Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Talk của Richard Duncan


Trong suốt 60 năm qua, thế giới chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á: từ Nhật bản, đến Singapore, Hàn quốc, Đài Loan, Hồng Kong, rồi Thái lan, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam…
Lý do của sự tăng trưởng kinh ngạc này, là tất cả các nước này đều xuất khẩu lớn sang Mỹ.
Rất dễ nhận ra điều này khi nhìn vào biểu đồ tăng trưởng của Việt Nam và lượng xuất khẩu của VN sang Mỹ  theo thời gian. 5 năm gần đây, xuất khẩu sang Mỹ của VN tăng theo chiều thẳng đứng. Tuy nhiên, 1 điều không may cho VN: năm 2008 Mỹ rơi vào suy thoái nghiêm trọng, gần ngưỡng của 1 cuộc đại suy thoái (New Great Depression).
Vấn đề đặt ra ở đây là: Nước Mỹ sẽ phục hồi hay sụp đổ? Việt Nam có giữ được tốc độ tăng trưởng cao?
a.      Cuộc đại Suy Thoái sắp tới - New Great Depression(2016?):
Chúng ta hãy nhìn vào cuộc Đại Suy Thoái (1930) và viễn cảnh một cuộc Đại Suy Thoái sắp và suýt nữa đã xảy ra năm 2008:
Cuộc khủng hoảng này là do sử dụng quá nhiều tín dụng (Credit).
Chúng ta đều biết, từ 1945-2013, thế giới không còn chế độ bản vị vàng (Gold based), mà sử dụng tiền tệ gọi là Currency Outside Banks. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã sử dụng cây đũa thần để mở ra chiếc hộp Pandora: tiền giấy USD cứ thế chảy ra ào ào, mà không cần có tài sản bảo chứng (như vàng – trong chế độ bản vị vàng). Từ 1968, nước Mỹ chính thức không còn dùng chế độ bản vị vàng, vì không còn vàng. Do Vàng đã được Mỹ chi cho chiến tranh Việt Nam và các cuộc chiến khác hết rồi. Tín dụng tăng nhanh chóng từ 1 nghìn tỷ USD năm 1964 đã lên tới 50 nghìn tỷ USD năm 2007. Đây là sự bùng nổ tín dụng khổng lồ. Châu Á giai đoạn này đã xuất khẩu cực lớn sang Mỹ, và nhanh chóng tăng trưởng mạnh mẽ, từ các quốc gia nông nghiệp chậm phát triển thành các xã hội công nghiệp – phát triển nhanh.
Sơ đồ thống kê cho thấy: tổng tín dụng/GDP của Mỹ tăng khủng khiếp, từ 150% năm 1951 lên 350% (2013).
20 năm qua, nền kinh tế toàn cầu đã tăng quá nhanh. Trong 10 – 20 năm kế tiếp, thế giới đang xuất hiện những nhân tố làm chững lại tốc độ tăng trưởng.
Ví dụ, Trung Quốc: đã tăng trưởng vượt bậc. Thặng dư thương mại với Mỹ đã tăng từ 0 USD (năm 1985) lên 800 nghìn tỷ (2006) và 400 nghìn tỷ USD (năm 2013).
Chuyện gì đây nếu Đại Suy Thoái xảy ra?
Trong quá khứ, cuộc đại suy thoái năm 1930 để lại hậu quả khủng khiếp:
-          Chế độ bản vị vàng sụp đổ (1914)
-          Chiến tranh thế giới thứ nhất
-          Bong bóng tín dụng nổ
-          Thương mại quốc tế sụp đổ
-          Thất nghiệp tăng tới > 25%
-          Kéo theo 1 loạt các hậu quả kinh tế xã hội nặng nề khác: chủ nghĩa phát xít ra đời, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, …. Nước Mỹ mất 76% giá trị tài sản và thế giới thụt lùi lại 30 năm.
Hiện tại, hầu hết các dấu hiệu tương tự cuộc đại suy thoái năm 1930 đã xảy ra, báo hiệu 1 cuộc đại suy thoái mới có khả năng xuất hiện:
-          Chế độ bretton wood Sụp đổ
-          Bóng bóng tín dụng khổng lồ vỡ dây chuyền: từ Nhật (1990) tới Mỹ (2008)…
-          Thương mại quốc tế rung chuyển và suy yếu
-          Thất nghiệp tăng tới gần 20% ở Mỹ
-          Chi tiêu công khiến 1 loạt quốc gia đã hoặc sắp vỡ nợ: Hy lạp, tây ban nha, Nhật, …
-          Nếu xảy ra, thì thế giới được dự đoán sẽ mất 90% giá trị tài sản và nhân loại lùi lại 60 năm.
