Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Dạo quanh đền chùa: những điều lý thú




Ngày xưa mỗi làng có một chùa (thờ Phật), một đình (thờ Thành Hoàng làng) phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cả làng. Xã hội hiện đại, qui hoạch làm biến mất nhiều làng, cũng như đình chùa, nhưng đời sống người dân lại sung túc hơn. Phú quí sính lễ nghĩa, dân ta đua nhau nô nức đi lễ và tìm hiểu Phật pháp.

Ngày xuân đi đền chùa vãn cảnh, cầu an là phong tục đẹp của người Việt ta.
Nhân dịp năm mới, xin giới thiệu vài điều lý thú về một số đền, chùa của các địa phương, hy vọng giúp mọi người có thêm chút hiểu biết cho hành tranh du xuân.

Hà Nội:

Hà Nội là đất kinh đô ngàn năm văn hiến, nên đền chùa đều có nét trang trọng, bề thế và tiếng tăm hơn nhiều nơi khác. Chùa Trấn Quốc, Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Quán Sứ, chùa Một Cột, đền Gióng, đền Cổ Loa, … là những địa danh nhiều người biết đến xưa nay. Nhưng có thể bạn chưa biết mấy điều này:

·         Chùa có món cháo chay ngon nhất Hà Nội?

Đó là chùa Tương Mai (ở đường Trương Định, gần ngã ba Trương Định – Nguyễn An Ninh). Vào ngày mồng một và rằm hàng tháng, chùa có cháo chay (tất nhiên là miễn phí – của chùa mà), giống vài chùa khác. Nhưng cháo ở đây rất thơm ngon, bùi, ngậy, đến độ nhiều người chỉ chờ tới ngày rằm mồng một vào chùa xin cháo. Có người ăn xong rồi còn tay xách nách mang thêm vài túi cháo về cho cả nhà. Có bạn ăn liền tù tỳ tới 4, 5 bát. Các bác làm công quả ở đây cũng rất vui vẻ, nhiệt tình, nên ăn lại càng thấy ngon. Hơn nữa, cạnh thùng cháo không có hòm “công đức” ám ảnh tâm lý du khách và Phật tử như nhiều chùa khác. Có chùa, mình ăn cháo mà không bỏ tiền vào hòm công đức đặt ngay cạnh nồi cháo, liền bị mấy bác làm công quả lườm cho rách mặt, hoặc được nhắc nhở bỏ tiền ngay khi chưa kịp cầm bát cháo. Mà vấn đề tiền nong này khá tế nhị, mình không có thói quen rải tiền lẻ các ban, chỉ công đức một lần tại một ban tầm 100K-200K khi có tiền, hoặc 50K khi hết tiền. Nhiều lúc trong túi cũng chả có tiền lẻ. Thế nên mình đành bỏ qua hàng cháo. Trừ hàng cháo chùa Tương Mai, tất nhiên vì không cái hòm tiền nào cạnh nồi cháo.
Thế nên nếu bạn chưa từng thử món cháo chay, sao không tới chùa Tương Mai ngay nhỉ? Nhớ sau khi ăn xong phải tự rửa bát của mình nhé. Yên tâm cháo ở đây ngon nhưng không hiếm, mà rất nhiều, từ sáng sớm tới tối mịt đều có cháo cho du khách và Phật tử. Tiếng lành đồn xa mà!

Chùa Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Sư thầy đang nuôi nhiều em bé mồ côi (nghe một số người kể, các bé bị cha mẹ bỏ lại ngoài cửa chùa; trộm vía, giờ các bé đều khỏe mạnh và vô cùng dễ thương). Nếu bạn có nhiều tiền, thì nên công đức thêm nha.

Chùa Tương Mai cũng là địa điểm giảng pháp định kỳ hàng tháng của Thượng tọa Thích Chân Quang (trụ trì chùa Phật Quang ở Vũng Tàu, đây là vị thượng tọa nổi tiếng nhất trong giới Phật giáo Việt Nam hiện nay, vì cách thức truyền bá Phật pháp khác biệt, mới mẻ, gần gũi mà ấn tượng và đi vào lòng người, nên được đông đảo quần chúng yêu thích, nhất là giới trẻ, kể cả những người không theo Phật giáo). Nếu bạn muốn nghe Pháp, hoặc chỉ đơn giản là nghe thầy Thích Chân Quang nói chuyện, hãy hỏi chùa lịch giảng Pháp của thầy (nhiều người gọi thầy là sư phụ). Những bài giảng của thầy rất hay và ý nghĩa đấy!

·         Chùa có tiếng đọc kinh hay nhất?

Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (ở Cự Khối, Bồ Đề, Long Biên, gần đê sông Hồng và cầu Thanh Trì).

Tiếng đọc kinh ở đây rất truyền cảm, chậm rãi, như cô đọng mọi thứ cùng thời gian. Lời cầu nguyện xua tan mọi ưu phiền, sân si, vọng tưởng, xua đuổi mọi ma quỉ, tà khí chính là đây.Cá nhân mình thấy hay vô cùng. Nếu ở Hà Nội, những lúc mệt mỏi, tuyệt vọng hay chán đời, mình lên đây. Chỉ nghe tiếng đọc kinh đã thấy lòng thanh thản lạ thường. Nếu bạn quen với kiểu đọc kinh như máy khâu ở nhiều chùa trong thành phố (Hà Nội), khi đến đây bạn hẳn sẽ cực kỳ ấn tượng. Kinh nghiệm của mình và mấy người bạn mà. Mình thích nơi này nhất cũng vì tiếng đọc kinh.

Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội

Thiền viện tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có lẽ là rất khổ hạnh (ít nhất thì cũng khổ hơn các chùa theo Tịnh độ). Cơm chay ở đây rất, rất đơn giản, theo đúng nghĩa đen của từ “khổ”, khác xa so với các chùa khác ở Hà Nội. Mình ăn cơm và nhìn thấy các thầy, có nhiều người già và rất gầy guộc, mình chỉ lo các thầy bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Mọi người chớ bỏ qua trải nghiệm bữa ăn đạm bạc của Thiền viện nếu có dịp ghé qua.Ai đến chùa mà chưa qui y, đều được mời ghi danh qui y. Mình cũng qui y ở đây và thấy rất thích.
Đây cũng là chùa hiếm hoi hiện giờ mình thấy sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào tiếng chuông, mõ, tiếng kinh cũng vang lên đều đặn đúng giờ. Thời khóa tu hành chặt chẽ và kỷ luật hơn hẳn các chùa khác. Có lẽ chỉ cần nghe cách đọc kinh chậm rãi ngân nga, bạn cũng hiểu ngay rằng, để đọc được như vậy cần rất nhiều công phu luyện tập. Nhớ tham dự một khóa lễ ở Thiền viện, bạn sẽ cực kỳ ấn tượng đấy!

Học thiền ở đây rất thoải mái và vui. Thiền viện có các lớp học thiền miễn phí cho mọi lứa tuổi, từ trẻ con đến già, từ chưa biết tới biết, từ biết ít tới biết nhiều. Trang thiết bị cho thiền khá đầy đủ và chất lượng tốt, đứng số một nếu so với các chùa khác ở Hà Nội. Trong giờ tu thiền, thầy phụ trách cầm thiết bổng đi, nếu ai sai tư thế hay ngủ gật, thầy sẽ phát cho một cái - mùa đông thì thấy nhẹ nhàng như ru cho ngủ thêm, nhưng mùa hè thì chắc phải tỉnh ngủ ngay. Các thầy có nhiều phong cách giảng, đều rất lôi cuốn. Có thầy hiền, có thầy nghiêm khắc. Có thầy theo kiểu trẻ trung (dù thầy đã già), hát, đọc thơ cho các bạn tu; có thầy uyên bác, đông tây kim cổ, triết lý nhân sinh và điển tích từ đời nào mà thầy cứ bình vanh vách. Mình ban đầu nghe cũng chẳng hiểu gì, nhưng nghe nhiều thì cũng vỡ vạc ra một ít. Thầy trụ trì giảng Pháp rất hay và tâm huyết.

Các thầy đều rất thân thiện và dễ nói chuyện (dễ bắt chuyện thì đúng hơn). Có lẽ cuộc sống tu hành tịch mịch, nên gặp du khách và Phật tử các thầy nói nhiều hơn chăng? Hay là do mình có duyên với nơi này cũng nên. Chủ đề chuyện thì đủ cả: từ chuyện trong làng tới chuyện quốc gia đại sự, từ chuyện nhà Phật đến chuyện đời… Tư tưởng của các thầy khá tiến bộ và trẻ trung (gần với tư tưởng gốc của Phật giáo). Bạn có thể học thêm được nhiều điều từ những cuộc nói chuyện như thế đấy.

Một điều cần phải đề cập tới nữa, đó là nơi này không có cái hòm công đức nào (dạo này hình như có đặt 1 cái hòm nhân đạo ở ngoài hành lang thì phải). Ngày trước, mình đã nghe có nhiều người (cả người thuộc tôn giáo khác, và nhất là khách nước ngoài) đề cập đến vấn đề các hòm công đức ở đền chùa Việt Nam. Có chùa số hòm công đức còn nhiều hơn số ban, chùa bé xíu mà có tới hai chục ban thờ và hơn hai chục hòm tiền. Ông bạn Tây của mình từng thắc mắc “Tại sao chúng mày phải đổi 1 tờ 100 ngàn lấy 90 tờ tiền 1 ngàn cho bà bán vàng mã, rồi rải 90 tờ 1 ngàn đó ở hơn 20 chục cái hòm của cùng 1 ngôi chùa? Đưa luôn tờ 100 ngàn cho người phụ trách chùa hay bỏ vào 1 cái hòm không tiết kiệm và tốt hơn cho cả chùa lẫn bản thân sao?” Ôi giời, chả nhẽ mình lại bảo, lề thói dân gian từ ngày xưa là thế, nó lại chả cười cho, nên chỉ đành lịch sự bảo nó “100 ngàn đó là tiền bố thí. 10 ngàn bố thí cho chúng sinh. 90 ngàn còn lại công đức cho chùa, phải trải đều các ban nếu muốn tỏ rõ lòng thành với từng vị thần linh. Còn không thì vẫn có thể bỏ cả 90 ngàn vào một hòm.”
Đến Thiền viện, ít nhất bạn không phải đau tim khi thấy các hòm công đức, vì chả có cái hòm nào. Mọi người thường để tiền vào trong bát chuông – một hình ảnh khác của hòm công đức, nhưng ít ra như thế tinh tế, kín đáo mà thực tế và kinh tế hơn, hợp với phong thái nhà Phật.
Có rất ít ban thờ, vì nơi này chỉ thờ Phật và Bồ tát cùng tổ sư Thiền. Luôn có thầy trực bên các điện thờ, gõ chuông cho khách hành lễ - điều cực hiếm thấy ở các chùa Hà Nội và miền Bắc nói chung.
Những buổi lễ chính của Thiền viện rất đông - tới cả vài ngàn người, luôn trông xe miễn phí. Ngày thường thì tự bảo quản đồ cá nhân.
Nói chung, mình thích nơi này nhất vì hai lý do: đọc kinh hay tuyệt và các thầy vô cùng thân thiện.

·         Chùa có nhiều lớp học miễn phí, khám bệnh miễn phí, sách miễn phí… và nhiều cái miễn phí nhất?

chùa Tứ Kỳ (ở phường Hoàng Liệt, đầu đường Ngọc Hồi, đối diện bến xe Nước Ngầm).

Ở chùa có nhiều lớp học miễn phí được tổ chức nhất trong số các chùa Hà Nội. Các lớp học đều do các cá nhân, tổ chức, đoàn thể tình nguyện góp công, đa số đều liên quan đến Chúng Thanh Niên (một nhóm Phật tử trẻ tuổi xuất phát từ Đạo Tràng Phật Quang do thầy Thích Chân Quang sáng lập từ năm 2008, giờ đã mở rộng ra nhiều tỉnh thành cả nước – đây có lẽ là đạo tràng lớn nhất và hoạt động rầm rộ nhất Việt Nam hiện nay).

Chùa Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tới đây bạn có thể tìm thấy khá nhiều lớp học thiết thực như: dạy võ phòng vệ cho nữ, dạy Đông y, tiếng Anh, tiếng Nhật… đến lớp thư pháp, hội họa…, cả dạy đàn cho trẻ em.

Ngoài ra còn có khám chữa bệnh miễn phí (bằng Đông y), nhất là chứng bại não và tự kỷ của trẻ em. Ai có nhu cầu thì tới phòng y tế của chùa (thầy Tùng) để hỏi chi tiết nhé.

Chùa có thư viện sách phong phú và hay phát nhiều tài liệu Phật giáo miễn phí. Nếu yêu sách và muốn tìm hiểu thêm về Phật giáo, bạn có thể đến thư viện của chùa, vừa được thưởng thức kiến thức trong tĩnh lặng, vừa ngắm không gian thanh bình của chùa.


·         Chùa có bảo tháp cao nhất (chỉ ở Hà Nội thôi nhé)?

Chùa Bằng (ở thôn Bằng Liệt, bán đảo Linh Đàm).

Chùa yên tĩnh, tịch mịch, rất rộng, phong cách Việt Nam truyền thống chính hiệu, chứ không lai Tàu, lai Đài Loan, lai Thái, … như đại đa số các chùa bây giờ. Có bảo tháp cao 13 tầng (45m). Có vườn đặt 32 tượng hóa thân của Bồ Tát.
Kiến trúc của chùa khá đẹp, thuần Việt.

Vườn Các hóa thân của Bồ Tát, chùa Bằng


Chùa có trang web được thiết kế khá tốt (đầy đủ thông tin liên quan, ít ra thì tốt hơn nhiều chùa nổi tiếng khác), nên bạn muốn tìm thông tin gì, đều có thể lên web tra cứu.

Đây có lẽ cũng là nơi làm nhiều lễ hằng thuận nhất Hà Nội. Một lần mình thấy có 7 cặp cùng làm lễ. Danh tiếng và địa vị cao của thầy trụ trì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng góp phần giúp ngôi chùa này nổi tiếng.

Hải Phòng
·      
        Chùa có tượng phật lớn nhất (chỉ ở Hải Phòng thôi nhé)?

Chùa Đỏ (ở đường Lê Lai, quận Ngô Quyền).

Chùa nhỏ và chật chội, nằm khuất nẻo ở một nơi xa trung tâm thành phố. Dân xung quanh lấn hết cả đường và đất của chùa.

Tam bảo, chùa Đỏ


Chùa Đỏ nổi tiếng nhất là kiến trúc kỳ lạ, chưa từng gặp ở bất kỳ chùa chiền nào trong Phật Giáo Việt Nam. Gọi là kiến trúc Cổ diêm chồng dấu với 3 tầng, 20 mái, trung đường và hậu cung hai mái giao nhau. Chùa cao 26m, bên trong trang trí với những hoa văn đẹp hiếm có.

Tượng Phật tổ trên Tam Bảo rất lớn, màu đỏ đồng, là một trong những tượng Phật lớn nhất khu vực.

Đây là một trong những ngôi chùa thiêng được người địa phương thường xuyên thăm nom.

Chỉ lạ một điều, sao kiến trúc đẹp và lạ, nặng yếu tố tâm linh như vậy mà không ai nghĩ đến chuyện mở rộng khu đất (mua hết đất của dân xung quanh và cải tạo, mở rộng khuôn viên chùa). Nếu ngôi chùa được nhìn từ một không gian rộng lớn hơn, không bị chặn hay chen chúc trong khu dân cư, thì nó sẽ nhanh chóng thành ngôi cổ tự được khách du lịch gần xa biết tới. Là một địa chỉ văn hóa tâm linh (vì du lịch tâm linh đang rất thịnh hành ở thế kỷ 21 mà), tiền thập phương thu được chắc hẳn dư rả để trả nợ cho việc thu mua đất của các hộ dân xung quanh.

Có lẽ các vị chức sắc địa phương chưa để tâm đến khía cạnh kinh tế của ngôi chùa này nên chưa có giải pháp tạo điều kiện thỏa đáng. Thật quá đáng tiếc cho một kiến trúc đẹp mà chả ai nhìn thấy trọn vẹn.


Chùa nhiều chuyện ly kỳ nhất?

Là chùa Cao Linh (nằm trên Quốc lộ 10, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng).

