; họ sẽ thấy nó chỉ toàn liên quan đến quá khứ hoặc tương lai. Chúng ta hầu hết không bao giờ nghĩ về hiện tại, và nếu chúng ta nghĩ về nó, chỉ để xem ngọn đèn nào soi chiếu vào kế hoạch tương lai của chúng ta. Hiện tại không bao giờ là kết thúc của chúng ta. Quá khứ và hiện tại là phương tiện của chúng ta, chỉ tương lai là kết cục. Vì vậy chúng ta không bao giờ thực sự sống, mà hy vọng sống, và vì chúng ta luôn lên kế hoạch làm sao để hạnh phúc, tất nhiên chúng ta đừng bao giờ nên làm thế.

Hãy tò mò và cởi mở. Luôn hỏi “tại sao”
Tò mò là một trong những đặc điểm vĩnh cửu và chắc chắn của một trí tuệ mạnh mẽ.
-          Samuel Johnson

Thomas Henry Huxley nói: “Hãy ngồi xuống trước thực tại như một đứa trẻ, và hãy chuẩn bị để từ bỏ mọi định kiến, khiêm tốn theo đuổi bất cứ đâu và bất cứ thứ gì nơi vực sâu Mẹ tự nhiên dẫn dắt, hoặc bạn sẽ chẳng học được thứ gì.” Trẻ con tò mò và hay hỏi “tại sao”. Khi trưởng thành, chúng ta có vẻ quên các câu “tại sao” và chấp nhận những gì người khác nói. Tất cả chúng ta nên là trẻ con một lần nữa và nhìn thế giới như thể qua con mắt của một đứa bé tò mò không hề có định kiến.


Kết thúc
Tôi thừa nhận tôi đã từng mù như một con ruồi, nhưng thà học hỏi sự khôn ngoan muộn còn hơn không bao giờ học nó.
-          Sherlock Holmes (Arthur Conan Doyle, trích trong The Man with the Twisted lip (Người đàn ông môi trề))

Tôi hy vọng quyển sách này hữu ích cho hiểu biết và cải thiện tư duy của bạn. Tôi cũng hy vọng bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm trí khôn. Chúng ta sẽ vẫn đánh giá sai (ít nhất tôi vẫn thế), nhưng chúng ta có thể cải thiện.




Tìm kiếm sự khôn ngoan từ Darwin tới Munger: Rủi ro


MƯỜI MỘT


RỦI RO


Đời không phiêu lưu không thỏa mãn, nhưng đời mà phiêu lưu được phép tồn tại ở bất kỳ dạng nào chắc sẽ ngắn ngủi.
-          Bertrand Russell (trích từ Authority and the Individual (Thẩm quyền và cá nhân))

“Tại sao anh muốn mua cổ phiếu này? Chuyện gì phải xảy ra để vụ đầu tư thành công? Nhược điểm là gì?”
Phản ánh những gì có thể đi sai. Hãy hỏi: Điều gì có thể khiến việc này rơi vào thảm họa? Nhược điểm tiềm tàng là gì? Tôi nên lo lắng cái gì? Khả năng và độ lớn của khoản thua lỗ có thể xảy ra? Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì? Tôi có thể làm gì để ngăn chặn nó? Tôi sẽ làm gì nếu nó xảy ra?
Chúng ta cần nhìn vào nhược điểm của thứ ta đầu tư. Theo tạp chí Forbes, cách lý luận của Charles Munger là:
Thực tế đơn giản là bạn không thể nói một ý tưởng có thể hoạt động hay không trừ khi bạn xem xét tất cả các tiêu cực có thể… Được, đó là một công ty tốt. Nhưng giá đủ thấp chưa? Đội ngũ quản lý là những người mà Munger và Buffett có thể thấy thoải mái với họ không? Nếu nó đủ rẻ để mua, rẻ vì một lý do sai hay lý do đúng? Như Munger đặt nó: “Mặt ngược lại là gì? Điều gì đã sai mà tôi không thấy?”
Sai lầm gây ra cả mất mát thực tế và chi phí cơ hội. Khi đầu tư, chúng ta cũng có thể bị mất vốn – chúng ta đầu tư 10 và lấy lại 5 – hoặc chúng ta nhận được lợi nhuận không đủ - ví dụ 3% so với 6% từ trái phiếu. Warren Buffett nói gì về rủi ro kinh doanh?
Khi chúng tôi nhìn vào các doanh nghiệp, chúng tôi cố gắng nhìn vào những doanh nghiệp là những vụ kinh doanh tốt hôm nay và nghĩ xem điều gì có thể đi sai. Chúng tôi nghĩ về rủi ro kinh doanh đang tồn tại trong doanh nghiệp theo hướng những gì có thể xảy ra trong 5, 10 hay 15 năm tới sẽ phá hủy, sửa chữa, hay làm suy giảm sức mạnh kinh tế chúng tôi tin tưởng hiện tại. Và với vài doanh nghiệp, tính toán là bất khả thi – ít nhất tính toán là bất khả thi với chúng tôi – và chúng tôi không nghĩ về nó nữa. Nếu chúng tôi có thể nghĩ ra rất nhiều thứ có thể đi sai, chúng tôi chỉ cần quên nó đi.
Warren Buffett nói rằng “cách tốt nhất để tối thiểu hóa rủi ro là suy nghĩ”. Ông cũng nói với chúng ta Berkshire giảm rủi ro như thế nào:
Trong chứng khoán, chúng tôi kỳ vọng mọi cam kết đều làm việc tốt vì chúng tôi tập trung vào các doanh nghiệp được đầu tư thận trọng với những năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, điều hành bởi những người có khả năng và trung thực. Nếu chúng tôi mua vào những công ty này ở các mức giá nhạy cảm, thua lỗ rất hiếm hoi. Hơn nữa, trong suốt 38 năm chúng tôi điều hành các công việc của công ty, thành quả từ vốn chủ sở hữu chúng tôi quản lý tại Berkshire (trong đó không tính vốn được quản lý tại General Re và GEICO) đã vượt quá các khoản thua lỗ với tỷ lệ khoảng 100 trên 1.
Chúng ta có cần nhận nhiều rủi ro để dẫn đầu trong đời? Charles Munger kể một câu chuyện:
Tôi có một người họ hàng theo quan hệ hôn nhân đã mất vào cuối những năm 80. Ông ấy đã bắt đầu với một cái xô nhỏ, nếu cái gì đó không được cột chặt, ông sẽ không làm nó. Ông ấy đã sống tốt và chết trong giàu có. Tôi nghĩ điều này khả thi với phần lớn những người sống như thế, khi không có nhiều rủi ro về thảm họa và người ta ảo tưởng đang dẫn đầu một số lượng hợp lý nào đó. Nó cần đánh giá rất nhiều, nhiều kỷ luật và thiếu vắng sự hiếu động thái quá. Theo phương pháp này, tôi nghĩ những người thông minh nhất có thể mang nhiều rủi ro ra khỏi cuộc sống.

Kẻ ngốc và tiền bạc của anh ta sẽ chia tay sớm.
Đặc điểm nào cần thiết để thành một nhà đầu tư dài hạn xuất sắc? Warren Buffett đưa cho chúng ta vài dẫn chứng trong bức thư của Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Berkshire Hathaway 2006, trong đó ông đề cập đến dự định thuê người của Berkshire để giúp ông thành công làm CIO (giám đốc đầu tư) của Berkshire khi nhu cầu này tăng lên:
Chọn người đúng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Tất nhiên không khó để tìm ra những người thông minh giữa các cá nhân có các bản ghi đầu tư ấn tượng. Nhưng có nhiều người đầu tư dài hạn thành công hơn những bộ não có hiệu quả tốt ở thời gian gần đây.
Theo thời gian, các thị trường sẽ làm những điều bất thường, thậm chí kỳ lạ. Một sai lầm đơn lẻ nhưng lớn có thể quét sạch một chuỗi thành công dài. Do đó, chúng tôi cần ai đó được lập trình di truyền để nhận ra và tránh những rủi ro nghiêm trọng, gồm cả những thứ chưa bao giờ xảy ra. Một số nguy hiểm ẩn nấp trong các chiến lược đầu tư không thể bị nhận ra bằng cách sử dụng các mô hình phổ biến hằng ngày do các học viện tài chính đào tạo.
Sự điều tiết cũng quan trọng. Suy nghĩ độc lập, ổn định cảm xúc, và quan tâm hiểu rõ hành vi của con người và thể chế là sống còn đối với thành công của đầu tư dài hạn.


Hậu quả của mắc sai lầm
Nếu chúng ta không thể dung thứ một hậu quả có thể xảy ra, hãy chỉ đạo từ xa nếu có thể, việc gieo trồng hạt giống của nó.
-          Warren Buffett

Kinh nghiệm nói với tôi rằng tương lai sẽ tương tự như quá khứ.
Có thể hoặc không. Chúng ta không biết tương lai. Chuyện gì đây nếu hậu quả của việc mắc sai lầm rất khủng khiếp và có thể khiến chúng ta bị tổn thất lớn? Nếu quyết định quan trọng, chúng ta nên bỏ qua phần lớn những gì đã xảy ra trong quá khứ và tập trung vào hậu quả của mắc sai lầm.
Tại sao chúng ta bảo hiểm cho ngôi nhà? Chúng ta làm thế vì hậu quả của mắc sai lầm – một vụ hỏa hoạn chẳng hạn – là phá hoại tất cả và chi phí bảo hiểm tương đối nhỏ nếu so sánh. Ví dụ, chi phí bảo hiểm $1,000 chỉ làm giảm hạnh phúc của tôi rất ít, trong khi khoản mất mát tiềm tàng là $300,000 có thể khiến tôi khốn khổ. Hãy hỏi: Cái gì có thể sai? Tôi có thể làm gì để ngăn những mối nguy hại hoặc xử lý nó nếu nó xảy ra?

John muốn mua một cửa hàng kem khác.
Biến số chính anh ấy đặt cược trong đó là “Khối lượng đơn vị bán được sẽ tăng”. Hậu quả là gì nếu anh ấy sai?
Hậu quả nếu mắc sai lầm càng tồi tệ, chúng ta càng ít nghiêng về việc hành động cụ thể hoặc chúng ta càng cần nhiều bằng chứng về sự chiếm ưu thế của cái khác hơn.
Hãy hỏi: Chi phí của mắc sai lầm là gì khi so sánh lợi ích của làm đúng với các cơ hội đầu tư khác? Chi phí: John có lẽ sẽ mất tiền, danh tiếng, và trải qua stress tinh thần. Nó cũng khiến anh ấy không tập trung vào các việc kinh doanh khác được. Lợi ích: Khả năng kiếm được nhiều tiền hơn trong một giai đoạn thời gian. Lựa chọn thay thế: Nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc kinh doanh hiện tại hoặc các cơ hội khác.
Hãy phát biểu theo cách khác: Nếu tôi làm điều đó vì tôi cược rằng khối lượng đơn vị hàng bán sẽ tăng lên nhưng tôi đã sai (khối lượng bán vẫn duy trì như thế hoặc giảm đi do cầu giảm và nhiều đối thủ cạnh tranh hơn hay môi trường không còn ưu ái), hậu quả là gì? Tôi có thể xử lý chúng? Chúng có khả năng đảo ngược lại tình huống? Nếu tôi không làm điều đó vì tôi cược rằng khối lượng đơn vị hàng bán sẽ giảm xuống hoặc giữ nguyên, nhưng tôi đã sai, hậu quả là gì? Lựa chọn thay thế nào khiến tôi mất ít nhất?
Biên độ an toàn
Chúng tôi cố gắng sắp xếp [công việc của chúng tôi] để dù bất kỳ vấn đề gì xảy ra, chúng tôi sẽ không phải “quay lại từ đầu”.
-          Charles Munger

Albert Einstein nói: “Bất kỳ ai đảm đương thiết lập bản thân thành quan tòa của sự thật , tri thức sẽ bị tiếng cười của thánh thần đánh đắm.” Chúng ta không thể tiên đoán chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Đừng bao giờ đánh giá thấp cơ hội của các sự kiện hiếm.
Để bảo vệ mình khỏi tất cả những gì không biết đang đi đâu, chúng ta có thể tránh một số tình huống, ra quyết định làm việc với một dải rộng kết quả, dự phòng hoặc có một biên độ an toàn lớn. Ví dụ, khi đầu tư tiền, điều sau có thể chỉ dẫn cho chúng ta: hãy biết rõ giá trị kinh doanh bên dưới, đừng sử dụng đòn bẩy, đi vào những tình huống mà đội ngũ quản lý có năng lực và trung thực, và hãy đầu tư với một biên độ an toàn lớn.
Chúng ta cần biên độ an toàn bao nhiêu? Warren Buffett trả lời:
Nếu bạn hiểu rõ một doanh nghiệp – nếu bạn có thể nhìn thấy tương lai của nó một cách hoàn hảo – thì rõ ràng bạn cần rất ít theo cách của biên độ an toàn. Ngược lại, càng nhiều thứ có thể xảy ra, càng không chắc chắn, doanh nghiệp càng nhiều lỗ hổng hoặc xác suất thay đổi càng lớn, biên độ an toàn bạn cần càng lớn…
Nếu bạn đang lái chiếc xe tải 9,800 pound qua một cây cầu chỉ cho phép 10,000 pounds và cây cầu chỉ cao khoảng 6 inch từ mặt đất lên, bạn có thể thấy ổn. Tuy nhiên, nếu cây cầu qua một hẻm núi lớn, bạn có lẽ muốn biên độ an toàn rộng hơn nữa. Do đó, bạn có thể chỉ lái một chiếc xe 4,000 pound qua đó. Vì vậy, nó phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của rủi ro bên dưới.
Còn điều gì quan trọng nữa? Chúng ta có cơ hội tốt hơn để tránh khỏi việc đánh giá sai và cải thiện cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta có thái độ đúng và theo đuổi những giá trị chắc chắn.
Trong cuốn tiểu sử tuyệt vời về Charles Munger của Janet Lowe, Damn Right! (Hãy chỉ trích đúng!), chúng ta có thể học hỏi vài quan điểm của Charles Munger về giá trị và hành vi từ con riêng của ông, Hal Borthwick:
Charlie gõ gõ vào khái niệm mà một người luôn luôn nên nhớ “Hãy làm tốt nhất như con có thể. Đừng bao giờ nói dối. Nếu con nói con sẽ làm nó, hãy làm đi. Không ai ném phân vào một lời xin lỗi. Hãy rời khỏi cuộc họp sớm. Đừng muộn, nhưng nếu con muộn, đừng làm phiền người khác bằng lời xin lỗi. Chỉ là biện hộ… Hãy trả lời cuộc gọi thật nhanh. Điều nữa là “không” trong năm giây. Con phải làm đầu óc mình sáng suốt. Con đừng khiến người ta phải dài cổ chờ con.”

 

Tìm kiếm sự khôn ngoan từ Darwin tới Munger: Tư duy ngược


MƯỜI


TƯ DUY NGƯỢC


Nhiều thành công trong cuộc sống và thành công trong kinh doanh đến từ việc hiểu biết những gì bạn thực sự muốn tránh – như chết sớm và một cuộc hôn nhân tồi.
-          Charles Munger
Hãy tránh khỏi thứ gây ra cái đối lập với những gì bạn muốn đạt được.
“Bạn phải luôn đảo ngược lại”, nhà toán học người Đức thế kỷ 19 Karl Jacobi nói khi được hỏi về bí mật trong các phát hiện toán học của ông. Bất cứ khi nào chúng ta cố gắng để đạt mục tiêu, giải quyết vấn đề, tiên đoán những gì có khả năng xảy ra hoặc có khả năng đúng hay sai, chúng ta nên nghĩ mọi thứ theo hướng ngược lại.

Vào buổi họp hằng tuần với các quản lý, John hỏi: “Công ty chúng ta hành động thế nào để phá hủy càng nhiều giá trị càng tốt trong một thời gian càng ngắn càng tốt?”
“Hãy đối xử với các nhân viên thật tồi tệ. Trao thưởng việc làm xấu. Đừng kêu gọi tính tư lợi của nhân viên mà hãy dùng một mục tiêu không ai hiểu được. Đừng thông báo cho mọi người công ty có ý nghĩa gì, qui tắc nào được áp dụng, và hậu quả nếu phá vỡ chúng. Hãy chắc rằng mọi người không biết phạm vi trách nhiệm của họ. Hãy đặt người đúng vào sai chỗ. Đừng để cho mọi người biết liệu họ có đạt được mục tiêu hay không. Mọi thứ nên không thể đo được. Đừng bao giờ nói cho mọi người tại sao cái đó nên được làm.
Hãy bao quanh CEO bằng những công ty con rắc rối, không năng động. Hãy cho các khách hàng quan trọng lý do để tức giận. Giao hàng chậm và sai, trễ, và kiêu ngạo sẽ trợ giúp. Hãy khiến khách hàng liên kết công ty với sự khốn khổ và hãy chắc rằng cảm giác này được củng cố mỗi khi liên hệ với công ty.”
Tư duy ngược, chúng ta có thể xác định hành động nào nên tránh. Như Charles Munger nói: “Nếu bạn được Ngân hàng Thế giới thuê để giúp Ấn độ, sẽ rất hữu dụng khi xác định ra ba cách tốt nhất làm tăng lượng man-year nghèo đói (man-year: đơn vị tính công hoặc qui mô của dự án, thiết bị, … tính trên một năm) ở Ấn độ, và sau đó, quay trở lại, hãy tránh những cách đó ra.”
Thay cho việc hỏi chúng ta có thể đạt được mục tiêu bằng cách nào, chúng ta hãy hỏi câu hỏi ngược lại: Chúng ta không muốn làm gì để đạt mục tiêu (“không theo mục tiêu”)? Nguyên nhân nào gây ra “không theo mục tiêu”? Tôi có thể tránh nó thế nào? Bây giờ tôi muốn làm gì để đạt được? Tôi có thể làm điều đó thế nào? Ví dụ, thay cho tìm xem John và Mary có thể cải thiện hôn nhân của họ thế nào, họ hỏi: “Điều gì sẽ phá hủy hôn nhân của chúng ta?” Một điều trong đó là không trung thực. Giờ họ đảo câu hỏi ngược lại và hỏi: “Chúng ta có thể cái thiện hôn nhân thế nào?” Hãy trung thực. (Hãy xem bài phát biểu nổi tiếng của Charles Munger về các toa thuốc bảo đảm nghèo khổ trong Phụ Lục Một).
Charles Munger cung cấp một ví dụ nổi bật về làm thế nào các hệ thống trì độn gây ra hành vi trì độn:
Chúng ta hãy nói về việc, bạn có mong ước làm dịch vụ công ích. Như một phần tự nhiên của việc lập kế hoạch, bạn nghĩ ngược lại và hỏi: “Tôi có thể làm gì để phá hủy nền văn minh của chúng ta?” Thật dễ. Nếu những gì bạn muốn làm là phá hủy nền văn minh của bạn, chỉ cần đi đến cơ quan lập pháp và thông qua các đạo luật tạo ra những hệ thống, trong đó, con người có thể dễ dàng lừa gạt nhau. Nó sẽ hoạt động hoàn hảo. Hãy lập hệ thống bồi thường cho công nhân ở California. Stress là thật. Và nỗi khốn khổ của nó là thật. Vì vậy bạn muốn bồi thường cho mọi người bị stress tại nơi làm việc. Có vẻ là một hành động cao quí.
Nhưng rắc rối với hành động bồi thường là, xóa bỏ một lượng lớn gian lận là việc bất khả thi. Và một khi bạn trao thưởng cho việc gian lận, bạn nhận được các luật sư quanh co, các bác sỹ quanh co, các hiệp hội quanh co, …cùng tham gia vào chương trình giới thiệu. Bạn nhận được toàn khí độc từ một hành vi tai hại. Hành vi này khiến tất cả mọi người làm nó trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn đang cố gắng giúp nền văn minh của bạn. Nhưng cái bạn làm đã tạo một thiệt hại khổng lồ. Vì vậy tốt hơn cả, hãy để mọi thứ đi theo hướng không được bồi thường – để cuộc sống khó khăn – hơn là tạo ra các hệ thống dễ gian lận.

“Đừng nghĩ về màu đỏ!”
Nếu ai đó nói với bạn đừng nghĩ về màu đỏ, bạn có lẽ sẽ tự động nghĩ về màu đó. Tại sao? Vì để biết cái gì không nên nghĩ về, não trước tiên phải nghĩ về nó đã. Khi John đang đi đánh golf và cố gắng đánh qua bẫy nước phía trước bãi cỏ xanh, anh ấy không nói với bản thân: “Tôi không muốn đánh quả bóng xuống nước,” mà thay vào đó “Tôi muốn đánh quả bóng lên bãi cỏ xanh.” Vì vậy, khi chúng ta nói với mọi người cái gì cần tránh, chúng ta nên kết thúc với cái chúng ta muốn đạt được.

Nghiên cứu sai lầm.
Marcus Porcius Cato viết: “Người khôn ngoan thu lợi từ người ngu ngốc nhiều hơn người ngu ngốc làm với người khôn ngoan; vì người khôn ngoan tránh các sai lầm của người ngu ngốc, nhưng người ngu ngốc lại không bắt chước thành công của người khôn ngoan.”
Để giảm sai lầm, chúng ta nên nghiên cứu các thất bại với những hậu quả nghiêm trọng. Cả trong kinh doanh và trong cuộc sống. Chúng ta nên nhìn vào nguyên nhân của chúng theo thời gian và xem liệu chúng có không đổi không.
Chúng ta thường học từ việc hiểu rõ tại sao cái gì đó không làm việc hơn là từ tại sao nó lại làm việc. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc đào tạo theo các câu chuyện về sai lầm bi tráng là một phương pháp hiệu quả để học. Các lỗi đều nổi bật và dễ nhớ. Nghiên cứu lỗi khuyến khích suy nghĩ hiệu quả, và cải thiện khả năng ứng xử của chúng ta với biến đổi và những tình huống mới hoặc không bình thường. Hãy hỏi: Tại sao điều đó xảy ra? Tại sao vài doanh nghiệp lại mất tiền hay thất bại? Tại sao người thông minh lại có hành vi ngu ngốc? Tại sao những vụ tai nạn nào đó xảy ra? Sai lầm nào gây hiệu quả thấp? Hoàn cảnh nào đang hiện hữu? Bài học là gì?
Khi chúng ta biết điều này, chúng ta nên hỏi: Những người nào hay việc kinh doanh nào là những thứ mà lịch sử đã chứng minh sẽ thất bại? Cách tốt nhất chúng ta có thể tránh khỏi những gì chúng ta không muốn xảy ra? Chúng ta có thể tạo ra những điều kiện tốt nhất để tránh sai lầm như thế nào? Chúng ta có thể ngăn chặn những nguyên nhân không thể loại bỏ như thế nào? Chúng ta có thể hạn chế hậu quả của những gì chúng ta muốn tránh như thế nào? Chúng ta muốn hạn chế xác suất của những thứ chúng ta muốn tránh như thế nào?
Chúng ta có thể tổ chức nghiên cứu về các lỗi lầm, bằng cách sử dụng bảng sau:
Thứ cần tránh
Nguyên nhân
Thuốc giải
Sai lầm là gì?
Tại sao những thứ đó xảy ra?
Các yếu tố rủi ro chính là gì?
Các lỗi cụ thể tham gia vào như thế nào?
Các yếu tố nào góp phần vào?
Sự ngu ngốc/ bất hợp lý
Ý tưởng lớn giúp giải thích và tiên đoán?
Cái gì hợp lý?
Tôi có thể tạo ra các điều kiện tốt nhất để ra quyết định tốt như thế nào?
Điều gì có thể được loại bỏ hay ngăn chặn?

Hãy biến tiêu cực thành lợi thế.
Năm 1796, nhà vật lý người Anh Edward Jenner phát hiện ra vắc xin. Ông nhận thấy rằng các cô gái vắt sữa bò bị một dạng virut thủy đậu nhẹ và thường không gây chết người – bệnh đậu mùa – có vẻ như miễn dịch với dạng chết người của virut bệnh đậu mùa. Sau đó ông lấy các mẫu từ các vết thương của một cô gái vắt sữa và cấy vào một cậu bé bệnh đậu mùa. Cậu bé xây dựng những kháng thể trong hệ thống miễn dịch của mình để ngăn cậu không bị đậu mùa và sau đó sống sót trong dịch bệnh.
Hãy bắt đầu với một cái kết trong đầu.
Trong thế kỷ thứ 4, nhà toán học người Hy Lạp Pappus of Alexandria viết: “Chúng ta hãy bắt đầu với thứ đang được tìm kiếm và giả thiết rằng chúng ta đã tìm thấy nó.” Hãy giả thiết chúng ta đã đạt được mục đích, rồi hỏi: Mục đích là gì? Điều này là những gì tôi muốn? Nếu vậy, tôi đến đó từ đâu trong các vị trí trước đó? Điều gì cần thiết để đạt được nó? Sau đó hãy quay ngược lại lúc bắt đầu. Bằng cách làm việc ngược, chúng ta có thể nhìn dễ dàng hơn cách thức và liệu cái gì đó có làm việc không. Một ví dụ của điều này là các nghiên cứu ngược về bệnh dịch. Các nhà nghiên cứu một căn bệnh sẽ làm việc ngược trở lại để xem các điều kiện đi kèm với nó trước đó là gì.

“Chúng ta cần kỷ luật trong trường học.”
Hậu quả là gì nếu câu này sai? Quay câu phát biểu này ngược lại và sẽ thấy đối lập với nó còn tệ hơn. Hậu quả là gì? Không thể tin được hay tiêu cực? Giả sử không có kỷ luật trong trường học, liệu có thể có nhiều hành vi chúng ta không muốn hơn không?
Khi chúng ta tin mình đang đánh giá đúng, chúng ta nên xem xét điều gì có thể gây ra cái đối lập với tiên đoán của chúng ta – những cái chúng ta không muốn xảy ra. Giả sử chúng ta đánh giá một nhân cách và kết luận rằng cá nhân có nhân cách tốt và chúng ta muốn bước vào một mối quan hệ. Hãy hỏi: Điều gì có thể phá hủy mối quan hệ này? Điều gì khiến tôi đánh giá sai nhân cách?
Những ứng dụng khác của tư duy ngược là: Nghiên cứu bằng chứng ám chỉ cái đối lập với thứ bình thường và hỏi “tại sao”. Sử dụng các qui tắc “tiêu cực” – hãy nói với mọi người rằng họ không thể làm. Thực hành cách tư duy cơ sở “không” – bắt đầu với một tờ giấy trắng và hỏi: Nếu chúng ta không làm việc chúng ta đã làm, chúng ta có thể đạt được mục tiêu bằng cách nào tốt nhất?
Chương tiếp theo về rủi ro hay xác suất thua lỗ, mất mát. Nếu chúng ta để đầu vào miệng sư tử, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu bị cắn.


Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...