Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Tìm kiếm sự khôn ngoan từ Darwin tới Munger: Rủi ro


MƯỜI MỘT


RỦI RO


Đời không phiêu lưu không thỏa mãn, nhưng đời mà phiêu lưu được phép tồn tại ở bất kỳ dạng nào chắc sẽ ngắn ngủi.
-          Bertrand Russell (trích từ Authority and the Individual (Thẩm quyền và cá nhân))

“Tại sao anh muốn mua cổ phiếu này? Chuyện gì phải xảy ra để vụ đầu tư thành công? Nhược điểm là gì?”
Phản ánh những gì có thể đi sai. Hãy hỏi: Điều gì có thể khiến việc này rơi vào thảm họa? Nhược điểm tiềm tàng là gì? Tôi nên lo lắng cái gì? Khả năng và độ lớn của khoản thua lỗ có thể xảy ra? Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì? Tôi có thể làm gì để ngăn chặn nó? Tôi sẽ làm gì nếu nó xảy ra?
Chúng ta cần nhìn vào nhược điểm của thứ ta đầu tư. Theo tạp chí Forbes, cách lý luận của Charles Munger là:
Thực tế đơn giản là bạn không thể nói một ý tưởng có thể hoạt động hay không trừ khi bạn xem xét tất cả các tiêu cực có thể… Được, đó là một công ty tốt. Nhưng giá đủ thấp chưa? Đội ngũ quản lý là những người mà Munger và Buffett có thể thấy thoải mái với họ không? Nếu nó đủ rẻ để mua, rẻ vì một lý do sai hay lý do đúng? Như Munger đặt nó: “Mặt ngược lại là gì? Điều gì đã sai mà tôi không thấy?”
Sai lầm gây ra cả mất mát thực tế và chi phí cơ hội. Khi đầu tư, chúng ta cũng có thể bị mất vốn – chúng ta đầu tư 10 và lấy lại 5 – hoặc chúng ta nhận được lợi nhuận không đủ - ví dụ 3% so với 6% từ trái phiếu. Warren Buffett nói gì về rủi ro kinh doanh?
Khi chúng tôi nhìn vào các doanh nghiệp, chúng tôi cố gắng nhìn vào những doanh nghiệp là những vụ kinh doanh tốt hôm nay và nghĩ xem điều gì có thể đi sai. Chúng tôi nghĩ về rủi ro kinh doanh đang tồn tại trong doanh nghiệp theo hướng những gì có thể xảy ra trong 5, 10 hay 15 năm tới sẽ phá hủy, sửa chữa, hay làm suy giảm sức mạnh kinh tế chúng tôi tin tưởng hiện tại. Và với vài doanh nghiệp, tính toán là bất khả thi – ít nhất tính toán là bất khả thi với chúng tôi – và chúng tôi không nghĩ về nó nữa. Nếu chúng tôi có thể nghĩ ra rất nhiều thứ có thể đi sai, chúng tôi chỉ cần quên nó đi.
Warren Buffett nói rằng “cách tốt nhất để tối thiểu hóa rủi ro là suy nghĩ”. Ông cũng nói với chúng ta Berkshire giảm rủi ro như thế nào:
Trong chứng khoán, chúng tôi kỳ vọng mọi cam kết đều làm việc tốt vì chúng tôi tập trung vào các doanh nghiệp được đầu tư thận trọng với những năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, điều hành bởi những người có khả năng và trung thực. Nếu chúng tôi mua vào những công ty này ở các mức giá nhạy cảm, thua lỗ rất hiếm hoi. Hơn nữa, trong suốt 38 năm chúng tôi điều hành các công việc của công ty, thành quả từ vốn chủ sở hữu chúng tôi quản lý tại Berkshire (trong đó không tính vốn được quản lý tại General Re và GEICO) đã vượt quá các khoản thua lỗ với tỷ lệ khoảng 100 trên 1.
Chúng ta có cần nhận nhiều rủi ro để dẫn đầu trong đời? Charles Munger kể một câu chuyện:
Tôi có một người họ hàng theo quan hệ hôn nhân đã mất vào cuối những năm 80. Ông ấy đã bắt đầu với một cái xô nhỏ, nếu cái gì đó không được cột chặt, ông sẽ không làm nó. Ông ấy đã sống tốt và chết trong giàu có. Tôi nghĩ điều này khả thi với phần lớn những người sống như thế, khi không có nhiều rủi ro về thảm họa và người ta ảo tưởng đang dẫn đầu một số lượng hợp lý nào đó. Nó cần đánh giá rất nhiều, nhiều kỷ luật và thiếu vắng sự hiếu động thái quá. Theo phương pháp này, tôi nghĩ những người thông minh nhất có thể mang nhiều rủi ro ra khỏi cuộc sống.

Kẻ ngốc và tiền bạc của anh ta sẽ chia tay sớm.
Đặc điểm nào cần thiết để thành một nhà đầu tư dài hạn xuất sắc? Warren Buffett đưa cho chúng ta vài dẫn chứng trong bức thư của Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Berkshire Hathaway 2006, trong đó ông đề cập đến dự định thuê người của Berkshire để giúp ông thành công làm CIO (giám đốc đầu tư) của Berkshire khi nhu cầu này tăng lên:
Chọn người đúng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Tất nhiên không khó để tìm ra những người thông minh giữa các cá nhân có các bản ghi đầu tư ấn tượng. Nhưng có nhiều người đầu tư dài hạn thành công hơn những bộ não có hiệu quả tốt ở thời gian gần đây.
Theo thời gian, các thị trường sẽ làm những điều bất thường, thậm chí kỳ lạ. Một sai lầm đơn lẻ nhưng lớn có thể quét sạch một chuỗi thành công dài. Do đó, chúng tôi cần ai đó được lập trình di truyền để nhận ra và tránh những rủi ro nghiêm trọng, gồm cả những thứ chưa bao giờ xảy ra. Một số nguy hiểm ẩn nấp trong các chiến lược đầu tư không thể bị nhận ra bằng cách sử dụng các mô hình phổ biến hằng ngày do các học viện tài chính đào tạo.
Sự điều tiết cũng quan trọng. Suy nghĩ độc lập, ổn định cảm xúc, và quan tâm hiểu rõ hành vi của con người và thể chế là sống còn đối với thành công của đầu tư dài hạn.


Hậu quả của mắc sai lầm
Nếu chúng ta không thể dung thứ một hậu quả có thể xảy ra, hãy chỉ đạo từ xa nếu có thể, việc gieo trồng hạt giống của nó.
-          Warren Buffett

Kinh nghiệm nói với tôi rằng tương lai sẽ tương tự như quá khứ.
Có thể hoặc không. Chúng ta không biết tương lai. Chuyện gì đây nếu hậu quả của việc mắc sai lầm rất khủng khiếp và có thể khiến chúng ta bị tổn thất lớn? Nếu quyết định quan trọng, chúng ta nên bỏ qua phần lớn những gì đã xảy ra trong quá khứ và tập trung vào hậu quả của mắc sai lầm.
Tại sao chúng ta bảo hiểm cho ngôi nhà? Chúng ta làm thế vì hậu quả của mắc sai lầm – một vụ hỏa hoạn chẳng hạn – là phá hoại tất cả và chi phí bảo hiểm tương đối nhỏ nếu so sánh. Ví dụ, chi phí bảo hiểm $1,000 chỉ làm giảm hạnh phúc của tôi rất ít, trong khi khoản mất mát tiềm tàng là $300,000 có thể khiến tôi khốn khổ. Hãy hỏi: Cái gì có thể sai? Tôi có thể làm gì để ngăn những mối nguy hại hoặc xử lý nó nếu nó xảy ra?

John muốn mua một cửa hàng kem khác.
Biến số chính anh ấy đặt cược trong đó là “Khối lượng đơn vị bán được sẽ tăng”. Hậu quả là gì nếu anh ấy sai?
Hậu quả nếu mắc sai lầm càng tồi tệ, chúng ta càng ít nghiêng về việc hành động cụ thể hoặc chúng ta càng cần nhiều bằng chứng về sự chiếm ưu thế của cái khác hơn.
Hãy hỏi: Chi phí của mắc sai lầm là gì khi so sánh lợi ích của làm đúng với các cơ hội đầu tư khác? Chi phí: John có lẽ sẽ mất tiền, danh tiếng, và trải qua stress tinh thần. Nó cũng khiến anh ấy không tập trung vào các việc kinh doanh khác được. Lợi ích: Khả năng kiếm được nhiều tiền hơn trong một giai đoạn thời gian. Lựa chọn thay thế: Nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc kinh doanh hiện tại hoặc các cơ hội khác.
Hãy phát biểu theo cách khác: Nếu tôi làm điều đó vì tôi cược rằng khối lượng đơn vị hàng bán sẽ tăng lên nhưng tôi đã sai (khối lượng bán vẫn duy trì như thế hoặc giảm đi do cầu giảm và nhiều đối thủ cạnh tranh hơn hay môi trường không còn ưu ái), hậu quả là gì? Tôi có thể xử lý chúng? Chúng có khả năng đảo ngược lại tình huống? Nếu tôi không làm điều đó vì tôi cược rằng khối lượng đơn vị hàng bán sẽ giảm xuống hoặc giữ nguyên, nhưng tôi đã sai, hậu quả là gì? Lựa chọn thay thế nào khiến tôi mất ít nhất?
Biên độ an toàn
Chúng tôi cố gắng sắp xếp [công việc của chúng tôi] để dù bất kỳ vấn đề gì xảy ra, chúng tôi sẽ không phải “quay lại từ đầu”.
-          Charles Munger

Albert Einstein nói: “Bất kỳ ai đảm đương thiết lập bản thân thành quan tòa của sự thật , tri thức sẽ bị tiếng cười của thánh thần đánh đắm.” Chúng ta không thể tiên đoán chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Đừng bao giờ đánh giá thấp cơ hội của các sự kiện hiếm.
Để bảo vệ mình khỏi tất cả những gì không biết đang đi đâu, chúng ta có thể tránh một số tình huống, ra quyết định làm việc với một dải rộng kết quả, dự phòng hoặc có một biên độ an toàn lớn. Ví dụ, khi đầu tư tiền, điều sau có thể chỉ dẫn cho chúng ta: hãy biết rõ giá trị kinh doanh bên dưới, đừng sử dụng đòn bẩy, đi vào những tình huống mà đội ngũ quản lý có năng lực và trung thực, và hãy đầu tư với một biên độ an toàn lớn.
Chúng ta cần biên độ an toàn bao nhiêu? Warren Buffett trả lời:
Nếu bạn hiểu rõ một doanh nghiệp – nếu bạn có thể nhìn thấy tương lai của nó một cách hoàn hảo – thì rõ ràng bạn cần rất ít theo cách của biên độ an toàn. Ngược lại, càng nhiều thứ có thể xảy ra, càng không chắc chắn, doanh nghiệp càng nhiều lỗ hổng hoặc xác suất thay đổi càng lớn, biên độ an toàn bạn cần càng lớn…
Nếu bạn đang lái chiếc xe tải 9,800 pound qua một cây cầu chỉ cho phép 10,000 pounds và cây cầu chỉ cao khoảng 6 inch từ mặt đất lên, bạn có thể thấy ổn. Tuy nhiên, nếu cây cầu qua một hẻm núi lớn, bạn có lẽ muốn biên độ an toàn rộng hơn nữa. Do đó, bạn có thể chỉ lái một chiếc xe 4,000 pound qua đó. Vì vậy, nó phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của rủi ro bên dưới.
Còn điều gì quan trọng nữa? Chúng ta có cơ hội tốt hơn để tránh khỏi việc đánh giá sai và cải thiện cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta có thái độ đúng và theo đuổi những giá trị chắc chắn.
Trong cuốn tiểu sử tuyệt vời về Charles Munger của Janet Lowe, Damn Right! (Hãy chỉ trích đúng!), chúng ta có thể học hỏi vài quan điểm của Charles Munger về giá trị và hành vi từ con riêng của ông, Hal Borthwick:
Charlie gõ gõ vào khái niệm mà một người luôn luôn nên nhớ “Hãy làm tốt nhất như con có thể. Đừng bao giờ nói dối. Nếu con nói con sẽ làm nó, hãy làm đi. Không ai ném phân vào một lời xin lỗi. Hãy rời khỏi cuộc họp sớm. Đừng muộn, nhưng nếu con muộn, đừng làm phiền người khác bằng lời xin lỗi. Chỉ là biện hộ… Hãy trả lời cuộc gọi thật nhanh. Điều nữa là “không” trong năm giây. Con phải làm đầu óc mình sáng suốt. Con đừng khiến người ta phải dài cổ chờ con.”

 

Tìm kiếm sự khôn ngoan từ Darwin tới Munger: Tư duy ngược


MƯỜI


TƯ DUY NGƯỢC


Nhiều thành công trong cuộc sống và thành công trong kinh doanh đến từ việc hiểu biết những gì bạn thực sự muốn tránh – như chết sớm và một cuộc hôn nhân tồi.
-          Charles Munger
Hãy tránh khỏi thứ gây ra cái đối lập với những gì bạn muốn đạt được.
“Bạn phải luôn đảo ngược lại”, nhà toán học người Đức thế kỷ 19 Karl Jacobi nói khi được hỏi về bí mật trong các phát hiện toán học của ông. Bất cứ khi nào chúng ta cố gắng để đạt mục tiêu, giải quyết vấn đề, tiên đoán những gì có khả năng xảy ra hoặc có khả năng đúng hay sai, chúng ta nên nghĩ mọi thứ theo hướng ngược lại.

Vào buổi họp hằng tuần với các quản lý, John hỏi: “Công ty chúng ta hành động thế nào để phá hủy càng nhiều giá trị càng tốt trong một thời gian càng ngắn càng tốt?”
“Hãy đối xử với các nhân viên thật tồi tệ. Trao thưởng việc làm xấu. Đừng kêu gọi tính tư lợi của nhân viên mà hãy dùng một mục tiêu không ai hiểu được. Đừng thông báo cho mọi người công ty có ý nghĩa gì, qui tắc nào được áp dụng, và hậu quả nếu phá vỡ chúng. Hãy chắc rằng mọi người không biết phạm vi trách nhiệm của họ. Hãy đặt người đúng vào sai chỗ. Đừng để cho mọi người biết liệu họ có đạt được mục tiêu hay không. Mọi thứ nên không thể đo được. Đừng bao giờ nói cho mọi người tại sao cái đó nên được làm.
Hãy bao quanh CEO bằng những công ty con rắc rối, không năng động. Hãy cho các khách hàng quan trọng lý do để tức giận. Giao hàng chậm và sai, trễ, và kiêu ngạo sẽ trợ giúp. Hãy khiến khách hàng liên kết công ty với sự khốn khổ và hãy chắc rằng cảm giác này được củng cố mỗi khi liên hệ với công ty.”
Tư duy ngược, chúng ta có thể xác định hành động nào nên tránh. Như Charles Munger nói: “Nếu bạn được Ngân hàng Thế giới thuê để giúp Ấn độ, sẽ rất hữu dụng khi xác định ra ba cách tốt nhất làm tăng lượng man-year nghèo đói (man-year: đơn vị tính công hoặc qui mô của dự án, thiết bị, … tính trên một năm) ở Ấn độ, và sau đó, quay trở lại, hãy tránh những cách đó ra.”
Thay cho việc hỏi chúng ta có thể đạt được mục tiêu bằng cách nào, chúng ta hãy hỏi câu hỏi ngược lại: Chúng ta không muốn làm gì để đạt mục tiêu (“không theo mục tiêu”)? Nguyên nhân nào gây ra “không theo mục tiêu”? Tôi có thể tránh nó thế nào? Bây giờ tôi muốn làm gì để đạt được? Tôi có thể làm điều đó thế nào? Ví dụ, thay cho tìm xem John và Mary có thể cải thiện hôn nhân của họ thế nào, họ hỏi: “Điều gì sẽ phá hủy hôn nhân của chúng ta?” Một điều trong đó là không trung thực. Giờ họ đảo câu hỏi ngược lại và hỏi: “Chúng ta có thể cái thiện hôn nhân thế nào?” Hãy trung thực. (Hãy xem bài phát biểu nổi tiếng của Charles Munger về các toa thuốc bảo đảm nghèo khổ trong Phụ Lục Một).
Charles Munger cung cấp một ví dụ nổi bật về làm thế nào các hệ thống trì độn gây ra hành vi trì độn:
Chúng ta hãy nói về việc, bạn có mong ước làm dịch vụ công ích. Như một phần tự nhiên của việc lập kế hoạch, bạn nghĩ ngược lại và hỏi: “Tôi có thể làm gì để phá hủy nền văn minh của chúng ta?” Thật dễ. Nếu những gì bạn muốn làm là phá hủy nền văn minh của bạn, chỉ cần đi đến cơ quan lập pháp và thông qua các đạo luật tạo ra những hệ thống, trong đó, con người có thể dễ dàng lừa gạt nhau. Nó sẽ hoạt động hoàn hảo. Hãy lập hệ thống bồi thường cho công nhân ở California. Stress là thật. Và nỗi khốn khổ của nó là thật. Vì vậy bạn muốn bồi thường cho mọi người bị stress tại nơi làm việc. Có vẻ là một hành động cao quí.
Nhưng rắc rối với hành động bồi thường là, xóa bỏ một lượng lớn gian lận là việc bất khả thi. Và một khi bạn trao thưởng cho việc gian lận, bạn nhận được các luật sư quanh co, các bác sỹ quanh co, các hiệp hội quanh co, …cùng tham gia vào chương trình giới thiệu. Bạn nhận được toàn khí độc từ một hành vi tai hại. Hành vi này khiến tất cả mọi người làm nó trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn đang cố gắng giúp nền văn minh của bạn. Nhưng cái bạn làm đã tạo một thiệt hại khổng lồ. Vì vậy tốt hơn cả, hãy để mọi thứ đi theo hướng không được bồi thường – để cuộc sống khó khăn – hơn là tạo ra các hệ thống dễ gian lận.

“Đừng nghĩ về màu đỏ!”
Nếu ai đó nói với bạn đừng nghĩ về màu đỏ, bạn có lẽ sẽ tự động nghĩ về màu đó. Tại sao? Vì để biết cái gì không nên nghĩ về, não trước tiên phải nghĩ về nó đã. Khi John đang đi đánh golf và cố gắng đánh qua bẫy nước phía trước bãi cỏ xanh, anh ấy không nói với bản thân: “Tôi không muốn đánh quả bóng xuống nước,” mà thay vào đó “Tôi muốn đánh quả bóng lên bãi cỏ xanh.” Vì vậy, khi chúng ta nói với mọi người cái gì cần tránh, chúng ta nên kết thúc với cái chúng ta muốn đạt được.

Nghiên cứu sai lầm.
Marcus Porcius Cato viết: “Người khôn ngoan thu lợi từ người ngu ngốc nhiều hơn người ngu ngốc làm với người khôn ngoan; vì người khôn ngoan tránh các sai lầm của người ngu ngốc, nhưng người ngu ngốc lại không bắt chước thành công của người khôn ngoan.”
Để giảm sai lầm, chúng ta nên nghiên cứu các thất bại với những hậu quả nghiêm trọng. Cả trong kinh doanh và trong cuộc sống. Chúng ta nên nhìn vào nguyên nhân của chúng theo thời gian và xem liệu chúng có không đổi không.
Chúng ta thường học từ việc hiểu rõ tại sao cái gì đó không làm việc hơn là từ tại sao nó lại làm việc. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc đào tạo theo các câu chuyện về sai lầm bi tráng là một phương pháp hiệu quả để học. Các lỗi đều nổi bật và dễ nhớ. Nghiên cứu lỗi khuyến khích suy nghĩ hiệu quả, và cải thiện khả năng ứng xử của chúng ta với biến đổi và những tình huống mới hoặc không bình thường. Hãy hỏi: Tại sao điều đó xảy ra? Tại sao vài doanh nghiệp lại mất tiền hay thất bại? Tại sao người thông minh lại có hành vi ngu ngốc? Tại sao những vụ tai nạn nào đó xảy ra? Sai lầm nào gây hiệu quả thấp? Hoàn cảnh nào đang hiện hữu? Bài học là gì?
Khi chúng ta biết điều này, chúng ta nên hỏi: Những người nào hay việc kinh doanh nào là những thứ mà lịch sử đã chứng minh sẽ thất bại? Cách tốt nhất chúng ta có thể tránh khỏi những gì chúng ta không muốn xảy ra? Chúng ta có thể tạo ra những điều kiện tốt nhất để tránh sai lầm như thế nào? Chúng ta có thể ngăn chặn những nguyên nhân không thể loại bỏ như thế nào? Chúng ta có thể hạn chế hậu quả của những gì chúng ta muốn tránh như thế nào? Chúng ta muốn hạn chế xác suất của những thứ chúng ta muốn tránh như thế nào?
Chúng ta có thể tổ chức nghiên cứu về các lỗi lầm, bằng cách sử dụng bảng sau:
Thứ cần tránh
Nguyên nhân
Thuốc giải
Sai lầm là gì?
Tại sao những thứ đó xảy ra?
Các yếu tố rủi ro chính là gì?
Các lỗi cụ thể tham gia vào như thế nào?
Các yếu tố nào góp phần vào?
Sự ngu ngốc/ bất hợp lý
Ý tưởng lớn giúp giải thích và tiên đoán?
Cái gì hợp lý?
Tôi có thể tạo ra các điều kiện tốt nhất để ra quyết định tốt như thế nào?
Điều gì có thể được loại bỏ hay ngăn chặn?

Hãy biến tiêu cực thành lợi thế.
Năm 1796, nhà vật lý người Anh Edward Jenner phát hiện ra vắc xin. Ông nhận thấy rằng các cô gái vắt sữa bò bị một dạng virut thủy đậu nhẹ và thường không gây chết người – bệnh đậu mùa – có vẻ như miễn dịch với dạng chết người của virut bệnh đậu mùa. Sau đó ông lấy các mẫu từ các vết thương của một cô gái vắt sữa và cấy vào một cậu bé bệnh đậu mùa. Cậu bé xây dựng những kháng thể trong hệ thống miễn dịch của mình để ngăn cậu không bị đậu mùa và sau đó sống sót trong dịch bệnh.
Hãy bắt đầu với một cái kết trong đầu.
Trong thế kỷ thứ 4, nhà toán học người Hy Lạp Pappus of Alexandria viết: “Chúng ta hãy bắt đầu với thứ đang được tìm kiếm và giả thiết rằng chúng ta đã tìm thấy nó.” Hãy giả thiết chúng ta đã đạt được mục đích, rồi hỏi: Mục đích là gì? Điều này là những gì tôi muốn? Nếu vậy, tôi đến đó từ đâu trong các vị trí trước đó? Điều gì cần thiết để đạt được nó? Sau đó hãy quay ngược lại lúc bắt đầu. Bằng cách làm việc ngược, chúng ta có thể nhìn dễ dàng hơn cách thức và liệu cái gì đó có làm việc không. Một ví dụ của điều này là các nghiên cứu ngược về bệnh dịch. Các nhà nghiên cứu một căn bệnh sẽ làm việc ngược trở lại để xem các điều kiện đi kèm với nó trước đó là gì.

“Chúng ta cần kỷ luật trong trường học.”
Hậu quả là gì nếu câu này sai? Quay câu phát biểu này ngược lại và sẽ thấy đối lập với nó còn tệ hơn. Hậu quả là gì? Không thể tin được hay tiêu cực? Giả sử không có kỷ luật trong trường học, liệu có thể có nhiều hành vi chúng ta không muốn hơn không?
Khi chúng ta tin mình đang đánh giá đúng, chúng ta nên xem xét điều gì có thể gây ra cái đối lập với tiên đoán của chúng ta – những cái chúng ta không muốn xảy ra. Giả sử chúng ta đánh giá một nhân cách và kết luận rằng cá nhân có nhân cách tốt và chúng ta muốn bước vào một mối quan hệ. Hãy hỏi: Điều gì có thể phá hủy mối quan hệ này? Điều gì khiến tôi đánh giá sai nhân cách?
Những ứng dụng khác của tư duy ngược là: Nghiên cứu bằng chứng ám chỉ cái đối lập với thứ bình thường và hỏi “tại sao”. Sử dụng các qui tắc “tiêu cực” – hãy nói với mọi người rằng họ không thể làm. Thực hành cách tư duy cơ sở “không” – bắt đầu với một tờ giấy trắng và hỏi: Nếu chúng ta không làm việc chúng ta đã làm, chúng ta có thể đạt được mục tiêu bằng cách nào tốt nhất?
Chương tiếp theo về rủi ro hay xác suất thua lỗ, mất mát. Nếu chúng ta để đầu vào miệng sư tử, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu bị cắn.


Tìm kiếm sự khôn ngoan từ Darwin tới Munger: Bằng chứng


CHÍN


BẰNG CHỨNG


Tin vào lời đề nghị khi không có chỗ cho nó thành sự thật là điều không ai muốn.
-          Bertrand Russell

Bằng chứng giúp chúng ta chứng minh điều gì có thể xảy ra hay có thể đúng hoặc sai. Bằng chứng đến từ thực tế, quan sát, kinh nghiệm, so sánh, và thí nghiệm.

Các phương pháp khoa học
Thực tế, có 2 thứ: khoa học và quan điểm; thứ đầu sinh ra tri thức, thứ sau thiếu tri thức.
-          Hippocrates

