Ngày xưa mỗi làng có một chùa (thờ Phật), một đình (thờ
Thành Hoàng làng) phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cả làng. Xã hội hiện đại, qui
hoạch làm biến mất nhiều làng, cũng như đình chùa, nhưng đời sống người dân lại
sung túc hơn. Phú quí sính lễ nghĩa, dân ta đua nhau nô nức đi lễ và tìm hiểu
Phật pháp.
Ngày xuân đi đền chùa vãn cảnh, cầu an là phong tục đẹp của
người Việt ta.
Nhân dịp năm mới, xin giới thiệu vài điều lý thú về một số đền,
chùa của các địa phương, hy vọng giúp mọi người có thêm chút hiểu biết cho hành
tranh du xuân.
Hà Nội:
Hà Nội là đất kinh đô ngàn năm văn hiến, nên đền chùa đều có
nét trang trọng, bề thế và tiếng tăm hơn nhiều nơi khác. Chùa Trấn Quốc, Văn Miếu
Quốc Tử Giám, chùa Quán Sứ, chùa Một Cột, đền Gióng, đền Cổ Loa, … là những địa
danh nhiều người biết đến xưa nay. Nhưng có thể bạn chưa biết mấy điều này:
·
Chùa có
món cháo chay ngon nhất Hà Nội?
Thế nên nếu bạn chưa từng thử món cháo chay, sao không tới chùa Tương Mai ngay nhỉ? Nhớ sau khi ăn xong phải tự rửa bát của mình nhé. Yên tâm cháo ở đây ngon nhưng không hiếm, mà rất nhiều, từ sáng sớm tới tối mịt đều có cháo cho du khách và Phật tử. Tiếng lành đồn xa mà!
Sư thầy đang nuôi nhiều em bé mồ côi (nghe một số người kể, các bé bị cha mẹ bỏ lại ngoài cửa chùa; trộm vía, giờ các bé đều khỏe mạnh và vô cùng dễ thương). Nếu bạn có nhiều tiền, thì nên công đức thêm nha.
·
Chùa có
tiếng đọc kinh hay nhất?
Thiền viện tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có lẽ là rất khổ hạnh (ít nhất thì cũng khổ hơn các chùa theo Tịnh độ). Cơm chay ở đây rất, rất đơn giản, theo đúng nghĩa đen của từ “khổ”, khác xa so với các chùa khác ở Hà Nội. Mình ăn cơm và nhìn thấy các thầy, có nhiều người già và rất gầy guộc, mình chỉ lo các thầy bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Mọi người chớ bỏ qua trải nghiệm bữa ăn đạm bạc của Thiền viện nếu có dịp ghé qua.Ai đến chùa mà chưa qui y, đều được mời ghi danh qui y. Mình cũng qui y ở đây và thấy rất thích.
Đây cũng là chùa hiếm hoi hiện giờ mình thấy sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào tiếng chuông, mõ, tiếng kinh cũng vang lên đều đặn đúng giờ. Thời khóa tu hành chặt chẽ và kỷ luật hơn hẳn các chùa khác. Có lẽ chỉ cần nghe cách đọc kinh chậm rãi ngân nga, bạn cũng hiểu ngay rằng, để đọc được như vậy cần rất nhiều công phu luyện tập. Nhớ tham dự một khóa lễ ở Thiền viện, bạn sẽ cực kỳ ấn tượng đấy!
Đến Thiền viện, ít nhất bạn không phải đau tim khi thấy các hòm công đức, vì chả có cái hòm nào. Mọi người thường để tiền vào trong bát chuông – một hình ảnh khác của hòm công đức, nhưng ít ra như thế tinh tế, kín đáo mà thực tế và kinh tế hơn, hợp với phong thái nhà Phật.
Có rất ít ban thờ, vì nơi này chỉ thờ Phật và Bồ tát cùng tổ sư Thiền. Luôn có thầy trực bên các điện thờ, gõ chuông cho khách hành lễ - điều cực hiếm thấy ở các chùa Hà Nội và miền Bắc nói chung.
Những buổi lễ chính của Thiền viện rất đông - tới cả vài ngàn người, luôn trông xe miễn phí. Ngày thường thì tự bảo quản đồ cá nhân.
Nói chung, mình thích nơi này nhất vì hai lý do: đọc kinh hay tuyệt và các thầy vô cùng thân thiện.
·
Chùa có
nhiều lớp học miễn phí, khám bệnh miễn phí, sách miễn phí… và nhiều cái miễn
phí nhất?
Chùa Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tới đây bạn có thể tìm thấy khá nhiều lớp học thiết thực như: dạy võ phòng vệ cho nữ, dạy Đông y, tiếng Anh, tiếng Nhật… đến lớp thư pháp, hội họa…, cả dạy đàn cho trẻ em.
·
Chùa có bảo
tháp cao nhất (chỉ ở Hà Nội thôi nhé)?
Kiến trúc của chùa khá đẹp, thuần Việt.
Vườn Các hóa thân của Bồ Tát, chùa Bằng
Hải Phòng
·
Chùa có tượng phật lớn nhất (chỉ ở Hải Phòng thôi nhé)?
Chùa Đỏ (ở đường Lê Lai, quận Ngô Quyền).
Chùa nhỏ và chật chội, nằm khuất nẻo ở một nơi xa trung tâm thành phố. Dân xung quanh lấn hết cả đường và đất của chùa.
Chùa Đỏ nổi tiếng nhất là kiến trúc kỳ lạ, chưa từng gặp ở bất kỳ chùa chiền nào trong Phật Giáo Việt Nam. Gọi là kiến trúc Cổ diêm chồng dấu với 3 tầng, 20 mái, trung đường và hậu cung hai mái giao nhau. Chùa cao 26m, bên trong trang trí với những hoa văn đẹp hiếm có.
Tượng Phật tổ trên Tam Bảo rất lớn, màu đỏ đồng, là một trong những tượng Phật lớn nhất khu vực.
Đây là một trong những ngôi chùa thiêng được người địa phương thường xuyên thăm nom.
Chỉ lạ một điều, sao kiến trúc đẹp và lạ, nặng yếu tố tâm linh như vậy mà không ai nghĩ đến chuyện mở rộng khu đất (mua hết đất của dân xung quanh và cải tạo, mở rộng khuôn viên chùa). Nếu ngôi chùa được nhìn từ một không gian rộng lớn hơn, không bị chặn hay chen chúc trong khu dân cư, thì nó sẽ nhanh chóng thành ngôi cổ tự được khách du lịch gần xa biết tới. Là một địa chỉ văn hóa tâm linh (vì du lịch tâm linh đang rất thịnh hành ở thế kỷ 21 mà), tiền thập phương thu được chắc hẳn dư rả để trả nợ cho việc thu mua đất của các hộ dân xung quanh.
Có lẽ các vị chức sắc địa phương chưa để tâm đến khía cạnh kinh tế của ngôi chùa này nên chưa có giải pháp tạo điều kiện thỏa đáng. Thật quá đáng tiếc cho một kiến trúc đẹp mà chả ai nhìn thấy trọn vẹn.
Chùa nhiều chuyện ly kỳ nhất?
Là chùa Cao Linh (nằm trên Quốc lộ 10, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng).
"Chuyện" ở đây tốt xấu đủ cả.
Nói chuyện tốt trước.
Chùa mới được xây dựng lại nhờ công lao của đại đức Thích Giác Nghiêm - là một vị đại đức trẻ tuổi, tu học ở Đài Loan về nước. Lúc được phong làm trụ trì và mở rộng chùa, thầy mới hơn 30 tuổi. Dù trẻ, nhưng thầy đã sớm có uy tín nên kêu gọi được thập phương công đức khá lớn để mở rộng và xây dựng lại chùa dựa trên nền ngôi chùa cổ ngày trước.
Chùa rất rộng, có lẽ là một trong những ngôi chùa rộng lớn nhất Hải Phòng hiện tại. Kiến trúc chùa không thuần Việt, chính xác là kiểu kiến trúc Phật Giáo hiện đại ở Đài Loan và phía Nam Việt Nam. Không nhiều ban bệ. Cảnh đẹp, thoáng đãng, lạ mắt.
Chùa nuôi một lượng lớn người già cả, cơ nhỡ, vô gia cư... Đây có lẽ là điểm cộng lớn nhất của chùa, cũng giúp cho danh tiếng ngôi chùa lan xa.
Do kiến trúc độc đáo và vị trí địa lý thuận tiện (nằm ngay đường lớn, giao giữa nhiều tỉnh thành, không gian rộng, thoáng, phô bày được hết nét đẹp của chùa), chùa trở thành một điểm du lịch hút khách. Tính chất du lịch của chùa còn vượt xa tính tâm linh.
Chuyện không tốt cũng nhiều chẳng kém.
Có lẽ vị đại đức còn quá trẻ, mới chân ướt chân ráo về nước, chưa kịp gây dựng uy tín trong tăng đoàn và địa phương, nhưng đã xây được một ngôi chùa to lớn với kiểu kiến trúc lai lạ mắt, khiến bản thân thầy trụ trì trở thành tâm điểm của nhiều rắc rối một thời gian dài. Đủ mọi tin tức không hay thêu dệt về thầy và thân nhân thầy. Nhưng sau này mới biết, nhà thầy rất nghèo, tiền công đức thầy dùng tu bổ chùa và nuôi người già trẻ nhỏ tứ xứ đến nương nhờ cửa chùa hết, chẳng để cho bản thân và gia đình chút gì. Thậm chí có tin thầy bị loại khỏi tăng đoàn vì bị ghen ghét, đố kỵ, vu hãm.
Rồi nhiều chuyện khác cũng ly kỳ không kém. Nào là chùa chứa vũ khí, ma túy, phản động... Có cậu bên quân đội còn kể như đúng rồi rằng, một buổi tối, một đoàn xe thiết giáp quân sự chắn ngang trước cổng chùa, lính đặc nhiệm lặng lẽ đi vào vây ráp rồi chở đi một đống quân trang hạng nặng giấu trong tượng Phật.
Những chuyện thêu dệt cứ đến rồi đi, trở thành chuyện lúc trà dư tửu hậu của dân chúng địa phương. Nhưng nó cũng làm được một điều: khiến ngôi chùa và vị đại đức trụ trì càng thêm nổi tiếng.
Chùa có tượng phật lớn nhất (chỉ ở Hải Phòng thôi nhé)?
Chùa nhỏ và chật chội, nằm khuất nẻo ở một nơi xa trung tâm thành phố. Dân xung quanh lấn hết cả đường và đất của chùa.
Tam bảo, chùa Đỏ
Chùa Đỏ nổi tiếng nhất là kiến trúc kỳ lạ, chưa từng gặp ở bất kỳ chùa chiền nào trong Phật Giáo Việt Nam. Gọi là kiến trúc Cổ diêm chồng dấu với 3 tầng, 20 mái, trung đường và hậu cung hai mái giao nhau. Chùa cao 26m, bên trong trang trí với những hoa văn đẹp hiếm có.
Tượng Phật tổ trên Tam Bảo rất lớn, màu đỏ đồng, là một trong những tượng Phật lớn nhất khu vực.
Đây là một trong những ngôi chùa thiêng được người địa phương thường xuyên thăm nom.
Chỉ lạ một điều, sao kiến trúc đẹp và lạ, nặng yếu tố tâm linh như vậy mà không ai nghĩ đến chuyện mở rộng khu đất (mua hết đất của dân xung quanh và cải tạo, mở rộng khuôn viên chùa). Nếu ngôi chùa được nhìn từ một không gian rộng lớn hơn, không bị chặn hay chen chúc trong khu dân cư, thì nó sẽ nhanh chóng thành ngôi cổ tự được khách du lịch gần xa biết tới. Là một địa chỉ văn hóa tâm linh (vì du lịch tâm linh đang rất thịnh hành ở thế kỷ 21 mà), tiền thập phương thu được chắc hẳn dư rả để trả nợ cho việc thu mua đất của các hộ dân xung quanh.
Có lẽ các vị chức sắc địa phương chưa để tâm đến khía cạnh kinh tế của ngôi chùa này nên chưa có giải pháp tạo điều kiện thỏa đáng. Thật quá đáng tiếc cho một kiến trúc đẹp mà chả ai nhìn thấy trọn vẹn.
Chùa nhiều chuyện ly kỳ nhất?
Là chùa Cao Linh (nằm trên Quốc lộ 10, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng).
Chùa Cao Linh, huyện An Dương, Hải Phòng
"Chuyện" ở đây tốt xấu đủ cả.
Nói chuyện tốt trước.
Chùa mới được xây dựng lại nhờ công lao của đại đức Thích Giác Nghiêm - là một vị đại đức trẻ tuổi, tu học ở Đài Loan về nước. Lúc được phong làm trụ trì và mở rộng chùa, thầy mới hơn 30 tuổi. Dù trẻ, nhưng thầy đã sớm có uy tín nên kêu gọi được thập phương công đức khá lớn để mở rộng và xây dựng lại chùa dựa trên nền ngôi chùa cổ ngày trước.
Chùa rất rộng, có lẽ là một trong những ngôi chùa rộng lớn nhất Hải Phòng hiện tại. Kiến trúc chùa không thuần Việt, chính xác là kiểu kiến trúc Phật Giáo hiện đại ở Đài Loan và phía Nam Việt Nam. Không nhiều ban bệ. Cảnh đẹp, thoáng đãng, lạ mắt.
Chùa nuôi một lượng lớn người già cả, cơ nhỡ, vô gia cư... Đây có lẽ là điểm cộng lớn nhất của chùa, cũng giúp cho danh tiếng ngôi chùa lan xa.
Do kiến trúc độc đáo và vị trí địa lý thuận tiện (nằm ngay đường lớn, giao giữa nhiều tỉnh thành, không gian rộng, thoáng, phô bày được hết nét đẹp của chùa), chùa trở thành một điểm du lịch hút khách. Tính chất du lịch của chùa còn vượt xa tính tâm linh.
Chuyện không tốt cũng nhiều chẳng kém.
Có lẽ vị đại đức còn quá trẻ, mới chân ướt chân ráo về nước, chưa kịp gây dựng uy tín trong tăng đoàn và địa phương, nhưng đã xây được một ngôi chùa to lớn với kiểu kiến trúc lai lạ mắt, khiến bản thân thầy trụ trì trở thành tâm điểm của nhiều rắc rối một thời gian dài. Đủ mọi tin tức không hay thêu dệt về thầy và thân nhân thầy. Nhưng sau này mới biết, nhà thầy rất nghèo, tiền công đức thầy dùng tu bổ chùa và nuôi người già trẻ nhỏ tứ xứ đến nương nhờ cửa chùa hết, chẳng để cho bản thân và gia đình chút gì. Thậm chí có tin thầy bị loại khỏi tăng đoàn vì bị ghen ghét, đố kỵ, vu hãm.
Rồi nhiều chuyện khác cũng ly kỳ không kém. Nào là chùa chứa vũ khí, ma túy, phản động... Có cậu bên quân đội còn kể như đúng rồi rằng, một buổi tối, một đoàn xe thiết giáp quân sự chắn ngang trước cổng chùa, lính đặc nhiệm lặng lẽ đi vào vây ráp rồi chở đi một đống quân trang hạng nặng giấu trong tượng Phật.
Những chuyện thêu dệt cứ đến rồi đi, trở thành chuyện lúc trà dư tửu hậu của dân chúng địa phương. Nhưng nó cũng làm được một điều: khiến ngôi chùa và vị đại đức trụ trì càng thêm nổi tiếng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét