Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Xu hướng dân chơi thế thệ mới - Trend of new playboy generation



Dân chơi là một “tầng lớp” rất VIP trong xã hội, sản phẩm đại biểu cho một trào lưu bứt phá về mặt tư tưởng giữa thời đại công nghiệp, được mọi người chăm sóc bằng cách “săm soi”, “thèm khát” và “khinh bỉ”. Các nhà sản xuất hàng xa xỉ và giải trí chi hàng triệu $ mỗi năm để điều tra tâm lý nhóm người này cho việc lập kế hoạch kinh doanh. Truyền thông báo chí coi đây là cần câu cơm, vì nhóm này luôn giữ được độ hot và shock theo năm tháng – kể từ lúc nó ra đời đến giờ. Còn các nhà quản lý và nghiên cứu, cho đây là một bước thụt lùi hay “hỗn loạn” của văn hóa – văn minh, tạo ra những khuynh hướng tiêu cực trong xã hội, tất nhiên không nghiêm trọng bằng tác động của degression hay crisis.

Dân chơi là những người có tính “ngầu” và “độc” trong tính cách, phong cách – trong đó có “tiêu tiền” cách, họ phải nằm trong 1% những người khác biệt với thế giới còn lại.

Công tử Bạc Liêu nhà mình có được coi là “dân chơi” không? Có đầy đủ tố chất, nhưng lúc đó trào lưu “playboy” còn chưa ra đời.
Dân chơi không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị, trình độ xã hội. Lạ vậy sao?

Xưa, muốn là dân chơi, bạn phải có tiền. Vì tính cách và phong cách không phải thứ có được ngày một ngày hai, mà được nhìn nhận sau cả một quá trình dài với thời gian, nỗ lực, học hỏi và chi phí. Bạn cần một ông bố/bà mẹ giàu, hoặc bồ giàu, hoặc được thừa kế tài sản kếch xù từ chú bác hay cụ bên nội ngoại gần xa nào đó; một số có khả năng kiếm tiền đáng kinh ngạc; một số ít hơn gặp hời vì đời đang xuân (trúng số, hay bỗng nhiên có một cục tiền rơi vào đầu…). Ở đây không tính đến các “dân chơi” nửa mùa, không có tiền mà vẫn học đòi nên “đạo chích” để bù đắp. Đó chỉ được coi là một hiện tượng kiểu “nhàn cư vi bất thiện” hay “bần cùng quá hóa đạo tặc” – thường thấy ở đáy chuỗi thức ăn của mọi xã hội có giai cấp.

Nay, muốn là dân chơi, bạn phải có rất rất nhiều tiền. Vì tiền mất giá theo thời gian, mọi thứ đắt đỏ hơn, hàng xa xỉ nhiều hơn, dân tình giàu hơn, khuynh hướng tiêu dùng cũng thay đổi thiên vê phóng khoáng – tiện nghi – chất lượng – độc đáo. Ngày xưa, tôi có một chiếc áo CK độc là hiếm ở trong trường. Giờ lớp 6A của cháu tôi, mỗi đứa có vài cái, không đứa nào *ng hàng đứa nào. Ngày xưa gia đình tôi mỗi năm đi nước ngoài du lịch một lần được coi là xa xỉ ở cả khu phố. Giờ tất cả các bạn bè ở VN của tôi đều cho gia đình đi du lịch nước ngoài, nhiều nhà còn đi như cơm bữa. Bạn là dân chơi, bạn khác biệt và đẳng cấp hơn họ, bạn phải thể hiện thế nào? Nguồn cung tiền của bạn (dad, mum, bồ, hay bất kỳ nhà hảo tâm nào cam kết cung cấp tài chính lâu dài cho con đường “dân chơi” của bạn) ít nhất phải cỡ triệu phú $ (theo tôi biết 100 triệu $ đã được coi là millionaire roài), ở VN tài chính cá nhân cũng chưa được minh bạch lắm, có lẽ của nổi cỡ vài chục triệu $ là OK cho sứ mệnh chinh phục thế giới của bạn.

Ngày xưa, dân chơi tập trung ở lứa golden age từ 15-35, ở những nước giàu có và các khu có các ngành giải trí phát triển như New York, LastVegas, London, Paris… Ở Việt Nam, chủ yếu ở Sài gòn, hà nội, và nơi khác tập trung ở vũ trường, bar, luxury hotels.