Trước những dấu hiệu và nguy cơ khổng lồ đó, các chính phủ đang làm hết sức để cứu thế giới khỏi cơn Đại Suy thoái Mới. Việc duy nhất họ có thể làm là cố gắng thổi tiếp và giữ cho bong bóng tín dụng được thổi căng, thông qua 2 biện pháp:
-          In thật nhiều tiền giấy
-          Chi tiêu công táo bạo (hãy nhìn các quốc gia đã làm trong 5 năm qua thì biết)
Nước Mỹ thâm hụt ngân sách liên tục 5 năm liền. FED sử dụng cây đũa thần, tiếp tục in tiền không ngừng nghỉ. Chính phủ Mỹ đã đưa ra 3 gói cứu trợ nền kinh tế (QE1, QE2, QE3). Cứ mỗi lần gói cứu trợ hết, thì nền kinh tế Mỹ lại đi xuống, nền kinh tế thế giới đi xuống theo. Gói QE3 sẽ kết thúc vào tháng 10 năm 2014 tới đây. Do đó, thị trường chứng khoán sẽ đi xuống ngay theo đó. Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu chứng khoán, hãy bán ngay bây giờ đi.
Giá trị ròng (netwealth???) của nền kinh tế Mỹ hiện tại = 25 nghìn tỷ USD
b.      Bản chất hệ thống kinh tế thế giới hiện tại
Hệ thống kinh tế thế giới hiện tại không phải là chủ nghĩa tư bản (Capitalism) nữa rồi, mà là chủ nghĩa tín dụng (Creditism). Vì sao?
Trong Chủ nghĩa tư bản, vàng là tiền, chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế. Nhưng hiện tại, các chính phủ đang làm việc với nhau, tương tác với Mỹ để điều khiển nền kinh tế; các chính phủ tự tạo tiền, không liên quan đến vàng nữa. Đây là chủ nghĩa tín dụng.
Do đó, việc của các nhà kinh doanh và đầu tư là dự báo xem các chính phủ sẽ làm gì, chứ không phải dự báo thị trường sẽ thế nào. Chủ nghĩa tín dụng giờ đây đang đến thời kỳ suy thoái.  Cách thức vận hành của nền kinh tế hiện nay:  tăng trưởng tín dụng sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế.
Thu nhập trung bình của người dân Mỹ đang giảm xuống, bởi vì châu Á. Tất cả các công việc tay chân, sản xuất đều bị đưa sang châu Á hết rồi, người Mỹ bây giờ không có việc để làm. Không có việc, tất nhiên, sẽ không có tiền. Do đó, bạn yên tâm, gói cứu trợ QE3 vừa hết thì nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ đi xuống tiếp, và chính phủ Mỹ buộc phải đẩy ra tiếp 1 gói QE4, tức nước Mỹ sẽ tiếp tục in tiền, để kéo nền kinh tế đi lên. Thị trường chứng khoán đã tăng 30% năm 2013. Đó là điểm bán tốt nhất.
Toàn cầu hóa cũng chính là nguyên nhân quan trong gây ra suy thoái. Toàn cầu hóa gây ra sự dịch chuyển các công việc sang Ấn độ, Trung quốc, việt nam,… Chi phí nhân công giảm 90% từ 200$ ở Mỹ xuống còn 10$ ở Ấn độ, Philipine,… Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới.
Tính thanh khoản (liquidity) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồ thị cho thấy, tính thanh khoản chỉ tăng khi nước Mỹ in thêm tiền.
Câu hỏi đặt ra là: Các chính phủ có thể duy trì hỗ trợ được trong bao lâu nữa?
Hãy nhìn nước Nhật. Chính phủ đang nợ trên GDP là 60% khi suy thoái vào những năm 1980-1990. Giải pháp của họ là tiếp tục vay thật nhiều tiền để chi tiêu công ở mức cao, tức là duy trì việc thổi bong bóng không cho nó nổ.
Giờ đây, Mỹ đang làm tương tự. Chính phủ Mỹ đã nợ 100% GDP, nhưng vẫn tiếp tục duy trì chi tiêu công ở mức cao. Nếu không có lạm phát thì có thể không sao. Nhưng vấn đề là có lạm phát. Cho nên mọi kết quả đều rất khó đoán.
Do đó, phải dự báo được hành vi của chính phủ.
Hiện tại các nền kinh tế trên thế giới đều suy yếu hoặc không ổn định.
Thực ra, khủng hoảng là 1 cơ hội tuyệt vời nếu chúng ta hiểu đúng tình hình.

Kinh tế học thực tế khác rất xa so với những gì được dạy trong nhà trường. Nó đơn giản, nhưng về khía cạnh nào đó, lại phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu đang mất cân đối, người ta thường hay ví, “như bong bóng”. Mọi lý thuyết kinh tế đều đang dần vô nghĩa hoặc đã trở thành cực kỳ ngớ ngẩn.
Nước Mỹ đã thâm hụt 800 nghìn tỷ USD năm 2006. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người có hiện tượng này: một quốc gia mạnh nhất thế giới nhưng lại bị thâm hụt lớn nhất thế giới với 1 con số khổng lồ. Nhưng nó lại không sụp đổ hay bị soán ngôi.
Thực ra, trong lịch sử đã từng có 1 lần tương tự, là 100 năm trước, nước Anh khi đó mạnh nhất thế giới, bị thâm hụt với nước Pháp một lượng khổng lồ. Nhưng khi đó là chế độ bản vị Vàng, người Anh phải trả cho người Pháp hàng chục tàu chở vàng. Nước Anh mất vàng, nền kinh tế suy yếu dần, còn Pháp lại tăng trưởng mạnh mẽ. Đó là 1 cơ chế tự cân bằng bằng cách sử dụng vàng.
Nhưng từ năm 1968, Mỹ bắt đầu có thâm hụt với Nhật và không còn sử dụng bản vị vàng nữa. Không giống với Anh, Nước Mỹ trả Nhật bằng giấy (các giấy nợ - hay tín dụng). Nước Nhật tăng trưởng nhanh chóng, thành 1 quả bong bóng khổng lồ (vì có thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ). Năm 1990, Quả bong bóng Nhật bị xì hơi. Và nó khiến cho nước Nhật 20 năm trở lại đây không thể tăng trưởng được.
Các quốc gia đang lặp lại kịch bản của nước Nhật. Thái lan năm 1997: khủng hoảng làm đồng bath giảm 95% giá trị so với đồng USD. Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa 1 cuộc suy thoái. Cả thế giới đang có 1 bong bóng tín dụng khổng lồ. Đây sẽ là khó khăn cho thế giới 20 năm tiếp theo. Cũng là khó khăn cho Việt nam, vì Việt Nam bắt đầu phát triển lại rơi vào đúng thời kỳ suy thoái, dù thâm hụt của Mỹ cũng đang thu hẹp lại.
Tóm lại, với tình hình kinh tế thế giới hiện tại, mọi sách giáo khoa và lý thuyết kinh tế đều không thể giải thích được sự mất cân bằng này.
c.       Kinh tế Trung Quốc
Việt Nam và tất cả các nước đều phải quan tâm đến kinh tế Trung Quốc, vì qui mô và vị trí hiện tại của nó đã vượt xa với 20 năm trước đây. Đối với Việt Nam, nó quan trọng hơn nữa bởi vì, Trung Quốc là láng giềng, và có 1 ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến nền kinh tế Việt Nam. Bạn có thể nhìn vào nền kinh tế Việt Nam, sẽ biết ngay dấu ấn này sâu đến mức nào.
GDP là thước đo của qui mô nền kinh tế.
Năm 2013, GDP của Việt Nam là 107 tỷ USD, của Trung Quốc là hơn 9000 tỷ USD. Đó là 1 khoảng cách cực lớn.
GDP gồm:
-          Tiêu dùng cá nhân (sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất)
-          Đầu tư
-          Cán cân thương mại (Xuất khẩu, nhập khẩu)
-          Tiêu dùng của chính phủ
Do đó, chỉ cần dự báo cho 4 thành phần này, bạn sẽ hiểu được toàn bộ nền kinh tế.
Hãy xem số liệu thống kê đi,
GDP
Mỹ
Trung Quốc
Tiêu dùng cá nhân
72%
35%
Chi tiêu của chính phủ
17%
13%
Đầu tư
15%
49%
Nhập khẩu
14%

Xuất khẩu
-18%


Trong vòng 20 năm, Trung Quốc tăng trưởng tới 9000 tỷ USD. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại. Chưa có 1 quốc gia nào trong lịch sử tăng trưởng cao đến như vậy. Vì thế, Trung Quốc có thừa năng lực trong mọi lĩnh vực.
