Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

Làm sao thống trị thị trường tiền số, bỏ việc, đi tới thiên đường và làm bất kỳ điều gì mình thích


Làm thế nào để đè bẹp thị trường tiền số, bỏ việc, đi tới thiên đường và làm bất kì điều gì bạn muốn trong phần còn lại của cuộc đời

Bạn có muốn kiếm tiền chỉ bằng cách ấn một cái nút không?
Bạn có thích làm việc ở nhà chỉ với chiếc quần lót? Bạn có ghét những cuộc họp công ty còn tồi tệ hơn dịch hạch? Bạn có muốn đi khắp thế giới, tham gia những cuộc phiêu lưu và ngủ trên bờ biển ở Thái Lan chứ không phải làm cuộc đời tan nát trong văn phòng suốt năm mươi năm?
Thế thì bạn phải làm thương nhân, bạn thân yêu ạ.
Nhưng bạn là loại thương nhân nào?
Có phải bạn đang tìm kiếm lợi nhuận ổn định, chậm rãi, bảo thủ, hết năm này qua năm khác, bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro lớn? Hay bạn đang tìm kiếm cơ hội có thể buôn bán từ nhà, mở rộng nó ra rồi nghỉ hưu sớm để đi du lịch vòng quanh thế giới, ăn những món ngon và đi dạo trong rừng mưa?



Tất nhiên, bảo thủ không có gì đáng xấu hổ. Nó dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ cần mua và giữ vài tài sản. Nếu đó là trò chơi của bạn, hãy dùng chiến lược với cái nút dễ dàng của tôi, Làm chủ Shitcoins, Hướng dẫn Người Nghèo đạt được sự Giàu có trong thế giới Tiền số - đây là cách tốt nhất cho ai có cuộc đời và nhiều nghĩa vụ, cho người có gia đình và cho cả người không thể chịu nổi khi phải ngồi gắn với màn hình máy tính suốt ngày. Đó là một kế hoạch đơn giản và tôi đang thực hiện nó cho đời mình.
Nhưng còn một loại chiến lược kinh doanh khác nữa. Nó mang lại tiềm năng có lợi nhuận khổng lồ mà hầu hết mọi người chỉ có thể mơ tới trong những tưởng tượng hoang đường nhất của mình.

Kinh doanh theo quán tính

Đây là việc bạn tìm cách cưỡi một tên lửa và nghiền nát thị trường. Bạn không muốn kết quả chậm và chắc, mà bạn muốn được ăn cả ngã về không, và phải thật nhanh. Tôi không nói tới món lợi nhuận 20%. Tôi đang nói đến những khoản lợi nhuận 1000% hay 2000% hay 20000%.
Bất khả thi ư? Thử là ngu sao? Điên rồ thật à?
Có lẽ vậy.
Câu hỏi thực ra phải là, điều đó có làm được thật không?
Hóa ra nó có thể.
Sao tôi lại biết? Vì tôi đã đi khắp nơi và tìm gặp được những thương nhân đã thành công trong việc đó.
Tôi đã ngồi dưới chân họ và ngưỡng mộ sự khôn ngoan của họ. Tôi đã lắng nghe và học hỏi. Tôi đã kiếm tiền và mất tiền, vì thế bạn sẽ không phải toàn mắc sai lầm. Khóa học Padawan (từ tiếng Phạn: người học việc) của tôi đã hoàn thành.
Giờ tôi đã sẵn sàng chỉ cho bạn những gì tôi học được từ các bậc thầy huyền thoại này. Trong loại bài với thương hiệu mới, The Ultimate Guide to Crushing the Crypto Markets (Chỉ dẫn tối thượng để nghiền nát các thị trường tiền số), tôi sẽ chia sẻ toàn bộ các chiến lược và bí mật tuyệt vời nhất của họ.

Một số người trong đó đã cảm ơn, hoặc cho các tài liệu đào tạo.



Tôi đang cho bạn miễn phí mọi thứ tôi học được.

Tại sao người ta làm được điều đó.
Vì đó chính là những gì tôi đang làm. Tôi là tác giả, thầy giáo và một nhà máy sản xuất các ý tưởng kiểu nguồn mở.
Tri thức là miễn phí.
Một trong những cách tốt nhất để tìm ra trí khôn của thời đại là học hỏi với những bậc thầy của bậc thầy.
Học những điều tuyệt vời nhất với những người giỏi nhất thế gian là một chiến lược đáng trân trọng từ thời Dale Carnegie và Napoleon Hill cùng các bậc thầy của những cuốn self help. Nhưng trung thực mà nói, tôi chưa bao giờ là fan của các nhà self help. Họ luôn dài dòng khi nói những câu chuyện truyền cảm hứng nhưng lại quá ngắn gọn trong kỹ thuật thực tiễn.
Tôi cần các kỹ thuật kinh doanh thực tế, chứ không phải một mớ những thứ tào lao được thổi phồng lên.
Đó là những gì tôi đã làm.
Vì vậy, ngay bây giờ hãy nhảy dựng lên và học cách vây hãm thị trường để công phá bức tường thành 1% trước đã.

(Chú ý: Nếu bạn thực sự không kiên nhẫn được, bạn có thể bỏ qua và nhảy tới phần cuối bài báo để xem các đồ thị về tiền số thực tiễn hoạt động ra sao. Nếu bạn là một người không thể kiên nhẫn trong đời, hãy ngừng đọc từ bây giờ vì thị trường được thiết kế để lấy trộm tiền từ những kẻ không kiên nhẫn.)
Hãy đọc tiếp nào!

Những bậc thầy giấu mặt



Thoạt tiên bạn có lẽ sẽ hỏi những người này là ai vậy?
Tiêu chí của tôi rất đơn giản. Tôi muốn gặp các thương nhân bắt đầu với số tiền từ $1000 đô tới $45000 đô và biến nó thành hàng triệu đô trong vòng dưới hai năm.
Tiêu chí thứ hai là họ phải thực sự làm điều đó. Giống như Tim Ferris nói trong cuốn 4 Hour Work Week (Một tuần làm việc 4 giờ), không được phép có trò gian lận nào.
Và tôi cũng không để mắt tới những người vừa thu mua trong cơn bùng nổ theo hình parabol lớn nhất lịch sử. Tôi cần những thương nhân làm được nhiều hơn là chỉ mua và giữ.
Vâng, điều đó hoàn toàn có thể.
Bạn có lẽ vẫn chưa tin những người này đang tồn tại hay điều đó là có thể.
Thật vô lý phải không? Không ai có thể đánh bại thị trường.
Nhưng tôi đã học hỏi từ 5 thương nhân khác nhau, họ đều là những người vừa làm được điều đó, tin hay không?
Thực ra tôi không yêu cầu bạn tin vào bất kỳ điều gì vì niềm tin là cái chết của trí khôn. Tất cả những gì bạn cần làm là xem, nghe bằng một cái đầu cởi mở, học hỏi rồi tự mình ra quyết định. Mỗi người trong 5 con người này, gồm 4 đàn ông và 1 phụ nữ, đều nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt qua hệ thống niềm tin hạn chế của chúng ta và tin tưởng điều đó có thể làm được trước khi bạn làm bất kỳ điều gì khác.
Jordan Belfort, Sói già phố Wall, đã nói: “Điều duy nhất đứng giữa bạn và mục tiêu của bạn là câu chuyện ngớ ngẩn bạn vẫn đang cố kể cho bản thân về việc tại sao bạn không thể đạt được nó.”



Đó chính là vấn đề. Hầu hết mọi người không tin điều đó có thể làm được hoặc họ tin những người đã làm được nhờ may mắn.
Dù bạn tin bạn có thể làm được hay không, bạn đều đúng. Tôi từng nghĩ điều đó hẳn là trò gì đó bẩn thỉu ghê gớm, nhưng hóa ra nó thực sự đúng theo nghĩa đen. Nếu bạn không nghĩ điều đó có thể thực hiện được, bạn sẽ không thể rũ bỏ tư duy cố hữu của mình để bắt đầu.
Nhưng điều này cũng không cần đến sức mạnh của tư duy tích cực chỉ thổi phồng những thứ vô nghĩa. Tư duy tích cực chỉ giúp bạn lúc bắt đầu. Bạn có thể tưởng tượng hàng triệu đô la và một chiếc Lamborghini bạn muốn, nhưng điều đó không giúp bạn có được chúng. Chỉ có làm việc chăm chỉ, kỷ luật và không ngừng học hỏi mới giúp được bạn. Cứ sai lầm rồi lại học hỏi tiếp.
Nhưng trước hết bạn phải nghĩ điều đó có thể làm được.
Kể cả sau khi đọc những gì tôi gặp và làm việc với 5 người đã thành công kia, thì hầu hết mọi người cũng sẽ vẫn cho rằng điều đó là bất khả thi. Để thành công với điều đó, họ phải chủ động từ chối những bằng chứng khớp với những gì họ đã từng tin. Đó là cách các hệ thống niềm tin làm việc. Chúng ta được nối dây để nghĩ rằng chúng ta đúng ngay cả khi chúng ta đang sai. Thật điên rồ nhưng đó là thật.
Nếu tôi đi vào một phòng đầy người và hỏi họ ai là người lái xe trên mức trung bình, 90% trong số họ sẽ giơ tay. 10% còn lại không giơ vì họ biết tôi đang hỏi một câu mẹo, nhưng thực ra họ cũng tin mình là người trên mức trung bình. Mọi người đều vậy thôi.
Vì mọi người đều không thể trên trung bình toàn bộ, nên chỉ có một kết luận chúng ta có thể rút ra ở đây.
Hầu hết mọi người đều đang nói dối bản thân và thế giới.
Luôn có một thực tế và có một khung cảnh khác mà bạn nghĩ về thế giới. Thường thì chúng không trùng nhau. Khi niềm tin của bạn gặp thực tế, thực tế sẽ thắng nếu chúng không đồng bộ.
Bạn có lẽ cho rằng bạn có thể ăn bất cứ thứ vớ vẩn nào bạn muốn và không bao giờ tập thể dục sau khi ăn bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên suốt bốn mươi năm qua, thế thì bạn sẽ học được bài học cuối cùng và khó nhằn nhất rồi đấy.
Nào, hãy bước đi từng bước một theo từng vị trong 5 thương nhân huyền thoại này.
Hãy giúp trí não mình trở nên đúng đắn.
Hãy học cách nhìn thấy chính mình.



Nếu bạn không thể, bạn sẽ chẳng đi tới đâu được. Giống những bài toán chia số lớn cổ điển bạn ghét khi còn đi học, nếu bạn thực hiện chia sai một bước thì mười lăm bước kia sẽ tự động sai theo.
Bạn không thể bắt đầu từ tiền đề sai mà hy vọng kết luận đúng.
Làm cách nào để bạn có thể nhìn thấy bản thân rõ ràng hơn?
Hãy đặt các câu hỏi.



Bạn giỏi lĩnh vực nào? Bạn tệ ở việc gì? Khi thất bại, tại sao bạn thất bại? Hãy trả lời không ngừng nghỉ những câu hỏi này. Bạn đã từng kinh doanh chưa? Bạn có đang trong tình trạng đầu óc tệ hại không? Bạn có từng say rượu không? Bạn có sử dụng quá nhiều đòn bẩy không? Bạn có thấy các mẫu ma quái không hề tồn tại không? Và các mẫu đó vẫn hoạt động khắp nơi đúng không? Vậy thì cái nào nên làm và cái nào không?
Tại sao bạn tự động giả định điều đó chỉ bởi vì bạn thấy cờ bull trên twitter hay trong thánh kinh phân tích kỹ thuật điều đó là đúng? Những cờ đó có thể vô nghĩa thì sao? Đã bao giờ nghĩ tới điều đó? Ai nó với bạn chúng là thật? Đừng chấp nhận điều gì chỉ theo giá trị bề mặt, cho đến khi bạn đã tự kiểm tra được nó. Nếu một mẫu liên tục khiến bạn thất bại, hãy giả sử nó sai và tiếp tục như thế cho đến khi được chứng minh ngược lại. Hãy linh hoạt. Hãy thích nghi tốt.
Nếu bạn muốn giỏi một cái gì đó, bạn phải học để biết điểm mạnh và yếu chính xác của mình.
Đầu tiên là sự thật, sau đó là bất kỳ thứ gì khác.

Dạy một người câu cá

Bước hai mà các thương nhân huyền thoại kia nhấn mạnh, đó là bạn phải tự học.
Nếu bạn ra ngoài kia để tìm một nhóm tín hiệu khiến bạn có thể mua như robot, thế thì bạn đã thất bại rồi. Bạn có thể tham gia một nhóm nếu bạn thích, nhưng chỉ nếu như nhóm đó dạy bạn cách câu cá chứ không giữ bạn phụ thuộc vào nhóm.

Tôi muốn nói gì qua điều đó?



Đưa cho một người một con cá, anh ta sẽ ăn nó luôn trong ngày. Sau đó anh ta ngắc ngoải tới chết để đợi con cá miễn phí tiếp theo. Hãy dạy một người cách câu cá, và anh ta sẽ có cá ăn suốt đời.
Bạn muốn trở thành chủ nhân của chính mình, chứ không phải ngồi dưới chân các bậc thầy để suốt đời nhặt nhạnh các mẩu vụn của họ.
Đây là một quá trình chủ động. Bạn phải vào đó và học bằng cách làm việc.
Bạn phải mất tiền, kiếm tiền, rồi lại mất tiền. Bạn phải cưỡi trên những con sóng cảm xúc trào dâng như điên khi thắng lớn rồi lại mất sạch. Bạn phải nghĩ mình là Thượng Đế một ngày nào đó, và thị trường chỉ là cái máy ATM của riêng bạn, có thể rút củi ra hay dùng ống cao su đập lại. Đó là cách nó vận hành. Không ai có thể dạy bạn mọi thứ bạn cần biết. Bạn phải tự làm!
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể học được những cái cơ bản ở ngay đây, ngay bây giờ. Thậm chí nếu chúng ta không thể hiểu đầy đủ hay chưa thể tin tưởng hoàn toàn, chúng ta vẫn có thể đưa chúng vào đầu óc để chúng bám rễ và bắt đầu trưởng thành, phát triển.
Đôi khi chúng ta chưa sẵn sàng để hiểu một điều gì đó. Người ta nói thằng ngốc nghe sự thật cả triệu lần mà không bao giờ tiếp thu nổi, còn người khôn ngoan chỉ cần nghe một ngàn lần là hiểu. Không ai hiểu ngay lần đầu tiên, lần thứ hai hay lần thứ 50.
Nhưng các nguyên tắc chủ chốt sẽ ngủ yên trong vô thức của chúng ta và đột nhiên quay trở lại một lúc nào đó trên con đường khi ta đã sẵn sàng.




Chúng ta chỉ sẵn sàng khi chúng ta tự hoàn thành công việc đó. Hãy làm việc!
Rồi một ngày bạn sẽ nói: A! Đó là những gì anh ta muốn nói! Bây giờ tôi hiểu rồi.
Cuối cùng, nhớ rằng tất cả những người này đều không phải thương nhân tiền số riêng lẻ độc quyền. Thực tế, hầu hết họ đều kinh doanh trên tất cả các thị trường.
Nhưng mỗi người trong số họ sẽ kể cho bạn nghe về hệ thống kinh doanh tốt nhất vận hành trong các thị trường, theo kinh nghiệm và quan điểm của họ.
Giao dịch cổ phiếu vốn hóa nhỏ trên Nasdaq hay các hàng hóa như vàng và dầu cũng tương tự như giao dịch Bitcoin và Litecoin. Chúng chỉ di chuyển ở những tốc độ khác nhau, có tính thanh khoản và hiệu quả khác nhau, và có những cách định giá về nguyên tắc rất tự do.
Các thị trường đều thay đổi những biểu hiện bên ngoài của chúng, nhưng tâm lý con người không bao giờ thay đổi, và các thị trường đều được điều khiển bởi kỳ vọng và nỗi sợ hãi của con người.
Giờ chúng ta vừa bắt đầu làm trí óc của chúng ta trở nên đúng đắn, hãy tiếp thu những điều hay, điều mà bạn đã chờ đợi ngay từ dòng đầu tiên: chiến lược kinh doanh giết người.

Nghiền nát Giao dịch sải cánh parabol


Bài học này là một trong những bài học yêu thích của tôi và nó đã thay đổi đáng kể việc giao dịch của tôi.
Trong tất cả các thị trường, ở mọi thời điểm, luôn chỉ có một giao dịch làm chủ toàn bộ.
Giao dịch sải cánh parabol.



Đó là khi một cổ phiểu nhỏ, hầu như vô danh hay một đồng tiền số cất cánh từ hoang dã tới vinh quang. Nó có thể 10X, 20X hoặc hơn. Nó bắt đầu với 20 xu hay $5 đô và trèo lên $30 hay $40, $50. Trong thế giới tiền số, còn điên cuồng hơn. Một đồng tiên được giao dịch ở mức $1 vài năm trước giờ có thể lên tơi $100 hay $1000 đô la. Thị trường tiền số không giống như các loại khác theo thuật ngữ nó có thể biến động bao xa hay nhanh bao nhiêu. Nhưng về nguyên tắc thì đều như nhau.
Tôi không nói dối. Chiến lược này có thể và đang gây thiệt hại tài chính cho rất nhiều thương nhân. Rủi ro cao. Lợi nhuận cao.
Khi các quan chức chính phủ nói Bitcoin là “có tính đầu cơ cao” thông qua kẽ răng của họ, họ không hề có ý khen  ngợi. Họ đang tấn công vào nỗi sợ hãi trong lòng thương nhân ở mọi nơi. Hãy tránh xa. Đừng chạm vào. Nguy hiểm!
Nhưng có tính đầu cơ cao là nơi có dòng tiền lớn, không nghi ngờ gì nữa.
Mỗi thương nhân từng kiếm được bộn tiền trên các thị trường đều là những nhà đầu cơ chớp nhoáng. Trong khi những chú cừu của bộ tộc cho rằng đó là điều xấu, chính những người chấp nhận gánh rủi ro từ sớm đang làm thị trường phát triển vì chẳng ai ngoài họ muốn chạm vào chúng. Các nhà đầu cơ khiến thị trường bùng nổ, nhờ đó nó đạt tới trạng thái cân bằng và phục vụ công chúng sau này. Đó là cách nó vận hành và luôn luôn thế.
Cứ mỗi mười ngàn người quay đầu khi họ thấy dấu hiệu cảnh báo ở miệng rừng tối, lại có một Indiana Jones quất roi và áo khoác da của mình, tấn công vào hư vô. Anh ta đang tìm kiếm số điểm lớn, một vụ giao dịch vô tiền khoáng hậu. Anh ta săn đuổi những kho báu bị chôn vùi!
Nhưng hứa hẹn vinh quang cũng đi kèm hứa hẹn khuynh gia bại sản.
Đây là một thương vụ chiến đấu với cái chết. Nó vừa tạo ra lại vừa phá vỡ vận may. Đó là ngọn núi lớn trồi lên trên tầng bình lưu và hoang vắng, chỉ có xương cốt của những thương nhân bị đánh bại.
Vậy làm sao để bạn bắt thóp được kiểu giao dịch điên rồ, hoang dã này?
Trước tiên bạn phải biết một chút bí mật.
Mỗi thị trường và mỗi tài sản đều là bong bóng tại một thời điểm nào đó.
Mọi cổ phiếu, trái phiếu, tiền số, hàng hóa hay thị trường đều trải qua bùng nổ để suy tàn, dần dần, dần dần.
Chỉ có một câu hỏi là, điều đó xảy ra nhanh đến mức nào.
Hầu hết mọi người không nhận ra điều này vì nó chỉ xảy ra mỗi 10 hay 15 năm trong các thị trường phát triển. Trong các thị trường ít thanh khoản và ở giai đoạn đầu như thị trường tiền số, điều này xảy ra nhanh hơn.
Nhưng nó đã xảy ra.
Mỗi lần. Đơn lẻ. Thời gian.
Bạn không biết nó sẽ xảy ra như thế nào hay khi nào, nhưng nó sẽ xảy ra, bất kể với thị trường nào hay ngày tháng năm nào. Các thị trường những năm 1980 không khác các thị trường bây giờ. Thị trường vàng giống thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Các thị trường trước, trong và sau bong bóng dot com cũng y chang luôn. Chúng chỉ đi nhanh hơn hay chậm hơn.
Chìa khóa để vượt qua trong giao dịch là phải hiểu rõ chu kỳ của thị trường. Bạn cũng phải hiểu rằng chu kỳ thị trường là một đường cong fractal lớn của mỗi tài sản cá nhân đi kèm trong chu kỳ đó tại mỗi thời điểm khác nhau. Tất nhiên có những chuyển động thị trường lớn, bùng nổ rồi suy tàn, nhưng không ai có thể biết thời điểm thực sự nó sẽ đến. Thử đánh bại thị trường, với số vốn M, là một trò ngốc nghếch. Sự tan vỡ sẽ đến khi nó đến.
Nhưng bạn có thể nắm bắt được chu kỳ của từng tài sản riêng lẻ. Đó là cách các thương nhân bậc thầy làm.
Giờ bạn có lẽ đã có thể nhìn ra được chu kỳ trước, thường là một cách báo tránh xa hoặc được đăng bởi những người đang cười nhạo các bong bóng. Như những sự thật đơn giản khác, bạn bỏ qua nó và bước tiếp với suy nghĩ rằng nó sẽ phải phức tạp hơn hay bạn đã tìm hiểu kỹ toàn bộ về nó.
Nhưng thứ bạn tìm đi tìm lại, nếu bạn dành thời gian để hiểu và làm chủ bất kỳ kỹ năng nào sẽ đơn giản hơn và tốt hơn. Bạn cũng nhận ra rằng những gì bạn đã nghĩ rằng quá đơn giản để thành hiện thực thì lại đang như thế.
Những người đạt thành công lớn trong đời đã nắm bắt và làm chủ một số chân lý căn bản và phổ quát hơn những người khác.
Vậy chu kỳ thị trường trông như thế nào?
Nó đây.



Tôi biết. Tôi biết. Bạn đã nhìn thấy nó cả triệu lần. Bạn đã nhận ra nó.
Nhưng hãy gắn bó với tôi thêm một lát nữa. Bạn đã nhìn thấy nó cả triệu lần nhưng bạn đã bao giờ thực sự nhận ra nó?
Hãy trung thực. Có lẽ là không.
Giờ hãy dừng đọc trong một phúc. Hãy nhìn vào bức hình này. Hãy nhìn vào nó một cách thực sự. Hãy lưu nó trong não bạn. Rồi quay lại. Hãy dành càng nhiều thời gian càng tốt.
Trở lại ư?
Hay đấy. Giờ suy nghĩ đầu tiên của bạn là bức hình này chỉ dành cho các bong bóng và tài sản điên rồ theo mô hình tulip kiểu như vàng và bitcoin thôi, đúng không?
Sai.
Chu kỳ này áp dụng cho mọi tài sản, ở mọi thời điểm, trong mọi thị trường. Chu kỳ là vĩnh cửu.
Đó là chu kỳ thị trường phổ quát.
Không tài sản nào là ngoại lệ.
Mỗi tài sản sẽ tuân theo mẫu này tại một thời điểm nào đó. Ngọn núi ấy có thể trải dài rất, rất nhiều năm, đó là lý do tại sao mọi người quên nó. Chúng bị phóng to quá xa.
Hãy thu nhỏ lại!
Hãy nhìn thị trường theo thời gian và bạn sẽ nhìn thấy mẫu này lại lần nữa, lần nữa, rồi lần nữa.
Còn bây giờ tôi biết bạn đã được dạy rằng thị trường luôn hỗn loạn ngẫu nhiên. Lý thuyết thị trường hiệu quả nói rằng tất cả các thông tin thị trường đều được phân phối và định giá hoàn hảo đối với một tài sản và cuối cùng thị trường sẽ đánh bại mọi người. Điều đó hoàn toàn vớ vẩn. Những kẻ duy nhất tin vào nó là các nhà nghiên cứu hàn lâm và những ai chưa bao giờ liều mạng dù chỉ một xu trong đời.
Thông tin hoàn toàn không phân bố đều. Nó bất đối xứng. Và chỉ vì mọi người đều nhận cùng thông tin, không có nghĩa họ biết phải làm gì với nó. Hầu hết đơn giản đã không thể xử lý thông tin một cách đúng đắn rồi ra quyết định đúng. Họ không thể tách tín hiệu chỉ báo khỏi nhiễu.
Nói cách khác, một người bình thường không hề nhận được toàn bộ thông tin như một người thông minh hơn nhận được.
Đó là lý do tại sao tôi đưa thông tin này cho bất kỳ ai muốn đọc nó. Tôi không cần giữ các chiến lược này làm bí mật vì đa số người đọc sẽ không tin nó hoặc sẽ chẳng biết làm gì với nó.



Có nhớ thí nghiệm Nhà Giao Dịch Rùa huyền thoại không? Đó là khi một số bậc thầy vĩ đại trong thị trường tự hỏi khả năng giao dịch là tự nhiên hay cần được đào tạo nuôi dưỡng. Nói cách khác, họ có thể dạy mọi người các qui tắc và biến người ta thành các siêu sao kinh doanh kiếm hàng triệu đô hay không?
Đây là những qui tắc đầy đủ mà họ đã dùng, miễn phí, được viết ra bởi một trong những con rùa ban đầu.
Ông ấy đã phải từ bỏ.
Tại sao?
Vì hầu hết mọi người đều không dùng chúng, không biết sử dụng chúng thế nào hay nghĩ rằng các qui tắc đó quá cũ rich và thị trường đều đã đang vượt qua chúng.
Và ngay cả nếu họ hiểu những qui tắc này, họ cũng sẽ không tuân theo chúng trong những giây phút hồi hộp nhất. Thị trường yêu thích chơi đùa với cảm xúc của bạn như mèo chơi đùa với sợi dây. Một trong những khoảnh khắc vĩ đại nhất trong lịch sử giao dịch rùa là một anh chàng mất 32 lần giao dịch trong một chầu cà phê và từ bỏ, thề rằng hệ thống sẽ không bao giờ làm việc. Anh chàng đã bỏ đi và không bao giờ quay lại.
Giao dịch cà phê tiếp theo đã tăng vọt như tên lửa.



Thị trường là “cuộc chiến tranh tâm lý toàn cầu”, như nhà giao dịch huyền thoại Jesse C. Stine đã viêt trong cuốn sách vĩ đại về giao dịch theo quán tính Insider Buy Superstocks: The Super Laws of How I turned $46K into $6.8 Million (14,972%) in 28 Months (Đằng sau việc mua các siêu chứng khoán: Các siêu qui tắc để tôi biến $46K thành $6.8 triệu (14,972%) trong 28 tháng). Hãy ngừng đọc và đi mua nó ngay đi. Nó sẽ thay đổi trò chơi giao dịch của bạn qua một đêm. Hãy làm đi rồi quay lại. Tôi sẽ đợi.
Tôi biết. Tôi biết. Tiêu đề này chỉ là trò la hét lừa đảo. Điên rồ. Vớ vẩn.
Nhưng không. Dù nó là tiêu đề mồi nhử siêu nhanh, nó vẫn đầy sự khôn ngoan và các bước thực hành tuyệt vời từ người đã thực sự làm nó. Nó không phải trò lừa đảo. Đây là người đã chuyển giao và quyết định chia sẻ trí tuệ của mình với cả thế giới.
Điều này rất hiếm gặp.
Đa số đều có một nhận thức đột phá và họ chỉ cần bỏ cả xã hội sau khi họ nắm bắt được nó. Khi bạn đã khám phá ra một chân lý vĩ đại, chả có gì để làm ngoài việc thực hiện nó. Tại sao phải đăng bài trên diễn đàn làm gì nữa? Tại sao phải hỏi ý kiến người khác nữa? Không có gì để học hỏi từ những nơi như vậy. Vì thế, bậc thầy kia chỉ mờ nhạt dần, không tin ai cả ngoài chiếc la bàn bên trong chính con người ông ấy.
Bên cạnh đó, nếu bạn viết ra một chân lý vĩ đại, chả quan trọng, vì chân lý phải được nhận thức bởi mỗi con người. Nó không thể bị mua bán hay lừa lọc, hay ngay cả học hỏi mà không có cống hiến cá nhân hay làm việc vất vả để đạt được.
Vậy tại sao lại làm phiền? Không chỉ mọi người sẽ phớt lờ bạn, thậm chí tệ hơn, một số sẽ thù địch hơn với bạn. Họ sẽ ghét bạn vì sự hiểu biết của bạn. Những người đau khổ nhất, những người sống cả đời trong sợ hãi và những kẻ sống với bí mật bị ghét bỏ sẽ công kích bạn, gọi bạn là một kẻ dối trá, một tên ngốc và một tay lừa đảo.
Đó là lý do tại sao người ta không quan tâm đến giảng dạy. Họ chỉ làm chủ Kung Fu và biến mất trong chùa để thực hành trong niềm vui đơn giản suốt quãng đời còn lại.
Nhưng một số đã vượt qua điều đó và trở thành những nhà giáo vĩ đại vì có một niềm vui đặc biệt khi chia sẻ tri thức mà không gì trên đời sánh được và khiến nó đáng giá để chịu đau khổ.
Đó là lý do tại sao Stine chia sẻ kiến thức của ông và tôi cũng vậy.

Những đồ thị bạn đang mong đợi

Giờ bạn hay nhìn vào một số biểu đồ của vài đồng tiền số để xem chu kỳ thị trường đang hoạt động thế nào.
Đây là bitcoin sau khi đường parabol khổng lồ của nó chạy thẳng lên đỉnh, bắt đầu từ tháng 1 năm 2017 và tăng phi mã phần lớn thời gian trong mùa hè trước khi bắt đầu rơi dần trong tháng 12.
Bạn có nhìn thấy ngọn núi không?
Bạn có thấy chúng ta đang đi xuống núi?



Tiếp tục nào, hãy phóng to bitcoin tới đồ thị 2 giờ hay 4 giờ và đặt biểu đồ chu kỳ thị trường này lên đỉnh. Bạn thấy gì? Bỏ qua những dòng trước của tôi đi. Thứ có nghĩa với tôi chả có nghĩa gì với bạn. Chỉ cần quan sát giá bitcoin đi chuyển riêng mình nó thôi.
Trông cũng tương tự, phải không?
Tất nhiên, không phải mọi tài sản đơn lẻ nào cũng tuân theo đồ thị này chính xác. Đừng có cực đoan quá. Bitcoin có thể đi xuống rồi lại quyết định bùng lên giữa chừng lần nữa, chỉ cần chuẩn bị cho điều đó.
Làm sao bạn biết khi nào một xu hướng đã bắt đầu thay đổi? Khi xu hướng đó đã thay đổi chứ sao.




Có lẽ nhà giao dịch vĩ đại nhất mọi thời đại, Ed Seykota, người bạn có thể biết thêm khi đọc cuốn sách Market Wizards (Những phù thủy thị trường), là người có lợi nhuận 40% - 60% mỗi năm từ những năm 1980 bằng chính hệ thống của ông. Nhưng khi mọi người nghe ông nói, họ nghĩ ông là một tên ngốc. Đó là do Đức Phật cũng như các bậc thầy luôn nói rất trực tiếp và đơn giản. Đằng sau sự đơn giản là sức mạnh tuyệt vời. Chỉ những ai mải tìm kiếm cái gì đó phức tạp hơn mới không thể nghe nổi.
Ai đó hỏi ông: “Làm sao tôi biết xu hướng đang lên?”
Ông trả lời: “Khi xu hướng đó đi lên.”
Hầu hết mọi người nghe điều đó nghĩ rằng ông ấy đang phỉnh họ hoặc ông là một kẻ giỏi châm biếm.
Không hề. Ông chỉ đang đưa cho bạn một câu trả lời thật sự.
Bạn đã bỏ lỡ điều gì?
Bạn chỉ biết xu hướng đi lên khi nó liên tục đi lên.
Hai điểm trên đồ thị không phải là xu hướng. Ba điểm chỉ là sự bắt đầu cho một xu hướng.
Những chân lý căn bản nhất trong đời đều nghe có vẻ vô lý hoặc bất qui tắc. Nhưng chúng vẫn là chân lý.
Mọi người dành nhiều thời gian để đoán khi nào xu hướng sẽ thay đổi. Họ phản ứng với cây nến xanh đầu tiên trong xu hướng giảm hoặc ngọn nến đỏ đầu tiên trong xu hướng tăng. Họ vẫn tiếp tục đoán. Ed không đoán. Ông ấy đi theo xu hướng dù nó sẽ đi bao xa chăng nữa, rồi ông đợi xác nhận rằng xu hướng đang thay đổi.
Xác nhận chỉ đến theo thời gian. Có nghĩa là bạn không cần bắt đúng đáy hay bán đúng đỉnh.
Làm sao bạn biết khi nào chính xác là đỉnh hay đáy?
Bạn không biết. Không biết cho đến khi nó xảy ra. Và tại điểm đó bạn điều chỉnh.
Nghe thật đơn giản nhưng thực tế rất khó thực hiện vì bạn đang giao dịch bằng cảm xúc và những bản năng cơ bản nhất để bảo vệ bản thân đang la hét đòi thoát ran gay bây giờ. Tất cả rồi sắp đổ bể hết kìa! Kết cục đang tới gần!
Con người là sinh vật bị sợ hãi điều khiển. Chúng ta thường tưởng tượng ra những bi kịch khủng khiếp để phản ứng trước khi chúng tới. Nhưng vấn đề là bạn đang dành cả đời để phản ứng với những sự kiện tưởng tượng thay vì hiện thực. Đó là con đường đi tới đau khổ.
Bi kịch cuối cùng sẽ tới. Hãy đối phó với chúng và đừng chậm một giây nào lúc đó.



Đây là một câu đố. Đáy của bitcoin là $14000 à? Còn $11000 thì sao? Còn $8000 nữa? $4000? $400?
Trả lời: Không ai biết.
Bất kì ai bảo biết là họ đang lừa chính họ và bạn.
Chúng ta có thể vẽ các đường hỗ trợ và chúng rất có ích. Khi giá bật lên, chúng ta sẽ nhận thấy ngay xu hướng đang thay đổi hay vẫn tiếp tục duy trì như cũ. Một chỉ dẫn hỗ trợ xu hướng tốt là Exponential Moving Average 200, 50 và 10 hoặc EMA 200, 50, 10 trên đồ thị 2 giờ của thị trường tiền số. Ở các thị trường đã được thiết lập, EMA 10 trong biểu đồ hằng tuần là tất cả những gì bạn cần.
Nhưng nhớ rằng chỉ vì điều gì đó trượt khỏi hỗ trợ dự đoán không có nghĩa là xu hướng đã thực sự bị đảo ngược. Giá sẽ thường được thu lại và kiểm tra mức hỗ trợ lại hết lần này tới lần khác. Xu hướng có thể đi ngang cho tới khi nó quyết định đi lên hay xuống lại.
Hãy quan sát những gì trò chơi tuyệt vời này đang mang lại cho bạn. Hãy chơi thôi.
Xu hướng giảm đến khi nó không còn giảm nữa. Khi các giao dịch của bạn bắt đầu chua thì hãy dừng lại. Chờ đợi tới xung hướng kế tiếp để xác nhận và sau đó đi theo xu hướng đó.
Nếu giá dao động trên kênh ngang thì hãy bán ở đỉnh kênh ngay sau khi nó bắt đầu chìm xuống sau khi đã bật lên dòng đầu. Nếu nó chạm đáy, hay mua ngay. Hãy để nó hướng tới đỉnh kênh và xem liệu nó có phá vỡ hay bùng nổ không. Nếu có, hãy giữ lấy. Nếu không, hãy bán đi và giả định xu hướng đi ngang sẽ tiếp tục.
Hãy nhìn vào đồ thị của mẫu này để giao dịch tài sản:



Mỗi lần tôi trình chiếu đồ thị này cho mọi người, người ta lại bắt đầu hỏi tôi khi nào chuyện bứt phá từ đáy sẽ tới. Tôi chả có ý kiến gì. Ngày mai. Tuần tới. Tháng tới. Năm tới.
Họ hỏi: làm sao anh biết? Anh không biết.
Anh chỉ cần mua khi nó thực sự đã bứt phá rồi.
Từ giờ, giá có thể làm một vài chuyện. Nó có thể sụp đổ. Đó là lúc bạn nên bán để cắt lỗ. Hoặc nó cứ giữ như vậy, bạn cũng ở lại cùng nó. Ở một thời điểm nào đó, nó sẽ bắt đầu quay lại, nhưng hãy chắc chắn rằng đã phóng to để xem nó vẫn còn di độngtrong xu hướng đi lên, dù nó đang giảm trở lại. Đừng nhìn vào biểu đồ 5 phút và 30 phút. Phí thời gian.
Giờ hãy nhìn vào Zcash.



Chú ý cách nó đi qua một con đường lớn chỉ để sụp đổ và cuối cùng ổn định với một cơ sở lâu dài.
Ngay bây giờ, kênh hồi qui tuyến tính của nó – thứ bạn có thể thấy bằng màu xanh và đỏ, đang chỉ lên. Bạn có thể tìm thấy chỉ dấu hồi qui tuyến tính trong Trading View. Nó vẽ tự động dựa trên các điểm phân tán tại mức giá đóng cửa. Hồi qui tuyến tính cho thấy con đường tốt nhất của một xu thế, dù đó là lên, xuống hay đi ngang.
Tại một số điểm, đồng tiền sẽ bắt đầu rời khỏi căn cứ và bắt đầu hành trình lên núi.
Giờ hãy nhìn vào đồng Ripple đang bắt đầu chu kỳ lớn của nó.



Đây là ngọn núi trước đó nó đã đạt tới và bị bỏ ra ngoài biểu đồ, nhưng nó đã làm điều tương tự với hai ngọn núi khác nữa. Chỉ cần phóng to nếu bạn muốn nhìn kỹ. Nó đi lên, lao xuống, rồi trượt từ từ và hình thành một đáy mạnh trước khi phá vỡ khối lượng lớn trên mức EMA 200 trong đồ thị 2 giờ.

Tôi phát hiện ra rằng tiền số di chuyển nhanh hơn nhiều các thị trường có tính thanh khoản và hiệu quả cao như Nasdaq hay New York Stock Exchange. Khi biểu đồ hằng ngày hay hằng tuần phục vụ bạn tốt hơn nhiều khi hoạt động trong những thị trường này thì thị trường tiền số, khung thời gian ngắn hơn (2 hay 4 giờ) mới hiệu quả để tóm được các chu kỳ.
Đừng coi đó là kinh phúc âm. Hãy đi vào và quan sát bằng chính con mắt của bạn. Nếu bạn thấy có khung thời gian khác tốt hơn, hãy dùng nó. Khung thời gian tốt có ít biến động hơn trong đó. Ít hơn. Ít giao dịch hơn sẽ tốt hơn. Hãy dừng việc giao dịch lại.
Chú ý XRP đã đi lên 3 chân trong chu kỳ parabol của nó. Tôi đã mua sau chu kỳ đi lên thứ hai và kéo lại vì xu hướng đi lên được xác nhận gấp đôi nhờ khối lượng lớn. Nó bùng nổ trên mức EMA 200 và chạy tiếp. Sau đó nó đi xuống, duy trì trên đường đó trước khi tăng tiếp trở lại. Đầu tiên tôi nhận ra nó đang phá vỡ mốc ở mức “góc tấn công” cao như Stine gọi. Đường đỏ của tôi đi lên một góc 45 độ theo đỉnh của xu hướng.
Thường có 5 sóng trong các chu kỳ này. Khi các giao dịch khác đang kêu gọi dừng lại, tôi quyết định mua vì tôi có thể nhìn thấy mẫu chu kỳ parabol đang hình thành và chỉ mới có 2 bước trong bậc thang rõ ràng của nó.
Các trader khác gọi đó là đỉnh vì họ đang giao dịch trong hệ thống niềm tin và tâm lý của họ, từ chối nhìn đồ thị nó đang thực sự thể hiện. Chỉ vì đa số tay chơi trong thị trường tiền số không thích đặc điểm trung tâm hóa của Ripple.
Tôi không thế. Tôi hi vọng Ripple thất bại trong dài hạn để thành một tài sản phân cấp hơn. Điều đó nghĩa là, khi nó đi vào giao dịch, tôi không phải lãng phí thời gian xa xỉ với hệ thống niềm tin đạo đức của mình nữa.
Tôi sẽ rất vui khi kiếm tiền từ Ripple và chuyển nó thành tài sản tôi quan tâm trong dài hạn. Ripple sẽ thất bại hay thành công cũng chả có ảnh hưởng gì tới tôi. Thị trường sẽ quyết định cuối cùng xem nó có đáng để giữ lại không.
Nhưng nếu bạn để niềm tin làm bạn mù quáng với những gì ngay trước mắt, bạn sẽ thất bại.
Thị trường không quan tâm ý kiến của bạn hay những gì bạn yêu ghét. Nó làm những gì nó muốn, khi nó muốn và đồ thị này chỉ cho một điều: XRP đã sẵn sàng để bùng nổ thực sự. Vì thế khi người khác lướt ngắn hạn, tôi đi dài hơi và bắt con sóng thứ ba trong chu kỳ lớn của nó.
Sau đó tôi bán để thu lợi ngay khi nó vừa đi xuống và đã tối đa hóa lợi nhuận. Khi nó ổn định, tôi mua trở lại cho con sóng kế tiếp.

Chân lý

Hiểu được chân lý sẽ giải phóng bạn.



Niềm tin của bạn là một hệ thống tù ngục do chính bạn tạo ra cho bản thân.
Nhưng có một vấn đề. Cửa không khóa. Nó không bao giờ khóa và bạn có thể trốn thoát khỏi những tư tưởng hạn chế của mình về thực tại bất cứ lúc nào bạn muốn.
Vậy thì hãy làm thôi. Hãy mở cánh cửa đó ra.
Hãy quan sát. Đừng tưởng tượng. Hãy nhìn đồ thị như nó thực sự đang vận hành và bạn có thể bắt đầu ra những quyết định đúng đắn.
Hãy thử và sai để kiểm tra các quan sát của bạn. Nếu quan sát của bạn sai, hãy loại bỏ chúng một cách dứt khoát và chuyển tới quan sát kế tiếp.
Chu kỳ thị trường là phổ quát. Tóm được chu kỳ parabol là điểm thần thánh của việc giao dịch trên bất kỳ thị trường nào. Đó là chỗ có tiền lớn nhất và là nơi người ta làm giàu.
Hãy tiếp tục và quan sát các biểu đồ, bạn sẽ thấy mẫu này trong một khung thời gian đủ dài. Khi có các cổ phiếu mới, công ty mới hay những đồng tiền số mới, không đủ thời gian để nó hình thành một cách chính xác. Vì thế về cơ bản, bạn chỉ cần nhìn vào đường cơ sở giao dịch phẳng là đủ.
Từ đó bạn có thể đi và quan sát các nguyên tắc dự án căn bản. Hãy đọc các nguyên tắc. Hãy tham gia một đội nhóm. Hãy thâm nhập vào các kênh của họ. Hãy đánh giá xem liệu họ sẽ thành công hay thất bại theo thời gian. Rồi bạn có thể ra quyết định xem mình muốn nhận cơ hội và đầu tư vào chu kỳ cuối vinh quang hay không.
Nhưng hãy nhìn cả những tài sản hay đồng tiên đang dao động quanh đó một chút và xem xét mẫu. Đó là Zcash hay Amazon hay Facebook hay Netflix, hay vàng, dầu, đường, đều không quan trọng.
Đừng bị mắt kẹt khi tìm kiếm các mẫu để hiện thị hoàn hảo mỗi lần. Đây không phải là một mẫu cứng nhắc mà luôn xảy ra chính xác. Đôi khi một cổ phiếu hay đồng tiền dao động lên xuống, di chuyển như một con rắn hoang nhưng cuối cùng, chậm mà chắc, nó sẽ tạo thành chu kỳ quả núi và sụp đổ.
Quan trọng nhất là biết làm sao mua ở đáy và bán ở đỉnh.
Đây là phần mà người mua và người giữ luôn nhầm lẫn. Họ cười nhạo các trader khi giá lên vì trader không chộp được toàn bộ xu hướng. Họ phát hiện ra sớm một chút và bỏ lỡ cơ hội bùng nổ điên cuồng phút cuối, nhưng các trader lại cười nhạo khi thị trường hay tài sản bắt đầu trượt dốc vì họ đã bán còn người sở hữu 40% hay 85% lợi nhuận sẽ bốc hơi.

Hãy làm chủ nghệ thuật bán!

Nếu bạn không biết khi nào nên bán những gì bạn đang mua và giữ, thế thì còn giá trị gì nữa?
Một khi bạn đã hiểu điều đó và nhận ra nó như chân lý, bạn mới có thể bắt đầu làm chủ thị trường một cách nhất quán.
Và sau đó có thể, chỉ là có thể thôi nhé, bạn có thể có khả năng bỏ việc, đi tới thiên đường và làm bất kỳ điều gì bạn muốn trong phần còn lại của cuộc đời.

Chúc giao dịch vui vẻ!

Daniel Jeffries
ngày 5 tháng 1 năm 2018

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Elon Musk - Kiến trúc sư của tương lai


Elon Musk – Kiến trúc sư của tương lai

Những kế hoạch thay đổi thế giới của nhà phát minh này là: sống được trong không gian, cách mạng hóa giao thông tốc độ cao, phát minh lại ô tô – và hy vọng tìm thấy tình yêu trên đường đi.


Musk tại SpaceX ở Hawthorne, California, mùa thu này. Ảnh: Mark Seliger của Rolling Stone.

Đó là vào giữa buổi chiều một ngày thứ sáu tại trụ sở chính SpaceX ở Hawthorne, California, ba người con của Elon Musk đang tụ tập quanh anh – một trong cặp sinh ba và hai đứa trẻ sinh đôi.

Musk mặc chiếc áo thun màu xám và ngồi trên chiếc ghế xoay ở bàn làm việc, không phải là một phòng riêng sau cánh cửa đóng kín, mà là một căn góc gần gũi ai cũng có thể tới lui, được trang trí với những vật phẩm về không gian vũ trụ, các bức ảnh tên lửa, những vật lưu niệm từ Tesla và các công ty khác của anh.


Elon Musk chụp ở Hawthorne, California, ngày 5 tháng 10, 2017. Ảnh Mark Seliger chụp cho Rolling Stone.

Hầu hết mọi người đều nói, có một poster chân dung của một ngôi sao mới nổi với tiêu đề bên dưới viết rằng: “Khi bạn ước dưới một vì sao đang rơi, những giấc mơ của bạn có thể thành sự thật. Nhưng khi đó thực ra là một thiên thạch đang đâm xuống Trái đất phá hủy toàn bộ sự sống. Thế là bạn sẽ bị lừa, bất kể bạn ước cái gì. Trừ việc muốn chết do thiên thạch.” Đối với hầu hết mọi người, chuyện này có lẽ chỉ là màn hài hước đen tối, nhưng trong bối cảnh này, nó cũng là lời nhắc nhở về kế hoạch lớn của Musk: tạo ra môi trường sống cho nhân loại trên các hành tinh và mặt trăng khác. Nếu chúng ta không đưa nền văn minh tiến vào Kỷ Nguyên Tăm Tối (Dark Ages) trước khi Musk hay một trong những người kế thừa giấc mơ của anh kéo nó vào, thì Musk có lẽ sẽ được nhớ tới như là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong thiên niên kỷ này. Trẻ em trên tất cả những hành tinh tương đồng với Trái Đất trong vũ trụ sẽ trông đợi tới Musk Day (ngày của Musk), khi chúng được nghỉ để kỷ niệm ngày sinh của một nhân vật từ Trái đất, người đã một mình một tay mở ra kỷ nguyên thuộc địa hóa vũ trụ.

Và đó chỉ là một trong các tham vọng của Musk. Những tham vọng khác còn có cả chuyển đổi ô tô, hộ gia đình và càng nhiều ngành công nghiệp càng tốt từ việc dùng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng bền vững; triển khai một hình thức vận chuyển cao tốc mới từ thành phố này sang thành phố khác qua các ống chân không; giảm bớt tắc nghẽn giao thông bằng một tổ ong chứa các đường hầm dưới lòng đất trang bị thiết bị trượt điện cho xe ô tô và người đi làm; tạo ra một giao diện trí tuệ – máy tính để cải thiện sức khỏe và trí não con người; cứu nhân loại khỏi nguy cơ trong tương lai đến từ trí tuệ nhân tạo – thứ mà một ngày nào đó sẽ trở nên điên cuồng rồi quyết định (một cách rất hợp lý) rằng phải loại bỏ giống loài phi logic như loài người đi.

Cho đến nay, Musk, 46 tuổi, vẫn chưa hoàn thành được bất kỳ cái nào trong những mục tiêu trên.

Nhưng những gì anh đã và đang làm lại khiến rất ít người đang sống có thể đòi hỏi: cày ủi chăm chỉ, dù không có bất kỳ kinh nghiệm nào, trong 2 lĩnh vực có nhiều rào cản cao tới mức khó tin để bước vào – đó là sản xuất ô tô (Tesla) và tên lửa (SpaceX) – rồi tạo ra những sản phẩm tốt nhất trong những ngành công nghiệp này, dù được đo bằng bất cứ thước đo có nghĩa nào mà bạn có thể nghĩ tới. Trong quá trình này, anh đã xoay sở để bán cho thế giới khả năng đạt được mục tiêu cao cả tới mức, nếu từ miệng của bất kỳ ai khác, họ sẽ gọi điều đó là không tưởng.

Ít nhất là với hầu hết mọi người trên thế gian. “Tôi đang nhìn vào những tổn thất trong ngắn hạn.” Musk nói, bị gián đoạn bởi CNBC trên chiếc iPhone của anh. Anh nói chuyện với các con của mình mà không ngước lên. “Này các chàng trai, hãy kiểm tra cái này: Tesla có vị trí ngắn hạn cao nhất trên toàn bộ thị trường chứng khoán. Một vị trí ngắn hạn $9 tỷ.”

Những đứa trẻ nghiêng đầu nhìn vào điện thoại, một bảng đầy các con số mà tôi không hiểu. Vì thế, Griffin, cậu bé 13 tuổi, giải thích cho tôi: “Họ đang cược rằng chứng khoán sẽ giảm, và họ đang thu được tiền. Nhưng khi nó lên cao, họ sẽ mất một số tiền khủng.”

Musk nói: “Họ là lũ cá mập muốn chúng tôi chết đi. Họ liên tục tạo ra tin đồn giả và khuếch đại bất cứ tin tiêu cực nào. Đó thực sự là một sự khiêu khích lớn khi nói dối và tấn công tính ngay thẳng của tôi. Điều đó thực kinh khủng. Nó thật…”

Anh bỏ lửng câu nói ở đó, như thường làm khi bị một suy nghĩ nào đó chiếm giữ. Tôi cố giúp: “Vô đạo đức?”

“Nó thật…” Anh lắc đầu và đấu tranh tìm một từ đúng, rồi nhẹ nhàng nói “Đau lòng.”

Rất dễ nhầm lẫn một người là ai với những gì họ làm, và thế là biến chúng thành một nhân vật biếm họa phù hợp gọn ghẽ với quan điểm sách vở của cả thế giới. Nền văn hóa của chúng ta luôn cần những nhân vật phản diện và các anh hùng, những kẻ ngu ngốc và thiên tài, những con dê tế thần và những người mẫu nhập vai. Tuy nhiên, bất chấp những ý kiến trái chiều, Elon Musk không phải là robot được gửi từ tương lai tới cứu rỗi nhân loại. Anh cũng không phải là một thiên tài có hiệu ứng cảm xúc được thay thế bằng trí tuệ như siêu máy tính. Trong suốt 9 tháng báo cáo, quan sát Musk làm mọi thứ từ chiến lược hạ cánh trên Sao Hỏa với đội ngũ kỹ thuật tên lửa tới việc lên kế hoạch cho những đột phá kế tiếp cùng các chuyên gia trí tuệ nhân tạo của anh, tôi học được rằng, anh ấy là một người khác rất, rất xa những gì mà huyền thoại và danh tiếng của anh khiến chúng ta tưởng tượng ra.

Tờ New York Times gọi anh là “một doanh nhân thành công và quan trọng nhất thế giới”. Chuyện này rất dễ hiểu: Anh có lẽ là người duy nhất gây dựng 4 công ty tỷ đô – PayPal, Tesla, SpaceX và Solar City. Nhưng cốt lõi là anh ấy không phải là một doanh nhân. Anh ấy là một kỹ sư, một nhà phát minh, và như anh tự nhận, “một nhà công nghệ”. Giống như một kỹ sư có năng khiếu tự nhiên, anh có thể tìm được những thiếu sót trong thiết kế, các lỗ hổng và cả những điều phóng đại quá mức trong các công cụ đang chi phối nền văn minh của chúng ta.

“Anh ấy có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn theo cách mà không ai khác ngoài tôi có thể hiểu.” Em trai Kimbal của anh nói. Kimbal nói về tình yêu của anh trai với cờ vua trong những năm đầu đời, và cho biết thêm rằng: “Có một thứ trong cờ vua, nếu bạn nhìn trước được 12 nước đi thì bạn là bậc thầy. Và trong bất kỳ hoàn cảnh cụ thể nào, Elon đều có thể nhìn trước 12 nước.”


Getty

Các con của anh nhanh chóng ra về với mẹ chúng, Justine – vợ cũ của Musk. “Tôi ước chúng tôi có thể vẫn là công ty tư nhân với Tesla.” – Musk nói khẽ khi bọn trẻ vừa rời khỏi. “Trở thành công ty đại chúng thực sự khiến chúng tôi kém hiệu quả.”

Theo sau đó là … im lặng. Musk ngồi trên bàn làm việc, nhìn vào điện thoại, nhưng không gõ hay đọc gì. Rồi anh tự cúi người xuống sàn, thư giãn lưng trên một con lăn mát xa. Sau khi xong, tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hỏi về Model 3 của Tesla vừa ra mắt 1 tuần trước, và cảm giác lúc đó như thể đang đứng trên sân khấu và nói với thế giới rằng anh mới chỉ thành công bước đầu trong một kế hoạch 14 năm vẫn đang trong quá trình thực hiện: khởi động những chiếc ô tô điện xa xỉ, và một chiếc xe điện trên thị trường đại chúng.

Đối với Musk, thành tựu này không chỉ là sản xuất một chiếc xe điện 35.000 đô, mà trong quá trình sản xuất chiếc xe điện $35.000, việc đó hay ho và cần thiết đến mức khiến các nhà sản xuất ô tô khác phải ngưng xe chạy gas để lao vào cạnh tranh. Chắc chắn rồi, trong vòng 2 tháng kể từ khi ra mắt, cả GM lẫn Jaguar Land Rover đều thông báo họ cũng đã lên kế hoạch loại bỏ ô tô chạy gas để chuyển sang chạy hoàn toàn bằng điện.

Musk nghĩ một lúc, bắt đầu trả lời, rồi lại dừng lại. “Ừm, thực ra, hãy để tôi đi vệ sinh đã. Sau đó tôi sẽ đề nghị anh lặp lại câu hỏi đó.” Dừng lâu hơn một chút. “Tôi cũng phải dỡ bỏ những thứ khác trong đầu tôi.”

5 phút sau, Musk vẫn không quay lại. Sam Teller, Chánh văn phòng của anh ấy, nói: “Tôi sẽ quay lại ngay.”

Vài phút sau, cả hai lại xuất hiện và hơi vội vàng, đang thì thầm với nhau. Sau đó Musk trở lại bàn làm việc.

Tôi đề nghị: “Chúng ta có thể đặt lịch lại vào một ngày khác nếu lúc này là một thời điểm xấu.”
Musk đan tay đặt trên mặt bàn, tự giễu và từ chối.
“Có lẽ tôi mất chút thời gian để đưa mọi thứ vào đúng nhịp điệu.”

Sau đó anh thở dài và kết thúc nỗ lực trong sự bình tĩnh. Anh do dự nói: “Tôi vừa mới chia tay bạn gái. Tôi đã thực sự yêu, và nó làm tôi tổn thương theo hướng thật tệ.”

Anh dừng một lúc rồi tự sửa lại: “Ồ, cô ấy chia tay với tôi hơn là tôi chia tay với cô ấy, tôi nghĩ thế.”

Rồi trả lời cho câu hỏi trước đó: Thật ngạc nhiên, thất vọng và kinh khủng đến mức không thể kiểm soát nổi khi ra mắt Model 3. Musk giải thích: “Tôi đã trải qua nỗi đau tình cảm trầm trọng trong vài tuần gần đây. Trầm trọng. Cần mọi ounce ý chí để có thể làm sự kiện Model 3 và không được trông giống như những anh chàng tuyệt vọng nhất xung quanh. Suốt những ngày đó, tôi phát bệnh. Rồi tôi phải tự nâng tinh thần lên: uống vài cốc Red Bulls, đi chơi với những người tích cực và sau đó, tự nói với mình: ‘Tất cả những con người này đang phụ thuộc vào mình. Được rồi, làm đi thôi!”

Vài phút trước sự kiện, sau khi ngồi thiền lần đầu tiên trong đời để tập trung, Musk chọn một bài hát rất đáng nói để lèo lái sân khấu: “R U Mine?” (Em là của tôi ư?) của Arctic Monkeys.

Musk nói về việc chia tay thêm vài phút nữa, sau đó nghiêm túc hỏi với vẻ mặt ngây ra bất động: “Có ai đó anh nghĩ tôi có thể hẹn hò không? Đối với tôi, gặp gỡ mọi người thật khó khăn.” Anh nuốt nước bọt và nhẹ nhàng nói: “Tôi đang tìm một mối quan hệ lâu dài. Tôi không tìm tình một đêm. Tôi đang tìm một người đồng hành nghiêm túc hay một người tri kỷ, kiểu thế đó.”

Cuối cùng, tôi bảo anh ấy, có lẽ không phải ý hay khi nhảy ngay vào một mối quan hệ khác. Anh ấy có lẽ cần một chút thời gian cho bản thân và tìm hiểu lý do tại sao các mối quan hệ trước đây của anh ấy đều không kéo dài: cuộc hôn nhân với nhà văn Justine Musk, cuộc hôn nhân với diễn viên Talulah Riley, và cuộc tình tan vỡ mới nhất với nữ diễn viên Amber Heard.

Musk lắc đầu và nhăn mặt: “Nếu tôi không yêu, nếu tôi không có bạn đồng hành lâu dài, tôi không thể hạnh phúc.”

Tôi giải thích rằng việc cần ai đó tệ tới mức bạn cảm thấy chả làm được gì nếu không có họ chỉ là sự phụ thuộc lẫn nhau diễn ra trong sách vở.
Musk không đồng ý. Rất mạnh mẽ. “Không đúng.” Anh hăng hái đáp lại. “Tôi sẽ không bao giờ hạnh phúc mà không có ai đó. Đi ngủ một mình sẽ giết chết tôi.” Anh ấy do dự, lắc đầu, nhún vai rồi tiếp tục. “Không phải là tôi không biết cảm giác đó thế nào: Một mình trong căn nhà lớn trống rỗng, và những bước chân lướt qua hành lang, không ai ở đó cả - không ai bên gối cạnh bạn. Chết tiệt. Làm sao anh có thể khiến bản thân hạnh phúc trong hoàn cảnh như thế?”

Những điều Musk đang nói là sự thật. Ở trên đỉnh rất cô đơn. Nhưng không phải mọi người đều thế. Ở trên đỉnh chỉ có cảm giác cô đơn với những ai vốn dĩ đã cô đơn từ lúc còn ở dưới đáy.

Musk tiếp tục: “Khi tôi là một đứa trẻ, tôi từng nói một điều.” Thái độ của anh trở nên cứng rắn, nhưng trong ánh sáng chiếu lại từ đôi mắt và sự run rẩy của đôi môi, có thể nhìn thấy cơn triều dâng cao của cảm xúc, đẩy ngược lại những bức tường. “’Tôi không bao giờ muốn đơn độc.’ Đó là những gì tôi muốn nói.” Giọng anh lại như thì thầm. “Tôi không muốn đơn độc.”

Một vòng màu đỏ hình thành quanh mắt anh khi anh nhìn chằm chằm về phía trước và ngồi bất động trong tĩnh lặng. Musk là Titan, là một người nhìn xa trông rộng, một đòn bẩy kích cỡ con người thúc đẩy đám đông hướng tới những thứ không thể tránh khỏi của lịch sử - loại người này chỉ xuất hiện vài lần trong một thế kỷ - nhưng lúc này, anh ấy dường như chỉ là một đứa trẻ sợ bị bỏ rơi. Và đó có thể là nguồn gốc cho các siêu tham vọng của Musk, nhưng nói thêm về điều đó sau. Giờ Musk có vài thứ muốn chỉ cho tôi.

“Nếu anh nói bất cứ điều gì về những gì anh sắp nhìn thấy, nó có thể làm chúng tôi mất hàng tỷ đô la”, anh nói, rồi đứng dậy khỏi bàn làm việc. “Và anh sẽ bị tống vào tù.”

Điểm thu hút khách du lịch nhất ở hạt Los Angeles là điểm không có trong nhiều sách hướng dẫn du lịch: Nó nằm ở thành phố tây nam Hawthorne không có dịch vụ tham quan, gần SpaceX. Nếu bạn đi dọc theo đại lộ Crenshaw, từ đại lộ Jack Northrop tới đường thứ 120, những gì bạn nhìn thấy là một thành phố của tương lai đang trong quá trình xây dựng. Đó là thành phố của Musk, một thực tế thay thế, một thành công của trí tưởng tượng tương lai li kỳ hơn bất kỳ thứ gì ở công viên Disney. Phía tây con đường, các tháp tên lửa cao 156 foot mọc trên trụ sở chính của SpaceX, tượng trưng cho giấc mơ của Musk về các chuyến du hành vũ trụ chi phí tương đối thấp. Động cơ tăng cường tên lửa đặc biệt này lần đầu tiên trong lịch sử loài người được phóng lên không gian, sau đó phục hồi nguyên vẹn trên Trái Đất sau khi tách ra, rồi sau lại được phóng trở lại vào không gian. Phía đông con đường, một bãi đỗ xe của nhân viên đã bị đào lên và biến thành đường hầm đầu tiên của công ty Boring, trong giải pháp tổ ong ngầm của Musk để kiềm chế ùn tắc giao thông và là ngôi nhà tương lai của tất cả các dự án giao thông trên bộ của anh. Kế tiếp, cách đại lộ Jack Northrop một dặm, có một ống chân không màu trắng dọc theo con đường. Đây là nơi thử nghiệm Hyperloop – một hình thức đi lại tốc độ cao từ thành phố này sang thành phố khác của Musk. Khi được kết hợp lại, những giấc mơ của thành phố Musk hứa hẹn sẽ kết nối hành tinh này với hệ mặt trời theo những cách thức làm thay đổi căn bản mối quan hệ của con người với hai trong số những khía cạnh quan trọng nhất của hiện thực: khoảng cách và thời gian.

Nhưng có một tòa nhà đặc biệt trong thành phố Musk mà rất ít người viếng thăm, và đây là nơi Musk dẫn tôi tới. Đó là Tesla Design Studio, nơi anh dự kiến làm một số kiểm tra đánh giá cho xe tải Tesla cùng các bản mẫu của các phương tiện giao thông tương lai khác với nhóm thiết kế và các kỹ sư.

Ngoài cửa, một bảo vệ thu điện thoại và máy ghi âm của tôi, tôi được đưa cho một cây bút kiểu cũ cùng giấy để ghi chép. Musk tiếp tục đi vào tòa nhà và hé lộ về xe tải Tesla, chiếc xe giúp ngành công nghiệp xe tải hướng tới sự thân thiện với môi trường. (Musk thậm chí còn đang chơi đùa khi tạo ra chiếc máy bay phản lực siêu âm, cất cánh hạ cánh thẳng đứng, trong tương lai.) Bốn thành viên chủ chốt của đội Tesla đều ở đó – Doug Field, JB Straubel, Franz von Holzhausen, Jerome Guillen – và thận trọng theo dõi khi Musk lần đầu khám phá cấu hình mới của một chiếc xe chở khách.

Guillen giải thích ý tưởng ẩn sau chiếc xe: “Chúng tôi chỉ nghĩ ‘Người ta muốn gì? Họ muốn sự tin cậy. Họ muốn chi phí thấp nhất. Và họ muốn lái xe thoải mái.’ Vì thế chúng tôi thiết kế lại chiếc xe tải.”

-------------

Đây là một ví dụ hoàn hảo cho ý kiến nói rằng những người nhìn xa trông rộng được Musk truyền cảm hứng trên khắp thế giới đang tôn thờ điều này như một tôn giáo: nghĩ về những nguyên tắc đầu tiên. Nói cách khác, nếu bạn muốn sáng tạo hoặc đổi mới, hãy bắt đầu từ một tờ giấy trắng sạch sẽ. Đừng chấp nhận bất kỳ ý tưởng, thực tế hay tiêu chuẩn nào chỉ vì những người khác đang làm thế. Ví dụ, nếu bạn muốn tạo một chiếc xe tải, nó phải có khả năng vận chuyển hàng hóa tin cậy từ nơi này sang nơi khác, và bạn phải tuân theo các qui luật vật lý hiện hữu. Mọi thứ khác đều có thể thương lượng, kể cả các qui định của chính phủ. Nhớ rằng mục tiêu không phải là phát minh lại chiếc xe tải, mà là tạo ra chiếc tốt nhất, dù nó có giống hay không với những chiếc xe tải khác trong quá khứ.

Kết quả với cách suy nghĩ này là, Musk có thể nhìn một ngành công nghiệp khách quan hơn nhiều so với những người đã ở trong lĩnh vực đó cả đời.

Musk nói về những ngày đầu của Tesla: “Tôi từng bị bảo rằng, việc này là bất khả thi và tôi là một kẻ dối trá lớn. Nhưng tôi có một chiếc xe và anh có thể lái nó. Nó không giống như con kỳ lân đang bay lượn. Thật đấy. Lái đi. Rất thú vị. Làm sao anh có thể từ chối được kia chứ?”

Một thực tế không may trong bản chất con người là khi người ta ra quyết định về một điều gì đó, họ không có xu hướng thay đổi nó – ngay cả khi phải đối mặt với sự thật ngược lại. Musk nói: “Điều đó rất phản khoa học. Có một thứ, gọi là vật lý – đó là phương pháp khoa học rất hiệu quả để tìm ra sự thật.”

Phương pháp khoa học là cụm từ Musk thường dùng khi được hỏi làm cách nào anh đi tới một ý tưởng, giải quyết một vấn đề hay lựa chọn bắt đầu một việc kinh doanh. Đây là cách anh định nghĩa nó theo ý riêng của mình:
1.      Đặt một câu hỏi.
2.      Thu thập càng nhiều bằng chứng càng tốt về nó.
3.      Phát triển các tiên đề dựa trên bằng chứng, rồi thử gán xác suất của sự thật cho mỗi cái.
4.      Vẽ ra một kết luận dựa trên tính xác thực để ra quyết định: các tiên đề này có đúng không, chúng có phù hợp không, chúng có cần thiết để dẫn tới kết luận này không, và với xác suất là bao nhiêu?
5.      Cố gắng bác bỏ kết luận. Tìm kiếm những bác bỏ từ người khác để giúp phá vỡ kết luận của bạn ở mức độ sâu hơn.
6.      Nếu không ai có thể bác bỏ được kết luận của bạn, thế thì có lẽ bạn đúng, nhưng bạn không chắc chắn đúng.

Musk kết luận: “Đó là phương pháp khoa học. Nó thực sự hữu ích để tìm ra những tiểu xảo. Nhưng hầu hết mọi người không dùng nó. Họ chỉ dùng cách tư duy theo mong muốn. Họ bỏ qua các giải pháp đối lập. Họ tạo dựng các kết luận dựa trên những gì người khác đang làm hoặc không làm. Lý do là ‘Nó đúng vì tôi đã nói nó đúng’ chứ không phải vì nó vốn dĩ đúng theo qui luật khách quan.

Musk giải thích bằng giọng nhát ngừng và lắp của anh: “Mục tiêu cơ bản của Tesla, ít nhất là động cơ của tôi, là đẩy nhanh sự ra đời của năng lượng bền vững. Đó là lý do tại sao tôi cho công khai các bằng phát minh. Đó là cách duy nhất để chuyển sang dùng năng lượng bền vững tốt hơn.
Thay đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất con người đang đối mặt trong thế kỷ này, trừ với AI. Nhưng tôi vẫn cứ tiếp tục nói với mọi người điều này. Tôi ghét trở thành nàng Cassandra ở đây, nhưng thật nực cười, tất cả như diễn trò cho tới khi ai đó mắt nhắm mắt mở thôi đi. Quan điểm này (về thay đổi khí hậu) đã được hầu hết những ai không điên cuồng trong cộng đồng khoa học chia sẻ.”

20 phút tiếp theo, Musk kiểm tra xe tải Tesla. Trước hết anh bình luận về các chi tiết kỹ thuật, kể cả những việc nhỏ như các hạn chế và lợi ích của các kiểu hàn khác nhau. Rồi anh chuyển sang thiết kế, đặc biệt với tính năng lái xe thoải mái không được làm rõ ra ở đây, vì thời gian bị giam hãm gây nhiều nguy cơ.

Anh nói với đội ngũ của mình: “Có thể không ai mua nó vì điều này. Nhưng nếu các bạn sắp tạo một sản phẩm, hãy làm nó thật đẹp. Ngay cả khi nó không ảnh hưởng đến việc bán hàng, tôi vẫn muốn nó phải đẹp.”


Musk lúc 8 tuổi. Sự nhã nhặn lịch sự của Elon Musk.

Theo phán đoán tốt nhất của Musk, đặc điểm tự thân mỗi chúng ta có khoảng 80% là tự nhiên và 20% do nuôi dưỡng. Dù tỉ lệ này thực sự là bao nhiêu đi chăng nữa, nếu bạn muốn hiểu được tương lai Musk đang xây dựng, quan trọng vẫn phải hiểu được quá khứ đã xây dựng nên anh ấy, trong đó có cả nỗi sợ hãi của anh về sự tuyệt chủng của nhân loại và sự cô đơn.

8 năm đầu đời, Musk sống với mẹ mình, Maye, một người ăn kiêng và là người mẫu, cùng cha mình, Errol, một kỹ sư, ở Pretoria, Nam Phi. Anh hiếm khi nhìn thấy họ.

Musk nhớ lại: “Tôi thực ra không có một vú em hay thứ gì đó. Tôi chỉ có một người giúp việc ở đó để đảm bảo tôi không phá vỡ cái gì. Bà ấy không phải, giống như kiểu, để trông nom tôi. Tôi đã tạo chất nổ và đọc sách, rồi xây dựng tên lửa và làm những việc có thể khiến mình bị giết chết. Tôi rất kinh ngạc khi giờ tôi vẫn có đủ các ngón tay.” Anh giơ bàn tay và kiểm tra chúng, đọc các con số giảm dần. “Tôi được lớn lên từ sách. Sách, và sau đó là bố mẹ tôi.”

------------------

Một số cuốn sách sẽ giúp ta giải thích được thế giới Musk đang xây dựng, đặc biệt loạt sách Kiến tạo của Issac Asimov. Những quyển sách này tập trung vào công việc của một người có tầm nhìn xa trông rộng tên là Hari Seldon, người đã phát minh ra một phương pháp khoa học để tiên đoán tương lai dựa trên hành vi của đám đông. Ông nhìn thấy Kỷ Nguyên Tăm Tối (Dark Ages) kéo dài 30.000 năm đang chờ đợi nhân loại, và tạo ra một kế hoạch gửi các cột trụ khoa học tới các hành tinh xa xôi để giúp nền văn minh giảm thiểu hậu quả của thảm họa không thể tránh khỏi này.

Musk giải thích: “Asimov tất nhiên có ảnh hưởng vì ông ta song hành với Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế quốc La Mã (Gibbon), nhưng ông đã áp dụng điều đó cho một loại hình đế quốc hiện đại trong vũ trụ. Bài học tôi rút ra từ đó là, bạn nên thử một chuỗi hành động có thể kéo dài nền văn minh, tối thiểu hóa khả năng xảy ra kỷ nguyên tối tăm và giảm độ dài thời gian của kỷ nguyên đen tối ấy nếu nó xảy ra.”

Musk lúc đó khoảng 10 tuổi, và rơi vào kỷ nguyên tối tăm của bản thân anh. Rồi anh có một động thái làm thay đổi cuộc đời. Đó là một quyết định sai lầm đến đúng lúc.

Khi bố mẹ chia tay 2 năm trước, anh và cặp em trai song sinh của mình – Kimbal và Tosca - ở lại với mẹ. Nhưng Musk kể lại: “Tôi cảm thấy có lỗi với cha tôi, vì mẹ tôi có cả ba đứa con. Ông dường như rất buồn và cô độc. Vì thế tôi nghĩ ‘Mình có thể làm bạn đồng hành.’” Anh dừng lại khi những thước phim giá trị vẫn đang như rung động trong tâm trí.

“Phải, tôi thấy buồn cho cha mình. Nhưng lúc đó tôi không thực sự hiểu được ông ấy là loại người gì.”

Anh thở dài buồn bã, rồi thẳng thắn nói về việc chuyển đến với bố. “Đó không phải là ý hay.”

Theo Elon, cha anh, Errol, có chỉ số IQ cực kỳ cao – “thiên tài trong kỹ thuật, thiên tài” – và được cho là người trẻ nhất có chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ở Nam Phi. Khi Elon đến sống với cha ở Lone Hill, ngoại ô Johannesburg, Errol đang tự mình kiếm tiền trong những thế giới đầy hiểm nguy của ngành xây dựng và khai thác ngọc lục bảo – nhiều lần ông ấy nói không thể đóng cửa an toàn.

Musk nói: “Tôi tự nhiên giỏi về kỹ thuật vì thừa hưởng từ cha tôi. Những thứ rất khó với người khác lại dễ dàng với tôi. Có khoảng thời gian, tôi đã nghĩ mọi thứ rõ ràng nên mọi người đều phải biết.”

Giống như thứ gì nhỉ?

“Vâng, giống như cách đi dây trong một ngôi nhà. Rồi bảng mạch, dòng điện xoay chiều, dòng một chiều, amp là gì và volt là gì, làm sao trộn một nhiên liệu và các chất oxy hóa để tạo ra một chất nổ. Tôi nghĩ mọi người đều biết.”

Nhưng có một khía cạnh khác với cha của Musk, cũng rất quan trọng, đã làm Elon trở thành con người như bây giờ. Musk chia sẻ: “Ông ấy là một con người khủng khiếp. Anh chả nghĩ ra nổi đâu.” Giọng anh run rẩy, anh nói một chút về điều đó, nhưng không đi vào chi tiết. “Bố tôi có một kế hoạch xấu xa được suy tính kỹ lưỡng. Ông ấy sẽ làm điều xấu.”
Ngoài việc lạm dụng tình cảm, điều đó có gồm cả làm dụng thể xác không?
“Bố tôi không bạo lực tôi về mặt thể xác. Ông chỉ bạo hành thể xác khi tôi còn rất trẻ.” (Errol đã trả lời qua email rằng ông chỉ “đánh” Elon một lần, “ở phía dưới.”)

Đôi mắt Elon đỏ lên khi anh tiếp tục nói về bố mình. “Anh không biết nó tệ thế nào đâu. Hầu như mọi tội ác anh có thể nghĩ tới, ông ấy đều đã làm. Hầu như mọi điều xấu xa anh có thể nghĩ tới, ông ấy đều đã làm. Ừm…”

Rõ ràng có điều gì đó Musk muốn chia sẻ, nhưng anh không thể tự nói ra thành lời, ít nhất không có trong ghi âm. “Thật kinh khủng, anh không thể tin nổi đâu.”
Những giọt nước mắt lặng lẽ chảy xuống trên gương mặt anh. “Tôi không thể nhớ lần cuối cùng tôi đã khóc.” Anh quay sang Teller để xác nhận điều này. “Ông chưa bao giờ nhìn thấy tôi khóc.”
Teller nói: “Không. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy anh khóc.”
Dòng nước mắt dừng lại nhanh như lúc nó xuất hiện. Và một lần nữa, Musk mang khuôn mặt lạnh lùng, ngây thơ, nhưng có vẻ gai góc nhẹ nhàng, vốn dĩ quen thuộc hơn với thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, rõ ràng bây giờ đó không phải là gương mặt của ai đó vô cảm, mà là của người mang rất nhiều cảm xúc bị buộc phải đè nén lại để sống sót qua một tuổi thơ đầy đau đớn.

Khi được hỏi về những tội lỗi kia, cha của Musk đã nói rằng ông chưa bao giờ cố ý đe dọa hoặc gây tổn thương cho bất kỳ ai, hoặc phải chịu trách nhiệm về bất cứ tội nào, ngoại trừ… có một lần, ông nói mình đã nổ súng giết ba trong số năm hay sáu người có vũ trang đột nhập vào nhà, và sau đó đã được xóa bỏ mọi trách nhiệm vì lý do tự vệ.

Trong email, Errol viết: “Tôi đã bị buộc tội là Tên Đồng Tính, Kẻ Ghét Phụ Nữ, Kẻ Ấu Dâm, Kẻ Phản Bội, Một Con Chuột, một Kẻ Thối Tha (rất thường xuyên), một Tên Khốn (vì nhiều phụ nữ tôi đã quyến rũ nhưng bỏ rơi) và rất nhiều nữa. Người mẹ (tuyệt vời) của tôi nói với tôi rằng tôi là kẻ “vô tình” và nên học cách trở nên “con người” hơn.” Nhưng ông ấy kết luận: “Tôi yêu các con mình và sẵn sàng làm bất kỳ điều gì cho chúng.”

------------

Khi trưởng thành, Musk, với niềm lạc quan như khi anh chuyển tới sống với bố hồi còn nhỏ, đã rời bỏ bố mình, vợ sau và những đứa con của họ, để tới Malibu. Anh sau này đã mua cho họ một căn nhà, những chiếc xe hơi và một con thuyền. Nhưng Elon nói bố anh không hề thay đổi, và Elon đã chấm dứt mối quan hệ.

Anh nói về bài học cuối cùng mình thu được, đó là cha anh sẽ không bao giờ thay đổi. “Theo kinh nghiệm của tôi, bạn chả thể làm gì được. Không gì, không gì hết. Tôi cầu mong. Tôi thử mọi cách. Tôi thử đe dọa, tặng thưởng, tranh luận về lý, về tình, mọi thứ để cố thay đổi cha tôi theo hướng tốt hơn, nhưng không có cách nào thành công, mọi thứ chỉ tệ hơn.”

Nơi nào đó trong mối ràng buộc đầy đau thương này là chìa khóa cho thế giới quan của Musk – sáng tạo chống lại sự hủy diệt, có ích chống lại có hại, bảo vệ thế giới trước cái ác.

Mọi thứ ở trường cũng không tốt hơn nhiều so với cuộc sống ở nhà. Ở đó Musk bị bắt nạt tàn nhẫn – cho tới khi anh 15 tuổi.

“Đó là khoảng thời gian dài nhất, tôi là đứa nhỏ tuổi nhất và bé nhất lớp vì ngày sinh của tôi rơi gần như vào ngày cuối cùng người ta chấp nhận bạn vào học, ngày 28 tháng 6. Và tôi là cái cây ra hoa muộn. Vì thế tôi thành đứa nhỏ tuổi nhất và bé nhất suốt nhiều năm liền… Mọi đứa ở trường đều có thể đánh đuổi tôi – thật sự chúng đã đánh đuổi tôi.”

Khi anh đánh nhau với tên khốn lớn nhất trường và hạ hắn bằng một cú đấm, Musk nhận thấy tên kia không bao giờ bắt nạt anh nữa. Musk mạnh mẽ nói: “Điều đó dạy tôi một bài học: Nếu bạn đánh nhau với một tên khốn, bạn không thể nhẹ tay với hắn. Bạn đấm vào mũi hắn. Những tên khốn chỉ tìm các mục tiêu không biết đánh lại chúng. Nếu bạn tự biến mình thành một mục tiêu khó nhằn và đấm vào mũi tên khốn đó, hắn sẽ đánh bạn nhừ tử, nhưng sau đó hắn sẽ không đánh bạn nữa.”

Khi 17 tuổi, Musk rời trường đại học và chuyển tới quê mẹ, Canada, sau đó lấy hộ chiếu cho mẹ, em trai và em gái anh trở về cùng anh ở đó. Cha anh không mong họ mọi chuyện tốt lành, Musk nhớ lại: “Ông ấy cay độc nói rằng tôi sẽ trở lại chỉ sau ba tháng thôi, rằng tôi sẽ không bao giờ làm được chuyện đó, rằng tôi sẽ không bao giờ tự làm được cái gì hết. Ông luôn gọi tôi là thằng ngốc. Nói cách khác, đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.”


Năm 1998, Elon Musk thành lập PayPal cùng Peter Thiel. (Từ Paul Sakuma/AP)

Sau khi Musk thành công, bố anh vẫn cho rằng mình có công giúp đỡ anh – tới mức chuyện này được kể lại trong tiểu sử trên Wikipedia của Elon. “Một việc ông ấy tuyên bố là ông ấy đã cho chúng tôi toàn bộ tiền, em trai tôi và tôi, để bắt đầu gây dựng công ty đầu tiên của chúng tôi [Zip2, phần mềm cung cấp các chỉ dẫn trực tuyến trong thành phố]. Musk nói: “Điều đó không đúng. Ông ấy không liên quan gì. Ông ấy không trả gì cho việc học đại học. Em trai và tôi trả phí học đại học bằng học bổng, vay nợ và làm hai công việc cùng một lúc. Khoản tiền chúng tôi có để lập công ty đầu tiên đến từ một nhóm nhỏ các nhà đầu tư thiên thần ngẫu nhiên ở Thung Lũng Silicon.”

Câu chuyện sự nghiệp của Musk được trang trí đầy trên bàn làm việc của anh. Hầu như đều có một đồ vật từ mỗi công ty của anh sáng lập, kể cả một chiếc cốc từ X.com, ngân hàng trực tuyến ban đầu anh thành lập, sau này trở thành PayPal. Bán Zip2 được $22 triệu đô vào túi Musk, anh đã dùng một phần để lập X.com. Với khoản tiền khoảng $180 triệu đô sau thuế kiếm được từ bán PayPal, anh tiếp tục thành lập SpaceX với $100 triệu đô, còn $70 triệu đô đầu tư vào Tesla, $10 triệu vào Solar City, và giữ một phần nhỏ cho bản thân.

Một trong những hiểu nhầm đầu độc hình ảnh Musk nhiều nhất là hiệu ứng lồng chim và truyền thông hạn chế, theo kiểu biến anh thành một Tony Stark ngoài đời thực hoặc một Steve Jobs thứ hai trong tương lai. Trong một lần chụp ảnh, anh được yêu cầu mặc một chiếc áo đen cổ rùa, thứ vốn thành thương hiệu của Jobs, anh đã nhảy dựng lên. Anh nói với tôi: “Nếu tôi sắp chết và đang mặc một chiếc áo cổ rùa, bằng chút hơi tàn cuối cùng, tôi sẽ cởi chiếc cổ rùa ra và cố ném nó càng xa khỏi tôi càng tốt.”

Vậy Musk là người thế nào?

Anh giải thích: “Tôi cố gắng làm những việc có ích. Đó là một khát vọng tốt đẹp. Và hữu ích có nghĩa là nó có giá trị với phần còn lại của xã hội. Việc hữu ích là giúp cuộc sống của mọi người tốt hơn, giúp tương lai tươi sáng hơn, và tốt đẹp hơn, phải không? Tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng làm tương lai tốt đẹp hơn.”

Khi được yêu cầu định nghĩa từ “tốt hơn”, Musk giải thích: “Có thể tốt hơn nếu chúng ta giảm nhẹ tác động từ việc trái đất đang nóng lên và làm bầu không khí trong các thành phố sạch sẽ hơn, không khoan dò lượng lớn than, dầu và khí đốt khắp nơi trên thế giới khiến chúng có thể gây ra vấn đề và sẽ cạn kiệt nay mai.”
“Nếu chúng ta là một giống loài sống trên nhiều hành tinh, có thể giảm khả năng một sự kiện đơn lẻ nào đó, nhân tạo hay tự nhiên, làm nền văn minh này biến mất như chúng ta từng biết, với khủng long. Có 5 sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong các tài liệu về hóa thạch. Con người không có hiểu biết về những sự kiện này. Trừ khi bạn là gián hay nấm – hoặc miếng bọt biển – còn không bạn sẽ bị tiêu đời.” Anh cười sắc bén. “Nó là bảo hiểm nhân thọ như chúng ta biết, và khiến tương lai tràn đầy cảm hứng nếu chúng ta đi tới các vì sao và bạn có thể chuyển tới sống ở một hành tinh khác nếu muốn.”

Đó là lý tưởng của Musk. Dù căn bản điều đó thực sự rất hiếm khả năng thành công. Hãy nghĩ về những tên tuổi đi kèm với những phát minh thay đổi trong thế kỷ này: họ là những người tạo ra các hệ điều hành, các thiết bị, các nền tảng websites hay mạng xã hội. Ngay cả nếu không bắt đầu theo cách đó, những lý tưởng của họ đa số đều là: làm sao tôi có thể biến công ty của mình thành trung tâm trong thế giới người dùng? Kết quả, các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter sử dụng nhiều thủ thuật để kích hoạt các trung tâm tưởng thưởng cho hành vi nghiện trong bộ não người dùng.

Nếu nhân viên của Musk gợi ý làm một cái gì đó như thế, anh ấy có lẽ nhìn họ như thể họ bị điên. Loại tư duy này không tính toán. Anh thẳng thắn nói: “Thật ra thì không nhất quán không phải là cách bạn muốn thế giới trở thành như thế, và rồi bằng vài cách gian lận, khiến thế giới hoạt động theo một nguyên tắc đạo đức trong khi phần còn lại của thế giới hoạt động theo cách khác. Điều này rõ ràng không phải là cách mọi thứ vận hành. Nếu mọi người đều cố lừa gạt người khác mọi nơi mọi lúc, sẽ có rất nhiều nhiễu và nhầm lẫn. Tốt hơn là hãy thẳng thắn và cố làm những gì hữu ích.”

Anh nói về việc xây dựng căn cứ vĩnh cửu trên mặt trăng, và tiếp tục tài trợ cho SpaceX bằng cách tạo ra các tên lửa hành trình có khả năng đi tới bất kỳ thành phố nào trên thế giới trong vòng ít hơn 1 giờ, một dạng giao thông mà anh gọi là “từ trái đất đến trái đất (Earth – to – Earth)”. Tôi hỏi, liệu đã có điều gì anh tin tưởng trở thành hiện thực khiến mọi người kinh ngạc chưa.
“Tôi nghĩ phải chính xác với sự thật. Trung thực và chính xác. Tôi cố nói với mọi người ‘Bạn không phải đọc đâu đó giữa các dòng cho tôi. Tôi đang nói các dòng đó đây.”

------------------

Một dịp khác, tôi quan sát Musk trong một cuộc họp hằng tuần với nhóm kỹ thuật của SpaceX, tám kỹ sư ngồi quanh một cái bàn trong những chiếc ghế đỏ cao thành, đang chỉ cho Musk một bản PowerPoint cập nhật những thông tin mới nhất về thiết kế tàu vũ trụ lên Sao Hỏa. Trong khi Musk tiếp tục theo dõi chi tiết kỹ thuật với những bộ não xuất sắc nhất trong lĩnh vực không gian vũ trụ, anh cũng đưa thêm một yếu tố bên ngoài phạm vi logistic và kỹ thuật.
Anh đưa ra lời khuyên tại một điểm: “Hãy chắc chắn nó trông không bị xấu đi hay gì đó.” “Thẩm mỹ của cái này không quá tốt. Giống như con thằn lằn đang sợ hãi.” Và sau một khoảng thời gian đối đáp: “Khi anh hạ cánh trên Sao Hỏa, anh sẽ muốn danh sách những thứ khiến anh phải lo ngại đủ nhỏ để khiến anh không bị chết.”

Nói chung, chủ đề trong phản hồi của Musk: Đầu tiên, mọi thứ phải hữu ích, logic và có thể thành hiện thực về mặt khoa học.

Sau đó anh sẽ nhìn vào việc cải tiến hiệu quả ở mọi cấp độ: mọi người sẽ chấp nhận điều gì như một tiêu chuẩn công nghiệp khi đã có cả phòng đầy các cải tiến đáng kể?

Từ đó, Musk thúc đẩy để sản phẩm cuối cùng đẹp, đơn giản, hay ho và bóng bẩy về mặt thẩm mỹ. (một nhân viên nói: “cậu ấy ghét những vết sứt sẹo”) và khi Musk đưa nó vào trong một thời điểm nào đó của cuộc họp, “thật đáng kinh ngạc”.

Suốt quá trình này, có một yếu tố bổ sung mà rất ít công ty cho phép: sự cá nhân hóa. Điều này thường liên quan đến việc Musk thêm những quả trứng phục sinh và các tham chiếu cá nhân tới các sản phẩm, chẳng hạn làm hệ thống âm thanh của Tesla đạt tới mức 11 (tôn sùng nhóm nhạc Spinal Tap) hay gửi một “thành phần bí mật” vào không gian trong lần phóng chiếc Dragon đầu tiên để nó biến thành một bánh xe pho mát (tôn sùng Monty Python).

Ngoài những điều này, điều khiến các nhân viên của Musk thấy nực cười hay thú vị, phụ thuộc vào cái bạn yêu cầu, là khoảng thời gian anh kỳ vọng chúng được hoàn thành. Ví dụ, một ngày thứ sáu khi tôi tới thăm, vài nhân viên SpaceX đang nhảy nhót tít mù ngược trên đường từ văn phòng tới bãi đỗ xe. Hóa ra trong một cuộc họp, anh ấy đã hỏi họ mất bao lâu để chuyển xe của nhân viên khỏi bãi đỗ và bắt đầu đào hố đầu tiên cho đường hầm của công ty Boring. Câu trả lời: hai tuần.
Musk hỏi tại sao, và khi thu thập được các thông tin cần thiết, anh kết luận: “Chúng ta hãy bắt đầu hôm nay và xem cái hố nào lớn nhất chúng ta có thể đào được từ giờ tới chiều chủ nhật, khi đào liên tục 24 giờ mỗi ngày.” Chỉ trong vòng 3 giờ, ô tô đã biến mất và có một cái hố trên mặt đất.

Nói cách khác, điều Musk nổi tiếng là anh đặt ra những thời hạn đầy tham vọng mà anh thường không thể hoàn thành. Roadster, Model S và Model X đều bị trễ so với thời hạn gốc, và giờ là Model 3 – với danh sách đợi gần nửa triệu người – cũng đang bị trễ khâu sản xuất. Có nhiều lý do cho điều này, nhưng Musk tóm tắt: “Làm điều tốt mà bị trễ còn hơn làm điều tệ mà xong sớm.” Vì thế hãy hy vọng Musk hoàn thành nó, chứ đừng hy vọng đúng tiến độ. Vì nếu anh ấy không thể làm nó, anh ấy sx không giả vờ thế này hay thế kia.


Tên lửa Falcon 9 và tàu vũ trụ Dragon của SpaceX được phóng lên từ giàn phóng phức hợp Launch Complex 40 tại Mũi Canaveral ngày 8 tháng 4 năm 2016. Getty.

Musk nói: “Tôi hy vọng sẽ thua.” Anh ở trong tòa nhà ba tầng ở San Francisco chỉ mới được trang hoàn gần đây. Nó từng thuộc về Stripe, chuyên xử lý thanh toán bằng thẻ tín dụng, nhưng giờ thuộc về Musk, làm ngôi nhà cho hai trong số các công ty của anh: Neuralink và OpenAI.

Có vài quan điểm về việc Tesla hay SpaceX có lẽ từng trông như thế nào khi chúng mới bắt đầu hình thành. Một nhóm nhỏ những người đam mê làm việc với những nguồn lực hữu hạn để đạt được một mục tiêu tham vọng và xa vời. Nhưng không giống như Tesla và SpaceX, chả có gì liên quan giữa con đường đi tới mục tiêu, và hai công ty này cũng không có gì rõ ràng đến vậy.

OpenAI là một tổ chức phi lợi nhuận để giảm thiểu mối nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo, còn Neuralink đang nghiên cứu những cách cấy ghép công nghệ vào não người để tạo ra những giao diện trí tuệ - máy tính.

Nếu nghe có vẻ mâu thuẫn thì hãy nghĩ lại. Neuralink cho phép bộ não chúng ta theo kịp cuộc đua với trí tuệ nhân tạo. Máy móc sẽ không thể thông minh hơn chúng ta nếu chúng ta có mọi thứ máy móc có cộng thêm mọi thứ chúng ta có. Ít ra, nếu bạn thực sự cho rằng chúng ta có lợi thế.

Đây là một ngày bất thường tại văn phòng: Musk đang trình chiếu một tài liệu về trí tuệ nhân tạo cho nhân viên Neuralink. Anh đứng trước họ trong khi họ ngồi đùa nghịch trên băng ghế dài và những chiếc ghế đơn, và đưa ra những tỷ lệ kinh ngạc trong sứ mệnh làm AI an toàn: “Có lẽ có 5 tới 10 phần trăm cơ hội thành công.”

--------------

Thách thức anh đang làm cùng OpenAI đang nhân đôi. Trước tiên, vấn đề với việc xây dựng một cái gì đó thông minh hơn bạn chính là … nó thông minh hơn bạn. Cộng với thực tế nữa là AI không có hối hận, không có đạo đức, không có tình cảm – và nhân loại có lẽ sẽ ngập sâu trong rắc rối. Đây là cơ hội thứ hai của cậu con trai tốt bụng trước người cha không biết hối lỗi và không thể thay đổi.
Thách thức thứ hai là OpenAI là tổ chức phi lợi nhuận, nó đang phải cạnh tranh với những nguồn lực khổng lồ từ DeepMind của Google. Musk bảo với cả nhóm rằng anh thực tế đã đầu tư vào DeepMind và vẫn duy trì con mắt thận trọng để quan sát sự phát triển AI của Google.

Anh giải thích cho tôi: “Giữa Facebook, Google và Amazon – và kể cả Apple, họ đều có vẻ quan tâm đến tính riêng tư – họ có nhiều thông tin về bạn hơn bạn tưởng. Có nhiều rủi ro khi tập trung quyền lực. Vậy nên nếu AGI [artificial general intelligence – trí tuệ nhân tạo tổng hợp] đại diện cho một mức độ quyền lực cực kỳ lớn, nó có nên được đặt dưới sự quản lý của một số ít người ở Google mà không cần giám sát ư?”

“Chúc ngủ ngon!” Musk cười đùa khi bộ phim kết thúc. Rồi anh dẫn dắt một cuộc thảo luận về nó, viết ra một số ý tưởng và thẳng thừng bác bỏ một số ý kiến khác. Khi anh đang nói, anh với cái bát, nhặt ít bỏng ngô, bỏ vào miệng và bắt đầu ho.

Anh lẩm bẩm: “Chúng ta đang nói về những mối đe dọa với nhân loại, còn tôi sắp chết vì bắp rang.”

9h tối thứ năm, tôi đang đợi ở tiền sảnh căn nhà của Musk ở Bel Air để phỏng vấn lần cuối. Vài phút sau anh ấy bước xuống cầu thang, mặc áo phông có hình chuột Mickey trong không gian. Một phụ nữ tóc vàng cao ráo đi theo anh xuống lầu.

Đúng với lời nói của mình, anh không cô đơn.

Người phụ nữ đó hóa ra là Talulah Riley, vợ thứ hai của anh. Họ gặp nhau năm 2008, và Musk cầu hôn chỉ sau 10 ngày. Họ cưới nhau năm 2010, rồi ly dị 2 năm sau đó, lại cưới lại vào năm sau, rồi nộp đơn ly hôn lần nữa, rồi rút đơn, rồi nộp lại đơn ly hôn và cuối cùng cứ thế đường ai nấy đi.

Musk gợi ý làm một điều hiếm hoi với anh: uống rượu. Anh nói: “Khả năng uống rượu của tôi không cao lắm. Nhưng tôi sẽ thành một con gấu mù mờ khi uống. Tôi mù mờ một cách vui vẻ.”

Anh rót 2 ly whisky cho chúng tôi, và cả ba chúng tôi ngồi lại phòng khách, nơi có một máy ghi âm bằng cơ hiệu Edison, một máy Enigma và một chiếc đài sóng ngắn từ thời chiến tranh thế giới thứ nhất đang được trưng bày.

Trong buổi phỏng vấn, Riley ngồi trên ghế gần đó, nửa quan tâm tới cuộc trò chuyện, nửa chú ý vào điện thoại của cô.

Musk đang trong tâm trạng khác với lúc ở SpaceX, và đó là điều những người quen biết Musk đều nhận ra được. Một lúc, anh đọc những dòng yêu thích từ chương trình TV hoạt hình vừa xem, kế đến anh có thể đưa ra vài hướng dẫn chi tiết, kế tiếp lại bỏ qua bạn khi lạc vào một suy nghĩ, sau đó lại hỏi bạn lời khuyên về một vấn đề, sau nữa lại cười như tắc thở khi nghe một đoạn hài khoảng chừng 5 phút, rồi lại hành động như thể cả hai chưa từng gặp mặt. Và qua tất cả những việc đó, bạn học được rằng, đừng cá nhân nó quá vì có khả năng lớn là chả có gì để làm với bạn.

Chúng tôi bắt đầu nói chuyện, hay ít nhất đang cố nói với tôi về AI, vì vài tuần trước, Musk đã đăng trên Twitter: “Cạnh tranh mức độ ưu việt của AI cấp quốc gia rất có thể gây ra chiến tranh thế giới thứ 3.”

Nhưng khi tôi hỏi anh về điều này, Musk trở nên gay gắt: “Tôi không có câu trả lời. Tôi sẽ không nói rằng tôi có toàn bộ câu trả lời. Hãy để tôi thực sự rõ ràng về điều này. Tôi đang cố gắng tìm ra các hành động có khả năng tạo ra một tương lai tốt đẹp. Nếu anh có ý tưởng gì cho nó, hãy nói cho tôi đó là gì.”

Riley phụ họa theo: “Tôi chỉ nghĩ cách nó cần được nhấn mạnh là ‘Elon Musk nói chúng ta sắp chết hết’, trái ngược với ‘Này, chúng ta hãy nghĩ ra vài qui tắc.’”

Musk, đã nhanh chóng trở nên tỉnh táo, không còn mang tâm trạng khi nói về công việc. Thay vào đó, anh có vài lời khuyên anh muốn đưa cho thế giới từ trải nghiệm cá nhân: “Tôi thấy người ta đều rút ra bài học từ trường đời.” Anh bắt đầu cười nửa miệng. “Và một bài học tôi nhận được là, đừng tweet về Môi trường xung quanh. Điều này có trong tài liệu: Tán chuyện về Môi trường xung quanh là không khôn ngoan. Anh sẽ phải hối tiếc vì điều đó.”

Musk với lấy cuốn sách về cà phê được xuất bản bởi The Onion và bắt đầu lật các trang, đùa cợt: “Để hiểu bản chất thật sự của mọi thứ” – anh triết lý – “tôi nghĩ anh có thể tìm nó trong The Onion và đôi khi trên Reddit.”

Sau đó anh hỏi đầy hào hứng: “Đã bao giờ anh xem Rick and Morty chưa?” Cuộc nói chuyện chuyển sang phim hoạt hình, rồi tới South Park, tới nhà Simpsons, tới sách Hướng dẫn đến Dải Ngân Hà của Hitchhiker.

Musk nói, một trong những dòng từ cuốn sách của Hitchhiker đã trở thành Qui Tắc Số Một Của Nhà Musk: “Đừng sợ hãi.”

Riley giải thích: “Bọn trẻ luôn bất kham trong mọi chuyện.”
Musk tiếp tục: “Đó là qui tắc khác của chúng tôi. Cái thứ ba là An Toàn. Đó không hẳn là qui tắc Số Hai. Nhưng dù chẳng có gì ở vị trí số hai thì an toàn cũng không được cho lên hạng hai.”

Chúng tôi bị Teller – Chánh văn phòng của Musk – làm gián đoạn, ông ấy thông báo cho anh rằng khi chúng tôi đang nói chuyện, Hội Đồng Thành Phố Hawthorne đã kết thúc cuộc thảo luận một giờ đồng hồ với tỷ lệ bỏ phiếu 4-1 để cho phép Musk đào đường hầm 2 dặm trong thành phố.

Musk nói: “Tốt, giờ chúng ta có thể đào qua dòng bất động sản của chính mình. Hãy đào như điên vào!”

Anh cười lớn lúc nói thế, và giờ tôi hiểu ra rằng Musk đã không còn muốn nói cho tôi về những dự án và tầm nhìn của anh ấy. Chả thu được gì nếu cứ nói những vấn đề khoa học với một người không hiểu chúng. Cuối ngày, anh chỉ muốn thư giãn và cười với thế giới anh đang cố gẳng cải thiện nó.

Tôi rời khỏi ngôi nhà anh mà vẫn nghe thấy tiếng cười của anh ở ngưỡng cửa, hy vọng khi thuộc địa Sao Hỏa xây dựng những tượng đài đầu tiên của Musk, đó không phải là hình ảnh một người đàn ông cứng cỏi với biểu cảm cứng nhắc đang nhìn vào không gian, mà là hình ảnh của một chú gấu đang mơ màng.

Ngày 15 tháng 11 năm 2017