Ngày nay, dân “chơi” ở bất kỳ tuổi nào. 2 tuổi bạn cũng có thể làm dân chơi, chỉ cần dad hay mum nhà bạn đắp đủ tiền lên người bạn với những hy vọng về những điều họ không bao giờ làm được – có gì đâu, con cái luôn là sự phản ánh trung thực nhất nỗi ám ảnh, sự sợ hãi, sự bất lực và những khát vọng không đạt được trong cuộc đời và tâm hồn của cha mẹ. 80 tuổi vẫn “chơi” được, nếu bạn có một lý trí tốt, sức khỏe tốt và theo Rich dad Poor Dad (Robert Kiyosaki) để tạo dòng tiền mạnh bền vững tới cả sau khi bạn qua đời – những người này luôn được xã hội ngưỡng mộ vì khả năng kiếm tiền và tiêu tiền đẳng cấp của họ. Dân chơi cũng không quanh quẩn ở Dubai, Clake Quay, bến Thượng Hải, Macao… nữa mà ở khắp nơi. Vì ngày nay, bạn có rất nhiều tiền, bạn có thể ở bất kỳ đâu bạn muốn.

Những năm 60s-90s, sexism và rebelism là đặc trưng của dân chơi. Nói theo các cụ nhà mình, là tình dục không giới hạn và mọi trò phá phách nổi loạn khác thường, như nghe hard rock, xài ma túy, thần tượng các band nổi loạn, đánh nhau, xăm hình, xài hàng hiệu với phong cách lạ mắt, nuôi thú dữ làm vật cưng, lập băng nhóm, bang hội, sở hữu vũ khí và đồ quân dụng, bỏ nhà đi tiếu ngạo giang hồ 10 nước…

Nhưng giờ đây, tình dục – nổi loạn đã phổ biến tới mức là trò của bọn con nít. Một đứa trẻ 10 tuổi có người yêu, biết hút thuốc đập đá, 12 tuổi nuôi một con báo, 14 tuổi quan hệ, 15 tuổi xăm hình, 18 tuổi “xách balo lên và đi”. Tới quốc giá nào, tôi cũng gặp các bạn teen Việt – người đi tìm chân trời mới, người tìm cách ẩn náu khỏi những thế giới quen biết đến nhàm chán. Người Việt giờ giàu thật. Thực ra, điều đó không chỉ xảy ra với VN. Toàn cầu hóa làm thay đổi phong cách của chúng ta. Nước Mỹ yếu đi và Trung Quốc phất lên. Tờ playboy giờ là một thứ sáo rỗng và nghèo nàn. Sexism là từ phổ thông trong giới giải trí và thế hệ trẻ các nước đang phát triển (châu Á và Trung Đông). Rebelism dành cho khủng bố hoặc những kẻ có tiềm năng trở thành khủng bố - thứ đã ám ánh thế giới suốt gần 15 năm qua. Sexism và rebelism của một số ít đặc quyền giờ đã trở thành popular, playboy thứ thiệt đã là “nostalgia”.

Ở thời đại thông tin của chúng ta, khuynh hướng tiêu dùng và tâm lý xã hội đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp. Thế hệ mới bây giờ nổi lên xu hướng gọi là “Retro-Sexism” – không phải là hoài niệm với những trò kiêu dâm old style, mà là “twisted logic” – thứ tư duy mong manh uốn theo quan niệm khách quan tình dục đương đại. Trào lưu nào mới manh nha sẽ được thương mại hóa ngay lập tức. Truyền thông, báo chí, các ngành dịch vụ giải trí … đã và đang kiếm tiền từ nó một cách nhanh chóng. Các khái niệm “dân chơi” cũng ngày một phai màu. Giờ chắc chỉ ở VN và một số nước đang phát triển, nó vẫn được nhắc đến, nhưng đã bị thay đổi cơ bản về nội dung, và không còn đại diện cho một trào lưu gây ảnh hưởng toàn cầu như thời của “playboy” thứ thiệt của thế kỷ trước nữa. “Dân chơi” trên báo chí nhà mình còn dễ dãi hơn rất nhiều, chỉ là một nhóm rất nhỏ có cùng một đam mê nào đó tương đối “đắt” một chút so với mức sống trung bình của người Việt, như siêu xe (tôi chả biết bao nhiêu tiền thì được gọi là siêu xe), cá độ sports (trò này hình như ở VN là bất hợp pháp), đại gia – chân dài (cái này nằm trong trào lưu tình dục không giới hạn hay retro-sexism nhỉ?), những trò chơi nổi với tiền khủng (có lẽ là tâm lý chung của nhà giàu mới phất).

(Theo hoadoanck)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét