Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Hiện tại và lương lai của Tính toán Lượng tử đối với AI



Hiện tại và tương lai của Tính toán Lượng tử đối với Trí tuệ nhân tạo

Tính toán lượng tử vẫn còn trong giai đoạn đầu tiên, và chưa có kiến trúc phổ quát nào cho các máy tính lượng tử tồn tại tại thời điểm này. Tuy nhiên, các prototype của nó đã có và cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn trong các nhiệm vụ như mã hóa, logistic, mô hình hóa và tối ưu hóa. Đối với các nhà nghiên cứu AI, tối ưu hóa và lấy mẫu đặc biệt quan trọng, vì nó cho phép đào tạo các mô hình Machine Learning nhanh hơn nhiều với độ chính xác cao hơn.



Hiện tại, công ty D-Wave của Canada là công ty dẫn đầu trong mảng tính toán lượng tử. Cỗ máy mới nhất của họ D-Wave 2000Q chứa 2000 qubit hoạt động ở nhiệt độ 0.015K (cao hơn một chút so với độ không tuyệt đối). Họ không hướng tới việc tạo ra một Máy tính Lượng tử Phổ biến trong tương lai gần, mà là một thứ mà các thiết bị của họ có thể làm được khá tốt – Quantum Annealing (Nhiệt luyện Lượng tử).

D-Wave 2000Q hoạt động theo thang đo mili giây để tải dữ liệu đầu vào, tìm kiếm giải pháp và đọc nó ra. Bạn có thể dễ dàng lặp lại toàn bộ quá trình nhiều lần để thu được các giải pháp khác nhau. Và nó hoạt động nhanh gấp hàng nghìn lần so với việc sử dụng GPU hiện đại cho việc Simulated Annealing (mô phỏng Nhiệt Luyện).

Quantum Annealing khá phù hợp với việc đào tạo và lấy mẫu từ các mô hình dựa trên năng lượng như Các cỗ mãy Boltmann. Đáng chú ý có Unsupervised Learning (Học không giám sát) vốn là một thách thức lớn với các nhà nghiên cứu AI, và rất có khả năng tính toán lượng tử sẽ là chìa khóa. Thật khó xử lý ngay cả với các số thập phân half-precision (kiểu số chấm động 16 bit), vì thế tại thời điểm này hầu hết các việc đều xử lý bằng các biến nhị phân.

D-Wave đang có kế hoạch tạo ra các máy tính lượng tử/cổ điển hỗn hợp dùng trong công nghiệp cho Machine Learning vào năm 2019. Ngoài ra, 1QBit cũng đang phát triển phần mềm chuyên dụng cho các cỗ máy của họ.

Quantum Annealing (QA) hoạt động như thế nào?

Nói ngắn gọn, QA là một phương thức giảm năng lượng có kiểm soát của hệ thống lượng tử bằng cách dịch chuyển các qubit từ trạng thái xếp chồng (superposition) sang trạng thái cổ điển có cấu hình năng lượng thấp. Nhiệm vụ này có thể mô tả như việc mã hóa hàm năng lượng liên kết các qubit và thông qua nhiệt luyện (Annealing), chúng sẽ di chuyển theo hướng một số cấu hình tối ưu.

Nếu quá trình chuyển đổi được thực hiện đủ chậm, thuật toán sẽ tìm thấy một trạng thái cơ bản (ví dụ: một giải pháp tối ưu chẳng hạn) với xác suất cao:



Quantum Coupling (Ghép đôi Lượng tử) cho phép các qubit khám phá tất cả các giải pháp tiềm năng đồng thời, và cùng lúc đó Quantum Tunneling (Xuyên hầm Lượng tử) cho phép chúng di chuyển xuyên qua các rào cản năng lượng cao hướng tới các trạng thái “tốt hơn”. Hai hiệu ứng này cho phép các máy tính lượng tử giải quyết nhiều bài toán tối ưu hóa khó nhanh hơn nhiều so với các máy tính cổ điển. Đoạn video này của D-Wave sẽ giải thích QA chi tiết hơn:


IBM Q

Một tay chơi lớn khác là IBM Q. Big Blue đang làm việc với tính toán lượng tử dựa trên mô hình Gate và các cỗ máy của họ là Các Máy tính Lượng tử Phổ biến. Chúng sẽ có một tập các ứng dụng rộng lớn hơn nhiều, nhưng đồng thời cũng khó kiểm soát hơn nhiều. Các bộ vi xử lý tối tân nhất ở IBM hiện có 16 và 17 qubit, và thực sự rất khó mở rộng hơn nữa.

Kiến trúc chung phổ biến hơn của các bộ vi xử lý của IBM cho phép chúng chạy được bất kỳ thuật toán lượng tử nào. Ví dụ, thuật toán Grover có thể tìm thấy đầu vào cho một hàm kín (như chiếc hộp đen) nếu hàm đó có đầu ra xác định chỉ trong các ước lượng O(√N) của hàm. Chưa cần nói đến thuật toán Shor tìm thừa số nguyên (thuật toán này gây ra rất nhiều lo ngại về tính bảo mật của nhiều thuật toán mã hóa cổ điển).

Dù sao đi nữa, phiên bản 16 qubit đang được cung cấp công khai thông qua chương trình IBM Q Experience. Danh tiếng các dịch vụ nhận dạng của IBM Watson trong cộng đồng Trí tuệ nhân tạo hiện tại khá tệ. Có lẽ IBM Q có khả năng thay đổi tình hình.