Chùa Cao Linh, huyện An Dương, Hải Phòng

"Chuyện" ở đây tốt xấu đủ cả.

Nói chuyện tốt trước.

Chùa mới được xây dựng lại nhờ công lao của đại đức Thích Giác Nghiêm - là một vị đại đức trẻ tuổi, tu học ở Đài Loan về nước. Lúc được phong làm trụ trì và mở rộng chùa, thầy mới hơn 30 tuổi. Dù trẻ, nhưng thầy đã sớm có uy tín nên kêu gọi được thập phương công đức khá lớn để mở rộng và xây dựng lại chùa dựa trên nền ngôi chùa cổ ngày trước. 

Chùa rất rộng, có lẽ là một trong những ngôi chùa rộng lớn nhất Hải Phòng hiện tại. Kiến trúc chùa không thuần Việt, chính xác là kiểu kiến trúc Phật Giáo hiện đại ở Đài Loan và phía Nam Việt Nam. Không nhiều ban bệ. Cảnh đẹp, thoáng đãng, lạ mắt.

Chùa nuôi một lượng lớn người già cả, cơ nhỡ, vô gia cư... Đây có lẽ là điểm cộng lớn nhất của chùa, cũng giúp cho danh tiếng ngôi chùa lan xa.

Do kiến trúc độc đáo và vị trí địa lý thuận tiện (nằm ngay đường lớn, giao giữa nhiều tỉnh thành, không gian rộng, thoáng, phô bày được hết nét đẹp của chùa), chùa trở thành một điểm du lịch hút khách. Tính chất du lịch của chùa còn vượt xa tính tâm linh.

Chuyện không tốt cũng nhiều chẳng kém.

Có lẽ vị đại đức còn quá trẻ, mới chân ướt chân ráo về nước, chưa kịp gây dựng uy tín trong tăng đoàn và địa phương, nhưng đã xây được một ngôi chùa to lớn với kiểu kiến trúc lai lạ mắt, khiến bản thân thầy trụ trì trở thành tâm điểm của nhiều rắc rối một thời gian dài. Đủ mọi tin tức không hay thêu dệt về thầy và thân nhân thầy. Nhưng sau này mới biết, nhà thầy rất nghèo, tiền công đức thầy dùng tu bổ chùa và nuôi người già trẻ nhỏ tứ xứ đến nương nhờ cửa chùa hết, chẳng để cho bản thân và gia đình chút gì. Thậm chí có tin thầy bị loại khỏi tăng đoàn vì bị ghen ghét, đố kỵ, vu hãm.

Rồi nhiều chuyện khác cũng ly kỳ không kém. Nào là chùa chứa vũ khí, ma túy, phản động... Có cậu bên quân đội còn kể như đúng rồi rằng, một buổi tối, một đoàn xe thiết giáp quân sự chắn ngang trước cổng chùa, lính đặc nhiệm lặng lẽ đi vào vây ráp rồi chở đi một đống quân trang hạng nặng giấu trong tượng Phật. 

Những chuyện thêu dệt cứ đến rồi đi, trở thành chuyện lúc trà dư tửu hậu của dân chúng địa phương. Nhưng nó cũng làm được một điều: khiến ngôi chùa và vị đại đức trụ trì càng thêm nổi tiếng. 

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Lớp Đông Y Chúng Thanh Niên: Chuyên đề Ung Thư



Bài 6: Chuyên đề Ung Thư

1.    Nhận thức cơ bản

Ung thư là bệnh phổ biến hiện nay, vốn được nhân loại biết đến từ rất sớm. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số quan điểm về ung thư, để từ đó có cái nhìn thấu đáo và chính xác về bệnh. Khi đã hiểu bản chất bệnh, ta sẽ không còn thấy sợ hãi nó nữa, có thể chủ động tìm cách phòng tránh, hoặc nếu đã mắc thì có sự lựa chọn phương pháp điều trị một cách hiệu quả, tối ưu và khoa học (Với bất kỳ bệnh nào cũng vậy). Nếu gia đình hay bạn bè có người bị bệnh, ta cũng có thể giúp họ hiểu rõ căn nguyên bệnh, giúp họ an tâm hoặc có thêm kiến thức trong đánh giá và lựa chọn các giải pháp điều trị.

Tây y
Đông y
1)    Khái niệm
-          Hiện nay đã có trên 200 loại bệnh ung thư
-          Chưa có định nghĩa chính xác thế nào là ung thư
-          Quan điểm chung: Nhóm bệnh về việc sinh trưởng, xâm lấn, phát triển của các tế bào bất thường. Các tế bào này vốn dĩ bị tổn thương do một số tác nhân gây bệnh, theo lẽ thường phải bị apoptosis (quá trình chết đi hoặc hoại tử của tế bào) hoặc kiếm chế tế bào, nhưng bằng cách nào đó chúng thoát được con đường trên và tăng sinh không thể kiểm soát.
Ung thư = ung + thư
Ung: là sự chết đi của các tế bào do thiếu khí huyết.
Thư: tế bào lạnh dần và chết hẳn, không thể cứu trị.

ð   Trong một thời gian dài, ăn uống tập không đầy đủ hoặc không đúng, hay đường dẫn khí huyết có vấn đề (bị bít lấp, bị co lại, bị đứt đoạn…) khiến khí huyết không cung cấp đủ cho tế bào, khiến tế bào chết dần.
Gồm 2 giai đoạn:
Ung – là giai đoạn chết dần của các tế bào. Các tạng/phủ liên quan sẽ bị hư nhược nặng dần. Nếu sửa trị kịp thời, vẫn cứu được.
Thư – tình trạng tế bào chết hoàn toàn lan rộng, khiến tạng phủ hỏng hẳn (lạnh), không thể sửa trị. Có khi vừa hỏng hết chức năng cơ bản của tạng/phủ, người đã chết.
2)    Nguyên nhân
-          Do môi trường bên ngoài (80%): chế độ ăn uống, hút thuốc lá, tia phóng xạ, virut (virut viêm gan B gây ung thư gan, virut HPV gây ung thư cổ tử cung, HTLV gây bệnh bạch cầu dòng limpo T, virut estein barr gây ung thư vòm họng),…
-          Do tác nhân bên trong (di truyền, nội tiết)
-          Do thiếu khí huyết trầm trọng trong một thời gian dài (khí: khí oxy – thanh khí, huyết: là huyết giàu oxy)
-          Thiếu đường gluco trầm trọng trong thời gian dài (thiếu đường gluco khiến máu thiếu dưỡng chất và cơ tim yếu, không co bóp cung đủ máu nuôi cơ thể, lâu dần dẫn tới thiếu máu)
ð  Bị ung thư là do chính bản thân ta (do thói quen sinh hoạt và mức độ chăm sóc sức khỏe của ta)
3)    Cơ chế hình thành bệnh ung thư
Các tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể, gây ra sự sai hỏng ADN, tạo ra đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào và các cơ chế quan trọng khác. Một hay nhiều đột biến sẽ tích lũy dần theo năm tháng, tăng sinh không kiểm soát, lây lan ra các vị trí bên cạnh (di căn), dần dần dẫn tới u.
Khối u có thể ác tính, lành tính (cách chia lành tính hay ác tính là theo giải phẫu học chứ không phải theo khả năng gây tử vong; có u lành gây tử vong nhanh chóng sau vài tháng phát hiện, trong khi có người vẫn sống 40 năm với u ác). U ác tính là u có khả năng di căn. Chỉ u ác tính mới coi là ung thư.

·   Có ung thư tự khỏi (người bệnh có hệ miễn dịch tự điều chỉnh tiêu diệt các tế bào ung thư)
·   Giai đoạn đầu, ung thư phát triển rất chậm, không hề có dấu hiệu gì (có thể kéo dài vài năm đến vài chục năm).
Đến giai đoạn ung thư/tiền ung thư, một số triệu chứng mới lộ ra ngoài, nếu đi kiểm tra lúc này có thể phát hiện bệnh – gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn này bệnh cũng phát triển chậm, mất vài năm hoặc vài chục năm).
Đến giai đoạn muộn là khi người bệnh thấy đau, ung thư phát triển rất nhanh (vài năm tới vài tháng), đa số tử vong của bệnh rơi vào giai đoạn này.
·   Ung thư ở người trẻ tiến triển nhanh hơn người già
ð    Quan điểm của Tây y chỉ giải thích được việc di căn ở những vị trí kế cận liền kề nhau, không giải thích được nhiều trường hợp khác (Ví dụ: tại sao bị u ở tử cung thì nhất định sẽ di căn sang tuyến giáp, vú và ngược lại, dù ba vị trí này nằm rất xa nhau).
-          Thức ăn đồ uống đi vào cơ thể tới dạ dày, không tiêu hóa hết sẽ bị thiu, sau đó lên men thành đờm (nhớt) đóng ở dạ dày. Đờm để lâu không bị bài tiết đi, sẽ nhuyễn như nước, rồi đi vào phế. Nếu vẫn không bị bài tiết đi, nó lại chuyển thành thấp (ướt) đi vào trữ trong các khớp. Khối thấp tích tụ nhiều dần sẽ thành đàm (thể rắn hơn) theo các mạch máu đi tới các tạng phủ, gây bít lấp kinh mạch, chặn đường đi của  khí huyết. Lâu dần tạng/phủ sẽ thiếu khí huyết khiến tế bào chết dần.
-          Các vết viêm loét trong cơ thể (do thiếu đường gluco trầm trọng) lâu ngày không được đưa đủ oxy tới làm khô, cũng khiến các tế bào chết lan rộng dần.
ð  Tế bào chết nhiều sẽ tạo thành khối u và có thể lây lan (giai đoạn ung).
Từ u để lâu sẽ thành thư. Giai đoạn thư là tạng/phủ chết hẳn, không thể cứu được.

·         Quá trình của ung rất lâu. Do đó, để phát triển thành bệnh ung thư là một thời gian rất dài (vài năm tới vài chục năm) và rất khó (chỉ khi ta bỏ mặc các triệu chứng, không quan tâm tới sức khỏe trong một thời gian dài)
4)    Cách phát hiện bệnh
·   Dựa vào quá trình tầm soát ung thư (không đảm bảo chính xác hoàn toàn, nếu nghi ngờ phải làm thêm sinh thiết)
·   Sinh thiết (lấy mẫu tế bào)
·   Dựa vào triệu chứng (không đảm bảo chính xác, phải làm thêm sinh thiết)
·   Một số người đi khám chữa bệnh khác lại phát hiện ra bị ung thư
·         Dùng máy đo huyết áp: chỉ số thứ nhất (khí) và chỉ số thứ ba (hàn nhiệt/đường)
·         Học thuyết âm dương ngũ hành, thủy – hỏa, …
5)    Cách điều trị
Cắt bỏ khối u
5 phương pháp chính:
-          Phẫu thuật
-          Tia xạ
-          Hóa chất
-          Nội tiết
-          Miễn dịch
Chọn phương pháp nào phụ thuộc giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của cơ thể, khả năng của nơi điều trị và kinh ngiệm của bác sĩ.
-          Theo thuyết thủy – hỏa
-          Giải pháp đi theo:
Sinh – khí – thần – huyệt
6)    Những dấu hiệu của ung thư
-          Khối u bất thường, phù nề, chảy máu, đau và loét, vàng da
-          Khi di căn: hạch bạch huyết to ra, ho ra máu, gan to, đau xương, có các triệu chứng thần kinh, đau đớn
-          Khác: sụt cân, chán ăn, tiều tụy, tiết nhiều mồ hôi toàn thân, thiếu máu
ð    Nói chung, nếu có các triệu chứng này thì bệnh đã ở giai đoạn cuối.
-          Các khối viêm sưng không tan, có thể sờ mó được (ở ngực, da, lưỡi, …)
-          Mụn nhọt, nhiệt mồm, chân đau, chảy máu chảy mủ như á sừng, lở mồm
-          Hay mắc kẹt khi nuốt thức ăn, đau buốt dữ dội lồng ngực, ăn khó chịu, cảm giác có vật cản trong đường tiêu hóa và hô hấp, bụng đau nhức
-          Tai ù, nghe kém, mũi nghẹt, chảy máu cam, bài tiết ra máu, đàm hay nước mũi có máu, nhức đầu thường xuyên, có khối sưng/u ở cổ
7)    Cách phát hiện sớm ung thư
-          Khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần
-          Nên đi làm tầm soát ung thư (4 triệu VNĐ/lần)
-          Chỉ số thứ ba của huyết áp kết hợp với chỉ số thứ nhất cho ra dấu hiệu cảnh báo ung thư (xem lại bài cơ bản đã học)
-          Các triệu chứng phần trên

·         Các câu hỏi của học viên:
-          Cao huyết áp hay quát tháo: bệnh quyết định thái độ
-          Stress có gây ung thư? Stress còn gây tác hại nghiêm trọng hơn cả thức ăn độc. Nó gây trì trệ, tù túng, tuyệt vọng về tinh thần, lâu dần khiến chán ăn uống, không quan tâm đến sức khỏe, phó mặc cuộc đời, sinh hoạt không điều độ… dần dần tạng phủ sinh bệnh, cũng có thể dẫn tới ung thư (gián tiếp).
-          Bệnh nhân không đi vệ sinh được dù dùng các loại thuốc đông tây y và phan tả diệp? có một khả năng là trong đại tràng không có gì. Tức đã hỏng từ lúc còn ở dạ dày, tỳ (tỳ không tạo ra chất bài tiết, hay chất bài tiết không ra đại tràng mà quay ngược đi vào máu và đi khắp cơ thể). Tỳ hư, phải bổ tỳ.
-          Lở mồm, mụn nhọt: âm hư, nội nhiệt. Sẽ kèm sốt, đau lưỡi. Nên bổ âm + đường gluco hay lục vị để hạ sốt. Không nên dùng kháng sinh, vì kháng sinh đốt huyết, lại càng thiếu huyết.
-          Bụng đau nhức: là dấu hiệu tiền ung thư do trọc khí đi lên.
-          Chảy máu cam trong ung thư là triệu chứng xấu (báo khả năng có ung thư cao). Khác với chảy máu cam trong trường hợp tai biến, cao huyết áp (lúc này chảy máu cam lại là tốt).
-          Học diện chẩn thì hằng ngày, nên tự thường xuyên vuốt cổ, cằm, sống cằm cho mềm ra.
-          Ho: bài thuốc Bách hợp cố kim hoàn/thang. Ho mất tiếng là bệnh để quá nặng, gây phù nề phần họng.
-          Sốt cao co rút hay bị bại não (với trẻ nhỏ) hoặc tai biến (với người cao tuổi). Vì sốt do nội nhiệt, âm hư, khiến gan, thận đều bị đốt. Gan chủ gân cơ. Gân cơ co rút là hỏa vượng, chuyển dần lên đầu. nên cho mát gan và bổ thận âm. Khi xuất hiện co rút là đã để bệnh thành nặng, lúc này rất dễ tai biến hoặc bại não.
-          Mùa đông nên tránh gió bắc vì bắc là thận, phong hàn phương bắc hại thận.
-          Thận hư – hay sợ hãi; tỳ hư – hay lo lắng, buồn chán, trầm cảm.
-          Trầm cảm: do can uất, tỳ hư. Diện chẩn: dùng bộ ổn định thần kinh + tỳ + h37+ h50.

2.    Quan điểm Đông y về một số triệu chứng tiền ung thư

·         Ung thư phổi
Đông y quan niệm phế (phổi) là nơi dẫn khí, là ngọn (trong đó mũi, da là cánh cửa để khí đi vào/ra); thận là nơi nạp khí, là gốc. Do đó các bệnh liên quan đến phổi không nên chỉ chữa duy nhất phế, mà nên dùng đồng thời cả hai kinh phế và thận, hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
Người suy hô hấp, phải chạy oxy, dù phế hư nhưng thận vẫn nạp được khí.
Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh viện trả về, cũng không dễ chết (có người sống thêm cả chục năm). Vì phế dẫn 90% lượng khí, còn lại khí đi qua da. Do đó, nếu tập trung cứu thận và tập thở bằng da, thì vẫn sống tiếp được. Người ta dùng kinh phế và kinh thận để chữa cho nhanh. Phần thận dương (thận khí) nên kéo ép gối.
Ung thư phổi là do phế thiếu oxy quá nhiều trong thời gian dài. Người bị ung thư phổi thì 10 đầu ngón tay tím do phế khí suy. Nam giới bị ung thư phổi dễ ảnh hưởng đến vấn đề con cái.
Một phương pháp thở qua da rất hiệu quả là thở âm dương khí công của thầy Bùi Quốc Châu. Người ung thư phổi thực hành phương pháp này còn tốt hơn thiền (thiền bậc thấp thôi, còn với người có công phu thiền cao có khả năng khai mở luân xa, điều khiển trường sinh học tự chữa bệnh.
·         Nữ có kinh nguyệt đen và thường xuyên đau bụng kinh
Nếu kinh nguyệt rất đen và ra ít (hoặc ra rất nhiều trên 10 ngày liên tục nhưng vón cục), bị đau bụng kinh (dù chỉ 1 hay 2 ngày đầu); hiện tượng trên có thể xảy ra đều đặn hoặc cứ 5-6 tháng lại xuất hiện; không nên lơ là chủ quan, có thể ảnh hưởng sau này khi 40, 50 hay 60 tuổi.
Do bất thông, tức khí huyết bị tắc ứ. Phải làm thông bằng diện chẩn – dùng bộ nội tiết tố dành cho nữ, mỗi cái chỉ nên day 15 lần vì nó rất nóng.
·         Thấp nhiệt
90% Thấp nhiệt là nguyên nhân gây ung thư.
Các bệnh như lậu, giang mai… đều do thấp nhiệt sinh ra. Khi giao hợp thấy ra máu là triệu chứng báo bệnh. Nếu dùng kháng sinh là đóng lại, không cho mủ, huyết bẩn chảy ra. Đông y cho rằng phải đẩy hết mủ và huyết ứ ra ngoài bằng cách khử thấp nhiệt:
-          Xông ngải
-          Xông gừng
-          Quế đem đốt rồi cho người bệnh ngồi lên
-          Tiêu…  hay bất kì thứ gì nóng, nhiệt
·         Sốt về chiều kèm ho khan kéo dài
Báo hiệu tiệm cận ung thư. Hay bị nhầm thành viêm họng. Có thể kèm theo các triệu chứng: nuốt nước bọt thấy đau, sờ bên ngoài không thấy sốt nhưng trong nóng toát mồ hôi, người rệu rã đau đớn khắp mình… Bác sỹ Tây y thường cho thuốc giảm đau, hạ sốt. Đông y cho rằng lúc này phải bổ âm mạnh lên.
·         Rỗ hoặc nám
Do thực tích quá nhiều trong dạ dày, không tiêu đi, lẫn vào thức ăn mới, đi tới các tế bào gây viêm nhiễm.
Nám còn nặng hơn rỗ.
Giải pháp: đừng để thực tích, nên giữ để hệ bài tiết hoạt động tốt, hạ tiêu, đại tràng và dạ dày sạch sẽ. Có thể dùng phan tả diệp đun lên, trộn muối rồi bôi lên vết rỗ/ nám.
Người nào da càng trắng càng phải giữ gìn, vì vết nám/rỗ hiện vết rõ hơn.

3.    Cách chăm sóc người có nguy cơ hoặc đang bị ung thư

3.1.                Tinh

Phụ thuộc nguyên nhân, thể trạng của người bệnh mà ta xác định được qua máy đo huyết áp hai tay và thân nhiệt bên ngoài của người đó mà định ra chế độ ăn phù hợp theo từng giai đoạn.
Ví dụ 1: người bị ung thư có huyết áp 90/50/120.
·         Nếu sờ ngoài da lạnh: cực nhiệt giả hàn – lạnh này chỉ là giả, nặng hơn trường hợp nóng.
o   Nếu lạnh toàn thân: cho âm:dương=5:5. Bổ âm cấp một tuần để dập hỏa từ trong ra. Bổ dương: dùng máy sấy để bổ nhiệt vào gan bàn chân, thận, tai… (những gì liên quan tới thận). Nếu dùng máy sấy thì định lượng qua ăn uống phải giảm đi.
o   Nếu lạnh một phần:
§  Trên lạnh dưới nóng: ít xảy ra. Trên dương suy, dưới âm suy. Giải pháp: thở âm dương khí công (thở đường dương để tăng thanh khí); hoặc dùng 6 hạch bạch huyết (nhất là với người ung thư phổi) – gạch 60 gạch/huyệt để thăng dương, sau đó dùng máy sấy hơ thắt lưng rồi hơ lên trên trong 10 phút.
§  Trên nóng dưới lạnh: trên làm mát dưới bổ nhiệt. Phần trên làm mát có thể dùng đá chườm, hoặc dùng huyệt 26+143 (cấm dùng dầu nóng), day huyệt xong dùng viên nước đá nhỏ chấm vào ba cái rồi nhấc lên, làm khoảng 5-6 lần. Nếu cần, chườm đá vào tam giác gan. Nếu vẫn thấy nóng, dùng khăn mặt để lạnh đắp lên trán để mạch máu co lại, khiến nhiệt không thoát ra nhiều. Phía dưới: dùng máy sấy sấy hai chân và mệnh môn hỏa (được dùng dầu). Gọi là dẫn hỏa qui nguyên – buộc hỏa âm quay trở về mệnh môn hỏa.
·         Nếu sờ ngoài da nóng: thực nhiệt. Bổ âm: dương=4:6. Bổ âm mạnh trong thời gian ngắn kèm bổ dương. (nếu chỉ bổ âm sẽ gây phù, trệ).
Ví dụ 2: người ung thư có huyết áp 90/50/50.
·         Huyết áp này cho thấy tình trạng bệnh nhân rất xấu. Phải bổ khí huyết mạnh. Gồm: kéo ép gối, ăn đồ ấm nóng, uống thuốc bổ dương phải đồng thời chú ý bổ âm kèm (tỷ lệ âm:dương=2:8=6:10… thay đổi theo máy đo huyết áp).
Người ung thư không nên ăn những chất làm hạ khí, chua (dư axit), đường phức (tạo dư axit).

