Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Lớp Đông Y - Chúng Thanh Niên chùa Tứ Kỳ: Bài 3 Thuyết Âm Dương Ngũ Hành



Bài 3: Thuyết Âm Dương – Ngũ Hành


1.    Tại sao phải nghiên cứu học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong Đông y?

Vì cơ sở lý luận chủ yếu của Đông y dựa trên hai học thuyết:
-          Thuyết Âm Dương
-          Thuyết Ngũ Hành
Đông y quan niệm con người là một tiểu vũ trụ. Vũ trụ, hay trời có khí (lục khí): Phong – Hàn – Thử - Thấp – Táo – Hỏa. Đất có thức ăn (ngũ hành): Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ. Đất đi lên, trời đi xuống. Con người âm dương giao hòa ở đan điền - bể khí.
Ở nơi nào có ấm nóng là có sự sống. Ở nơi nào có lạnh là có sự chết. Ví dụ: tay chân lạnh sẽ dẫn tới thấp khớp, tai biến, chạy thận nhân tạo… vì khí không vận chuyển xuống được bên dưới.
·         Giải thích hiện tượng u vú, u tiền liệt tuyến: Khí huyết lưu thông đủ thì cơ thể ấm nóng, không đủ thì cơ thể lạnh. Lạnh lâu ngày sẽ sinh u. U thuộc về âm, phải dùng biện pháp bơm tiêu để đưa khí huyết đến.
Công thức: X (U tuyến giáp, u tiền liệt, u vú, …) + Bộ vị trong huyệt diện chẩn = Tiêu u.
Do đó phải tìm ra X mới biết cần phải day những huyệt nào để tiêu u.
·         Tắc tia sữa: do bé không bú hết sữa, để lâu tạo thành cục đặc không nhân. Một thời gian sau, khí huyết không lưu thông đến được thì thành u thật có nhân. Giải pháp: cho bé bú hết sữa, hoặc vuốt dần cho tan u cục.
·         Sỏi thận: chức năng của thận khí hóa đã được giải thích phần trước. Thận khí bị giảm, tức dương suy, khí hóa đưa tinh lên thành tủy, não, một phần bài tiết vào bàng quang ra ngoài. Khí hóa kém thì nó sẽ không bài tiết hết được qua đường tiết niệu, đọng lại, dần thành sỏi ở thận.
Ví dụ: một bác bị sỏi thận, uống canxi bị tăng sỏi. Các loại canxi, gluconate, lactate, canxi cacbonat… Đây là do uống canxi vô cơ gây sỏi, khiến sỏi ngày một to lên.
Vậy nếu người sỏi thận mà lại bị đau xương, gai cột sống, đau lưng thì có cần uống canxi không? Nếu uống nhiều nước, dùng bấm huyệt, uống kim tiền thảo, sẽ tống được viên sỏi ra, nhưng sau đó sẽ lại xuất hiện viên sỏi khác.
Câu hỏi: Tại sao canxi vào trong thận? Tại sao không bài tiết được canxi ra ngoài?
Đó là do canxi trong cơ thể được cung cấp từ 2 nguồn: bên trong (canxi dự trữ trong xương) và bên ngoài (đồ ăn cung cấp canxi hữu cơ và vô cơ, sinh sỏi chủ yếu do canxi vô cơ). Khi cơ thể thiếu canxi thì canxi được rút ra từ xương để chuyển hóa vào máu qua quá trình lọc ở thận và gan. Nếu chức năng của thận và gan kém thì sẽ không lọc được hết, một phần canxi được giữ lại. Lâu ngày sinh ra sỏi trong thận (sỏi thận) và gan (sỏi mật). Trường hợp này phải uống bổ sung canxi hữu cơ.
Bị thiếu canxi sẽ mắc chứng chuột rút, tê, nhức, mỏi, đau xương, tay chân buồn bực. Dùng kim tiền thảo: làm thận âm hư gây nóng, phải bổ thận âm. Trong thận có u thận: khí huyết không đủ do bị thiếu, bị tắc, các tế bào xâm lấn vô tổ chức gây ung thư. Thiếu thì bổ, tắc thì thông bằng cách tập luyện.
·         Tại sao càng ăn bổ càng chết nhanh?
Theo Tây y, nếu bỏ đói, cơ thể bị suy kiệt vì thiếu chất; còn tẩm bổ thì ăn xong lại ngủ, cũng nhanh chết. Khi tẩm bổ nhiều thì phải năng tập luyện. Tập các chỗ tắc khí huyết để thông, bổ thêm khí vào thì sẽ không nhanh chết.

2.    Nội dung thuyết Âm dương – Ngũ hành trong Đông y


·         Vũ trụ và con người có liên hệ như thế nào?
Con người là một tiểu vũ trụ.
Tứ Chi ứng với bốn mùa (Xuân – Hạ  - Thu – Đông).
12 tháng ứng với 12 đường kinh lạc và ứng với 12 giờ vượng của tạng phủ.
365 ngày ứng với 365 huyệt đạo chính.
Ngũ hành ứng với 5 tạng.
Lục khí ứng với 6 phủ.
Đông y sử dụng các mục trên làm công cụ hữu hiệu để chữa bệnh.
·         Hệ thống kinh lạc là gì
Đó là nơi để tuần hoàn khí huyết nuôi cơ thể. Nó cũng là cửa ngõ để các loại tà khí xâm nhập vào tạng phủ, từ đó gây bệnh.
Ví dụ:
Mùa đông lạnh, mặc không đủ ấm ra ngoài đường, cơ thể gặp lạnh, tà khí là hàn khí xâm nhập vào thận thủy, gây chân tay lạnh run, mà thận sợ lạnh. Gió thông qua da, rồi thông qua hệ thống kinh lạc xâm nhập vào thận, thận thuộc hàn nhưng lại ghét lạnh.

2.1.        Giờ vượng của tạng phủ


Giờ vượng
Bộ vị của tạng phủ
23h-1h
Mật
1h-3h
Gan
3h-5h
Phế
5h-7h
Đại tràng
7h-9h
Dạ dày (vị)
9h-11h
Tỳ
11h-13h
Tâm
13h-15h
Ruột non
15h-17h
Bàng quang
17h-19h
Thận
19h-21h
Tâm bào
21h-23h
Tam tiêu

Ví dụ: một người cứ tới 5h-7h chiều là mệt mỏi, không muốn làm gì, chán đời muốn tự tử. Tây y không chữa được, vì không phát hiện ra, chỉ cho thuốc ngủ. Đối với Đông y, truy tìm nguyên nhân, tâm là chủ về thần minh, nhưng stress do thần kinh bị thiếu khí, xáo trộn nên thận là gốc của vấn đề.
Câu hỏi của mọi người khi chữa bệnh: Bao giờ sẽ khỏi bệnh?
Trả lời: phải dựa vào cái máy đo huyết áp. Muốn nhanh hay chậm đều do mình. Cứ tập luyện rồi đo, khi nào huyết áp đúng giới hạn chuẩn thì khỏi bệnh. Còn giải pháp điều trị thì phụ thuộc:
-          Thầy thuốc
-          Người bệnh: có làm theo đúng hướng dẫn không? Nếu làm đúng mà chưa khỏi, có thể do đo huyết áp chưa chuẩn hoặc giải pháp thầy thuốc chưa đúng.

2.2.        Ngũ hành với ngũ tạng


Ngũ tạng
Phế
Thận
Can
Tâm
Tỳ
Ngũ hành
Kim
Thủy
Mộc
Hỏa
Thổ
Màu sắc
Trắng, bạc
Đen, xanh đen
Xanh lá cây
Đỏ, cam
Nâu, vàng
Hình dạng
tròn
Lượn sóng
Hình chữ nhật
Nhọn
Hình vuông

Mối quan hệ giữa con người và vũ trụ thông qua ngũ hành nên có tương sinh tương khắc, tương thừa tương vũ, vận dụng để chữa ngũ tạng.
Tương sinh
Tương khắc
mộc sinh hỏa,
hỏa sinh thổ,
thổ sinh kim,
kim sinh thủy,
thủy sinh mộc
kim khắc mộc,
mộc khắc thổ,
thổ khắc thủy,
thủy khắc hỏa,
hỏa khắc kim
Chế hóa
Tương thừa, tương vũ (khi có bất cập hoặc thái quá)
mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa.
thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ.
kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim.
thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy.

Mộc bất cập thì không những nó bị kim khắc hại một cách khác thường (tương thừa) lại còn bị thổ khinh lờn (lúc thường thì mộc khắc thổ) (tương vũ).
Mộc thái quá thì kim sẽ không khắc chế nổi theo trạng thái bình thường, khi ấy mộc sẽ khắc thổ một cách khác thường (tương thừa)
Các hành khác lý luận tương tự

Ví dụ: bạn bị phù chân. Phù thuộc thận (thuộc thủy). Thủy dư. Dùng mẹ thực tả con: mẹ là thận, con là can.
Tương sinh: kim sinh thủy, phế sinh thận => là bổ phế => phải tìm cách bổ phế khí.
Tương khắc: Kim khắc mộc, phế khắc can => chữa can (gan).
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận thủy
Thận hỏa
Phủ
Mật
Tiểu trường
Vị
Đại tràng
Bàng quang
Tam tiêu
Ngũ hành
Mộc
Hỏa
Thổ
Kim
Thủy

Lục khí
Phong
Thử
Thấp
Táo
Hàn
Hỏa
Khiếu
Mắt
Lưỡi
Môi
Mũi
Tiểu tiện, tai,  hậu môn
Sinh dục, vú
Vị
Chua
Đắng
Ngọt
Cay
Mặn
Mặn


2.3.        Lục khí ứng với lục phủ


Lục phủ
Mật
Tiểu trường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Tam tiêu
Lục khí
phong
Thử
Thấp
táo
hàn
Hỏa

3.    Tổng luận

3.1.        Tổng luận 1

-          Tạng: can, tâm, tỳ, phế, thận thủy, thận hỏa
-          Phủ: mật, tiểu trường, vị, đại trường, bàng quang, tam tiêu
-          Ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy
-          Lục khí: phong, thử, thấp, táo, hàn, hỏa
-          Khiếu (cái lỗ): mắt, lưỡi, môi, miệng, mũi, lỗ tai, lỗ hậu môn, lỗ tiểu, vú, bộ phận sinh dục
-          Vị: chua, đắng, ngọt, cay, mặn, mặn

·         Bị đắng mồm: Đắng thuộc về tâm, chữa tâm.
Đắng qui về tâm. Uống mát gan thì vị đắng đi vào tâm. Gan là mẹ của tâm. Nếu uống nhiều khi con tâm hàn quá thì mẹ can bị tổn thương.
·         Mắt bị ngứa: mắt thuộc can, chữa can.
·         U vú: kết hợp thận hỏa để chữa.
·         Uống thuốc về thận: bổ thận. Uống nước muối loãng thật nhạt thì sẽ dẫn thuốc vào thận. Thận hư đừng uống nước đá, vì nước đá hàn.
·         Huyết áp cao là bị dương quá, dùng chanh chua có tính âm.
·         Trẻ sốt: dùng chanh + glucose + orezol
·         Ăn chay: mặt sẽ xanh, chân tay tê. Vì ăn nhiều thức ăn thuộc tính hàn.
·         Xoang mũi: do thận hư. Chữa thận.
·         Bệnh Parkinson (run tay chân): gan chủ gân cơ. Chữa gan. (chứng huyết áp thấp cũng khiến người ta run rẩy tay chân, dễ bị nhầm với bệnh này)
·         Barodo (Bướu cổ): thường ở cổ, chỗ tuyến giáp. Tuyến giáp liên quan đến nội tiết. Nội tiết do thận sinh ra. Do đó phải chữa thận.
·         Say xe: là do huyết áp thấp, thiếu khí. Chữa thiếu khí là chữa dễ nhất, chỉ cần tập luyện kéo nạp khí hoặc uống nước gừng cũng kéo khí lên được. Tập luyện để tăng huyết áp lên sẽ hết say xe.
·         Uống nước miếng nhỏ mà vẫn hay bị nghẹn: là do có vật cản ở cổ. Dùng tay sờ cổ xem có dị vật (u, hạt, nhân, đàm… hay trọc khí) không.
·         Viêm họng: viêm là thực nhiệt, họng do phế chủ. Vậy phế thực nhiệt. Nếu có ho khan, sốt, hạch, thì chữa bằng bài Bách Hợp Bổ Kim Hoàn và hơ họng, dùng bổ thận thủy TW3. Nếu ho có đờm, dùng bài Nhị Trần Hoàn.
·         Quai bị: hơ vào đúng chỗ có quai bị.
·         Gan hư thì kiêng ăn quá chua. Kiêng ăn chua nhưng lại sử dụng thuốc có vị chua để chữa cho gan: ngũ vị tử (vị hơi chua làm ấm gan). Không sử dụng chanh chua vì chanh có tính hàn.
·         Tại sao bưởi chua có người ăn rất ngon, có người không ăn được?
Người thiếu chua ăn sẽ ngon. Ăn chua tác động vào lưỡi, lưỡi thuộc tâm. Bưởi mang tính âm. Tâm mang tính nóng, khai khiếu ra lưỡi cũng nóng, cũng dương, khi gặp âm thì dễ chịu, thấy ngon.
Người không ăn được bưởi chua vì tâm hỏa vượng vừa thôi, nên ăn không chịu được.
·         Tâm hỏa vượng thì thích ăn bưởi, vậy cứ ăn tiếp mãi có được không?
Chua đi vào gan thì lại hại gan. Gan là kho chứa máu, thế nên hại máu, mất máu. Gan mất máu, không đủ cung cấp máu cho tâm, lại bị thừa khí, làm cho lưỡi lại nóng, hỏa vượng lại khiến ta thèm chua. Sở thích đánh lừa chúng ta, do tâm hỏa vượng tăng lên. Nên dựa vào bảng để phân tích sở thích, rồi xem mình ăn đúng hay sai.
·         Bệnh nhân có u hay huyết áp thấp thích ăn chua. Mà thực ra u phải kiêng ăn chua do đang bị thiếu máu, tắc mạch. Nên dùng ngũ vị tử, cũng có vị chua, nhưng lại có tính ấm, làm ấm kinh can.
·         Tăng sức đề kháng cho trẻ con: khi em bé ngủ, dùng máy sấy sấy phần thắt lưng, đồng thời định kì bổ sung canxi hữu cơ. Bồi bổ cho trẻ con rất dễ, vì cơ thể chúng rất nhỏ, nên cần lượng vô cùng ít các chất.

3.2.        Tổng luận 2

Lục phủ ngũ tạng vận hành sinh ra Khí Huyết. Khí Huyết vận chuyển đi nuôi cơ thể.
Thiếu khí huyết thì phải chữa vào lục phủ ngũ tạng. Cái này phản bác quan điểm Tây y cho rằng “đau đâu chữa đó”.
·         Tinh được giữ ở ngũ tạng, nhưng được trữ ở thận.
Giữ là tạm thời, dùng ngay để vận hành nuôi cơ thể.
Trữ là lâu dài, giống như kho, để khi cần mang ra dùng.
Nếu thiếu tinh thì phải bổ thận.

3.3.        Tổng luận 3

Tinh trữ ở thận. Đầy đủ thì xung vào ống tủy xương thành tủy. Đầy nữa dồn lên hộp sọ thành não.
Chữa các bệnh về xương, chữa mất trí nhớ, rối loạn trí nhớ, bệnh về thần kinh: chữa ở thận.

3.4.        Tổng luận 4

Mối quan hệ giữa các tạng phủ trong cơ thể:
Tạng phủ sinh khí huyết nuôi cơ thể. Con đường đi bằng các ống dẫn máu, gọi là hệ thống tam tiêu, nhiều sách gọi là hệ thống kinh lạc.
BẢNG QUY NẠP TÓM TẮT THUỘC TÍNH NGŨ HÀNH
Ở TỰ NHIÊN GIỚI
5 vị
5 sắc
Thời gian
Quá trình phát triển
5 mùa
5 khí
Phương
Ngũ hành
Chua
Xanh
Sáng sớm
Sinh
Xuân
Phong
Đông
Mộc
Đắng
Đỏ
Giữa trưa
Trưởng
Hạ
Thử
Nam
Hỏa
Ngọt
Vàng
Xế chiều
Hóa
Trưởng hạ
Thấp
Trung ương
Thổ
Cay
Trắng
Sẩm tối
Thu
Thu
Táo
Tây
Kim
Mặn
Đen
Nửa đêm
Tàng
Đông
Hàn
Bắc
Thủy

Ở THÂN THỂ
5 tạng
5 phủ
5 thế
Ngũ giác
Ngũ chí
Ngũ thanh
5 biến động
Ngũ dịch
Ngũ hành
Can
Đởm
Gân
Mắt
Giận dỗi
Tiếng hét
Co quắp
Nước mắt
Mộc
Tâm
Tiểu trường
Mạch
Lưỡi
Vui mừng
Tiếng cười
Nôn
Mồ hôi
Hỏa
Tỳ
Vị
Thịt
Miệng
Lo nghĩ
Tiếng hát
Ọe
Nước dãi
Thổ
Phế
Đại trường
Lông da
Mũi
Buồn rầu
Tiếng khóc
Ho
Nước mũi
Kim
Thận
Bàng quang
Xương xẩu
Tai
Sợ hãi
Tiếng rên
Buồn
Nước bọt
Thủy

·         Bên lề
·         Thanh lọc cơ thể, thải độc nhờ bấm huyệt Thái Khê
-          Huyệt Thái Khê nằm ở gót chân, ngay sau mắt cá chân.
-          Bấm huyệt này sẽ tác động tới gan, giúp gan tăng cường thải độc, giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể.
-          Bình thường mọi người nên bấm huyệt này ngày 2 lần: sáng và tối. Mỗi lần khoảng 5 phút. Nếu bận rộn, có thể tận dụng lúc đang ngồi, đi tàu xe máy bay để bấm.
·         Khí công
-          Trong việc chăm bón cây, người ta chỉ chăm bón gốc rễ là chính. Cây héo, tưới nước vào gốc rễ.
-          Nguyên tắc của khí công cũng tương tự: hai chân ta chính là rễ cây, nơi giữ gìn sức mạnh của cơ thể; bụng ngực là thân cây; hai tay là nhánh cây; đầu là hoa quả; gốc cây là phần bụng từ rốn trở xuống tới đáy (gồm cả hậu môn và cơ quan sinh dục). Phần gốc này cực kỳ quan trọng, người luyện khí công sẽ thường xuyên tưới nước bón phân cho khu vực gốc cây này bằng hơi thở và sự để ý nhẹ nhàng. Tuyệt đối không dùng sức, không dẫn động, không co thắt, không gồng, không kéo, không đẩy…
-          Khí công tập trung bồi bổ phần gốc trước. Tự nhiên chân khí sẽ chuyển lên khai mở và nuôi dưỡng toàn bộ huyệt  mạch, làm cho não bộ phát triển kéo theo sự phát triển tâm linh Thiền định dễ dàng.
-          Chú ý ba vị trí cực kì quan trọng:
o     Huyệt đan điền: một điểm nhỏ dưới rốn khoảng 4 cm.
o    Huyệt hội âm: một điểm nhỏ nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn.
o    Ba đốt xương sống dưới cùng, gọi là Long Vỉ Quan.
Ba vị trí này nối thành một cung tròn không khép kín, cũng không đối xứng, vì huyệt đan điền nằm ở vị trí cao hơn Long vỉ quan. Cung tròn này gọi là Khiêm quan.
§  Huyệt đan điền tuy nằm ở dưới bụng, nhưng lại chịu trách nhiệm với thùy trán trên não. Khi đan điền được sung mãn thì thùy trán khai mở khiến hành giả đạt được Chánh niệm Tỉnh giác, tâm trở nên rỗng sáng, không bị xao lãng theo vọng tưởng.
§  Huyệt hội âm tuy nằm ở dưới đáy nhưng lại chịu trách nhiệm với đỉnh đầu. Khi hội âm sung mãn thì đỉnh đầu khai mở khiến hành giả trở nên có trí tuệ sắc bén, dễ nhìn ra lỗi lầm sâu kín của mình, lâu ngày tạo nên trực giác.
§  Long vỉ quan chịu trách nhiệm vùng não rộng lớn phía sau. Khi long vỉ quan sung mãn thì vùng não phía sau khai mở khiến cho hành giả vào sâu trong định dễ dàng.
Khi toàn bộ Khiêm quan sung mãn thì tạng phủ dần dần được chỉnh sửa, cải thiện, bồi bổ, sức đề kháng được nâng cao, chức năng của gan thận tim phổi đều được tăng cường. Đặc biệt hai chân rắn chắc trước, từ từ hai tay sẽ mạnh theo.

Bảng Ngũ Hành cực kỳ quan trọng trong Đông y, mọi người phải học thuộc, mới biết trị bệnh.

4.    Ứng dụng của thuyết Âm Dương – Ngũ Hành trong khám, định, và chữa bệnh


Trong Đông y quan niệm, cái gốc đẻ ra rất nhiều chứng. Vì vậy, khi chẩn bệnh, phải qui nạp các triệu chứng và nguyên nhân để tìm ra cái gốc, rồi chữa gốc.
Trong Đông y nếu giỏi về thận có thể chẩn đoán và sửa trị được rất nhiều bệnh.

4.1.        Khám bệnh

Có hai phương pháp để khám bệnh trong Đông y:
-          Dùng máy đo huyết áp (chi tiết trong bài sau)
-          Dùng tứ chẩn:
o   Hỏi
o   Nhìn
o   Nghe
o   Sờ

4.1.1.   Khám bệnh bằng cách HỎI

Phải hỏi được người bệnh những vấn đề căn bản:
-          Ăn có ngon không?
-          Phân thế nào?
-          Tiểu thế nào?
-          Kinh nguyệt thế nào?
-          Ngủ thế nào?
4.1.1.1.       HỎI về ĂN
Ăn có ngon không?
Tức là hỏi về TỲ, VỊ.
Nếu câu trả lời là thì tốt.
Nếu Không ăn ngon, tức TỲ, VỊ bị hư nhược. Phải chữa bằng cách bồi bổ TỲ, VỊ. Nhìn bảng Ngũ Hành để biết cách chọn loại dược.
4.1.1.2.       HỎI về PHÂN
·         Hình dạng phân thế nào?
-          Khuôn, nhuận hay cứng? Nếu cứng thì không tốt.
-          To hay nhỏ? Nếu nhỏ thì không tốt. Nếu phân đi nhỏ đều, mềm, khó đi, như phân trẻ con vài tuổi, có nghĩa là khí bị hư. Nên chữa bằng bổ khí.
-          Dài hay ngắn? Nếu ngắn thì không tốt.
-          Đặc hay lỏng? Nếu lỏng thì không tốt. Phân lỏng nghĩa là thận tỳ dương hư. Có thể chữa bằng cách dùng máy sấy để sấy lưng.
-          Nếu đi táo như viên bi: rất nguy hiểm. Có thể đã đang hoặc chớm bị ung thư. Chữa ngay lập tức bằng liều gấp 2,3 lần so với đi phân lỏng, ngắn. Chữa để cho nhuận vào. Dùng lục vị hay thực địa (rất bổ âm mạch).
Đi đại tiện có kèm theo đánh hơi. Hơi này là trọc khí (các khí xấu, khí độc). Khi đánh hơi bằng cách này có nghĩa là trọc khí đi xuống, thuận chiều, là tốt.
Nhưng nếu ai ợ hơi, có nghĩa là trọc khí đi ngược lên trên thoát ra ngoài qua đường miệng, ngược chiều, là xấu. Người này miệng rất hôi.
Chữa chứng hôi miệng bằng liều sau: bán hạt, trần bì, hộ pháp, cam thảo=> bốn vị này đem đun ra uống. Nhưng như thế chỉ chữa được chứng, chưa phải chữa gốc. Muốn chữa gốc, nên dùng Thủy. Chẳng hạn như lục vị rất bổ âm, chữa thừa nhiệt.
Người huyết áp thấp không được chữa cho người huyết áp thấp hoặc bị ung thư, vì nếu chữa lâu ngày mà không có biện pháp nạp điện trở lại kịp thời, sau 2-3 năm sẽ bị lây trọc khí từ người bị bệnh kia mà mắc ung thư (nguyên tắc bình thông nhau).
Cách truyền điện từ người này sang người khác gọi là nhân điện. Nếu truyền mất điện nhiều quá phải nạp điện trở lại nhanh chóng. Vì khi đó cơ thể mình có hai loại trọc khí: trọc khí của mình và trọc khí của người kia; sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Có hai kiểu nạp điện: xả trượt và xả thiền.
·         Màu sắc phân ra sao?
-          Vàng: tốt
-          Xanh vàng: sự hấp thụ thức ăn bắt đầu giảm dần.
-          Nâu: sự hấp thụ thức ăn giảm nhiều hơn
-          Xanh xanh: sự hấp thụ thức ăn kém.
-          Xanh đen: nguồn nước vào có độc. Do đó phải thanh lọc cơ thể bằng lá phan tả diệp. Không nên để phân đen trong một thời gian dài. Uống lá phan tả diệp phải uống với nhiều nước. Có bầu thì không được dùng phan tả diệp. Người mẹ sau khi sinh nên sấy hoặc hơ cột sống để khỏe mạnh.
-          Đen: giống trên. Lúc này độc tố quá nhiều. Bạn nên nhớ rằng, phân chỉ phản ánh một phần trạng thái. Nếu trong cơ thể ít độc, phân có khi không thể hiện điều đó. Nếu cơ thể nhiều độc, phân có khi chỉ hơi đen. Khi độc tố trong cơ thể cực nhiều, phân mới chuyển màu đen. Nguy cơ mắc ung thư cao. Nên cấp bách thải độc ngay cho cơ thể.
-          Trắng như nước gạo: trắng này không phải phân, mà là niêm mạc ruột non bị thải ra. Người bị thế này, ruột non mất chức năng tiêu hóa thức ăn, nên không thể hấp thụ được gì. Do đó đang bị suy dinh dưỡng nặng.
Nếu trẻ con mà bị thế này, phải chú ý đặc biệt, vì đang nhiễm virut Rota. Chữa virut Rota bằng cách dùng búp ổi non. Trai thì dùng 7 búp, gái dùng 9 búp. Búp ổi non rửa sạch rồi sao khô vàng (dương), sau đó hạ thổ 5 phút (tức đặt xuống đất để nạp âm), sau đó đun nước cho uống. Dùng liên tục trong 7 ngày.
Đi ngoài cũng chữa tương tự.
-          Đỏ: nếu phân đỏ có nghĩa là máu. Khi đó có thể có hai khả năng: trĩ hoặc ung thư. Nói chung nếu người khỏe mạnh bị thế này thường xuyên thì là dấu hiệu báo tiền ung thư. Đông y quan điểm ung thư là khí huyết đi nghịch chiều. Phòng bằng cách giữ đại tràng thật sạch. Tức phải lọc độc định kỳ hàng tháng để xả trượt.
Một cách để giúp lọc độc tố trong thận: bấm huyệt Thái Khê. Nếu bấm vào huyệt này mà buốt, có nghĩa là thận hư. Bình thường chúng ta nên bấm huyệt này ngày 2 lần sáng và tối, mỗi lần 5 phút để giải độc.
Với bệnh trĩ, Đông y khuyên không nên cắt. Trĩ phải chữa vào tỳ. Do đó phải dùng thuốc bổ tỳ khí.
Trĩ mà rong máu, có thể là rong kinh hoặc băng huyết. Nếu băng huyết, phải cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ mất mạng. Trường hợp này nên bấm huyệt 7 và 37.
·         Mùi phân thế nào?
-          Bình thường: tốt
-          Chua: rối loạn tiêu hóa. Lúc này thường là phân lỏng. Chữa bằng bổ tỳ.
-          Tanh: do không hấp thụ được thức ăn. Do tỳ hư. Chữa bằng bổ tỳ.
-          Khẳm, hôi: cơ thể nhiễm độc quá nặng, hoặc trị xạ hay nhiễm hóa chất, hoặc mắc bệnh nan y. Lúc này phải thải độc ngay, nhưng không được dùng quá liều, nếu không sẽ càng chóng chết.
Giờ đại tràng hoạt động tốt là từ 5-7h sáng. Do đó nếu đại tiện vào thời gian này là tốt nhất, nếu không sẽ tích bệnh.
Ngày nay chúng ta đều dùng bồn cầu để đi vệ sinh, tức chúng ta đại tiện ngang, đây là cách đi đại tiện không đúng cách. Cơ thể gập một góc 90 độ với thành ruột, sẽ chèn ép đường đi xuống của phân. Do đó chất cặn bã sẽ không ra hết được, tích lại trong đại tràng, lâu dần thành bệnh (táo bón, viêm đại tràng hay u, ung thư ruột). Nếu ngồi một góc 35 độ là hợp lý nhất, giống như động vật hay tự nhiên vốn tạo ra bản năng cho ta làm như vậy. Nhưng vì bồn cầu không thể thay đổi, nên giải pháp khắc phục là, mỗi lần đi đại tiện, bạn hãy đặt dưới chân một cái ghế (không cần phải ghế quá cao) để làm góc nghiêng với đường ruột về gần vị trí tự nhiên, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.
·         Số lần và số lượng đi đại tiện trong ngày
Tùy thuộc vào việc ta có đang cố ý tác động vào không. Còn bình thường, nếu đi
-          1 lần trong ngày: là tốt.
-          Nhiều lần trong ngày: xem lại có ăn thức ăn lạnh hay nhiễm nấm (ôi, thiu) không. Nếu xảy ra lâu ngày sẽ bị suy thận.
-          Nếu vài ngày mới đi một lần: bị táo bón.
Bệnh Táo bón
Người bệnh táo bón khi đi đại tiện có các triệu chứng sau:
o   Khó đi
o   Phân rắn (cứng)
o   Khô, nóng
o   Đi ít về cả số lượng lẫn số lượt: phân ít và ở dạng bi/khuôn to, dài, rắn có gai/khuôn ngắn, từ 2-3 ngày mới đi một lượt. Đôi khi cũng đi nhiều lần trong ngày.
Tây y cho rằng do thiếu nước, khoáng chất và chất xơ, nên yêu cầu phải uống nhiều nước, ăn rau xanh và hoa quả.
Đông y cho là do khí hư. Táo bón nguy hiểm hơn đi phân mềm vì có khả năng dẫn đến trĩ. Xảy ra thường xuyên sẽ dẫn tới tỳ hư, dễ bị trĩ ngoại. Chữa bằng cách dùng thủy (nước, lục vị…).

4.1.1.3.       HỎI về TIỂU
·         Màu sắc nước tiểu thế nào?
-          Vàng nhạt: tốt.
-          Vàng sậm: thận nhiệt. Chữa bằng dùng thủy.
-          Trong: thận không hoạt động. Lâu ngày nhất định sẽ phải chạy thận. Nếu mới bị, phải nạp khí ngay. Chữa bằng dùng khí và tập luyện chân.
-          Trắng đục: trong cơ thể có nhiều thấp nhiệt. Người này sẽ hay bị đau nhức xương khớp, lâu dần dẫn tới hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, viêm nhiễm nhiều chỗ như hạ tiêu, phụ khoa… rồi dẫn tới ung thư. Chữa bằng cách:
o   Dùng ngải cứu sấy khô
o   Xông ở hạ tiêu
o   Dùng quế chi phục linh tán
-          Đỏ: có thể là do thận nhiệt hoặc tiền ung thư. Nếu là thận nhiệt thì bổ cứu bằng thủy.

·         Số lần đi tiểu trong ngày
Đi tiểu bình thường phụ thuộc lượng nước đi vào cơ thể và việc bộ máy trong cơ thể có vận hành tốt hay không. Trên các sách báo thường khuyên mỗi người nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Đây là lời khuyên nguy hiểm, vì nó phải dựa trên nhu cầu và cơ địa, bệnh trạng mỗi người. Chỉ cần uống khi bạn cảm thấy khát hay khô miệng là được.
Trong trạng thái bình thường, cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tốt thì nếu bạn uống vào 1,5-2 lít nước/ngày sẽ đi tiểu 4-6 lần/ngày. Nếu uống nước nhiều hơn sẽ đi tiểu nhiều hơn, hoặc uống ít hơn sẽ đi ít hơn là bình thường.
-          Bình thường: 4-6 lần/ngày
-          Ít: tức uống nước nhiều nhưng ít đi tiểu, hoặc lượng tiểu ít, khi đó âm hư nặng. Cần uống thêm nước.
-          Nhiều: trên 10 lần liên tục (nhưng không phải do bia rượu hay uống quá nhiều nước tại một thời điểm). Khi đó khí bị hư. Chữa bằng cách bồi bổ thận khí.
-          Tiểu đi bị mắc (tắc) liên tục: trong người có u. Nên dùng trinh nữ hoàng cung và bồi bổ thận khí.
·         Có đi tiểu đêm không?
Đêm thuộc về âm. Âm thịnh dương sẽ suy.
Tiểu đêm là âm hư, dương lấn. Lúc này thận hư cả âm lẫn dương (âm dương lưỡng hư).
Chữa bằng cách: làm tiêu bên thận dương nhiều hơn bên thận âm (dùng bài thuốc Thận Dương)
·         Đi tiểu có bị buốt không?
Nếu tiểu mà buốt là bị viêm và thận nhiệt. Thận nhiệt sinh thấp nhiệt. Chữa bằng quế chi phục linh tán và bổ thủy.
Quế chi phục linh tán thường hay dùng chữa viêm, xưng (như viêm phụ khoa), nhưng không dùng một mình.

4.1.1.4.       HỎI về KINH NGUYỆT
·         Chu kì kinh nguyệt và lượng thế nào?
-          Bình thường chu kì kinh nguyệt là 28-30 ngày, mỗi lần kéo dài 5-7 ngày.
-          Nếu ít hơn trên: đang bị thiếu máu. Phải bổ âm, bổ huyết. Chữa bằng dùng thủy và cung cấp qua nước, thức ăn.
-          Nếu tắc hẳn: rối loạn nội tiết tố và thiếu máu trầm trọng. Nếu không chữa sớm có thể bị đa nang buồng trứng. Sau này sinh ra vô số bệnh khác như u, tắc vòi trứng, ung thư buồng trứng, chửa ngoài dạ con…
-          Nếu nhiều hơn bình thường: có khả năng bị rong huyết. (xem trường hợp rong huyết ở dưới)
·         Màu sắc kinh nguyệt thế nào?
-          Đỏ tươi: tốt.
-          Đỏ sậm: thiếu oxy. Nên tập các bài tập hít thở.
-          Đen (khô): thiếu máu trầm trọng. Để lâu dài sẽ sinh u ở 3 nơi: tử cung, ngực, tuyến giáp. Khi đã có u ở một trong ba nơi này, dù có cắt đi thì u lại mọc tiếp ở hai nơi còn lại.
·         Có bị đau bụng kinh không?
Nếu bị đau bụng kinh nghĩa là trong cơ thể huyết bị tắc ứ. Kinh sẽ ra cục màu đỏ sậm hoặc đen.
Chữa bằng cách kéo nạp khí. Chẳng hạn giã hạt tiêu hoặc quế (chứa rất nhiều vitamin K) ra uống.
·         Có bị rong huyết không?
Nếu bị rong huyết, nghĩa là tỳ nhiệt. Tỳ thuộc thổ. Nên chữa bằng cách hạ nhiệt tỳ (bổ phế âm) và dùng thủy (để phá thổ).

4.1.1.5.       HỎI về NGỦ
Ngủ có ngon không?
Thế nào là ngủ ngon?
Ngủ ngon là nằm một lúc (không quá 30 phút) là ngủ ngay, không ngáy, dậy không bị mệt, tinh thần minh mẫn.
Nếu ngủ không ngon, có thể rơi vào những trường hợp sau:
-          Khó ngủ nhẹ: từ 30 phút – 1 tiếng mới ngủ được
-          Khó ngủ nặng: mãi mà không ngủ được. Nguyên nhân có thể do:
o   Ngoại cảnh: tự cứu trị. Tinh thần luôn là yếu tố quan trọng nhất, phải luôn giữ cho tinh thần thật tích cực, không bị yếu tố ngoại cảnh chi phối tiêu cực.
o   Thiếu máu: phải bổ máu
o   Gan hư: nếu không chữa sớm sẽ bị chai gan, ung thư gan.
-          Không sâu, hay mơ màng
o   Nếu mơ ít: bình thường, do hơi căng thẳng, hoặc thiếu máu nhẹ.
o   Nếu mê man: gan và tâm hư, huyết ứ, thiếu oxy.
o   Nếu chân đập thình thịch, dựng chân vung tay, bóng đè: thiếu máu trầm trọng toàn thân. Lâu ngày cơ tim sẽ thiếu máu và dẫn tới ung thư máu.
-          Nếu ngủ nhiều, mê mệt khi tỉnh dậy: do đàm thấp nhiều làm bít hết tim mạch. Để chữa có thể dùng 2 bài: Nhị Trần Hoàn (chữa phế) hoặc Bình vị tán (chữa dạ dày).

4.1.1.6.       HỎI về các CHỨNG đang gặp
CHỨNG ở đây là triệu chứng. Chủ yếu hỏi bệnh nhân về các triệu chứng đau, nằm ở bộ vị nào. Các chứng đau đều do khí và huyết, khí hoặc huyết không thông gây ra.
Khi lên phương án chữa, nhớ rằng trong âm có dương, trong dương có âm. Đừng bao giờ chỉ chữa một chiều.
Chữa/kiểm tra bằng huyệt thì không được ấn mạnh, mạnh có thể khiến bệnh nhân ngất. Thuốc không phải thần dược, huyệt mới là thần dược. Huyệt là nội dược. Thuốc là ngoại dược. Bấm huyệt có tác động tức thì, hiệu quả thấy ngay. Dùng thuốc phải sau một thời gian nhất định mới có tác động, hiệu quả hay không còn tùy cơ địa, môi trường, tay nghề thầy thuốc.  Một huyệt có thể chữa được nhiều chứng, vì đó là sự phản chiếu đa hệ trên mặt (nghiên cứu thêm phần diện chẩn).
a.    Đau lưng
Khi chạm đến lưng có nghĩa là chạm tới gốc của vấn đề, lúc chữa trị phải cứu gốc.
Hỏi chi tiết đau ở vị trí nào của lưng:
-          Đau thắt lưng: thuộc về thận âm.
-          Đau chính giữa thắt lưng, chỗ cạp quần: thuộc thận khí. Thận khí thuộc thủy. Kim sinh thủy. Kim là phế. Nên phải chữa phế.

b.    Đau đầu
-          Đau nửa đầu:
o   Nửa đầu trái: thiếu máu cơ tim từ rất lâu năm mà không biết. Thoạt tiên giảm đau bằng cách ấn đầu vai bên trái, chỗ vị trí cao nhất, day một lúc.
o   Nửa đầu phải: thiếu máu toàn thân trầm trọng. Giảm đau nhanh bằng cách ấn điểm cao nhất ở đầu vai bên phải, day một lúc.
-          Đau đỉnh đầu: do thiếu oxy lên não. Giảm đau bằng cách lấy tay ấn thẳng vào đỉnh đầu (thóp). Sờ thóp nếu thấy phồng lên và cứng thì ngày ngày phải xoa nhẹ thóp thường xuyên cho xẹp xuống. Thóp luôn phải mềm, hơi trũng xuống một chút. Có thể massage bằng cách dùng tay cào đầu và đúng các huyệt vị để giảm đau hiệu quả (như spa).
-          Đau sau gáy: thường kèm theo cảm giác tê. Lúc này toàn bộ cơ thể đã vô cùng suy yếu. Dùng tay sờ từ dưới gáy lên trên, các ngón tay làm thao tác đẩy lên xuống để đưa máu lên trên. Ngày ngày làm thao tác như vậy, giảm đau rất hiệu quả.
-          Đau nhức trán: do hỏa vượng. Giảm đau bằng cách sờ trán, dùng tay vuốt và day các huyệt trên trán để giảm đau.
-          Hai bên thái dương đau và giật mạnh: hỏa vượng, máu không lên não được. Dùng tay vuốt từ giữa trán tới hai bên thái dương. Nếu xảy ra thường xuyên là có bệnh. Phải dùng máy đo huyết áp, rồi dựa vào huyết áp đo được mới chẩn bệnh tiếp được.

c.    Đau khớp
-          Cổ, vai, gáy đều mỏi: phải hỏi bệnh nhân xem trước đó có uống nước đá không? Có dùng bia lạnh không? Có ngồi điều hòa lạnh không? Có xả nước lạnh vào gáy không? Một nguyên nhân khác là do thoái hóa đốt sống cổ. Tóm lại, đây là do hàn nhiệt, thiếu canxi và thận hư.
Đôi khi cũng có thể do cực nhiệt sinh ra khi khí mạnh hơn huyết, làm cột sống khô gây thoái hóa. Chẳng hạn buổi sáng ta dậy sẽ thấy bị cứng cổ. Trường hợp này chữa bằng cách xoa bóp và bổ âm.
-          Khớp gối đau:
o   Do tràn dịch. Dịch ứ tại các khớp. Khí sẽ giúp dịch bị đẩy ra ngoài. Thận khí giúp khai thông thủy đạo. Do đó có thể dùng máy sấy tóc để sấy chỗ có dịch, làm tăng tiết dịch tốt, tiêu dịch độc.
o   Do khớp bị khô. Nên bổ âm và hơ. Nếu không bổ âm thì đừng hơ.

d.    Đau răng
Đau răng, bản thân cái răng đau không phải chỉ là nó, mà phản ánh một bộ vị khác bị đau. Phải chữa cái bộ vị khai khiếu ra nó.

-          Hai răng cửa đau buốt: báo hiệu đau tim. Cần lưu ý theo dõi tim. Có thể dùng bài thuốc Đông y phổ thông để bổ tâm.
-          Răng sún: do thận hư nên không sinh tủy cho răng được.
-          Đau hai răng cạnh răng cửa: có vấn đề về gan.
-          Đau răng hàm: thận có vấn đề rất nặng. Răng hàm bên trái (cả hàm trên cũng như hàm dưới) đau báo hiệu thận trái hư nhược. Răng hàm bên phải báo hiệu thận phải. Phải bổ thận.
Ghi nhớ, sống chết không được nhổ răng hàm, vì sẽ giảm thọ.
-          Răng ê buốt: giống như khi ăn chua. Lúc này phải uống canxi, bổ thận âm. Có thể thêm một chút bổ thận dương.
-          Chảy máu chân răng: một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư. Lúc này phải xác định vị trí chân răng bị chảy máu. Tỳ nhiếp huyết (cầm máu). Toàn bộ tỳ bị hư (âm dương lưỡng hư). Thường xuất hiện ở người già hoặc người có nội tạng hư hại từ lâu mà không biết. Nếu có thêm chỉ số huyết áp, sẽ xác định được có phải ung thư hay không. Điều trị bằng cả Đông và Tây y kết hợp cho hiệu quả tốt hơn.
-          Sâu răng:
o   Nếu ở men ngoài: sâu nhẹ, dùng thuốc tây y hoặc phòng bệnh.
o   Nếu vào tủy (nặng): nên đi hàn và bổ thận âm.
o   Nếu bị thủng cả mặt răng: nên bịt răng lại, bổ sung canxi, bổ thận âm và bổ tỳ.
Chú ý bổ thận âm: tùy mức độ nặng nhẹ của sâu và độ cao hay thấp của sốt đi kèm mà dùng liều lượng thích hợp.
-          Viêm lợi: tỳ hư. Nên bổ tỳ.
-          Môi khô ngay cả mùa hè: tỳ âm kém nhuận. Nên bổ tỳ âm.
-          Nhiệt miệng (cùng với chảy máu chân răng): là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư. Có thể ủ bệnh tới 20 năm. Nhất là với người trẻ, lúc khí lực còn sung mãn, che lấp bộ vị bị hư khiến ta không chú ý, đến lúc phát bệnh thì đi rất nhanh. Nhiệt miệng là do hỏa vượng đốt huyết rất mạnh, nước bọt (thủy, thuộc âm) sẽ cạn, huyết ứ xuất ra lưỡi.
Phải xác định vị trí nhiệt: đầu lưỡi, cạnh lưỡi, cuống lưỡi hay toàn bộ lưỡi? Mỗi vị trí sẽ phản ánh bộ phận nào trong cơ thể đang bị hư nhược, ung thư sau này sẽ từ đó mà ra.
Nếu có triệu chứng sốt về chiều, vã mồ hôi như tắm là đang ung thư.

e.    Đau mắt
Tinh hoa của ngũ tạng nằm ở con mắt. Gan khai khiếu ra mắt, nên có đau gì ở mắt, trước hết vấn đề nằm ở gan.
Trong cấu tạo con mắt, lại chia nhỏ hơn: lòng trắng chỉ phế, con ngươi chỉ thận, lòng đen chỉ gan, mí chỉ tỳ, điểm đầu của mắt chỉ tâm. Từ đó mà đoán bệnh.
-          Mắt đỏ: thường do gan quá nóng làm xuất hiện đốm đỏ trong mắt. Ngoài ra mắt đỏ có thể vì những nguyên nhân sau:
o   Dị vật vào mắt: dùng cách chữa mẹo bằng lưỡi. Nếu dị vật vào mắt trái, dùng lưỡi liếm mép ngoài bên phải. Dị vật vào mắt phải, dùng lưỡi liếm mép ngoài bên trái. Có thể chữa hiệu quả kiểu đó vì Đông y có nguyên lý Đồng Hình Tương Tụ, chữa mắt dùng môi (do môi được phản ánh qua mắt, mắt được phản ánh qua môi).
o   Viêm kết mạc, viêm giác mạc, sốt cao: do vi khuẩn gây ra. Gan nhiệt. Có thể sử dụng thủ pháp hơ tại chỗ bộ vị phản chiếu để tiêu viêm (hơ bằng máy sấy tóc) và hơ mắt (hơ bằng ngải cứu). Đồng thời uống thuốc làm mát gan.
o   Do thiếu ngủ: nên giữ thói quen ngủ đủ giấc.
o   Khóc
o   Uống rượu bia: cách chữa nhanh nhất
§  Day huyệt 26, 1, 41
§  Sau đó dùng đá chườm lên những huyệt này
§  Cho uống nước chanh pha đường/mật ong/glucose . Sau đó cho đi nằm.
o   Tức giận: đây là cách hại thân nhất. Không nên để môi trường tác động xấu đến tâm lý, từ đó ảnh hưởng tới các tạng phủ trong cơ thể. Tức giận nhiều hại gan.
o   Tăng huyết áp: giống trường hợp say bia rượu. Nhưng sau khi giải cứu nhanh bằng biện pháp giống say bia rượu, phải tìm gốc bệnh để trị gốc.
o   Do virut: không hoặc hiếm có thuốc chữa. Chỉ phụ thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Cách tốt nhất là phải tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhất là lúc bị bệnh. Có thể tăng sức đề kháng (tăng khí huyết tốt) bằng cách: làm mát gan và bổ khí.
Chú ý phân biệt vi rút với vi khuẩn. Virut nhỏ hơn vi khuẩn nhiều, chỉ là tế bào chưa hoàn thiện, có khả năng lây lan nhanh chóng, nguy hiểm hơn rất nhiều (vì có thể gây ra biến chứng), không dùng thuốc hay có dùng thuốc cũng không mấy tác dụng, chỉ phụ thuộc vào sức đề kháng (hệ miễn dịch) của cơ thể tự chống chọi, sau một thời gian sẽ tự khỏi.
Làm mát có nhiều cách. Nhưng phương thuốc đơn giản, phổ thông và hiệu quả nhất là sản phẩm Bổ Thận Thủy Trung Ương 3.
Bổ khí ở đây là bổ chính khí (tức khí cho hệ thống miễn dịch). Có nhiều cách. Đơn giản nhất cũng vẫn là dùng sản phẩm Bổ Thận Thủy TW3 như trên. Đây là bài thuốc Lục Vị nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông, vô cũng dễ thực hiện và hiệu dụng. Ngoài ra nên tập khí công.
-          Mắt tự nhiên đỏ (tia máu ở lòng trắng): do phế nhiệt. Phải chữa gan và phế.
-          Lòng đen có xuất hiện đốm trắng, hoặc vành trắng, hoặc ngả đục, hoặc vòng đen bị khuyết: gan thiếu máu. Khi nào trắng toàn phần thì gan hỏng.
-          Lòng trắng bị vàng: do gan. Vàng là thổ (tỳ), do đó liên quan đến tỳ. Phế thuộc Kim, kim khắc mộc.
-          Con ngươi mắt bị màu trắng: con ngươi thuộc thủy, cùng hành với thận, bàng quang. Trắng thuộc kim, cùng hành với phế, đại tràng. Kim sinh thủy. Mà kim thực thủy hư. Thực tả con, phải đồng thời giảm kim nâng thủy, tức cách chữa là: giảm phế, đại tràng; bổ thận, bàng quang.
·         Tại sao mắt cô giáo luôn đỏ? Mắt là tinh hoa của ngũ tạng. Khi mắt đỏ là nội tạng có hư tổn. Đối với cô giáo, nhiệt độc trong người rất cao, do thói quen thức khuya và uống cà phê. Chất kích thích đốt huyết rất mạnh. Mặt cô có nhiều mụn trắng vì âm hư nặng, nóng từ trong phát ra.

f.     Đau bụng
-          Đau dưới rốn, bẹn: thấp nhiệt, có ổ dịch hay u cục (bàng quang, dạ con…)
-          Đau ức: trào ngược dạ dày. Phải ấn huyệt trung quản.

g.    Đau tai
Tai là khai khiếu của thận.
-          Đau, buốt, nhói, ù tai trái: thận âm hư, quả thận bên trái hư.
-          Đau tai phải: quả thận bên phải hư.
Quả thận: tức gồm cả thận âm và thận dương, cùng thịt, khí huyết.
Cách chữa: bổ thận âm và tỳ vị. Nếu bị ù thì phải uống ngay. Bổ thận âm phải đi kèm với bổ tỳ vị.
Cụ thể với từng chứng đau tai như sau:
-          Ù tai: là chứng hay bị bỏ qua vì xảy ra thoảng qua. Thường hay đi kèm với đau buốt ống chân. Kết hợp thêm với chỉ số từ máy đo huyết áp, sẽ biết được nguyên nhân chính là thận âm hư. Thận âm là nơi chứa khí và huyết đã cạn, khiến thận nóng lên, gây ra ù tai, hoa mắt, lâu dần có thể sinh chứng rối loạn tiền đình. Phương pháp trị là bổ thận âm và dùng máy sấy tóc để sấy vào lưng.
-          Nhức tai: phải bổ thận. Lượng bao nhiêu phụ thuộc chỉ số huyết áp.
-          Viêm tai, có mủ ở tai: thường bị lâu ngày. Nên dùng điếu ngải cứu hơ để tiêu viêm và bổ thận.
-          Điếc tai: liên quan phức tạp đến hệ thống thần kinh não bộ.
-          Màng nhĩ thủng hoặc chảy mủ: liên quan đến cơ sở.
·         Hiện tượng rối loạn tiền đình (ốc tai, người bị có cảm giác quay cuồng, chân không chạm đất): phụ nữ bị nhiều hơn nam giới, nam giới bị chủ yếu do uống nhiều rượu. Bệnh này do gan (can), tâm quá nóng. Khí nóng ở thận chạy lên tâm, can. Phương pháp trị: làm ấm nóng vùng thận âm, tức bổ thận âm hoặc mua thực địa về đun ra nước uống vì thực địa có tính trệ, nhưng bổ âm mạnh.

4.1.2.   Khám bệnh bằng cách SỜ

-          Sờ tay:
o   Sờ lòng bàn tay: nếu nóng bỏng là âm hư nặng, thiếu huyết.
§  Dịch ở lòng bàn tay (mồ hôi, nước, dịch…): phải dùng ngón tay miết thật mạnh lên các đường chỉ tay trong lòng bàn tay mới ra dịch. Nếu thấy tiết ra nhiều dịch là rối loạn thần kinh tim. Phương pháp đơn giản nhất là hơ bằng máy sấy tóc lên lòng bàn tay để chống thoát dương. Phương pháp khác là bổ sung canxi định kỳ. Hoặc bổ sung đường gluco.
§  Nhiệt độ: nếu nóng bỏng là âm hư, phải bổ huyết. Nếu lạnh là dương hư, nguy hiểm hơn (cái gì lạnh cũng nguy hiểm hơn nóng vì dễ chết, lạnh là dấu hiệu của cái chết) nhưng dễ chữa hơn trường hợp nóng. Người ta thường bổ khí, tức hơ bằng máy sấy tóc vào thẳng tay hay chân bị lạnh và tập thở.
o   Sờ mu bàn tay: nếu nóng bỏng là cực kỳ nhiệt.
-          Sờ chân: tương tự như sờ tay.
-          Sau khi sờ tay và chân, có thể xảy ra trường hợp:
o   Tay nóng chân lạnh (thượng nhiệt hạ hàn): chết từ dưới chết lên. Do đó, đâu lạnh thì phải bổ nhiệt, đâu nóng là chỗ đó âm hư, phải xác định bộ vị nào cần bổ âm.
-          Sờ trán (nếu cần): thường so sánh nhiệt độ giữa trán và cằm. Tùy nhiệt độ nóng lạnh để xác định huyết áp cao hay thấp.
-          Sờ các bộ vị (như sườn phải, lưng, … khi người bệnh khai rằng bị đau cụ thể ở đâu đó):
Phải biết kỹ thuật vuốt để xác định u. Ví dụ: vuốt họng phải vuốt từ sau tai chậm rãi qua họng rồi xuống dưới cổ, nếu thấy cục là u đã lớn. U nhỏ thường khó xác định được bằng tay.
Chú ý phân biệt giữa hạch và u.
o   Hạch: chỉ xuất hiện khi bị viêm, là cách hệ miễn dịch của cơ thể tự sinh ra để bảo vệ và tăng cường khả năng chống lại tác nhân bên ngoài. Nói chung hạch là tốt.
o   U: xuất hiện khi thiếu máu.
·         Bệnh ngoài da, nếu không lây nhiễm thì vẫn nên sờ bề mặt da để xác định độ rát.
·         Lang ben (bạch đới – trắng loang lổ): cô chưa tìm ra nguyên nhân.
·         Ráy tai bị ướt tự nhiên: do tiên thiên yếu, thận hư. Dùng phương pháp hơ và chữa thận.
·         Nám da trên mặt: nám ở chỗ nào là phản ánh bộ vị tương ứng nào đó có vấn đề. Phải xử lý bên trong (nội tiết tố, chủ yếu là thận) bằng phương pháp uống hoặc nhiều cách. Còn việc bôi đắp hay hơ chỉ trị bên ngoài.
·         Thần kinh hoang tưởng: khi bộ não bị kích thích, gan bị sơ tiết quá nặng, người bệnh không phân biệt được thực ảo, có thể tưởng người khác là con vật, đồ vật, hay muốn giết mình mà có những hành động tội ác.
Can tàng hồn. Do đó phải chữa gan, chứ không phải tiêm thuốc thần kinh vào não như Tây y, càng khiến hoang tưởng nặng hơn hoặc khiến não bị tê liệt dần.
·         Mụn cóc, mụn thịt: do âm hư. Bổ đủ máu thì mụn cóc sẽ tự tiêu hết.
·         Bệnh á sừng: chữa phế (phế chủ lông, mao).

·         Bên lề
LÀM SAO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ NGON?
90% người dân không biết ngủ thế nào là tốt, nên ngủ thế nào để khi thức dậy đầy năng lượng.
Tại sao mọi người đều cảm thấy phải ngủ 7 hay 8 tiếng một ngày? Thực ra đó chỉ là thói quen nghỉ ngơi được dưỡng thành từ nhỏ. Khoa học cho thấy con người không cần thời gian ngủ quá nhiều. Chỉ cần 3 phút ngủ thực sự chất lượng vào buổi trưa là bạn có thể tỉnh táo như vừa ngủ 2 giờ ở thời điểm khác.
Xét về chất lượng giấc ngủ, ngủ tại canh giờ Tý (23h đêm – 1h sáng) là tốt nhất. Nếu bạn ngủ 5 phút ở canh giờ này là tương đương với ngủ 6 giờ ở các canh giờ khác. Cung giờ Ngọ (11h trưa – 13h chiều) cũng có hiệu quả tương tự như giờ Tý. Nếu bạn bị mất ngủ, hay có việc phải thức khuya, chỉ cần cố gắng ngủ vào đúng giờ Tý hay giờ Ngọ, dù chỉ là 20 phút cũng được. Dù bận đại sự gì thì cũng cố mà ép mình ngủ vào hai canh giờ đó. Tương tự nguyên lý chuyển động của vũ trụ, địa cầu, kinh dịch, cân bằng âm dương, khi ngủ đúng và đủ vào hai canh giờ trên, bạn sẽ cảm nhận được một nguồn năng lượng chạy từ tim xuống đan điền (nơi bụng dưới), thủy hỏa được bồi bổ, tinh thần phấn chấn gấp trăm lần.
Nếu bạn ngủ lúc trời gần sáng thì cả ngày hôm sau rất dễ váng đầu. Sau giờ Tý mà bạn vẫn chưa ngủ là không tốt. Nghiêm trọng hơn, nếu thức đến tận 4-5h sáng. Từ 5-6h sáng, bạn phải kết thúc giấc ngủ của mình, nếu vẫn cố ngủ bù, bạn sẽ bị mệt mỏi, đau đầu khi tỉnh dậy hoặc mệt mỏi cả ngày hôm đó.
Nhiều người bị mất ngủ, hoặc có cảm giác ngủ chưa đủ, khiến người luôn váng vất mệt mỏi, là do họ thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về giấc ngủ.
Phương Pháp Ngủ
Ngủ cũng có quy tắc.
Từ 23h – 3h sáng (từ giờ Tý đến giờ Sửu) là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Mật từ gan sẽ được tiết vào máu. Nằm xuống thì máu chảy về gan, đứng dậy thì máu chảy đi. Vì thế nếu ngủ đúng vào khoảng thời gian này, mật từ gan sẽ tiết vào máu, lọc bỏ chất độc, chất thải, làm cho huyết dịch trở nên tươi mới, trong sạch, ngày nào cũng thế thì đến 100 tuổi cũng không bị viêm gan hay sỏi mật. Bạn chỉ cần đi nằm từ 22h, lặng lẽ không nói chuyện, giấc ngủ tự nhiên sẽ đến vào khoảng 23h.
Người thức đêm quá nhiều, mật từ gan sẽ không được đưa đủ vào máu, huyết dịch tự nhiên không được thải độc, không được làm sạch, mật trong gan cũng không làm sao tiết ra được đều đặn. Từ đó gây sỏi mật, u nang, viêm gan B… Trước khi ngủ khoảng nửa giờ, không nên nói chuyện, vì khi nói chuyện, sẽ kinh động đến phổi, tâm, và dẫn tới trạng thái hưng phấn của não bộ, khiến bạn rất khó chìm vào giấc ngủ.
Ngủ vào giờ Hợi (từ 21h-23h): ở cung giờ này, ba kinh mạch chính của cơ thể (tam tiêu) hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác. Ngủ vào giờ Hợi thì trăm kinh mạch đều được nhu dưỡng. Những người sống trăm tuổi thường có thói quen đi ngủ trước 21h. Phụ nữ muốn kéo dài tuổi thanh xuân thì nên đi ngủ sớm vào giờ Hợi.
Giờ Dần (3h-5h sáng) là lúc kinh mạch phổi hoạt động rất mạnh, có thể rời giường, lúc này là tốt nhất, để khí trong phổi được giãn ra. Cần hít thở dài và chậm để dương khí đi vào cơ thể êm thuận, hoàn thành sự trao đổi chất, loại bỏ hết trọc khí để phổi được thanh lọc. Thức dậy giờ này là thuận với dương khí từ mặt trời, để hỗ trợ và điều dưỡng phổi tốt nhất, bắt đầu ngày mới với dương khí sung mãn nhất. Dậy vào các giờ sau đó, cơ thể mất dần cơ hội tốt nhất, khó phát động dương khí; dương khí sẽ xuống hạ bộ thân thể và không thể sinh ra từ dưới mệnh môn, gây mất cân bằng về khí, có thể tổn hại đến thể chất và tinh thần của bạn.
Từ 5h-7h sáng là kinh mạch đại tràng hoạt động mạnh nhất. Cơ thể lúc này cần bài xuất mọi xú uế ra ngoài. Nếu bạn vẫn chưa dậy khỏi giường lúc này thì đại tràng không được kích hoạt đầy đủ, không bài tiết chất thải hết, sẽ khiến độc tố đi vào cơ thể, gây nguy hại đến khí huyết và lục phủ ngũ tạng.
Từ 7h-9h sáng là lúc kinh mạch dạ dày hoạt động mạnh nhất. Ăn uống lúc này rất mau tiêu hóa.
Từ 9h-11h sáng là lúc kinh mạch tỳ vị hoạt động mạnh nhất, do đó tiêu thụ và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu giờ này bạn vẫn chưa rời giường thì dịch dạ dày sẽ tích tụ nhiều, làm ăn mòn, lở loét dạ dày, gây ra bệnh tật, không tiêu hóa tốt, trung khí rối loạn. Vì thế nhất định không được nằm ỳ, càng nằm ỳ càng khiến người mệt mỏi và sinh bệnh.
Các vĩ nhân đều dậy vào 3h-4h sáng. Khoa học chứng minh dậy sáng sớm chịu ít áp lực về tinh thần, người cũng ít bệnh tật về thần kinh nhất. Nhưng không nên ra ngoài trời luyện tập lúc quá sớm (trước 4h-5h sáng), vì lúc đó mặt trời chưa mọc, dưới đất các dòng khí xấu tích tụ bắt đầu bốc lên, có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thân thể.
Khi ngủ tốt nhất nên đóng cửa sổ, không bật quạt, không bật điều hòa. Vì sao vậy?
Khi người ta ngủ, khí huyết lưu thông chậm chạp, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, bề mặt ngoài cơ thể sẽ hình thành một lớp dương khí bao bọc có tác dụng “quỉ mị bất xâm” (đến quỉ dữ cũng không xâm nhập vào được). Nếu lớp dương khí này sung mãn khắp cơ thể, ngủ sẽ không gặp ác mộng và không gì xâm nhập được vào trong cơ thể.
Nếu mở cửa hay bật quạt, gió lạnh xâm nhập vào gân. Nếu bật điều hòa còn nặng và nguy hiểm hơn, hàn lạnh có thể xâm nhập vào tận xương. Khi cơ thể bị phong hàn xâm nhập sẽ bị tổn thương, sáng dậy mặt vàng, cổ và gáy tê cứng, khớp xương đau nhức, có người còn phát sốt.
Nếu trời nóng thì có thể mở cửa chính khi ngủ. Nếu quá nóng phải bật điều hòa, thì nhớ giữ ấm tay, chân, cổ, bụng, tốt nhất không để da thịt lộ ra ngoài trừ khuôn mặt, không để gió điều hòa thốc trực tiếp vào người.
Dù bạn đi ngủ sớm, nhưng vẫn không thể ngủ được, là do thiếu dương khí. Phải bồi bổ dương khí.
Lá gan bị bốc hỏa hay dạ dày có vấn đề cũng khiến ngủ bất an. Dạ dày bị hàn do thiếu dương khí hoặc uống nhiều trà xanh; hoặc dạ dày bị nhiệt bốc lên khiến miệng thở gấp; hoặc dạ dày bị khô, thiếu nước làm miệng lưỡi khô ráp, háo nước; hoặc dạ dày bị đầy khí hư khiến bụng trướng, người đổ mồ hôi lạnh; hoặc dạ dày quá tải vì ăn nhiều không kịp tiêu hóa hết khiến bụng trướng phình; đều làm bạn ngủ không yên.
Lúc ngủ, dù trời nóng hay lạnh, tứ chi luôn phải được giữ ấm. Vì tứ chi thuộc dương. Tứ chi không ấm, thận dương sẽ hao tổn. Sẽ rất tốt nếu trước khi ngủ bạn ủ ấm được tay chân, rốn, hội âm (vị trí giữa hậu môn và bộ phận tiểu tiện).
Nên ngủ sớm, mùa đông không nên ngủ quá 6 tiếng. Mùa xuân, hạ, thu nên ngủ sâu được 5 tiếng là đủ.
Đối với người khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ, trước khi ngủ khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, bạn nên luyện tập một chút để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Sau này thành thói quen thì chỉ cần tập trước 30 phút trên giường là ngủ được.
Cách 1: Thiền hoặc khí công tâm pháp.
Cách 2: Ngồi xếp bằng.
Ngồi xếp bằng tự nhiên trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên, cảm nhận các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp từng nhịp nhẹ nhàng. Khi thấy ngáp chảy nước mắt là đã đạt hiệu quả tốt nhất. Chỉ cần ngả lưng xuống là có thể ngủ.
Cách 3: Nằm ngửa trên giường, hít thở tự nhiên, cảm giác hơi thở như gió xuân. Xoa bóp ngón chân cái rồi lần lượt tới các ngón chân khác cho tới khi thấy nóng. Sau đó xoa lên bắp chân, lên đùi. Nếu hết một lượt mà vẫn còn tỉnh táo thì lại làm lượt tiếp theo, cho đến khi nào buồn ngủ.
Cách 4: Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải. Lòng bàn tay phải là hỏa, tai phải là nước, thế nằm như vậy gọi là cơ chế thủy hỏa tức tế (nước lửa tiếp xúc). Khi đó trên cơ thể hình thành thế tâm thận tương giao, dễ ngủ, nếu làm lâu dài, có thể dưỡng tâm ích thận.

Tóm lại, dưỡng thân thể chỉ có 3 việc: một là ngủ, hai là bài tiết, ba là ăn uống. Mọi thứ khác (bôi đắp thuốc, luyện tập, …) chỉ là phụ trợ. Trong ba việc đó thì giấc ngủ là đệ nhất. Nếu ăn uống sai cách thì phải tập trung vào bài tiết. Ngủ phải lấy tinh thần làm chủ. Tinh thần phải lấy an tâm làm chủ. Tùy tuổi tác, thanh niên và người trưởng thành chỉ nên ngủ nhiều nhất 7-8h mỗi ngày, trẻ nhỏ từ 8-10h mỗi ngày, người già hay người bệnh chỉ nên không quá 6h mỗi ngày. Ngủ nhiều hơn sẽ váng vất, mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, mặt đỏ mắt trướng, tứ chi mềm nhũn. Ngủ quá 12h mỗi ngày sẽ chết sớm.