Một điều nữa, tại chỗ giao thoa giữa thế giới Lượng tử và Trí tuệ nhân tạo – Mạng neuron lượng tử (Quantum Neural Network) là một dạng sửa đổi ngẫu nhiên vốn có của mạng neuron nhân tạo cổ điển. Đây là một hướng nghiên cứu thú vị, nhưng chưa có gì có ý nghĩa được hoàn thành. Mới chỉ có nghiên cứu lý thuyết và các mô phỏng bằng các bài toán trò chơi.

Nhìn chung, tính toán lượng tử có vẻ là một hướng đi đầy hứa hẹn cho các mô hình ngẫu nhiên trong Machine Learning. Với những tiến bộ gần đây từ D-Wave và IBM, chúng ta có thể hy vọng các ứng dụng thực tế của các máy tính lượng tử trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo sẽ xuất hiện vào năm 2020.

Egor Dezhic
Dịch từ Medium

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Guidance Systems 4 – Jacob Ward: Tại sao Nga dùng Twitter và Facebook? Hãy đọc báo cáo từ Ba Lan này để tìm hiểu.



Các hệ thống dẫn hướng (Guidance Systems 4 – Jacob Ward): Tại sao Nga dùng Twitter và Facebook? Hãy đọc báo cáo từ Ba Lan này để tìm hiểu.

Chúng ta đã tạo ra những cỗ máy hoàn hảo cho nước khác nắm giữ và duy trì “users - người dùng”

Vào tháng tám (năm 2017), một người dùng Twitter có tên “Conspirador Norteño” đã đưa lên một mẫu tự rất thú vị nhằm tìm kiếm trong số những người post bài lên Twitter. Có một nhóm người phù hợp với mẫu tự này.



Conspirador Norteño lấy ra một người dùng trong nhóm có hơn 60.000 người mang một phần tên tài khoản giống nhau này, DavidJo52951945 – người dùng có nhiều người follow nhất.



DavidJo52951945 hằng ngày trong suốt nhiều năm, đều đặn như vắt chanh, viết bài về Brexit, Ukraine, về Hillary Clinton – bất cứ điều gì đang diễn ra trong thế giới bị chia rẽ về mặt chính trị ở phương Tây, và trong cả những thứ Kremlin có liên quan. Người này đứng đầu nổi bật trong nhóm.

Conspirador Norteño viết rằng ông tin tài khoản này là một con người, chứ không phải bot (đây là cách gọi tắt của robot hiện nay). Chỉ có điều, DavidJo52951945 duy trì một thời gian biểu. Một thời gian biểu rất đáng nói.
Đây là một phát hiện thú vị - David luôn post từ 8 AM-8 PM hằng ngày, giờ Matxcova. Có vẻ như đó là công việc của anh ta hay gì đó tương tự.
Cuối cùng, DavidJo52951945 có lẽ đã tạo ra ảnh hưởng như một người dùng có thể làm được. Một người dùng Twitter hoàn hảo. Kỷ luật, bận rộn, active suốt cả ngày dài.
Kết luận ư? A) Hầu như chắc chắn là một phát minh của người Nga và B) một node trên mạng xã hội có ảnh hưởng vượt xa cả một con bot thông thường.

Troll này có vẻ ngẫu nhiên và tuần tự theo thời gian, nhưng nó chỉ là một phần của một mẫu lớn hơn rất nhiều, được xác định trong một tài liệu nghiên cứu forward cho tôi từ một đồng nghiệp vài tháng trước đây. Đó là một phân tích năm 2014 của Jolanta Darczewska, một thành viên thuộc nhóm chuyên gia đặc biệt Ba Lan, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông (Centre for Eastern Studies). Mục tiêu của cô hướng đặc biệt vào cuộc chiến tuyên truyền ở Ukraine về sự kiện Crimea sát nhập vào Nga – hành động cố ý thao túng ý kiến công chúng ở đó của các điệp viên và nhà tuyên truyền người Nga để làm dịu tình hình. Nhưng rộng hơn nữa, Darczewska đã viết một bài thuyết trình về một chiến lược lớn hơn của Nga nhằm gây bất ổn cho các kẻ thù của mình theo cách tốt nhất được biết: bằng thông tin.

Điều làm cho báo cáo này trở nên đáng kinh ngạc và mang tính thời sự là nó không dựa vào phỏng đoán cùng phân tích đầu mối, mà là một tài liệu chi tiết về chính xác những gì Nga đã nói đến trong các diễn văn công khai của các quan chức đại diện và lực lượng quân sự nhằm bảo vệ lợi ích của Nga trước Mỹ và EU.

Trước tiên, thật thú vị khi đọc được một cách rõ ràng và trực tiếp vài chiến lược hàng đầu về chiến tranh thông tin chống lại phương Tây làm nổi bật sự khác biệt giữa các xã hội của phương Tây chúng ta và tham vọng của mỗi bên với Nga. Aleksandr Dugin, giáo sư tại Đại học Lomonosov Matxcova, một nhà phân tích chính trị có tầm nhìn xa trông rộng, người sáng lập Đảng Âu Á (Eurasia), người được trích dẫn nhiều trong báo cáo. (Dugin có nhiều mối quan hệ với Kremlin và có quan điểm rõ ràng về tổng thống Nga, ông thể hiện rõ nhất trong cuộc thuyết trình công khai năm 2007: “Putin ở khắp mọi nơi, Putin là mọi thứ, Putin là tuyệt đối, và Putin không thể thiếu.”) Ở đây, ông mô tả tương lai nước Nga – đất nước được tài liệu này mô tả là “một siêu cường với ý thức hệ hậu tự do - tân bảo thủ”. Dugin viết:

Nga không và sẽ không thể là một lực lượng tiền tự do. Đó là một lực lượng cách mạng hậu tự do đang đấu tranh cho một thế giới đa cực, chân chính và tự do. Trong cuộc chiến về chủ nghĩa tự do này, Nga sẽ bảo vệ truyền thống, các giá trị bảo thủ và tự do thực sự.

Trong khi đó, Igor Panarin, cựu nhân viên KGB, giờ là giáo sư tại Học viện Ngoại giao Liên bang Nga, được mô tả là người “đặt nền móng cho Học thuyết An ninh Thông tin của Liên bang Nga”. Những lời ông ấy nói thế này:

Trên thực tế, đây là những hoạt động có ảnh hưởng, chẳng hạn như: kiểm soát xã hội, ví dụ ảnh hưởng tới xã hội; thao túng xã hội, ví dụ cố ý kiểm soát công chúng nhằm đạt được một số lợi ích nhất định; thao tác thông tin, ví dụ sử dụng thông tin thật theo cách phát sinh những hàm ý sai; làm sai lệch thông tin, ví dụ truyền bá thông tin được chế ra hoặc giả mạo, hoặc kết hợp giữa chúng; tạo ra thông tin, ví dụ tạo thông tin sai lệch, vận động hành lang, blackmail và lạm dụng các thông tin được kỳ vọng.

Panarin, trong cuốn sách “Chiến tranh thông tin trong Thế chiến thứ hai”, đã mô tả nhu cầu tổ chức một trung tâm “thông tin KGB”. Khi giới thiệu cuốn sách “Chiến tranh thông tin và truyền thông” của mình (cuốn thứ 11 trong 15 cuốn sách đều có dùng từ “chiến tranh thông tin” làm tựa đề của ông), ông mô tả nhu cầu cần thiết phải tạo ra một “hệ thống chiến tranh thông tin quốc gia … dựa trên những kinh nghiệm tốt nhất của Liên Xô. Nó phải được làm phong phú thêm bằng những kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc.” Nhưng đây là chỗ tôi bắt đầu nhận ra một khuôn mẫu. Bản báo cáo mô tả một cống hiến của Panarin cho quốc gia theo cách này.
Panarin phân biệt các giai đoạn của quá trình quản lý hoạt động thông tin như sau:
(1)   Dự báo và lập kế hoạch
(2)   Tổ chức và kích thích
(3)   Phản hồi
(4)   Điều chỉnh hoạt động
(5)   Kiểm soát hiệu quả

(Khi chờ đợi đặt hàng ở một số quán ăn mang phong cách quán cà phê nguyên sơ, tôi thường nghĩ hình thức chủ nghĩa tư bản là tiên tiến nhất của chúng ta, trong đó chúng ta lựa chọn giữa những biến thể được chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng phần lớn vẫn có thể thay đổi được của một chiếc áo sơ mi, hay một chiếc khăn quàng cổ, cũng gần giống với chủ nghĩa xã hội trong sách vở. Những hàng dài, những lựa chọn ít ỏi, các công dân hạnh phúc. Nhưng chẳng phải thế này, cũng chẳng phải thế kia.)

Điều giữ chặt buộc tôi phải đọc những câu chữ về tuyên truyền và chiến tranh thông tin trong báo cáo này là tiếng vang của nó – hoặc ít nhất là những bổ sung của nó – những câu chữ của chính các công ty mạng xã hội ở Mỹ ngày nay.

Báo cáo mô tả những nguyên tắc tuyên truyền mà nước Nga hiện đại đã thích nghi từ thời Xô Viết. Darczewska viết rằng trong các cuộc chiến tranh thông tin gần đây, dễ thấy có “nguyên tắc rõ ràng”, theo đó “thông điệp được đơn giản hóa, sử dụng các thuật ngữ trắng đen, có đầy đủ từ khóa.” Hoặc hãy xem “nguyên tắc thông tin mong muốn”, trong đó người lập kế hoạch chiến dịch thông tin cố gắng khai thác những thông điệp họ biết người nghe sẽ chấp nhận. Ám ảnh tôi nhất là “nguyên tắc gây tác động về mặt cảm xúc”, trong đó chiến dịch phải khiến người ta “rơi vào tình trạng họ sẽ hành động mà không cần suy nghĩ nhiều, thậm chí không cần phải hợp lý.”

Tôi đọc toàn bộ bài báo cáo. Chắc chắn những nguyên tắc này là lý luận tuyên truyền rất giỏi. Nhưng dường như nó cũng giống như âm thanh nhái lại các chiến lược tôi đã từng nghe các giám đốc điều hành mô tả trên sân khấu và trong các cuộc gặp cá nhân về cách tốt nhất để thu hút và giữ chân người dùng mạng. Và nếu một nền tảng được xây dựng để thực hiện các nguyên tắc này một cách dễ dàng – lọc ra những thông tin không mong muốn, phân tích từ khóa để cung cấp nội dung có ảnh hưởng nhất tới cảm xúc, khen thưởng cho những tiêu đề ngắn nhất, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất – đột nhiên trong tôi lóe lên ý nghĩ rằng, chúng ta đã xây dựng những cỗ máy hoàn hảo cho một nước khác thu hút và giữ chân người dùng.

Viết như thế để bạn hiểu Nga đã sử dụng chiến tranh thông tin để chuẩn bị cho việc sát nhập Crimea như thế nào, bản báo cáo gây đau lòng khi tránh đề cập tới việc Nga có thể làm tương tự với Hoa Kỳ. Nhưng nó đã chỉ ra rằng, những gì Nga theo đuổi vẫn có những rủi ro cho nước Mỹ:

Người Nga cũng đóng góp nhiều động lực cho các nhóm xã hội ở phương Tây (sử dụng nỗi sợ chiến tranh của những người theo chủ nghĩa hòa bình, nỗi sợ những điều không thể đoán trước được của các chính trị gia và nỗi sợ mất mát thua thiệt của giới doanh nhân)… Hơn nữa, dư luận không nhận thức được thực tế rằng họ là đối tượng của một cuộc chiến tranh thông tin đã được lập kế hoạch và phối hợp bài bản.

Khi tôi đắn đo xem có cầu thủ địa chính trị nào từng làm việc suốt hầu hết lịch sử hiện đại để hoàn thiện các phương tiện nhằm tàn phá và làm mất ổn định Hoa Kỳ, đắn đo xem các nguyên tắc của nó có phải xoay quanh việc tận dụng cảm xúc, và đắn đo xem Facebook và Twitter có phải đã tạo ra một sản phẩm gây nghiện với cảm xúc của chúng ta không… phải, rõ ràng chúng ta đang ở giữa một nút thắt rất chặt.

Chặt đến mức nào?

Conspirador Norteño đã chỉ ra rằng khi DavidJo52951945, giờ là DavidJoBrexit, im lặng chỉ ba ngày trong mùa hè này, người dùng Twitter ở Mỹ đã follow anh ta bắt đầu hỏi xem anh ta có ổn không, và khi nào anh ta trở lại.
Nghĩ mà xem, điểm quan trọng ở đây. Một khi người dùng bị điều khiển bởi tuyên truyền và dối trá, thật không dễ dàng quay đầu lại.

Facebook, Twitter và các hãng khác đã giúp tạo ra những cộng đồng kỹ thuật số khiến chúng ta thấy thoải mái khi đau buồn, hỗ trợ như cha mẹ, mang lại hy vọng trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Nhưng họ cũng tạo ra một nền tảng mà các đối tượng của quốc gia khác có thể tác động ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng Mỹ, chỉ đơn giản bằng cách trở thành những người dùng chuyên gia năng động.

Jacob Ward


Cho các quản lý tầm trung: Làm sao động viên mọi người thay đổi?



Làm sao động viên mọi người thay đổi
-                     Một chỉ dẫn thiết thực cho các quản lý tầm trung

Thay đổi trong tổ chức đã trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày
Toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ chóng vánh và sự chú ý gia tăng vào tính hiệu quả đã làm cho sự ổn định và tính tương đồng trở thành quá khứ.
Không may, thay đổi thành công là điều hiếm hoi: khoảng 70% các sáng kiến thay đổi cuối cùng đã thất bại. Do đó, điều đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu kinh doanh đang hướng vào việc xác định các động lực thúc đẩy phía sau những thay đổi thành công.
Dễ dàng nhận ra rằng, chống lại sự thay đổi thường dẫn tới thất bại. Vì thế, hầu hết các thay đổi đều đặt sự lãnh đạo của con người vào trung tâm chiến lược, chẳng hạn như mô hình 8 bước của Kotter, mô hình Ba giai đoạn thay đổi của Lewin, hay Khung 7-S của McKinsey. Tuy nhiên có một yếu tố cá nhân bị bỏ qua trong lý thuyết quản lý thay đổi lẫn bản thân quá trình thay đổi: nhà quản lý cấp trung.

Mắc kẹt ở giữa
Quá trình chuyển đổi cho một sự thay đổi thường được thảo luận theo thuật ngữ nhị phân. Có những đối tượng chủ động tạo sự thay đổi – những lãnh đạo doanh nghiệp đang thúc giục sự thay đổi – và những người nhận thay đổi – các nhân viên được sự thay đổi phân phối tới họ. Nhiều tài liệu kinh doanh viết về sự thay đổi đã đi theo hướng phân chia nhận thức kiểu này, đa số lời khuyên hướng tới đối tượng chủ động yêu cầu thay đổi.
Nhưng có một nhóm thứ ba – các nhà quản lý tầm trung – những người không phù hợp với bất kì vai trò nào trong hai vai trò trên. Họ không phải là đối tượng hay tác nhân gây ra thay đổi hay người nhận thay đổi, đôi khi, họ còn có thể đóng cả hai vai trò. Họ phải đón nhân, tiêu hóa, ôm lấy rồi tuyên truyền cho sự thay đổi: họ là người phiên dịch sự thay đổi, nhà thương thuyết, và người thực hiện – biến chiến lược thành hành động hợp lý.
Đây là một vai trò rõ ràng rất khó khăn. Quản lý cấp trung trở thành miếng sandwich bị kẹt giữa phản ứng bằng xúc cảm của họ về sự thay đổi và trách nhiệm của họ phải hỗ trợ người khác cùng thay đổi. Về mặt tác động, họ chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiều hơn gấp đôi hai đối tượng kia.
Để động viên đội nhóm của mình, họ phải tìm cách để mối quan ngại của mình sang một bên, nắm lấy quyền sở hữu những thay đổi mà bản thân họ không cần hiểu hay đồng ý, và phải chiến thắng những con tim và cái đầu khác.
Bài viết này là một hướng dẫn thiết thực cho các nhà quản lý cấp trung phản ứng trước những thay đổi trong tổ chức, bao gồm:
1.      Tại sao những thách thức của việc thay đổi trong tổ chức lại đe dọa đến động lực của nhân viên?
2.      Những lựa chọn nào người quản lý cấp trung cần làm khi đối mặt với thay đổi, và hậu quả các quyết định đó?
3.      Các chiến lược quan trọng một quản lý cấp trung có thể sử dụng để động viên chính mình và nhân viên khi có sự thay đổi?

Tại sao thay đổi trong tổ chức lại khó khăn đến vậy?
Là con người, chúng ta có khuynh hướng thích sự ổn định. Khi thói quen thường ngày bị tác động lớn, chúng ta sẽ lo lắng và sợ hãi. Điều này xảy ra ngay cả khi chúng ta là người khởi xướng sự thay đổi: thực hiện và tuân thủ những thói quen mới luôn rất khó. Khi đó là thay đổi trong một tổ chức, mức độ khó sẽ tăng cao hơn nữa. Đây là lý do tại sao:
1.      Thay đổi trong tổ chức không phải là việc tự định hướng. Về mặt bản chất, thay đổi trong tổ chức đến từ áp lực bên ngoài: từ cổ đông, khách hàng hay đối thủ cạnh tranh. Do đó, quyền tự chủ và kiểm soát của chúng ta bị thuyên chuyển, và cảm giác tự quyết của chúng ta cũng bị xói mòn.
2.      Thay đổi trong tổ chức có thể nặng nề và gây xáo trộn. Các thay đổi thường được lên kế hoạch sau những cánh cửa đóng kín. Nó cho phép những người tạo ra sự thay đổi thời gian đạt tới các cột mốc gián đoạn họ phải đối mặt, nhưng người nhận sự thay đổi lại không có được sự sang trọng đó. Các thông báo cho tổ chức thường đổ bộ lên cùng một lúc, với những khoảng trống thông tin khổng lồ.
3.      Thay đổi trong tổ chức còn có thể mang nghĩa không chắc chắn về đảm bảo công ăn việc làm. Việc chuyển đổi thường là động cơ dùng để tăng hiệu suất, đôi khi điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm nhân sự.
Khi những khía cạnh thay đổi này đụng độ và bị xử lí kém, động lực sẽ đi thẳng xuống đất. Việc điều khiển để vận hành ở một tiêu chuẩn cao sẽ bị thay thế bằng nhu cầu đơn giản là tồn tại. Nếu chúng ta không tin tưởng thay đổi sẽ dẫn chúng ta tới những điều tốt hơn, chúng ta sẽ rơi vào một màn kịch kinh điển: sự chống đối.

Đường cong Thay đổi
Chống đối là phản ứng tự nhiên với sự thay đổi bị ép buộc từ bên ngoài, nhưng phản ứng này cũng làm suy giảm năng lượng, mất tập trung và không sinh lợi. Khi động cơ cốt lõi của bạn là chống lại sự thay đổi, động lực làm việc của bạn sẽ chỉ còn là yếu tố thứ cấp. Cuối cùng, điều này làm tổn hại đến hạnh phúc cá nhân của bạn, khiến bạn bị cô lập, thậm chí khiến việc kinh doanh gặp rủi ro.
Hình bên dưới là một bản đơn giản cho cái người ta hay gọi là Đường cong Thay đổi. Dựa trên công trình của bác sĩ tâm thần Elisabeth Kubler – Ross, mô hình này mô tả bốn giai đoạn người ta phải trải qua khi bị buộc phải thay đổi từ bên ngoài.



Thực tế, hành trình thay đổi của chúng ta mô tả trong Đường cong Thay đổi không phải là tuyến tính. Thay đổi trong tổ chức – đặc biệt những chuyển đổi qui mô lớn – hiếm khi đơn giản hay hợp lý: thông tin được tiết lộ theo khối; có cả ý định phát triển; chuyển đổi nhân sự chủ chốt sang vai trò mới. Thay đổi càng diễn ra thường xuyên, đường cong này càng có nhiều chu kỳ.
Điểm nguy hiểm trên đường cong là giai đoạn 2, nơi sốc và sợ hãi chiếm ưu thế và động lực nằm ở điểm thấp nhất. Tìm ra các chiến lược cho phép bạn và đội nhóm của bạn nhanh chóng lướt qua giai đoạn này – bất kể doanh nghiệp ném gì vào bạn – là yếu tố then chốt để thành công. Những ai nắm vững khả năng này sẽ có được một lợi thế cạnh tranh đáng kể và, có lẽ quan trọng hơn là bảo vệ tinh thần của họ thật tốt.

Lựa chọn
Học thuyết Mặt nạ ô xy phát biểu rằng, để giúp người khác, trước hết ta phải giúp chính mình. Trong trường hợp khẩn cấp như đi máy bay chẳng hạn, lời khuyên này có nghĩa là bảo bạn hãy đeo mặt nạ cho mình trước khi hỗ trợ đeo cho người khác: nếu bạn hết ô xy, bạn chẳng thể giúp nổi ai nữa. Điều tương tự cũng dùng để giải quyết sự kháng cự: hãy xử lý sự kháng cự của chính bạn trước khi hỗ trợ đội nhóm thay đổi: để động viên người khác, trước tiên bạn phải có khả năng duy trì được các mức độ động viên cho chính bạn.
Nếu bạn may mắn, đó là khi bạn có một người lãnh đạo hỗ trợ bạn khi bạn cần chấp nhận sự thay đổi sắp tới. Nếu không, tất cả bản năng sẽ nói cho bạn phải chiến đấu chống lại thay đổi. Cách thức cấp trên lựa chọn xử lý thay đổi gần như hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, do đó, bạn phải chịu trách nhiệm cá nhân về cách bạn phản ứng.
Với các quản lý cấp trung, đây là một thời điểm ngưỡng. Bạn phải lựa chọn: lên cùng hội cùng thuyền với lãnh đạo, hoặc nhảy sang phía đối lập. Nói cách khác, tin vào tương lai tươi sáng, hoặc quyết định thay đổi đó là xấu.
Các triệu chứng một người lựa chọn cái sau là:
-          Thực hiện qui trình và nhiệm vụ theo cách cũ
-          Nói về sự thay đổi một cách bất lợi mỗi khi có cơ hội
-          Từ chối thừa nhận những lợi ích của thay đổi được tuyên truyền cho họ
-          Tự tách biệt mình khỏi các trách nhiệm thực hiện và biện hộ cho thay đổi
Hậu quả của loại phản ứng này có sức tàn phá đặc biệt nghiêm trọng nếu người đó ở vị trí có thẩm quyền. Các báo cáo trực tiếp của họ sẽ phản ánh hành vi của họ, mở rộng khoảng cách giữa họ và tổ chức mới hơn nữa khi sự thay đổi diễn ra.
Để thành công trong một tổ chức đã thay đổi, chúng ta phải tìm cách tách mình khỏi suy nghĩ này và trở thành một mô hình tích cực. Bước đầu tiên ra đưa ra một lựa chọn khác: hãy tạo ra đức tin để chấp nhận và hòa nhập vào thay đổi, dù bản năng tự nhiên của chúng ta đang ngược lại.
Để làm được điều này, chúng ta phải chấp nhận rằng ta không cần thiết phải hiểu hay đồng ý với thay đổi – ta duy trì quyền thử thách những thay đổi này một cách xây dựng – nhưng hãy tin câu trả lời rồi sẽ đến. Tương tự, ta phải đồng ý chấp nhận các ý định của lãnh đạo là tốt, và nắm lấy vai trò vô địch trong sự thay đổi.
Paul Berry, chuyên gia tâm lý học hiệu suất ở Human Performance Science, đã giải thích rằng tự nhận thức là bước đầu tiên để kiểm soát cảm xúc:
Một khi bạn đã nhận thức được, bạn có thể tạo ra các chiến lược hành vi và nhận thức để điều chỉnh cảm xúc của mình. Bạn có đang rơi vào “bẫy tư duy” kiểu như thay đổi là thảm họa (tôi sẽ mất việc) không? Làm thế nào để bạn suy nghĩ theo hướng tích cực hơn cho bạn?
Hãy liệt kê những điểm mạnh mà bạn đã thể hiện ở những lĩnh vực khác trong cuộc sống khi bạn gặp phải sự thay đổi. Làm thế nào bạn có thể đưa một thay đổi thành công vào cuộc đời bạn?
Sử dụng các chiến lược duy trì tính tích cực thông qua những thách thức, đến lượt nó, sẽ cho phép chúng ta hỗ trợ đội nhóm của mình duy trì động lực.

Chướng ngại và giải pháp
Như chúng ta đã thảo luận, những thách thức về động lực lớn nhất mà quản lý cấp trung và nhân viên phải đương đầu khi thay đổi xảy ra ở giai đoạn 2 (sợ hãi) của đường cong thay đổi. Cảm xúc tràn đầy, hy vọng khan hiếm, và sợ hãi điều khiển hành vi. Phản ứng bằng cảm xúc kiểu này là chống cự.
Quan trọng phải hiểu, kinh nghiệm của những người chống cự không hướng tới bản thân sự thay đổi, mà hướng tới sản phẩm của sự thay đổi. Trong bối cảnh của tổ chức, phần lớn thay đổi chúng ta trải qua đều bị quyết định từ bên ngoài – do các lực lượng bên ngoài áp đặt lên chúng ta (lãnh đạo doanh nghiệp chẳng hạn). Việc áp đặt này lấy đi cảm giác kiểm soát của chúng ta, và nếu giao tiếp hiệu quả cùng sự tham gia không được thực hiện tốt, chúng ta sẽ cảm thấy bị loại bỏ khỏi các sự kiện. Điều đó tạo môi trường cho sợ hãi, hoài nghi, và thiếu sáng suốt. Chắc chắn, động cơ và hiệu suất sẽ bị sốc cho tới khi có việc chuyển đổi trong suy nghĩ.
Những cảm xúc phá hoại này bộc lộ theo nhiều cách. Quản lý bậc trung lấy những bộc lộ này như cơ hội để chẩn đoán, khám phá và giải quyết tranh chấp với thay đổi, từ đó có cơ may tuyệt vời duy trì động lực cao.
Dưới đây là những trở ngại chính để khám phá xem vì sao, và làm thế nào xử lý chúng một cách hiệu quả.

Trở ngại 1: Sợ thất bại
Chúng ta đã thảo luận về thực tế rằng thay đổi thường không đoán trước được, có tỷ lệ thất bại cao: về tự nhiên, người ta đều muốn tránh những gì đi kèm với tình trạng rủi ro. Chúng ta cũng có thể dự phòng khả năng phải đương đầu với tình thế mới, đặc biệt nếu ta cần tăng cường mức độ kĩ năng trong một số lĩnh vực nhất định. Điều này đặc biệt rất phổ biến khi công nghệ điều khiển sự thay đổi.
Điều này dẫn chúng ta đến triệu chứng đầu tiên: làm nạn nhân – hành động chỉ tay đổ lỗi cho ai đó hoặc cái gì đó khác, thậm chí ngay cả trước khi thất bại xảy ra. Nguy cơ lớn nhất khi làm nạn nhân là nó đánh lừa chúng ta tin rằng vận mệnh của chúng ta đang nằm trong bàn tay ai đó – chúng ta không còn quyền kiểm soát nữa. Hậu quả là, chúng ta cảm thấy bất lực trong việc định hình tương lai chính mình.
Thông thường có ba vai trò biểu hiện trong trường hợp này, gọi là tam giác nạn nhân: nạn nhân – người từ chối trách nhiệm và cảm thấy bất lực; người cứu hộ - làm việc chăm chỉ để giúp nạn nhân bằng cách đưa ra các giải pháp keo dính; và thủ phạm – là nguyên nhân gây ra vấn đề.



Thông thường, khi có tình huống thay đổi trong tổ chức, thủ phạm được cho là đội ngũ lãnh đạo cấp cao, và nhân viên sẽ đảm nhiệm vai trò nạn nhân. Là người quản lý, điều quan trọng là đừng cho phép bản thân bạn rơi vào vai trò người cứu hộ. Tất nhiên, bạn muốn hỗ trợ người của bạn trong giai đoạn thay đổi, nhưng bạn phải khuyến khích họ tiếp cận tình huống ở trạng thái của người trưởng thành. Việc giải cứu có tác dụng ngược, đưa bạn vào trạng thái của cha mẹ và nhân viên thành con.
Thay thế bằng cách đóng khung vị trí của bạn như một huấn luyện viên, cuộc đối thoại sẽ ở trạng thái cân bằng. Hãy đặt những câu hỏi gợi lên suy nghĩ và khuyến khích chấp nhận trách nhiệm thay vì đưa ra lời khuyên và sự cảm thông. Huấn luyện nạn nhân tự nhắc nhở để thoát khỏi trạng thái tuyệt vọng (trạng thái làm con) và đương đầu với thách thức (ví dụ, thủ phạm chẳng hạn) là cách tích cực, trưởng thành, và có trách nhiệm.
Các công cụ khác giúp bạn và đội ngũ của bạn vượt qua nỗi sợ thất bại:
-          Coi thất bại chỉ là một kinh nghiệm học tập. Thất bại không phải là một trạng thái vĩnh viễn hay được dán nhãn cho bản thân bạn – đó là cơ hội học những kỹ năng mới và đạt tiến bộ trong sự nghiệp. Nếu bạn xác định được lỗ hổng cụ thể trong năng lực, hãy yêu cầu cấp trên của bạn hỗ trợ để bạn phát triển kỹ năng.
-          Lây nhiễm văn hóa trách nhiệm. Nạn nhân và trách nhiệm không thể đồng thời cùng tồn tại. Thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng và hợp lý – nếu có thể - được sự đồng ý của cả hai bên, điều đó sẽ cho phép nhân viên của bạn nắm quyền với đầu ra của chính họ. Trở lại với lập trường “độ dung lỗi bằng không” (không chấp nhận, kháng cự): hãy cam kết luôn là một đội vượt qua thử thách khi nó phát sinh.

Trở ngại 2: Sợ sự bất định
Con người luôn thích sự chắc chắn hơn sự không chắc chắn: một trong những nhược điểm của khả năng lập kế hoạch cho tương lai của chúng ta là khả năng chúng ta lo lắng về nó. Trong một nghiên cứu từ Đại học Groningen, một nhóm người tham gia chờ đợi một cú sốc điện cường độ thấp không báo trước đã có phản ứng vật lý lớn hơn nhiều một nhóm bị những cú sốc điện ở cường độ cao hơn nhưng được báo trước. Chúng ta thích những nỗi đau lớn hơn mong đợi còn hơn những nỗi đau nhỏ bất ngờ.
Nhiều người trải qua sự lo lắng về việc nào đó ở mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào tính cách và ý muốn của họ, nhưng triệu chứng biểu hiện theo cùng một cách: lặp đi lặp lại việc đặt ra những câu hỏi không thể trả lời được về tương lai; liên tục có vẻ bối rối; và giữ cách làm việc cũ với hy vọng duy trì được sự kiểm soát.
Một triệu chứng tập thể bạn sẽ nhận thấy ở đây là những lời đồn thổi. Khi thông tin được truyền đạt không hiệu quả, hoặc không hề có, người ta sẽ tìm kiếm các nguồn khác. Điều này dẫn đến một trò chơi với điện thoại, nơi những hạt giống nhỏ bé của sự thật hay phỏng đoán leo thang thành thông tin sai lạc.
Quan trọng là phải đối mặt với chủ thể của thông tin trước. Duy trì các cuộc họp thường xuyên với đội nhóm của bạn, dù với tư cách tập thể hay cá nhân, và tiết lộ mọi thứ bạn có thể càng sớm càng tốt ở từng giai đoạn. Tương tự, hãy rõ ràng về những gì bạn không biết. Hãy cho họ chỗ để đặt câu hỏi và nói cho quản lý cấp cao hơn nếu có liên quan, nhưng nhớ làm rõ ràng một số thứ vốn sẽ không thể rõ ràng ngay trong một khoảng thời gian.
Gốc rễ của trở ngại này là nhu cầu kiểm soát của chúng ta. Khi những thứ vốn dĩ đã biết đột nhiên liên tục trở nên mơ hồ, chúng ta sẽ chuyển tập trung từ năng lượng của ta sang việc giành lại quyền kiểm soát – do đó đánh mất tầm nhìn về những gì ta có thể tác động. Hãy duy trì phiên thảo luận với đội nhóm của bạn và liệt kê các khía cạnh bạn có ảnh hưởng. Khuyến khích đội của bạn tập trung vào những khía cạnh này – để có được một khởi đầu tốt cho thay đổi và tiếp tục chứng minh được giá trị của họ với doanh nghiệp.

Trở ngại 3: Sợ bị loại trừ
Tất nhiên, vẫn có những thứ nằm ngoài kiểm soát của chúng ta, một trong những cái rõ rệt nhất là nỗi sợ thất nghiệp.
Một trong những sự thật căn bản về việc thay đổi đó là: để đạt được cái gì đó mới mẻ, chúng ta phải mất một cái gì đó đang tồn tại hôm nay. Đó có thể là những qui trình, sản phẩm, công nghệ - hoặc con người. Ngày nay việc làm ít được bảo đảm hơn trước đây, và nhiều ý tưởng đổi mới sẽ khiến giảm qui mô hệ thống. Người ta sống trong nguy cơ bị sa thải hàng tháng khi quá trình thay đổi diễn ra, kể cả các quản lý.
Đôi khi, đơn giản chỉ cần một cuộc trao đổi cởi mở sẽ giúp tháo gỡ lo lắng. Hãy cho đội nhóm của bạn không gian để cất tiếng hỏi “Chuyện gì xảy ra nếu?”. Tính huống tệ nhất là gì nếu X xảy ra? Điều gì tốt nhất sẽ tới? Chúng ta có thể tự chuẩn bị thế nào cho mỗi tình huống có thể xảy ra?
Hãy giải quyết câu hỏi về sa thải đầu tiên (với sự hướng dẫn của Nhân sự nếu có thể). Công ty có hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp không? Những kỹ năng nào mà những người bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm nhân sự có thể mang theo? Hãy tạo thêm sức mạnh cho đội ngũ của bạn bằng cách nhắc nhở họ rằng đời không phải bắt đầu và kết thúc tại cánh cửa văn phòng. Nhớ cho phép bản thân cùng cơ hội đó nếu bạn cũng có cùng nguy cơ – liên hệ với các đồng nghiệp xin hỗ trợ và yêu cầu cuộc thảo luận tương tự.
Sợ bị loại trừ cũng có thể tồn tại khi người ta không bị nguy cơ sa thải. Khi thay đổi có vẻ như tách rời công việc của một người, họ khó mà cảm thấy được tham gia hay trao đổi các đề xuất.
Phản ứng điển hình cho điều này là chủ nghĩa hoài nghi – từ chối cởi mở trước những lợi ích của sự thay đổi đã được dự báo. Cách tốt nhất chống lại hành vi này là dùng logic. Hãy thách thức nhóm của bạn cân nhắc một cách có hệ thống những lợi ích và hạn chế của đề xuất thay đổi – kết quả của bài tập này sẽ cho phép bạn khám phá các chống đối ẩn sâu trong họ. Nếu họ đang cố gắng hiểu vai trò của mình trong cơ chế mới, hãy xây dựng cho đội ngũ một tầm nhìn cụ thể gắn kết với nhiệm vụ thay đổi tổng thể. Điều này cho phép bạn dịch sự thay đổi thành một nguyên nhân – hay một cái gì đó bạn có thể cảm nhận được một phần hoặc toàn bộ và nằm được quyền sở hữu nó.

Giao tiếp, trung thực, tự nhìn nhận lại bản thân, cộng đồng, sở hữu
Hy vọng bạn đã nhận được một hình mẫu trong các giải pháp đưa ra từ bài viết này. Để giữ động lực và hiệu suất cao trong mỗi lần thay đổi, có một bộ nguyên tắc cốt lõi bạn có thể sử dụng:
-          Giao tiếp: truyền đạt thông tin về sự thay đổi một cách kịp thời và thường xuyên.
-          Trung thực: hãy minh bạch về những gì bạn có thể và không thể tiết lộ. Cung cấp những ý kiến trên và dưới thang bậc công ty.
-          Tự nhìn nhận lại bản thân: duy trì nhận thức về trạng thái tình cảm và khuyến khích mọi người làm như vậy.
-          Cộng đồng: tập hợp đội quân của bạn và trở thành tập thể lớn mạnh hơn tổng các phần bạn đang có.
-          Sở hữu: chiến thắng sự thay đổi, làm chủ hành động và tạo ra một nền văn hóa có trách nhiệm.

Khi bạn thực hiện những nguyên tắc này, nó sẽ dẫn bạn ra ánh sáng, bạn và đội nhóm của mình sẽ duy trì được động lực và hiệu suất trong suốt quá trình thay đổi.

Kate Jones