Tôi có thể làm thí nghiệm nào để tìm ra điều này?
Năm 1986, tàu vũ trụ con thoi Challenger bị nổ khi phóng lên, giết chết toàn bộ các phi hành gia trên khoang. Sau thảm họa, NASA đã xem xét lại và Richard Feynman cho thấy tên lửa tăng cường nhiên liệu không an toàn khi nhiệt độ lạnh. Nhiệt độ lúc cất cánh là 32 F. Trong suốt quá trình phóng, các rung lắc khiến các khớp tên lửa di chuyển. Trong các khớp tên lửa, có các vòng cao su hình chữ O được dùng trong một giai đoạn then chốt trong hệ thống phân phối nhiên liệu của tàu con thoi.
Richard Feynman đã làm một thí nghiệm đơn giản với vòng cao su hình chữ O từ tên lửa của Challenger. Ông bóp những chiếc vòng trong một kẹp chữ C và nhúng chúng vào một cốc nước đá (32F) và thấy cao su không nở ra. Vì cao su không có khả năng phục hồi ở 32F, vòng chữ O không thể điền đầy khe hở giữa các khớp tăng cường của tên lửa đang mở rộng. Kết quả gây ra vụ nổ giữa bộ tăng cường và tàu con thoi.
Điều này cũng minh họa, một thí nghiệm không phải làm phức tạp.
Hãy làm những gì các nhà khoa học làm: chiến đấu vì tính khách quan. Các nhà khoa học cố gắng mô tả thế giới như nó vốn thế, chứ không phải như họ muốn nó như thế. Họ tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi “tại sao” và “thế nào”, cố gắng tiên đoán hiện tượng và các qui trình tự nhiên bằng cách sử dụng các phương pháp ngay thẳng khoa học. Adam Smith đã nói trong cuốn An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nation (Điều tra đặc trưng và nguyên nhân của tài sản quốc gia): “Khoa học là liều thuốc giải độc vĩ đại cho độc dược của lòng nhiệt tình và sự mê tín.”
Qui trình khoa học gồm các bước sau (tất nhiên, thử và sai, may mắn và trực giác cũng là vấn đề - các nhà khoa học sử dụng bất kỳ phương pháp nào giúp họ giải quyết được vấn đề):
Bài toán, vấn đề hoặc quan sát – Chúng ta cố gắng tìm ra một cái gì đó. Chúng ta có một bài toán hoặc chúng ta quan sát một hiện tượng và tự hỏi chuyện gì đã xảy ra và tại sao (vấn để ở đây là chuyện gì đã xảy ra).
Đoán tại sao – Chúng ta cố tìm một lời giải khả thi hoặc một giải thích (một giả thuyết cái gì đó tại sao xảy ra và xảy ra như thế nào) có thể được chứng minh hoặc bị phản bác bằng cách thử nghiệm nó qua thí nghiệm hoặc quan sát. Có lẽ vài qui tắc hoặc mô hình có thể giải quyết bài toán hoặc giải thích được quan sát của chúng ta. Phỏng đoán của chúng ta phải có khả năng đo được và thống nhất với tự nhiên và bằng chứng được chứng minh.
Tiên đoán hậu quả - Chúng ta làm việc với những hậu quả logic của phỏng đoán của chúng ta và nhìn xem cái gì có thể được ám chỉ nếu phỏng đoán của chúng ta đúng.
Thử nghiệm – “Nếu tôi làm điều này, chuyện gì sẽ xảy ra?” Khả năng thử nghiệm được là then chốt. Chúng ta so sánh các hậu quả ám chỉ từ phỏng đoán của mình bằng thí nghiệm, bằng chứng, và quan sát. Chúng ta lặp lại thí nghiệm trước lỗi, gian lận, trùng hợp ngẫu nhiên và biến đổi trong hoàn cảnh hoặc môi trường. Chúng ta thông báo các kết quả của mình một cách trung thực. Càng nhiều bằng chứng xác nhận phỏng đoán của chúng ta, phỏng đoán càng có khả năng đúng. Nếu phỏng đoán bất đồng với thí nghiệm hoặc bằng chứng, nó là sai. Như Richard Feynman nói:
Phỏng đoán của bạn đẹp đẽ thế nào không tạo nên bất kỳ điều gì khác biệt. Cũng không tạo nên bất kỳ điều gì khác biệt khi bạn thông minh đến mức nào, khi ai là người phỏng đoán, hoặc khi tên bạn là gì – nếu nó khác với thí nghiệm, nó là sai.
Darwin nhận ra rằng để một quan sát được ứng dụng, nó phải được thử nghiệm cho hoặc trước một lý thuyết, giả thuyết hay mô hình (nếu chúng ta không “đoán tại sao”, có thể không có thí nghiệm nào vì thử nghiệm không có gì để chỉ dẫn cho nó). Trên tàu HMS Beagle, trong một bức thư gửi cho bạn mình Henry Fawcett, Darwin viết:
Khoảng 30 năm trước có nhiều tranh luận rằng các nhà địa chất học chỉ phải quan sát và không được đặt ra giả thuyết; và tôi vẫn nhớ rõ ai đó nói rằng với tốc độ này một người bình thường cũng có thể đi vào hố sỏi, đếm các viên sỏi và mô tả màu sắc. Thật kì lạ biết bao khi ai đó không nên nhìn nhận rằng toàn bộ quan sát phải ủng hộ hoặc chống lại một quan điểm nào đó nếu nó thuộc về bất kỳ ngành nào.
Chúng ta không chỉ quan sát một hành vi nào đó; chúng ta quan sát với mục đích trong đầu hoặc trong ánh sáng của một học thuyết nào đó, hoặc với nền tảng về một điều quan trọng cần tìm kiếm. Tương tự khi chúng ta tìm kiếm thông tin. Charles Munger nói:
… bạn phải có ý tưởng về lý do tại sao bạn tìm kiếm thông tin. Đừng đọc các báo cáo hằng năm theo cách Francis Bacon bảo bạn làm khoa học… trong đó bạn chỉ thu thập những dữ liệu vô hạn [một số lớn dữ liệu] và rồi chỉ sau đó thôi bạn cố gắng làm cho nó có ý nghĩa. Bạn phải bắt đầu với những ý tưởng thực tế. Sau đó bạn phải nhìn xem những điều bạn đang nhìn thấy có khớp với cấu trúc mà bạn nghĩ là cơ bản không.
Dao cạo của Occam là nguyên lý cống hiến bởi nhà logic học thế kỷ 14 William of Occam: “Các thực thể không nên bị nhân lên không cần thiết.” Nếu chúng ta đối mặt với hai lời giải thích khả thi cho cùng một tiên đoán, cái dựa trên số lượng ít nhất các giả thiết không thể chứng minh sẽ được ưu tiên hơn, cho đến khi nhiều bằng chứng hơn xuất hiện. Occam không loại trừ các lời giải thích khác. Albert Einstein chú thích: “Các lý thuyết nên càng đơn giản càng tốt, nhưng đừng đơn giản hơn.”

Tìm bằng chứng từ quá khứ
Nhìn quá khứ đoán tương lai.
-          Khổng Tử

John đang suy nghĩ về việc thuê một quản lý mới. Ghi chép quá khứ của quản lý hiện tại có vấn đề gì chăng?
Warren Buffett nói:
Đánh giá tốt nhất chúng ta có thể làm về khả năng quản lý không được phụ thuộc vào những gì người ta nói, mà đơn giản là những gì bản ghi chép thể hiện. Tại Berkshire Hathaway, khi chúng tôi mua một doanh nghiệp, chúng tôi thường giữ lại bất kỳ ai đã và đang vận hành nó, vì vậy chúng tôi có một con số trung bình. Hãy lấy trường hợp của bà B. người đang quản lý Trung tâm Nội thất của chúng tôi. Hơn 50 năm qua, chúng tôi nhìn thấy bà ấy lấy $500 đưa nó vào vụ kinh doanh tạo ra $18 triệu trước thuế. Vì vậy chúng tôi biết bà ấy là người có khả năng… Rõ ràng, bài học ở đây là các bản ghi chép quá khứ là chỉ dẫn đơn lẻ tốt nhất.
Rồi sau đó bạn bước vào vấn đề với con ngựa 14 tuổi. Chúng tôi nói với bạn hãy mua The Daily Racing Form (hình thức đua ngựa hằng ngày) và thấy con ngựa đó thắng trận Kentucky Derby khi 4 tuổi. Dựa trên thành tích quá khứ, bạn biết rằng điều đó thật là địa ngục đối với một con ngựa. Nhưng giờ nó 14 tuổi và hầu như không thể di chuyển. Vì thế bạn phải tự hỏi, “Liệu có vấn đề gì về bản ghi quá khứ khiến nó trở thành một chỉ dẫn tồi khi tiên đoán tương lai?”
Các câu hỏi sau giúp chúng ta quyết định liệu bằng chứng quá khứ có đại diện cho tương lai hay không:
Quan sát: Hành vi quá khứ/hiện tại vẫn sẽ tiếp tục? Nó có thể tiếp tục trong bao lâu nữa?
Giải thích: Tại sao nó đã xảy ra trong quá khứ hoặc tại sao nó xảy ra bây giờ? Nó đã xảy ra như thế nào? Chúng ta phải hiểu các lý do tại sao kết quả quá khứ xảy ra. Các yếu tố chính là gì? Nó đòi hỏi chúng ta hiểu phương trình – các biến số then chốt tham gia và các quan hệ của chúng. Hãy bắt đầu bằng một giả thuyết. Hãy so sánh các hậu quả ẩn chứa trong lời lý giải nguyên nhân với bằng chứng phù hợp - ủng hộ và chống lại.
Tiên đoán: Bằng chứng quá khứ/hiện tại có khả năng tiên đoán (đại diện) như thế nào đối với thứ có khả năng xảy ra trong tương lai? Hãy chắc chắn bằng chứng không phải ngẫu nhiên. Cái làm việc trong quá khứ có thể là kết quả của ngẫu nhiên.
Nối tiếp và thay đổi: Điều gì cần có để các bản ghi quá khứ/hiện tại tiếp tục hoặc để đạt được mục tiêu (nhìn lại vào phương trình)? Cái gì phải xảy ra? Cái gì không phải xảy ra? Những lực nào có thể thay đổi nó hoặc gây ra cái ta không muốn? Khả năng bao nhiêu? Thuốc giải độc cho những gì ta không muốn xảy ra?
Chắc chắn và hậu quả: Tôi có bao nhiêu chắc chắn? Sự kiện đơn lẻ nào tôi cá là nó phải xảy ra hoặc không xảy ra? Hậu quả là gì nếu sai?

Làm sai lệch và Phản chứng
Tất cả các ý kiến thường thức của chúng ta luôn luôn nên rộng mở cho những lời chỉ trích.
-          Karl Popper (nhà triết học người Áo – Anh, 1902 – 1994)

Các kết quả khoa học luôn luôn có một xác suất đi kèm với nó. Ngày mai sẽ mang đến những bằng chứng mới. Thay vì kiểm tra lại phát biểu, đôi khi tốt hơn là chứng minh nó sai. Một mẩu bằng chứng đơn lẻ được ưu tiên trong phát biểu không chứng minh được sự thật của nó – nó chỉ hỗ trợ sự thật. Nhưng một mẩu bằng chứng chống lại nó sẽ cho thấy nó sai. Albert Einstein nói: “Không phải nhiều thí nghiệm có thể chứng minh tôi đúng; nhưng chỉ một thí nghiệm có thể chứng minh tôi sai.”

“Tất cả thiên nga đều trắng.”
Chúng ta kiểm nghiệm câu phát biểu này thế nào? Chúng ta có thể mở mắt, đi ra ngoài tìm những con thiên nga không trắng. Nếu chúng ta tìm thấy một con thiên nga không trắng, chúng ta đã bác bỏ câu phát biểu trên. Chúng ta càng tìm thấy nhiều thiên nga trắng, câu phát biểu trên càng được hỗ trợ. Nhưng nó không được chứng minh. Một con thiên nga đen thôi và câu phát biểu trên bị loại bỏ.

“Vũ trụ không nhiều hơn 10,000 năm tuổi.”
Thí nghiệm nào chúng ta có thể tiến hành để khiến câu phát biểu trên sai? Chúng ta có thể tìm kiếm trên bầu trời và quan sát các vì sao cách chúng ta vài triệu năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang nhìn thấy chúng khi chúng ở vài triệu năm trước.

“Phương pháp điều trị bệnh này thật tốt. Tôi đã được chữa khỏi.” “So sánh với cái gì?”
Chúng ta có thể kiểm tra việc chữa khỏi là do phương pháp điều trị, người bán thuốc tốt, sức mạnh của lời đề nghị hay sự tưởng tượng của bệnh nhân không? Để giảm lỗi và thiên kiến, các nghiên cứu y tế sử dụng một nghiên cứu đối chứng cặp giả dược mù, ngẫu nhiên hóa. Các đối tượng nghiên cứu ngẫu nhiên chia thành hai nhóm phù hợp với nhau về tuổi tác, tình trạng thể chất và các yếu tố khác. Một nhóm nhận được phương pháp điều trị này và nhóm kia dùng giả dược. Cả các đối tượng nghiên cứu và các nhà nghiên cứu đều không biết ai nhận được phương pháp nào. Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh hiệu ứng.

“Không có rủi ro nào khi sử dụng thuốc này.”
Không có bằng chứng về tổn hại (hay lợi ích), điều này không giống như bằng chứng cho cái gì đó an toàn (hay có hại). Chỉ an toàn (hay có hại) dựa trên những gì chúng ta biết cho đến nay. So sánh khảo cổ học – chỉ vì cái gì đó đã không được tìm ra không có nghĩa là nó sẽ không được tìm ra.
Hãy phản bác lại các ý tưởng. Charles Darwin luôn nhìn vào khả năng ông có thể sai:
Trong nhiều năm, tôi cũng có theo đuổi qui tắc vàng, gọi tên như vậy, vì bất cứ khi nào một mẫu thực tế được công bố, một quan sát mới hoặc ý nghĩ xuất hiện trong tôi, đối lập với các kết quả nói chung của tôi, tôi liền ghi lại nó chính xác cùng lúc đó: vì bằng kinh nghiệm tôi đã thấy rằng những mẫu thực tế và suy nghĩ như vậy thường nhanh chóng ra khỏi bộ nhớ hơn những thứ ưu ái khác. Làm chủ thói quen này, rất ít phản đối sinh ra chống lại quan điểm của tôi mà ít nhất tôi không nhận biết hay nỗ lực trả lời được…
Tôi nghĩ rằng tôi trở nên có kỹ năng hơn một chút trong phỏng đoán các giải thích đúng đắn và phát minh ra các thử nghiệm; nhưng điều này chắc có lẽ là kết quả của thực hành, và của một kho kiến thức rộng lớn. Tôi đã gặp nhiều khó khăn chưa bao giờ gặp khi tự diễn đạt rõ ràng và chính xác; và khó khăn này khiến tôi mất nhiều thời gian; nhưng nó có lợi thế bù lại khi buộc tôi nghĩ lâu hơn và chăm chú hơn về từng câu, do đó tôi được dẫn dắt để nhìn ra lỗi trong lập luận và trong các quan sát của chính tôi hay của người khác.

“Vì có nhiều bằng chứng xác thực giải thích của tôi, tôi phải đúng.”
Không nhất thiết, cùng bằng chứng đó có thể xác thực cả những giải thích khác. Hãy tìm kiếm bằng chứng phản bác lại giải thích của bạn.
Đừng dùng thời gian cho những ý tưởng đã bị bác bỏ hoặc những thứ không thể bác bỏ. Hãy hỏi: Thử nghiệm nào có thể bác bỏ điều đó? Ví dụ, ai đó nói với chúng ta rằng có sự sống trên hành tinh Zeta. Điều đó không thể thử nghiệm. Không có nghĩa là không có sự sống trên hành tinh này. Chỉ có nghĩa là không có cách nào chúng ta có thể kiểm tra nó ngay hôm nay.
Các lý thuyết dựa trên quan sát có ưu tiên cao hơn những lý thuyết đơn độc vì quan sát có thể bác bỏ các giả thuyết. Galileo Galilei đặt cơ sở cho các lý thuyết của ông dựa trên các quan sát trong cuộc tranh luận liệu mặt trời có quay quanh trái đất không.
Hãy tham gia tự phê bình. Hãy đặt câu hỏi cho các giả thuyết của bạn. Hãy giải thích cái đối lập với niềm tin của bạn. Hãy hỏi: Giả sử tôi sai, làm sao tôi biết điều đó? Tại sao một lý thuyết đối lập có thể đúng? Giả sử câu trả lời của tôi đúng, điều gì có thể khiến tôi thay đổi suy nghĩ? Sau đó, hãy tìm kiếm bằng chứng.
Chúng ta thường không nhìn vào điểm yếu của bản thân và do đó không tạo động lực để cải thiện. Vì vậy, hãy khuyến khích đúng người đưa ra các phản hồi mang tính xây dựng để giúp chúng ta cải thiện.
Hãy nhìn ngược lại và đo xem bạn đã làm ngược lại các lập luận ban đầu của mình như thế nào. Hãy tìm ra lỗi sớm và sửa chúng nhanh chóng trước khi chúng gây tác hại.
Công cụ tiếp theo buộc chúng ta phải khách quan. Charles Munger nói về cách tư duy ngược:
Thói quen trí óc của việc tư duy ngược buộc phải khách quan – vì một trong những con đường để bạn nghĩ về một thứ ngược lại là bạn lấy giả thuyết ban đầu và nói “Hãy thử bác bỏ nó.”
Đó không phải thứ mà hầu hết mọi người đều làm với giả thuyết ban đầu của mình. Họ cố gắng xác nhận nó. Đó là một xu hướng tự động trong tâm lý – thường gọi là “thiên kiến kết luận đầu tiên”. Nhưng đó chỉ là một xu hướng. Bạn có thể tự đào tạo mình tránh xa xu hướng đó tới mức độ bền bỉ. Bạn chỉ liên tục lấy giả thiết của mình và cố gắng bác bỏ nó.