3.2.                Khí + Thần

-          Kéo ép gối ngậm miệng
-          Nên tập im lặng, nói ít, thở nhiều
-          Tập thiền (có thể cứu sống 90% bệnh ung thư nếu thở đúng).
·         Ý dẫn khí: Dùng ý chí – bộ não – để điều khiển dòng khí trong cơ thể mình. Thầy Thuận Nghĩa (Đức) dùng khí điều khiển để tự cắt u. Chú ý, không điều khiển khí chạy vào ống tủy, chỉ chạy dọc trục xương sống hoặc là là cách bề mặt da chừng 2mm.
·         Tác ý: mỗi bộ phận trong cơ thể đều như một cơ thể sống, ta nên trò chuyện với chúng. Khi bộ vị nào đó bị bệnh là ta lâu không nói chuyện với nó. Chữa bằng cách nói chuyện với nó (Nhất nguyên luận). Nói phải nói cho đúng. Đây cũng là một tình huống của “ý dẫn khí”.

3.3.                Huyệt

-          Nên sử dụng các bộ huyệt phía dưới
-          Nên sử dụng từ dưới lên trên để thăng khí
-          Nên sử dụng huyệt trên trục cột sống
-          Day huyệt: nếu không có khối u lớn thì chỉ nên khai thông, không nên trục đàm thấp (sẽ mất chân âm). Nếu dùng bộ trừ đàm thấp, chỉ nên day 5 cái/ngày.
-          Sử dụng thủ pháp hơ là chính. Càng lạnh thì càng phải hơ nhiều.

4.    Thực hành

4.1.                Thực hành 1 – Khám bệnh cho sư bác

·         Huyết áp:
Tay trái: 118/77/66
Tay phải: 110/78/66
·         Thông tin:
-          38 tuổi, nữ
-          Cơ nhão, da trắng xanh
-          Mồ hôi tay nhiều
-          Đau đỉnh đầu, vai trái, mắt trái, nửa đầu trái
-          Kinh nguyệt: 35-40 ngày, kéo dài 2-3 ngày
-          Phân: nhỏ, nhuận, 2-3 ngày/lần
-          Ngủ, ăn tốt. Đồ ăn: sáng bột/cháo, trưa cơm chay, tối bột đậu(ngũ cốc)
-          Thở khó nhọc, người rất yếu và mệt mỏi
·         Chẩn bệnh:
-          Huyết áp
Huyết áp chuẩn của người 38 tuổi: 110-120/65-70/65-70
ð  Chỉ số huyết cao hơn chuẩn một chút => có huyết ứ nên khi hành kinh sẽ đau bụng, có cục.
-          Cơ nhão: cơ liên quan đến tỳ => tỳ hư
-          Da trắng: trắng thuộc kim, da do phế chủ => phế khí hư (có thể do thổ sinh kim, tỳ hư khiến phế hư)
-          Nhiều mồ hôi tay => dương hư (người dương hư thường lạnh, da trắng xanh). => Thiếu đường gluco
-          Phân: khó đi => do thiếu khí. Phế khí khai thông thủy đạo kém, không đủ lực để đẩy phân qua đại tràng.
-          Ăn: chế độ ăn rất nghèo năng lượng => lâu dài sẽ khiến thiếu khí huyết, người tiều tụy. Chế độ ăn cũng thiếu đường, lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị hàn, tỳ khí hư và người mất sức.
-          Ăn ngủ tốt: thực ra là khai sai. Ăn được ngủ được là do bác quá mệt nên phải ăn và ngủ. Thực ra ngủ cũng mệt vì huyết ứ, có đàm trong dạ dày.
-          Đau các phần bên trái: trái dương phải âm, do dương hư. Trước mắt sẽ đau bên trái, sau sẽ đau toàn thân. Vì lượng máu qua tim ít, cơ tim thiếu máu (do chế độ ăn hiện tại đang thiếu đường khiến tỳ hư => tỳ chủ cơ nhục => cơ tim yếu).
·         Giải pháp:
Bệnh của sư bác có nhiều triệu chứng có vẻ nghiêm trọng nhưng lại là bệnh nhẹ (trước mắt chỉ có tỳ khí hư, phế khí bắt đầu hư).
Sư bác chỉ có một bệnh duy nhất: Thiếu đường
Giải pháp:
-          Uống đường gluco định kỳ hằng ngày
-          Cải thiện bữa ăn: có nhiều chất, khối lượng tăng lên. Ăn đồ âm (đồ chay) thì nên cho thêm gừng, tỏi, ớt… (đọc thêm về thực dưỡng để biết cách ăn chay khoa học đảm bảo đủ chất và năng lượng)
-          Dùng máy sấy tóc hơ vào tay chống thoát dương, chống mất chất dinh dưỡng bài tiết qua con đường mồ hôi tay.
Chú ý: tình trạng của sư bác mà để lâu thì cũng có thể thành ung thư (tất nhiên phải rất nhiều năm nữa), nhưng nên sửa trị ngay từ bây giờ.