Nếu con người không vị tha như bản chất tự
nhiên, họ có thể hợp tác không?
Trợ giúp lẫn
nhau có giá trị sống còn to lớn. Nhưng con người đã cộng tác với nhau trong
hoàn cảnh nào? Trò chơi Prisoner’s Dilemma (Bài toán khó của tù nhân)
có lẽ sẽ mở ra tia sáng cho vấn đề: Giả sử bạn và đối tác đồng ý đi ăn trộm. Cả
hai bạn bị cảnh sát bắt và hỏi cung từng người một. Không đủ bằng chứng để kết
tội bạn, trừ khi đối tác của bạn thú nhận. Điều tra viên cho các bạn lựa chọn hợp
tác hoặc không.
“Nếu cả hai từ chối phạm tội, vẫn đủ bằng chứng
đưa cả hai vào tù một năm.”
“Nếu cả hai thú nhận, cả hai cùng vào tù 3
năm.”
“Nếu bạn thú nhận nhưng đối tác của bạn từ
chối, bạn được tự do còn đối tác của bạn sẽ đi tù 10 năm.”
“Nếu bạn từ chối nhưng đối tác của bạn thú nhận,
bạn sẽ vào tù 10 năm.”
Bạn nên làm gì? Kết
quả của bạn đều phụ thuộc vào những gì đối tác của bạn làm. Từ quan điểm của một
người ngoài cuộc, có vẻ như tốt nhất là cả hai cùng chối tội (chỉ bị tù 1 năm).
Nhưng từ quan điểm cá nhân của chính bạn, có vẻ như tốt nhất là thừa nhận (tự
do). Vấn đề là bạn không biết đối tác của bạn sẽ làm gì. Nếu anh ta phản bội bạn,
tốt hơn là bạn cũng phản bội anh ta và cùng nhận 3 năm tù, thay cho 10 năm nếu
bạn chối tội còn anh ta thừa nhận. Nếu anh ta từ chối nhận tội, cũng vẫn tốt
hơn là bạn nên thừa nhận vì bạn sẽ được tự do, hơn là 1 năm tù nếu bạn cũng
không thừa nhận.
Vì cả hai cùng
theo đuổi logic như thế và đều nhận tội, cả hai bạn sẽ đi tù 3 năm. Làm những
gì bạn tin là tốt nhất sẽ dẫn đến kết quả tồi tệ hơn nếu hai bạn cùng hợp tác
và từ chối. Nhưng đây là một tình thế khó khăn. Bạn không biết liệu bạn có nên
tin tưởng đối tác của mình hay không. Hợp tác chỉ có thể vận hành nếu bạn và đối
tác của bạn tin tưởng lẫn nhau.
Các thử nghiệm
cho thấy, nếu người ta chơi game thua lên thua xuống, họ học được một điều, sẽ
có lợi hơn nếu hợp tác. Việc lặp đi lặp lại sẽ kiểm tra độ tin cậy. Tin tưởng
là chìa khóa và rất mong manh. Nó có thể biến mất lúc nào đó. Tổng thống Mỹ thế
kỷ 19 Abraham Lincoln đã viết: “Nếu bạn làm mất lòng tin của quần chúng, bạn
không bao giờ có thể dành lại sự tôn trọng và yêu mến của họ. “
Cách khác tạo ra
sự hợp tác là để cho các đối tác giao tiếp trong suốt trò chơi. Nói chuyện sẽ
khích lệ việc cộng tác. Vì con người là động vật xã hội, họ có thể thay đổi
hành vi của mình để người khác có lợi thế. Cuối cùng, vấn đề của lòng tin và
trao cho các cá nhân lời khích lệ hợp tác.
Trong chương ba
cuốn The Descent of Man (Nguồn gốc
loài người), Charles Darwin viết:
Vào thời điểm hành động, con người không nghi
ngờ nữa, sẽ hành động theo sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn; và dù đôi khi điều đó cũng
có lẽ nhắc nhở anh ta hướng tới những hành vi cao quý nhất, nói chung nó vẫn dẫn
dắt anh ta đi tới thỏa mãn các mong muốn cá nhân của chính anh ta nhiều hơn là
chi phí cho người khác. Nhưng sau khi đã thỏa mãn bản thân, khi quá khứ và các ấn
tượng trở nên yếu ớt hơn đối lập với những bản năng xã hội bất tận, việc trừng
phạt chắc chắn sẽ đến. Con người khi đó sẽ cảm thấy bất mãn với bản thân, và sẽ
giải quyết bằng ít hoặc nhiều nỗ lực hơn nữa để hành động khác đi trong tương
lai. Đó gọi là lương tâm; khi lương tâm nhìn lại và phán xét quá khứ, trong đó
có cả những loại bất mãn kia, nếu yếu đuối, chúng ta sẽ kêu gọi sự nuối tiếc,
và nếu nghiêm trọng, sẽ ăn năn hối hận.
Nhưng chúng ta
cũng phải nhận thấy giao tiếp có thể cũng lừa phỉnh. Con người cũng giả dối.
Cũng như vậy, giao tiếp trò chuyện không phải hoàn hảo – có thể có lỗi hay hiểu
nhầm.
Chiến lược được
sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài là một phiên bản hiện đại của “răng đền
răng” hay TIT – FOR – TAT. Nó cho rằng, chúng ta nên hợp tác ngay từ lần gặp đầu
tiên và sau đó làm bất kỳ những cái gì mà “đối thủ” của chúng ta đã làm trong
quá khứ. Khi đối thủ của bạn hợp tác, chúng ta nên hợp tác. Khi đối thủ không hợp
tác, chúng ta nên trả đũa. Rồi sau đó hãy tha thứ và quay lại hợp tác lần kế tiếp.
Nó tưởng thưởng sự hợp tác đã qua và trừng phạt việc bỏ đi trước đây. Nó giả sử
rằng trò chơi được lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác. Thực tế chúng ta sẽ
không bao giờ biết liệu chúng ta có gặp lại đối thủ đó trong tương lai hay
không. Cũng như đối thủ, chúng ta cũng không biết khi nào trò chơi kết thúc, có
vẻ công bằng. Tất nhiên, trò Prisoner’s Dilemma chỉ là trò chơi hai người. Thực
tế thường là sự tương tác của rất nhiều người.
Có một nhóm các
nhà khoa học nói rằng, chúng ta cư xử tốt hơn người khác – các con cháu họ hàng
gần về mặt di truyền với chúng ta. Đó là sự chọn lọc nhân thân. Chúng ta hành xử
vị tha với thân nhân mình vì họ chia sẻ các gene chung với ta. Các nghiên cứu
chỉ ra rằng trong các loài có tính xã hội, họ hàng thường giúp nhau nhiều nhất.
Hai cá thể càng gần gũi nhau về mặt di truyền, họ càng có khuynh hướng đối xử với
nhau tốt hơn. Nếu bạn hy sinh điều gì cho con cái bạn, có lẽ sẽ tổn hại bản
thân bạn, nhưng vì con cái của bạn chia sẻ các gene của bạn, hiệu ứng nói chung
là vẫn tích cực. Các nhà khoa học cho rằng một thử nghiệm chọn lọc thân nhân là
những gì chúng ta có thể làm nếu một người họ hàng và một người bạn tốt cùng sắp
bị chết đuối. Chúng ta chỉ có thể cứu được một trong số họ. Điều gì xảy ra nếu
một trong số họ là anh em họ hàng xa mà bạn chỉ gặp 2 lần, còn người bạn kia
ngày nào cũng cùng bạn chơi đùa? Bạn sẽ cứu ai?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét