Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Sợ hãi - cách hành xử phù hợp di truyền từ tổ tiên chúng ta


"Những nỗi sợ hãi của chúng ta luôn luôn nhiều hơn số lượng nguy hiểm."
-          Lucius Annaeus Seneca (Nhà triết học La Mã, 4 TCN-65)

Các hành khách lên chuyến bay 651 đi Chicago. Hai giờ sau khi cất cánh, người phục vụ chuyến bay nghe thấy tiếng ồn khả nghi từ phòng vệ sinh. Các hành khách bắt đầu truyền nhau. Sự hoảng loạn tràn ra.

Chúng ta đều sợ hãi những sự kiện bi đát và đe dọa chúng ta. Ta sợ mất sức khỏe, gia đình, bạn bè, an toàn, tiền bạc, địa vị xã hội, quyền lực, hay công việc. Chúng ta cũng sợ hãi bạo lực, tội phạm, trừng phạt, từ chối, thất bại, không biết, sự cố bất thình lình, những gì không thể tiên đoán trước hay những gì không thể điều khiển được. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngay khi chứng kiến một sự kiện gây chấn thương cũng có thể sinh ra những phản ứng sợ hãi giống như chính bạn bị chấn thương vậy.
Nỗi sợ hãi là cảm xúc cơ bản nhất của chúng ta. Sợ hãi tiến hóa để giúp chúng ta dự đoán nguy hiểm và tránh đau đớn. Nhà văn khoa học Rush Dozier đã viết trong cuốn Fear itself (Bản chất nỗi sợ hãi): “ Nỗi sợ hãi là cơ bản, vì sự sống là cơ bản. Nếu chúng ta chết, mọi thứ đều trở nên vô giá trị.”

Nhân loại đã phát triển cảm xúc mạnh mẽ về nỗi sợ hãi. Môi trường của tổ tiên chúng ta đầy hiểm nguy. Nỗi sợ hãi với những nguy hiểm vật lý, sự không thừa nhận của xã hội, thiếu thức ăn, không bạn tình, thú dữ, v.v… Tự tồn tại là một sự khuyến khích mạnh mẽ. Các sai lầm có thể phải trả giá cực đắt. Giả sử hai cá thể cùng nghe thấy một âm thanh lạ sau bụi rậm. Một người nhìn ra phía sau bụi rậm và bị một con rắn độc cắn rồi chết. Người kia nhìn những gì đã xảy ra, chạy trốn và sống sót. Luôn giả thiết có mối đe dọa sau những bụi cây và chạy trốn có thể cứu mạng ta. Chi phí của sai lầm và chạy khi không có con rắn nào là rất nhỏ. Nhưng cái giá của việc ở lại quanh quẩn khi có một con rắn có thể là chính mạng sống. Thất bại trong việc phát hiện ra các mối đe dọa tiềm tàng thường phải trả giá đắt hơn một cảnh báo sai. Tổ tiên chúng ta đã học thông qua việc thử và sai trong một thời gian dài, đau khổ có thể tránh được nếu họ sợ hãi. Họ sống sót thoát khỏi các hiểm nguy vì họ đã học được phải đáp trả như thế nào.
Nếu đau khổ và sung sướng là những chỉ dẫn hướng chúng ta tới sống sót và sinh sản, nỗi sợ hãi là dấu hiệu cảnh báo sinh học của chúng ta để tránh khỏi nỗi đau.  Sợ hãi cảnh báo chúng ta những đe dọa tiềm tàng và giữ chúng ta không hành động theo những con đường dẫn đến tự diệt. Nó giúp chúng ta tránh khỏi những đe dọa và khiến chúng ta hành động để ngăn chặn những tổn thương lớn hơn. Sợ hãi chỉ dẫn ta tránh khỏi những gì đã không làm việc trong quá khứ. Sợ hãi gây ra lo lắng và băn khoăn, một phản ứng bình thường trước các hiểm nguy vật lý. Nó kích hoạt các hormone như adrenaline và cortisol, chúng khiến chúng ta luôn chú ý các nguy cơ vì chúng ta đang cần tập trung trọn vẹn vào việc thoát ra khỏi mối đe dọa.
Mức độ sợ hãi mà chúng ta cảm nhận phụ thuộc vào việc biên dịch nguy cơ và nhận thức cách điều khiển. Chúng ta càng cảm thấy vô dụng và dễ bị tổn thương bao nhiêu, cảm xúc sợ hãi càng mạnh bấy nhiêu.
Giả sử bạn đang đi dạo một mình lúc đêm khuya trên một con phố hoang ở thành phố New York. Bỗng nhiên bạn nghe thấy những bước chân phía sau bạn. Chuyện gì xảy ra? Ngay lập tức bạn cảm thấy đang rơi vào tình trạng tồi tệ nhất – cướp, cưỡng hiếp, v.v… Hệ thống thần kinh tự trị của bạn sẽ chuyển giao và chuẩn bị cho bạn chiến đấu hoặc chạy trốn. Phản ứng của bạn bắt đầu hình thành trong bộ não và kích hoạt một quá trình hóa sinh học. Nhịp tim, nhịp thở, áp suất máu, xung thần kinh và lượng đường trong máu bạn đều tăng lên. Hành vi thông thường khi bạn là nạn nhân của stress, cũng được nhận thức tương tự. Bạn phản ứng với nỗi sợ hãi trên một con phố hoang vì tiến hóa đã đóng gói vào trong não bạn và đăng ký nỗi đau khổ này cần nhạy cảm hơn bất kỳ cảm xúc nào khác. Bạn đã sử dụng “bộ nhớ” của quá khứ các tổ tiên của bạn – hệ thống sợ hãi nguyên thủy của bạn để chiến đấu hoặc chạy trốn.
Những gì chúng ta sợ hãi và cường độ phản ứng của chúng ta phụ thuộc vào các gene, kinh nghiệm sống, và tình huống cụ thể. Thoạt tiên bạn sẽ phản ứng theo bản năng, nhưng nếu tình huống này bạn đã có kinh nghiệm trước đó (vì não bạn đã được nối dây liên tục với các kinh nghiệm sống), phản ứng cuối cùng có thể bình tĩnh hơn. Bạn nhìn quanh và thấy một bà già đang dắt chó đi dạo. Hoặc bạn có lẽ sẽ chạy mất, vì bạn muốn tránh những tình huống như trong quá khứ khiến bạn đau đớn. Bạn càng được tiếp xúc với một kích thích càng nhiều, dù là thứ rất kinh khủng đi chăng nữa, ngưỡng chịu đựng sợ hãi của bạn càng cao. Nếu bạn đã từng đi dạo trên cùng con phố hoang này rất nhiều lần trước đó và nhận ra mỗi lần tiếng ồn đều từ bà già dắt chó đi dạo kia, bạn có lẽ sẽ không sợ hãi nữa. Trừ khi một điều gì đó kinh khủng đã xảy ra.

Thường thường các cảm xúc mang thông tin cảm tính giúp chúng ta ra quyết định tốt hơn. Ví dụ, tội lỗi có thể làm chúng ta ăn năn hối hận khi gây ra những việc sai trái, và ta sẽ sữa chữa. Nó cũng có thể khiến ta hợp tác. Sự thù ghét có vẻ cũng là một phản ứng với nguy hiểm bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật và nguy cơ bị làm hại. Xấu hổ cũng giúp ta tránh vài cám dỗ hay giảm rủi ro đối đấu trong nhóm. Người không thể trải nghiệm với các đáp ứng cảm xúc do não bị thương tổn, sẽ có thể không có khả năng học từ sai lầm hay lựa chọn một cách thức mạnh lạc.
(Trích Tìm kiếm trí khôn: Từ Darwin tới Munger - Peter Bevelin)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét