Thời vận suy lúc gian truân, quân tử nhẫn khi chật vật
Phủ Dương Hữu tướng.
Đỗ phu nhân vừa trở về từ đám cưới
hoàng tử đã đổ bệnh, ốm liền một tuần. Lang y chẩn mạch có hỷ. Dương hậu cùng Đỗ
phi dắt theo cái đuôi nhỏ Xương Văn tới thăm. Xương Văn vào chào Đỗ phu nhân rồi
lén chạy đi thư phòng tìm bác. Dương hậu quay ra không thấy nó đâu, bèn cáo từ
đi tìm, ý nhị để lại không gian riêng tư cho hai chị em họ Đỗ. Đỗ phi nhẹ nhàng
ra hiệu nha hoàn đưa một gói nhỏ xinh xắn.
-
Từng
nghe mẫu thân kể phu nhân ở nhà rất thích bánh hoa mai. Đầu bếp trong cung làm
bánh rất ngon. Ta mang một ít đến cho phu nhân thưởng thức lúc rảnh rỗi.
Đỗ Nhâm Phi nhìn quí phi Đỗ Thẩm Lan
mặt mày như họa, tơ tình vẫn còn váng vất, môi hồng ướt át, mắt đẫm phong tình.
Nhâm Phi khẽ hỏi:
-
Bệ
hạ đối xử với nương nương hẳn là rất tốt. Dương hậu không gây khó dễ cho người
chứ?
-
Không,
nàng đối với ta rất tốt. – Thẩm Lan e lệ trả lời. Dù sao nàng cũng không quá
thân thiết với người chị họ nổi tiếng tinh ranh, nhãn lực hơn người này. Nói
chuyện riêng có chút không tự nhiên lắm. – Hoàng thượng … chàng cũng rất tốt.
-
Sủng
ái của nam nhân như phù vân. Nương nương hãy tìm cách mau chóng hạ sinh hoàng tử.
Như thế địa vị của nương nương và của Đỗ gia mới được đảm bảo. Gia phụ có đưa một
loại thuốc quý, ta đã gói lại một phần, viết rõ liều dùng. Nương nương nhớ làm
theo. Hy vọng sớm thấy nương nương sinh quý tử.
-
Đa
tạ phu nhân. – Đỗ phi nhã nhặn gật đầu, rồi sai thiếp thân nha hoàn bên cạnh đi
lấy.
-
Còn
nữa, nhớ cảnh giác Dương hậu.
Thấy Đỗ phi chỉ ừ hữ, tỏ vẻ khó chịu,
Nhâm Phi nghiêm giọng:
-
Người
ta là thế gia long phụng trăm năm, có chuyện gì chưa gặp. Nương nương chiếm mất
địa vị độc tôn của nàng mà nàng cũng thản nhiên như không. Là chưa ra tay hay
đã ra tay rồi có khi nương nương cũng chẳng biết đâu. Đỗ gia ta bảy phần thương
nhân ba phần quan binh nhỏ bé, ngoài tính toán tiền bạc ra thì chúng ta không
hơn được người ta cái gì đâu.
-
Ta
hiểu. Ta sẽ cẩn trọng. – Đỗ phi giật mình, giọng yếu hơn.
-
Mong
là nương nương hiểu. Chúng ta vào vị trí này không phải vì tư tình hoan ái, mà
vì sự nghiệp của Đỗ gia.
Bên thư phòng, anh em họ Dương cũng đầy
âu lo, dù không khí của hai người họ thân thiết hơn một chút. Từ ngày lên ngôi
hậu, do phép quân thần, Dương thị chẳng mấy khi được gặp người nhà họ Dương.
Nàng có thấy Tam Kha, cũng chỉ là bóng dáng lúc ở thư phòng hoàng thượng, hành
lễ chào nhau, chẳng nói được mấy câu.
-
Anh
ba, hoàng thượng và họ Ngô muốn một phát lên giời đến phát điên rồi. Kết đồng
minh với họ Dương, họ Đỗ, họ Khúc, họ Lý, rồi họ gì nữa đây? Ngô gia còn bao nhiêu
con cháu để kết minh cho đủ hết các đại gia tộc?
Tam Kha trầm ngâm:
-
Hoàng
thượng bắt đầu ra tay áp chế quyền lực Dương gia chúng ta. Em đừng hồ đồ lúc
này.
-
Việc
hậu cung, em tự biết nặng nhẹ. Em lo cho anh và Dương gia bị người họ Khúc và
bên thương giới chèn ép. Họ Khúc vốn mang hiềm kỵ với người nhà chúng ta, sẽ được
thế làm tới.
-
Khúc
gia vốn thất thế trong quân, muốn lôi kéo đồng minh cũ đời trước cũng phải có
thiên thời địa lợi. Thông gia với hoàng tộc là cách nhanh nhất rồi. Nhưng họ
Khúc có nhiều quan hệ với phương Bắc, từ trước vốn thần phục nhà Đường, chỉ im
hơi lặng tiếng từ khi Chu Ôn soán vị (1).
Hoàng tử phi chỉ là dưỡng nữ, không rõ lai lịch mà Hoàng thượng đã đồng ý liên
hôn. Hoàng thượng lần này thật hồ đồ. Cơ nghiệp nhà Ngô vừa mới dựng được mấy
ngày, hiểm họa tràn ngập, hành xử phải cẩn trọng mới nên.
-
Nhưng
nhờ thanh thế họ Khúc, hoàng thượng sẽ áp chế được bất mãn cùng không cam lòng
âm ỷ của mấy cánh quân nhà họ Khúc, họ Kiều.
-
Trận
Bạch Đằng đủ để áp chế đám người đó, không cần tới thanh thế họ Khúc. Rõ ràng
hoàng thượng đang lo sợ.
-
Sợ
Dương gia ta? – Như Ngọc không dấu nổi bất an.
-
Sợ
mộng lớn chóng tàn. Có rồi sẽ sợ mất đi. Muốn dùng họ Khúc minh tranh ám đấu,
chia bớt ảnh hưởng của Dương gia. Có thế cái ghế cao kia ngài ấy mới ngồi vững.
Nhưng chỉ e là chuyện không đơn giản như vậy. Họ Khúc không tham gia trận Bạch
Đằng, muốn lấy quân quyền khiến kẻ khác phục không dễ. Từ ngày Khúc đại nhân (2) mất, sau lưng họ Khúc giờ
là những thế lực nào cũng không rõ. Chỉ sợ bệ hạ lại mua dây buộc mình.
-
Em
sẽ cho người ngầm điều tra Hoàng tử phi. Chúng ta phải tra các mối quan hệ gần
đây của Khúc gia. Không biết họ còn qua lại với Kiều gia không?
-
Khúc
- Kiều vốn chung một cội, há lại không qua lại. Ta lo nhất Kiều Thuận giờ vẫn
giễu võ dương oai đất Hồ Hồi, binh ta mấy lần đánh vẫn chưa dẹp được. Hắn là kẻ
có mưu, có trí, miệng lưỡi xảo quyệt, lại có hôn phối với trưởng nữ Khúc gia. Họ
Khúc tất ngầm trợ lực cho hắn. Hắn lại hận ta thấu xương. Suốt chặng Bạch Đằng
đến nay liên tục cho người ám toán. Gần đây không thấy hắn động tĩnh gì, tất lại
đang bày trò mới rồi. Em cứ nên cẩn trọng.
Một tuần nữa, Đỗ phu nhân vẫn không hết
bệnh. Nàng thấy chân tay mệt mỏi rã rời, tinh thần váng vất, rồi hạ thân ra máu.
Cho rằng ngự y trong cung mới lập ra chưa thể có ngay người tài, Đỗ gia đã mời
một danh y từ Vũ Nga tới bắt mạch. Y sư sau khi xem mạch và hỏi han một hồi, kết
luận Đỗ phu nhân đã bị hư thai do bạch huyết tán. Bạch huyết tán là bột cây bạch
huyết mọc nơi núi sâu rừng hiểm phương Bắc, chuyên để luyện độc. Bột bạch huyết
trộn vào thức ăn không mùi vị, không màu sắc nên không dễ bị nhận ra; còn nếu
luyện thành hương liệu đốt lên, khói cũng không mùi không vị, dần dần thấm vào
gan ruột, làm hư hại thai nhi, phụ nữ dùng nhiều tất sẽ vô sinh. Mà thật không
may, tì vị của Đỗ phu nhân bị hư hại nặng do ngấm quá nhiều bạch huyết tán. Y
sư chỉ có thể kê thuốc phục hồi tì vị, nhưng không thể chữa được chứng vô sinh.
Chuyện này khiến cả Tam Kha và Nhâm
Phi kinh ngạc cùng đau lòng khôn nguôi. Nhâm Phi sau một hồi than khóc, bình
tĩnh nhớ lại hơn một tuần qua. Kể từ lúc nhận tin có hỷ, cả Tam Kha và nàng đều
rất cẩn trọng. Mọi người, mọi vật trong phủ đều được tuyển lựa lại kỹ càng.
Ngoài phu quân và hai thị nữ thiếp thân theo nàng từ nhà mẹ đẻ, nàng chỉ gặp
Dương hậu, Đỗ phi và Xương Văn một lần. Tam Kha nghe nàng nghẹn ngào kể lại, bèn
sai Lỗ quản gia tra xét trong phủ, còn mình đi vào hoàng cung. Kha kể lại sự
tình cho Ngô Vương, xin nhờ Dương hậu tra phía hậu cung. Ngô Vương dù yêu chiều
quí phi, nhưng cũng hiểu chưa đến lúc khó dễ với họ Dương, huống hồ Đỗ phi cũng
là người Đỗ gia.
Ba ngày sau, Dương hậu gửi mật thư
cho Dương Hữu tướng, nói đã tra ra độc ở trong bánh hoa mai Đỗ phi mang tới. Đỗ
phi và Trần cô nương có qua lại khá tốt từ vài tháng nay. Hôm Đỗ phi sai người
đi lấy bánh, Trần cô nương cũng có mặt. Tra phía viện bên phủ trưởng hoàng tử,
không có dấu vết. Tra phía Trần gia, một tháng trước Trần gia có người từ Chiêm
quốc tới. Người này là một thầy lang trong dân gian, người nước Lương, thích đi
chu du tứ hải, sưu tầm chế biến dược thảo, năm đó nhặt được Trần cô nương mới
sinh bị vất ven đường, thương xót chữa trị, rồi đưa cho gia đình gần đó là Trần
gia nhờ nuôi dưỡng. Cứ năm hay sáu năm, người này lại ghé qua Trần gia một lần,
lần nào cũng phải gặp bằng được đứa bé năm xưa. Năm nay cũng vậy. Người này
xưng là nghĩa phụ, sau đó đã tới phủ trưởng hoàng tử gặp Phương Dung. Giờ đã về
cố quốc.
Tam Kha lặng lẽ đốt bỏ tấm lụa ghi mật
thư, lại nhìn sang tấm da dê ghi danh sách những người có quan hệ với Kiều gia
trong phủ mình và trong cung.
Hôm sau, Dương hậu nói với Ngô Vương
cho mời Hữu tướng tới thư phòng. Dương hậu bảo Tam Kha:
-
Hữu
tướng nén đau buồn. Ta đã cho người tra xét. Có dấu vết liên quan đến Trần thị,
tiểu thiếp của trưởng hoàng tử. Nghe nói năm xưa Trần thị và Đỗ phu nhân có nhiều
hiềm khích. Ta không thể tra xét sâu hơn.
-
Tạ
ơn bệ hạ và hoàng hậu đã tận lực giúp đỡ. Ta đã tra ra người hầu thiếp thân của
phu nhân nhà ta có qua lại với Trần thị. Kẻ đó khai đã lấy bạch huyết tán từ thị,
bôi vào bánh mai hoa Đỗ quí phi tặng. Ta muốn xin bệ hạ ân chuẩn được xử lý kẻ
đã hại vợ con ta.
-
Được,
trẫm chấp thuận. – Ngô Vương gật đầu.
-
Tạ
ơn bệ hạ. Ta sẽ có lời với trưởng hoàng tử.
Xương Ngập vì đang say sưa với kiều
thê, tình xưa đã cạn, dù hơi bất ngờ với chuyện Phương Dung, nhưng cũng hiểu
lúc tiến lui, cho gọi nàng đến đối chất cùng Tam Kha.
Trần thị nghe nói phu quân mời tới đại
sảnh, lòng hỗn tạp không rõ tư vị gì. Kể từ lúc con mất, nàng ta vẫn chưa hề gặp
mặt Xương Ngập. Cho tới khi đặt chân qua cửa chính, nhìn thấy Tam Kha sắc mặt lạnh
lẽo ngồi cạnh phu quân nhà mình, nàng đã hiểu ra tất cả.
-
Cuối
cùng cũng gặp được chàng. – Trần thị cười mỉa mai – Ta đã cho rằng chàng hẳn sẽ
không bao giờ để tâm đến hậu viện và chuyện tư tình nam nữ. Hóa ra vẫn có người
khiến chàng bận tâm. Chỉ là nàng ta vẫn luôn thắng. Ta thật không can tâm.
Xương Ngập mặt tái mét. Còn Tam Kha vẫn
trưng khuôn mặt lạnh lẽo, nghiêm nghị hỏi:
-
Ngươi
nhận tội?
-
Ta
nhận tội. Phải, ta nhận tội. Nhưng ta có tội gì cơ chứ? Nàng ta đã hại chết con
ta. Ta hại chết con nàng ta. Thế mới công bằng chứ? Còn các người – Trần thị chỉ
tay vào Tam Kha, rồi lại chỉ sang Xương Ngập. Đôi mắt thị ánh lên tia điên cuồng
– Các người chỉ là những kẻ dối trá, phụ bạc. Ta hận, ta hận các người.
Nói rồi thị lao đầu vào cột đá trước
con mắt kinh hãi của Xương Ngập. Máu chảy như hoa đỏ rực rỡ. Gia nhân chạy tới
kéo thân mình thị ra khỏi đống máu thịt bầy nhầy. Đôi mắt thị vẫn trừng trừng đầy
ai oán.
Trần gia sau đó bị cách chức, cả nhà
lưu đày phương Bắc. Trong hậu cung không còn ai nhắc tới một Trần Thị Phương
Dung xinh đẹp thanh lệ như đóa phù dung hé nở của năm nào nữa. Chỉ là sau đó có
tin Dương gia bạc tình bạc nghĩa, khiến lòng người băn khoăn một dạo.
Một thị nữ thiếp thân của Đỗ phu nhân
cũng bị đánh đến chết, vì bị phát hiện là người nhận bạc của Trần thị mà hại chủ.
Ba gia nhân trong phủ Hữu tướng cũng bị đánh chết, vì biết chuyện mà không bẩm
báo. Mấy cái tai mắt nhân dịp này mà được nhổ hết.
Đỗ Nhâm Phi sau chuyện này không còn
đắc ý và ngạo mạn như trước. Nàng bắt đầu lo lắng cho tương lai của chính mình.
Dù Tam Kha tỏ ra ân cần, yêu chiều nàng hơn trước, nhưng phụ nữ thời đại này
bên người không có đứa con thì khó đảm bảo cho ngày sau.
Một buổi tối Kha bị đám võ tướng chuốc
rượu say nhân ngày lên chức của Phạm Bạch Hổ. Được dìu về phủ, chàng lơ mơ nghe
tiếng Nhâm Phi trách nhẹ, lau mặt, thay quần áo. Ngửi thấy đúng mùi hương dễ chịu
trên người phu nhân nhà mình, Kha ôm chầm lấy nàng, bế thẳng lên giường. Một
đêm hoan ái điên cuồng. Mờ sáng hôm sau, mở mắt tỉnh dậy, chàng kinh hãi nhận
ra người nằm bên cạnh mình là Thu Liễu, thiếp thân nha hoàn của kiều thê. Kha
quát lên, khiến Thu Liễu đang giả bộ ngủ cũng phải lật đật ngồi dậy, sợ hãi nép
vào trong chăn.
-
Phu
nhân đâu?
-
Dạ,
dạ bẩm ngài… phu nhân ở buồng bên cạnh.
-
Cút!
– Kha rít lên. Người tớ gái sợ hãi vơ vội quần áo chạy như bay ra ngoài, quên cả
đóng cửa. Kha trầm mặt, cố hồi tưởng lại đêm qua, trong lòng dần lạnh lẽo. Ngước
nhìn ra cửa chính, thấy thân ảnh mong manh của Nhâm Phi dựa vào cột trụ. Người
nàng vẫn còn run rẩy. Mắt nàng sưng húp vì mất ngủ và khóc suốt đêm.
Kha dằn lòng xuống, hỏi:
-
Tại
sao nàng làm vậy?
-
Thiếp
nghĩ cho chàng, cho Dương gia. Thiếp vô phúc, nhưng không thể trơ mắt nhìn
hương hỏa phủ Hữu tướng không có ai kế thừa.
-
Là
nghĩ cho ta, hay cho chính nàng? – Kha lạnh lùng nhìn gương mặt đã chan hòa nước
mắt của thê tử - Nhâm Phi, chúng ta kết hôn vì lợi ích. Ta không phủ nhận ban đầu
ta đã lợi dụng nàng, Đỗ gia nàng cũng lợi dụng ta. Nhưng hẳn nàng hiểu, sau khi
cưới, ta đã không còn nghĩ như thế nữa. Ta đã dùng chân tình để đối đãi với
nàng.
-
Phu
quân, là thiếp đã phụ chàng. Mong chàng hãy đón nhận Thu Liễu. Nàng ấy từ nhỏ lớn
lên bên thiếp, sẽ nghe theo thiếp sắp xếp. – Đỗ thị quì xuống ôm chân Tam Kha,
tha thiết nói – Thiếp sẽ nuôi dạy con của chàng và nàng ấy dưới danh nghĩa của mình,
cho nó địa vị tôn quí nhất. Mong chàng tác thành cho nguyện vọng của ta.
-
Nàng
làm ta thất vọng. – Kha tách bàn tay đang ôm chặt chân mình ra, đứng lên đi thẳng
ra cửa. Đến cửa, đột nhiên chàng quay lại bảo – Đừng tính toán dùng chiêu với
ta. Không hay đâu.
Nói rồi Kha đi mất, bỏ lại Đỗ thị ngồi
bệt trên mặt đất, khóc đến tâm tê phế liệt.
Liền một tuần sau đó, Kha cũng chẳng
về phủ, chỉ ở lại quân doanh luyện binh, cho đến khi bị Ngô Vương tức giận triệu
vào cung.
Chuyện là hoàng tử phi Khúc Tam Nương
hôm đó nhân ngày đẹp trời đi ra ngoài thành vãn cảnh. Khi đi thì vui vẻ, nhưng
khi về nàng lại hoang mang thấy rõ. Ngập xót vợ yêu, gạn hỏi. Nàng mới run run
mà kể:
-
Thiếp
đi dạo xuống phía nam, làng Bản Vị, nghe nói là nơi phong thủy hữu tình, tao
nhân mặc khách tụ hội đua nhau thi họa. Ở đó, thiếp nghe thấy người dân hát một
bài vè, xin chàng miễn thiếp tội khi quân, ta mới dám đọc.
-
Được,
nàng nói mau đi.
-
Vè
thế này
Trăm năm thiên hạ binh đao
Khúc gia hiệp nghĩa anh hào ra tay
Tưởng yên xã tắc, ai hay
Phơi thây đất khách, nào ai có ngờ
Dương gia bắt được tiên cơ
Thầm dụng binh mã, bất ngờ xuất binh
Nam Hán bại trận thất kinh
Dương tướng uy vũ, nhận thành nhân tâm
Công Tiễn giảo hoạt âm thầm
Diệt Dương, chém tướng, họa nhầm Kiều gia
Nhân tài lớp lớp Dương gia
Hộ Quyền, phá Tiễn, nhà nhà an vui
Chiêu quân mộ sĩ ngọt bùi
Bạch Đằng danh chấn, ngàn lời ngợi ca
Nhưng nay nhân cuộc can qua
Họ Ngô cậy thế, quả là hư vinh
Lợi dụng hào kiệt, đáng khinh
Đến khi thắng lợi, một mình phong quang
Ai kia quên lúc gian nan
Tam Gia một kiếm đập tan quân thù
Tiếng này để mãi ngàn thu
Trăm năm Tĩnh Hải chỉ nhờ họ Dương.
Lúc này mặt Xương Ngập đã xanh mét,
tay nắm thành quyền, lời rít qua kẽ răng:
-
Là
đứa nào bày ra trò này? Nàng có biết không?
-
Ta
làm sao mà biết. Nhưng từ trẻ đến già đều thuộc bài vè này. Ta còn nghe thấy mấy
đám nhân sĩ bàn luận. Rất ngang tai trái mắt.
-
Luận
thế nào?
-
Bọn
chúng nói, Ngô vương lấy danh nghĩa báo thù cho Dương gia, lại nhờ tiền bạc và
lực lượng của Dương gia mà đánh Tiễn, diệt Nam Hán. Sau khi thành công, thiên hạ
này, cái ghế rồng phải trả lại cho họ Dương mới phải đạo. Hơn nữa, trong cuộc
đánh Tiễn, diệt Nam Hán, công trạng của nhà họ Dương cũng như mặt trời ban
trưa, không hề kém gì Ngô vương. Họ Ngô hành xử tham lam thế này khác gì Công
Tiễn năm xưa. Hư vinh quả khiến người ta quên cả đạo nghĩa.
-
Im!
Ngập không giữ nổi bình tĩnh, nạt nộ
phi tử khiến nàng sợ hãi nước mắt ròng ròng. Thở dốc một lúc, hắn mới định thần
dần lại, chạy ra an ủi Tam Nương:
-
Là
ta quá nóng giận. Nhưng việc này rất nghiêm trọng. Nàng nhớ kín miệng. Ta đi gặp
phụ hoàng.
Nói rồi xồng xộc chạy ra cửa, đi bái
kiến vua cha.
Trong thư phòng của hoàng thượng, Ngô
Vương trầm mặc nghe Ngập lắp bắp kể lại bài vè và những lời bình luận mà phi tử
mình nghe được.
-
Phụ
vương, chắc chắn là nhà họ Dương giở trò. Dương thúc từ trước đã không vừa mắt
với con. Ta lại đoạt mất tiểu thiếp của hắn. Nay người của ta lại giết con, hại
vợ hắn thế kia. Hắn hận ta lây sang cả Ngô gia. Là con bất hiếu, xin phụ vương trách
tội!
-
Không
phải lỗi ở con. Tam Kha là người phóng khoáng, há để tâm đến mấy chuyện gia sự
vặt vãnh kia. Đây là chuyện tất yếu thôi. Không phải Dương gia thì cũng là nhà
khác. Họ Ngô ta chân ướt chân ráo tới nơi phồn hoa xa lạ này lập nghiệp, hơn một
năm nay đều êm xuôi đã quá may mắn rồi. Trong yên có trá. Không phải chỉ họ
Dương, các họ khác cũng đều đang nhăm nhe cái ghế này.
-
Sao
chúng có thể? Trận Bạch Đằng kia danh chấn thiên hạ. Ai không biết tới uy danh
như mặt trời của cha – Ngập lúc này mới ngớ ra, ngập ngừng – và của Tam thúc.
-
Đúng
vậy. Thời điểm này, chỉ có họ Dương, đúng hơn là chỉ có Tam thúc của con mới đủ
năng lực và danh tiếng để tranh với ta.
-
Ta
phải làm sao, thưa phụ vương? Không thể để hắn chiếm thế thượng phong được. Ta
phải đưa Khúc gia lên đài thôi.
-
Hồ
đồ! Họ Khúc có muốn cũng chưa thể lên ngay được. Chúng đâu có công trạng gì. Đến
ta cũng không chấp nhận nổi, sao thiên hạ chấp nhận nổi.
-
Vậy
sao phụ vương nhắc con kết minh thân thiết với họ Khúc?
-
Đồ
ngu! Ta muốn đánh tiếng gió khiến đám Dương gia dè chừng thế lực Khúc gia, Kiều
gia. Để chúng hành động chậm lại, ta mới có thời gian tăng cường lực lượng.
-
Là
con ngu dốt! Vậy nếu không phải họ Khúc thì là ai đây, thưa phụ vương?
-
Ta
tự có chủ ý. Giờ con đi dẹp yên mấy tin đồn nhảm đi. Để ta suy nghĩ.
-
Phụ
vương, dẹp bằng cách nào đây?
-
Nếu
vô dụng đến vậy thì ta sẽ phế ngươi thành thứ dân.
Một cái quạt phi thẳng vào đầu Ngập,
may mà hắn kịp né được. Ngô Vương quát đuổi lần nữa, Ngập mới ôm đầu lui bước.
Về nhà hắn hỏi thê tử nhà mình, làm sao dẹp mấy tin đồn. Thấy nàng tròn xoe mắt
ngơ ngác, hắn bực mình:
-
Nếu
như có kẻ tung tin đồn thất thiệt về nàng, nàng phải làm sao để dẹp?
Khúc Tam Nương hiểu ra, kín đáo cười
nói với hắn:
-
Phu
quân, thiên hạ nóng lạnh thường tình, tội gì ưu sầu cho mệt thân. Còn chàng muốn
dẹp thì đơn giản lắm. Dùng tin đồn diệt tin đồn.
Ngập ngẫm nghĩ một lát, gật gù khen
hay. Rồi chạy đi tìm thuộc hạ, bày mưu nghĩ đối sách thực thi lệnh vua cha.
Tuy nhiên, Ngập chưa kịp làm gì, thì
hôm sau, ải Nam và ải Bắc đã truyền đến tin, có mấy đám hào trưởng và thổ phỉ nổi
loạn, đòi Ngô vương phải trả thiên hạ lại cho họ Dương. Lúc này thì Quyền không
nén nổi giận dữ, cho người tức tốc triệu gọi Hữu thừa tướng Dương Tam Kha và
Nam Bình tướng quân Dương Nhị Kha.
Trong điện hôm ấy không có tranh cãi
kịch liệt, Tam Kha vẫn luôn giữ vẻ thản nhiên, thưa:
-
Tại
hạ và Dương gia một lòng theo Ngô vương từ Ái Châu đến Đại La, từ trận Bạch Đằng
đến ngày phục quốc hôm nay. Tấm lòng của ta và Dương gia, nếu bệ hạ còn không tỏ
thì không ai tỏ hơn nữa.
Nhị Kha thì tức đến sùi bọt mép.
-
Tên
cẩu tặc nào bày trò ly gián quan hệ quân thần? Nhà Ngô vừa dựng, hiểm họa ngập
tràn, chia rẽ hai họ Ngô – Dương là chặt đứt một cánh tay của người. Mong bệ hạ
thánh minh suy xét, cho người tra xem tên phản thần nào đang giở trò. Để minh
chứng cho lòng trung quân ái quốc của Dương gia, ta tình nguyện lĩnh binh dẹp
loạn này.
Quyền nhíu mày, mắt lóe lên một chút
đắc ý. Sau đó ân chuẩn lời Nhị Kha.
Hai ngày sau, Nam Bình tướng quân
Dương Nhị Kha, vâng mệnh Ngô Vương, dẫn 1.000 binh đi dẹp loạn phương Nam – đám
tù trưởng Ái châu quê nhà. Thấy Nhị Kha cầm quân, đám tù trưởng dù tức giận
cũng chả biết làm sao, thế là không tự đánh đã tan, xin đầu hàng hết. Hai tuần
sau, Nhị Kha lại dẹp yên ải bắc. Cái tin đồn thất thiệt kia tự động biến mất.
Một tháng, Nhị Kha thắng lợi trở về,
không thiệt một binh tốt. Trước bá quan văn võ toàn triều, Nhị Kha treo ấn từ
quan, xin trở về quê làng Giàng làm hào trưởng.
-
Ta
là kẻ quê mùa cục mịch, lòng ngay dạ thẳng, có sao nói vậy. Ta chỉ giỏi luyện
võ đánh trận. Còn làm quan, đấu trí đấu mưu lén lút với đám người lòng lang dạ
sói thì ta vô khả lực. Mong hoàng thượng nể tình ta tận tâm phục vụ đánh giặc lập
quốc, dẹp loạn tiễu phỉ, ân chuẩn cho ta được thỏa nguyện.
Nhiều quan tướng đứng ra khuyên can,
nhưng không dao động được thái độ của Nhị Kha. Ngô Vương đành ân chuẩn. Một người
cháu họ Ngô, Ngô Nhật Kha, từng lập được nhiều công trạng trong trận Bạch Đằng,
được đưa vào thay thế vị trí của Nhị Kha.
Tả tướng Lã Xử Bình lại là người tiễn
đưa Nhị Kha tới tận ngoài thành nam. Nhìn vẻ bùi ngùi của Xử Bình, Nhị Kha vỗ
vai hắn, cười nói:
-
Đến
đây thôi. Không Ngô Vương sẽ liệt ông vào danh sách tình nghi mất. Chú ba và
Như Ngọc còn chẳng buồn đi tiễn ta kia.
-
Là
ta tài hèn sức mọn, không giúp gì được ông trong lúc sóng gió này. Dương gia có
ơn với ta. Ta cũng từng hứa với Dương đại gia sẽ góp sức chu toàn chuyện Dương
gia. Thế mà nay bất lực nhìn ông bị kẻ khác hại. Ta thấy hổ thẹn lắm thay.
-
Là
ta tình nguyện. Dương gia đứng cao quá, vua nghi, quần thần tỵ. Coi như làm rùa
rụt đầu cho chúng thỏa mãn. Chốn quan trường rõ ràng không hợp với ta. Hãy giúp
Tam gia nếu có thể. Ta biết ông ở trong triều luôn đứng trung lập, nhưng đã ngầm
ủng hộ Tam Kha nhiều lần. Hãy nhận của ta một lạy này.
-
Đừng
làm thế! Ta nhận không nổi.
-
Triều
đình lòng người khó đoán. Ngô vương giã tâm lớn nên sinh nghi kị là tất yếu.
Dương gia đứng đầu sóng ngọn gió, chịu chút tổn thất này đâu có là gì. Trong quan
trường không có tình thân, chỉ có lợi ích.
-
Đừng
bi quan thế. Giã tâm lớn tới đâu cũng phải thu được nhân tâm mới thành. Việc
này hẳn Ngô vương cũng là bất đắc dĩ.
-
Hừ,
nói gì thì lần này đã ghim vào lòng hắn và họ Dương ta một vết rạch lớn. Ta chỉ
đau lòng Như Ngọc ngày ngày phải sống bên người lúc nào cũng ôm mưu diệt tộc
mình. Phận nữ nhi! Vô lực! Vô lực a!
-
Ha
ha, ông phải đau lòng Tam gia, một mình đứng mũi chịu sào cho họ Dương chứ. Còn
Dương hậu đã là người nhà họ Ngô.
-
Đúng,
đúng! Người nhà ta là người nhà họ Ngô. Thế ta lại càng đau lòng.
Tháng 8 năm Tiền Ngô Vương thứ hai
(940), Nam Bình tướng quân Dương Nhị Kha từ quan về quê, làm hào trưởng thành
Tư Phố, Ái châu.
(1) Chu Ôn (Chu Toàn Trung) – bộ tướng của Hoàng Sào, có công bình loạn, được
phong Tuyên Vũ Tiết độ sứ, rồi từng bước trở thành quyền thần gây rối loạn nhà
Đường. Năm 904, Chu Ôn giết tể tướng Thôi Dận, giết vua Đường Chiêu Tông, lập
hoàng tử Lý Chúc làm Đường Ai Đế. Năm 907, bức Đường Ai Đế thiện nhượng, triều
Đường diệt vong, mở đầu thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Chu Ôn cải danh thành Chu Hoảng,
lập nước Hậu Lương, định đô tại Biện châu.
(2) Là Khúc Thừa Mỹ. Họ Khúc cầm quyền Tĩnh Hải quân được 26 năm (905 – 930).
Đến đời Khúc Thừa Mỹ, ông bị thua Nam Hán và bị bắt về Phiên Ngưng. Năm 931, khi
Dương Đình Nghệ khởi binh đánh lại Nam Hán, ông bị Hán đế giết để thị uy với
Dương tướng quân.