Và hiện tại Trung Quốc đang gặp khủng hoảng với GDP khủng của mình.
Hãy nhìn vào bản chất của vấn đề. Các quốc gia châu Á đều tăng trưởng bằng cách dựa vào xuất khẩu lớn sang Mỹ. Việt Nam cũng đang như thế. Nhưng chiến lược này bắt đầu không hiệu quả. Vì nước Mỹ không còn đủ khả năng tiêu xài nhiều như trước.  Con số thống kê cho chúng ta thấy, Trung Quốc đã có chiến lược investment driven (tập trung cho đầu tư). Nhưng khi nước Mỹ yếu đi, không còn người mua, không có lý do để Trung Quốc theo đuổi chiến lược này nữa. Phân bố trong GDP của Mỹ khá bình thường, nhưng của Trung Quốc thực sự rất bất thường. Trung Quốc đầu tư rất lớn, nhưng tiêu dùng rất ít. Đây là 1 khoảng cách chênh lệch lớn. Trước đây, khoảng cách này không phải là vấn đề, nhưng bây giờ thì nó là 1 vấn đề không dễ chịu, vì nước Mỹ đã yếu đi.
Tờ báo kinh tế hàng đầu thế giới – Finance Times tôi đọc hôm nay  (28/8/2014) viết: 2 năm qua, Trung Quốc cho ra đời số lượng và giá trị các nhà máy xi măng còn lớn hơn tổng toàn bộ số lượng và giá trị các nhà máy xi măng mà nước Mỹ cho ra đời trong 100 năm qua. Đó là 1 năng lực đầu tư khổng lồ.
Nhưng Trung Quốc không xuất khẩu được cho ai. Nên doanh nghiệp không trả được vốn cho ngân hàng.
1 vấn đề khác, 80% dân số Trung Quốc không có đủ thu nhập để tiêu dùng, vì dưới $10/ngày. Họ không thể mua được những thứ mình đã sản xuất. Trung Quốc đầu tư nhiều, nhưng đa số người dân không có đủ tiền để tiêu dùng. Vì vậy nền kinh tế Trung Quốc gặp khủng hoảng.
Vậy, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại, hoặc sẽ sụp đổ. Giống như Mỹ năm 1930. Đây có thể là cơ hội với Việt Nam.
Chính phủ Trung Quốc tất nhiên đã dự đoán được điều này và đã có biện pháp chống đỡ:
-          Các ngân hàng tăng dư nợ cho vay. Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư xây nhà máy. Quả bong bóng tiếp tục được thổi căng. Bạn biết đấy, ở Trung Quốc, có rất nhiều thành phố ma – xây dựng ra thành phố, nhưng không hoạt động. => nguy cơ khủng hoảng ngân hàng. Việt Nam cũng đã gặp vấn đề này 10 năm trước. Sự khác biệt là qui mô kinh tế Trung Quốc cực lớn so với Việt Nam.
-          Chính phủ tiếp tục cung tiền cho các ngân hàng (in tiền).
Qui mô của nền kinh tế Trung Quốc so với Mỹ:
Năm 1980: 5%
Năm 2011: 70%
Người ta dự đoán, 7 năm nữa, năm 2020: 100%
Sau đó, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt nền kinh tế Mỹ.
Nhưng hãy nhìn qui mô nền kinh tế Nhật Bản 60 năm trước, so với Mỹ: 
Từ 20% -> 70% (trước khi bong bóng ở Nhật nổ) -> 40% ngày nay
Liệu bài học lịch sử có lặp lại với Trung Quốc? Nền kinh tế Trung Quốc có bị nổ quả bóng tín dụng hay xẹp dần trong 20 năm kế tiếp giống Nhật? Giờ Nhật đang có nợ =200% GDP. Chính phủ Trung Quốc sẽ làm tương tự để ngăn nền kinh tế của họ không rơi vào đại suy thoái, nhưng cũng sẽ không phát triển quá nhanh như trước kia được nữa, may mắn lắm mới có thể tăng trưởng 2-3%/năm.
Vậy, tương lai này của kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng gì tới thế giới?
-          Tăng trưởng chậm lại sẽ làm các nền kinh tế khác suy yếu và chậm lại
-          Các đồng tiền sẽ mất giá
-          Áp lực giám phát trên toàn thế giới (do chi phí nhân công đã giảm từ $200 ở Mỹ thành $10 ở Trung Quốc)
-          Vấn đề với hòa bình thế giới (bạn biết đấy, khi nước Mỹ còn mua hàng và còn nợ lớn, Trung Quốc sẽ nhắm mắt làm ngơ với nhiều hành động của Mỹ. Nhưng khi Mỹ không còn mua hàng của họ nữa, cách xử sự của Trung Quốc đang và chắc chắn sẽ khác đi rất nhiều. Hãy nhìn tình hình thế giới năm 2014 thì biết, đó mới chỉ là mở đầu.)
d.      Tương lai cho các loại tài sản (dự báo ngắn hạn)
Hiện tại, các chính phủ trên thế giới đều đang điểu khiển để thổi và giữ bong bóng tín dụng tiếp tục căng.
-          Lãi suất: lãi suất trái phiếu của Mỹ (là loại lãi suất an toàn nhất thế giới hiện nay) đang là 2,4%/năm. Giá trái phiếu tăng thì lãi suất sẽ giảm. Chính phủ sẽ kiểm soát được lãi suất nếu không lạm phát. Lãi suất thấp cũng là lí do để Bất động sản tăng trưởng và nên kinh tế có cơ hội phát triển. Tóm lại Lãi suất sẽ được duy trì ở mức thấp.
-          Chứng khoán: Do thu nhập trung bình của dân Mỹ đang giảm xuống, nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ giảm. Do đó, chính phủ Mỹ sẽ phải làm cho thị trường chứng khoán tăng lên để người dân có cảm giác mình giàu có, từ đó khuyến khích tiêu dùng và đầu tư qua thị trường chứng khoán. Nền kinh tế sẽ có cảm giác tăng trưởng. Việc này rất dễ dàng với chính phủ Mỹ. Vì họ đã làm như thế 5 năm rồi, nên không có lý do gì để dừng lại.
-          Bất động sản: Mỹ cần duy trì mức tăng trưởng bất động sản cao, tức là lãi suất cho bất động sản phải rất thấp. Tuy nhiên không cẩn phải tăng quá nhanh(30% năm 2013 như thị trường chứng khoán). Chính phủ chỉ cần duy trì kích thích vừa đủ để tăng trưởng. Nếu bạn đầu tư bất động sản ở Mỹ, thì đây chính là cơ hội tuyệt vời.
-          Vàng: Vấn đề lớn nhất của vàng là không tạo dòng tiền (cashflow), nên dân Mỹ không hứng thú. Với bất động sản, bạn còn có thể cho thuê kiếm thêm tiền hàng tháng. Chứng khoán có thể giao dịch hay thu cổ tức định kỳ. Vàng chỉ để đó, không phát sinh dòng tiền thụ động cho thu nhập của bạn.
-          Các hàng hóa khác (bạc, dầu, lúa gạo…): rất khó nói, vì phải xem chi tiết cung – cầu. Nhưng có 1 nguy cơ là giá bị thao túng. Vì qui mô của thị trường phái sinh đang rất lớn (700 nghìn tỷ USD). Đâylà thị trường OTC – không chính thức => không thể kiểm soát. Các ngân hàng lớn sử dụng công cụ phái sinh để thao túng lãi suất và ngoại hối. Do đó, họ và những thế lực lớn hơn có thể sử dụng các công cụ phái sinh để thao túng giá hàng hóa. Vì vậy, dù bạn có hiểu được bản chất của hàng hóa, nhưng vẫn thua, vì không đối đầu được với các thế lực lớn có khả năng thao túng giá mỗi loại hàng hóa.
-          Tiền tệ: theo qui luật, nếu có thặng dư thì đồng tiền quốc gia đó sẽ tăng giá trị. Nhưng hiện tại không như vậy. Nó còn phụ thuộc lãi suất. Quốc gia nào in tiền nhiều nhất, tiền của nó sẽ mất giá nhiều nhất. Hiện nay, Nhật và Mỹ đang in tiền nhiều nhất. Trong thời gian tới, đồng USD và đồng Yên sẽ tiếp tục mất giá. Đồng bảng Anh cũng suy yếu. Đô la Úc cũng vậy. Riêng đồng Nhân dân tệ vẫn mạnh trong ngắn hạn (dù nguy cơ khủng hoảng của Trung Quốc đang tới gần).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét