MƯỜI
TƯ DUY NGƯỢC
Nhiều thành công trong cuộc sống và thành
công trong kinh doanh đến từ việc hiểu biết những gì bạn thực sự muốn tránh –
như chết sớm và một cuộc hôn nhân tồi.
-
Charles Munger
Hãy
tránh khỏi thứ gây ra cái đối lập với những gì bạn muốn đạt được.
“Bạn
phải luôn đảo ngược lại”, nhà toán học người Đức thế kỷ 19 Karl Jacobi nói khi
được hỏi về bí mật trong các phát hiện toán học của ông. Bất cứ khi nào chúng
ta cố gắng để đạt mục tiêu, giải quyết vấn đề, tiên đoán những gì có khả năng xảy
ra hoặc có khả năng đúng hay sai, chúng ta nên nghĩ mọi thứ theo hướng ngược lại.
Vào buổi họp hằng tuần với các quản lý, John
hỏi: “Công ty chúng ta hành động thế nào để phá hủy càng nhiều giá trị càng tốt
trong một thời gian càng ngắn càng tốt?”
“Hãy
đối xử với các nhân viên thật tồi tệ. Trao thưởng việc làm xấu. Đừng kêu gọi
tính tư lợi của nhân viên mà hãy dùng một mục tiêu không ai hiểu được. Đừng
thông báo cho mọi người công ty có ý nghĩa gì, qui tắc nào được áp dụng, và hậu
quả nếu phá vỡ chúng. Hãy chắc rằng mọi người không biết phạm vi trách nhiệm của
họ. Hãy đặt người đúng vào sai chỗ. Đừng để cho mọi người biết liệu họ có đạt
được mục tiêu hay không. Mọi thứ nên không thể đo được. Đừng bao giờ nói cho mọi
người tại sao cái đó nên được làm.
Hãy
bao quanh CEO bằng những công ty con rắc rối, không năng động. Hãy cho các
khách hàng quan trọng lý do để tức giận. Giao hàng chậm và sai, trễ, và kiêu ngạo
sẽ trợ giúp. Hãy khiến khách hàng liên kết công ty với sự khốn khổ và hãy chắc
rằng cảm giác này được củng cố mỗi khi liên hệ với công ty.”
Tư
duy ngược, chúng ta có thể xác định hành động nào nên tránh. Như Charles Munger
nói: “Nếu bạn được Ngân hàng Thế giới thuê để giúp Ấn độ, sẽ rất hữu dụng khi
xác định ra ba cách tốt nhất làm tăng lượng man-year nghèo đói (man-year: đơn vị
tính công hoặc qui mô của dự án, thiết bị, … tính trên một năm) ở Ấn độ, và sau
đó, quay trở lại, hãy tránh những cách đó ra.”
Thay
cho việc hỏi chúng ta có thể đạt được mục tiêu bằng cách nào, chúng ta hãy hỏi
câu hỏi ngược lại: Chúng ta không muốn làm gì để đạt mục tiêu (“không theo mục
tiêu”)? Nguyên nhân nào gây ra “không theo mục tiêu”? Tôi có thể tránh nó thế
nào? Bây giờ tôi muốn làm gì để đạt được? Tôi có thể làm điều đó thế nào? Ví dụ,
thay cho tìm xem John và Mary có thể cải thiện hôn nhân của họ thế nào, họ hỏi:
“Điều gì sẽ phá hủy hôn nhân của chúng ta?” Một điều trong đó là không trung thực.
Giờ họ đảo câu hỏi ngược lại và hỏi: “Chúng ta có thể cái thiện hôn nhân thế
nào?” Hãy trung thực. (Hãy xem bài phát biểu nổi tiếng của Charles Munger về
các toa thuốc bảo đảm nghèo khổ trong Phụ Lục Một).
Charles
Munger cung cấp một ví dụ nổi bật về làm thế nào các hệ thống trì độn gây ra
hành vi trì độn:
Chúng ta hãy nói về việc, bạn có mong ước
làm dịch vụ công ích. Như một phần tự nhiên của việc lập kế hoạch, bạn nghĩ ngược
lại và hỏi: “Tôi có thể làm gì để phá hủy nền văn minh của chúng ta?” Thật dễ.
Nếu những gì bạn muốn làm là phá hủy nền văn minh của bạn, chỉ cần đi đến cơ
quan lập pháp và thông qua các đạo luật tạo ra những hệ thống, trong đó, con
người có thể dễ dàng lừa gạt nhau. Nó sẽ hoạt động hoàn hảo. Hãy lập hệ thống bồi
thường cho công nhân ở California. Stress là thật. Và nỗi khốn khổ của nó là thật.
Vì vậy bạn muốn bồi thường cho mọi người bị stress tại nơi làm việc. Có vẻ là một
hành động cao quí.
Nhưng rắc rối với hành động bồi thường là,
xóa bỏ một lượng lớn gian lận là việc bất khả thi. Và một khi bạn trao thưởng
cho việc gian lận, bạn nhận được các luật sư quanh co, các bác sỹ quanh co, các
hiệp hội quanh co, …cùng tham gia vào chương trình giới thiệu. Bạn nhận được
toàn khí độc từ một hành vi tai hại. Hành vi này khiến tất cả mọi người làm nó
trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn đang cố gắng giúp nền văn minh của bạn. Nhưng
cái bạn làm đã tạo một thiệt hại khổng lồ. Vì vậy tốt hơn cả, hãy để mọi thứ đi
theo hướng không được bồi thường – để cuộc sống khó khăn – hơn là tạo ra các hệ
thống dễ gian lận.
“Đừng nghĩ về màu đỏ!”
Nếu
ai đó nói với bạn đừng nghĩ về màu đỏ, bạn có lẽ sẽ tự động nghĩ về màu đó. Tại
sao? Vì để biết cái gì không nên nghĩ về, não trước tiên phải nghĩ về nó đã.
Khi John đang đi đánh golf và cố gắng đánh qua bẫy nước phía trước bãi cỏ xanh,
anh ấy không nói với bản thân: “Tôi không muốn đánh quả bóng xuống nước,” mà
thay vào đó “Tôi muốn đánh quả bóng lên bãi cỏ xanh.” Vì vậy, khi chúng ta nói
với mọi người cái gì cần tránh, chúng ta nên kết thúc với cái chúng ta muốn đạt
được.
Nghiên cứu sai lầm.
Marcus
Porcius Cato viết: “Người khôn ngoan thu lợi từ người ngu ngốc nhiều hơn người
ngu ngốc làm với người khôn ngoan; vì người khôn ngoan tránh các sai lầm của
người ngu ngốc, nhưng người ngu ngốc lại không bắt chước thành công của người
khôn ngoan.”
Để
giảm sai lầm, chúng ta nên nghiên cứu các thất bại với những hậu quả nghiêm trọng.
Cả trong kinh doanh và trong cuộc sống. Chúng ta nên nhìn vào nguyên nhân của
chúng theo thời gian và xem liệu chúng có không đổi không.
Chúng
ta thường học từ việc hiểu rõ tại sao cái gì đó không làm việc hơn là từ tại sao
nó lại làm việc. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc đào tạo theo các câu chuyện
về sai lầm bi tráng là một phương pháp hiệu quả để học. Các lỗi đều nổi bật và
dễ nhớ. Nghiên cứu lỗi khuyến khích suy nghĩ hiệu quả, và cải thiện khả năng ứng
xử của chúng ta với biến đổi và những tình huống mới hoặc không bình thường.
Hãy hỏi: Tại sao điều đó xảy ra? Tại sao vài doanh nghiệp lại mất tiền hay thất
bại? Tại sao người thông minh lại có hành vi ngu ngốc? Tại sao những vụ tai nạn
nào đó xảy ra? Sai lầm nào gây hiệu quả thấp? Hoàn cảnh nào đang hiện hữu? Bài
học là gì?
Khi
chúng ta biết điều này, chúng ta nên hỏi: Những người nào hay việc kinh doanh
nào là những thứ mà lịch sử đã chứng minh sẽ thất bại? Cách tốt nhất chúng ta
có thể tránh khỏi những gì chúng ta không muốn xảy ra? Chúng ta có thể tạo ra
những điều kiện tốt nhất để tránh sai lầm như thế nào? Chúng ta có thể ngăn chặn
những nguyên nhân không thể loại bỏ như thế nào? Chúng ta có thể hạn chế hậu quả
của những gì chúng ta muốn tránh như thế nào? Chúng ta muốn hạn chế xác suất của
những thứ chúng ta muốn tránh như thế nào?
Chúng
ta có thể tổ chức nghiên cứu về các lỗi lầm, bằng cách sử dụng bảng sau:
Thứ cần tránh
|
Nguyên nhân
|
Thuốc giải
|
Sai lầm là gì?
|
Tại sao những thứ đó xảy ra?
|
Các yếu tố rủi ro chính là gì?
Các lỗi cụ thể tham gia vào như
thế nào?
Các yếu tố nào góp phần vào?
|
Sự ngu ngốc/ bất hợp lý
|
Ý tưởng lớn giúp giải thích và
tiên đoán?
|
Cái gì hợp lý?
Tôi có thể tạo ra các điều kiện
tốt nhất để ra quyết định tốt như thế nào?
Điều gì có thể được loại bỏ hay
ngăn chặn?
|
Hãy biến tiêu cực thành lợi thế.
Năm
1796, nhà vật lý người Anh Edward Jenner phát hiện ra vắc xin. Ông nhận thấy rằng
các cô gái vắt sữa bò bị một dạng virut thủy đậu nhẹ và thường không gây chết
người – bệnh đậu mùa – có vẻ như miễn dịch với dạng chết người của virut bệnh đậu
mùa. Sau đó ông lấy các mẫu từ các vết thương của một cô gái vắt sữa và cấy vào
một cậu bé bệnh đậu mùa. Cậu bé xây dựng những kháng thể trong hệ thống miễn dịch
của mình để ngăn cậu không bị đậu mùa và sau đó sống sót trong dịch bệnh.
Hãy bắt đầu với một cái kết trong đầu.
Trong
thế kỷ thứ 4, nhà toán học người Hy Lạp Pappus of Alexandria viết: “Chúng ta
hãy bắt đầu với thứ đang được tìm kiếm và giả thiết rằng chúng ta đã tìm thấy
nó.” Hãy giả thiết chúng ta đã đạt được mục đích, rồi hỏi: Mục đích là gì? Điều
này là những gì tôi muốn? Nếu vậy, tôi đến đó từ đâu trong các vị trí trước đó?
Điều gì cần thiết để đạt được nó? Sau đó hãy quay ngược lại lúc bắt đầu. Bằng
cách làm việc ngược, chúng ta có thể nhìn dễ dàng hơn cách thức và liệu cái gì
đó có làm việc không. Một ví dụ của điều này là các nghiên cứu ngược về bệnh dịch.
Các nhà nghiên cứu một căn bệnh sẽ làm việc ngược trở lại để xem các điều kiện
đi kèm với nó trước đó là gì.
“Chúng ta cần kỷ luật trong trường học.”
Hậu
quả là gì nếu câu này sai? Quay câu phát biểu này ngược lại và sẽ thấy đối lập
với nó còn tệ hơn. Hậu quả là gì? Không thể tin được hay tiêu cực? Giả sử không
có kỷ luật trong trường học, liệu có thể có nhiều hành vi chúng ta không muốn
hơn không?
Khi
chúng ta tin mình đang đánh giá đúng, chúng ta nên xem xét điều gì có thể gây
ra cái đối lập với tiên đoán của chúng ta – những cái chúng ta không muốn xảy
ra. Giả sử chúng ta đánh giá một nhân cách và kết luận rằng cá nhân có nhân
cách tốt và chúng ta muốn bước vào một mối quan hệ. Hãy hỏi: Điều gì có thể phá
hủy mối quan hệ này? Điều gì khiến tôi đánh giá sai nhân cách?
Những
ứng dụng khác của tư duy ngược là: Nghiên cứu bằng chứng ám chỉ cái đối lập với
thứ bình thường và hỏi “tại sao”. Sử dụng các qui tắc “tiêu cực” – hãy nói với
mọi người rằng họ không thể làm. Thực hành cách tư duy cơ sở “không” – bắt đầu
với một tờ giấy trắng và hỏi: Nếu chúng ta không làm việc chúng ta đã làm,
chúng ta có thể đạt được mục tiêu bằng cách nào tốt nhất?
Chương
tiếp theo về rủi ro hay xác suất thua lỗ, mất mát. Nếu chúng ta để đầu vào miệng
sư tử, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu bị cắn.