Giá trị của sự sống
Nếu bạn có tiền
và muốn cứu rỗi các sinh mạng, tốt hơn hết bạn nên đặt giá cho mỗi sinh mạng.
Scott Alexander giải thích điều này tốt hơn tôi.
Nhưng đừng nhầm
lẫn giá cả của sự sống với giá trị của sự sống. Tôi thấy việc đó xảy ra quá thường
xuyên. Để sửa lỗi này, tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện nhỏ.
*
* *
Ngày xửa ngày
xưa, có một ngôi làng toàn người bất tử sống rất ôn hòa. Họ dường như không bao
giờ đi qua tuổi thanh xuân, nhưng vẫn có thể chết vì đói khát hoặc thương tật.
Có lẽ vì cuộc sống của họ quá lâu dài và đầy đủ, họ đều đánh giá cao nhau và
chung sống hòa bình. Quả thực, không có nơi nào mà dân làng không thể tới để cứu
ai đó trong số họ khỏi hủy diệt ngoài mong đợi.
Chí ít đó là cuộc
sống trước khi con rồng xuất hiện.
Loài rồng chỉ
khao khát hai thứ từ con người, chắc bạn đã biết: vàng và thịt. Khốn khổ thay
cho dân làng, con rồng này thực sự vô cùng mạnh – gần như bất khả chiến bại, lại
xảo quyệt. Con rồng có khả năng dễ dàng giết toàn bộ dân làng tức thì này đưa
ra một tối hậu thư trâng tráo:
Hằng năm, mỗi người dân trong làng phải nộp
thuế bằng vàng, lượng vàng này tỷ lệ với số tuổi của người đó. Ai không trả đủ
thuế sẽ bị ăn thịt.
Dân làng nài nỉ
van cầu, họ khóc lóc rồi giận dữ, nhưng con rồng chẳng nhúc nhích. Nó chỉ cho họ
thấy mấy đống đá có vẻ giống những mỏ vàng lớn và bảo họ làm việc.
Dân làng cố hết
sức. Họ làm việc thực sự. Họ không phải là thợ mỏ, nhưng họ học rất nhanh. Họ
lao động rách rưới, ném đá, đào đất bằng bàn tay trần cho tới khi những ngón
tay chảy máu, đi săn bắn hái lượm càng ít càng tốt, để nơi trú ngụ của mình hư
hỏng đi – may ra họ có thể không phải nộp thuế cho rồng. Cuối năm, con rồng trở
lại, lấy toàn bộ số vàng họ có và mười người dân già nhất (vì từ bỏ những người
già nhất là cách để cứu được nhiều người nhất).
Bị dồn vào thế
cùng quẫn, dân làng quyết tâm cố gắng chăm chỉ hơn nữa trong thời gian tới. Họ
căng mình làm hết khả năng và còn hơn thế nữa. Họ chạy đua với thời gian. Họ trở
nên hốc hác và rách rưới. Đôi mắt họ chùng xuống, da họ xám xịt, cánh tay họ gầy
nhẳng. Họ tự thúc mình làm việc quá vất vả, cho tới khi họ ngã xuống trong các
hầm mỏ. Lần sau, khi con rồng tới, nó lấy đi toàn bộ số vàng và 50 người.
Chiến lược này của
họ không hiệu quả.
Nhưng dân làng
sinh ra thuộc loài người, mà khéo léo là đặc tính di truyền của loài người. Vì
thế vào năm thứ ba, những người làng còn sống sót cảm thấy cay đắng với hoàn cảnh
này, bèn quyết định phải đi săn bắn hái lượm và trở nên mạnh hơn, chấp nhận việc
họ phải tự chăm sóc mình trước khi có thể chăm sóc bạn bè đồng loại. Họ bắt đầu
làm cuốc và xẻng, vì nhận ra không thể tự cứu mình chỉ bằng đôi bàn tay trần.
Cuối năm thứ ba,
con rồng tới lấy toàn bộ vàng và 100 người, vì lúc này cơ sở hạ tầng chưa bắt đầu
sinh lợi cho họ.
Nhưng vào cuối
năm thứ tư, con rồng chỉ còn lấy đi 2 người.
Rất nhanh sau
đó, con rồng (rất vui mừng vì sự tiến bộ của họ) đã thông báo với dân làng rằng
từ giờ thuế bắt đầu tăng nhanh hơn, theo cấp số nhân.
Lúc này, dân
làng chỉ gật đầu, và rèn luyện để cơn nóng giận của mình dần trở nên lạnh lẽo.
Rồi rất nhiều, rất
nhiều năm qua đi kể từ khi con rồng đến ngôi làng. Thực ra đó không còn là một
ngôi làng nữa: ngôi làng đã phát triển thành một thành phố, rồi thành phố phát
triển thành một đất nước văn minh.
Dân số bây giờ
trẻ hơn. Người trưởng thành đã khôn ngoan hơn và năng suất hơn, nên có thể thu
được nhiều vàng hơn từ đất mỗi giờ, nhưng đơn giản sẽ tới thời điểm năng suất
gia tăng này không còn đáng giá bằng chi phí cho sự sống. Khi thời điểm đó đến,
những người già sẽ tự nguyện cho đi sinh mạng mình, vì họ không thuộc tuýp người
muốn mua sự sống của mình bằng cái giá của hai người khác.
Trên thực tế, việc
cân bằng nhọc nhằn như thế rất phổ biến. Từ lâu dân làng đã khám phá ra sự
chuyên môn hóa và làm kinh tế, giờ đây hầu hết mọi người không còn làm việc
trong các hầm mỏ nữa. Một số dành thời gian nuôi trồng và chuẩn bị thức ăn, số
khác dành thời gian bảo trì nơi trú ngụ, số khác nữa dành thời gian sáng tạo những
công cụ và phương pháp mới có thể theo kịp tốc độ tăng thuế khủng khiếp của rồng.
Một số lại dành cuộc đời cho nghệ thuật và giải trí – vì dân làng đã học được tầm
quan trọng của việc duy trì động lực và tinh thần.
(Còn một số dân
làng, ở sâu dưới lòng đất, xa tầm mắt con rồng, đang thiết kế vũ khí.)
Vì thế, bạn sẽ
thấy trong xã hội văn minh này, có những người cống hiến cuộc đời không phải để
đào vàng, mà viết sách – nhưng nếu bạn nhìn gần hơn, bạn sẽ nhận ra việc đó chỉ
xảy ra khi vị tác giả kia có thể cứu rỗi được nhiều sinh mạng hơn nếu vị đó làm
việc trực tiếp trong hầm mỏ nhờ làm tăng tinh thần và năng suất của mọi người.
Do đó, song song với việc cứu rỗi được ngày càng nhiều sinh mạng mỗi năm, nền
văn minh này vẫn sản xuất sách vở, sân khấu và phim ảnh.
Điều ấy có nghĩa
là trong thời hiện đại, bạn có thể tính ra chi phí chính xác để cứu rỗi thêm một
sinh mạng. Nó cho thấy, một sinh mạng có cùng mức giá với một nghìn vé xem
phim.
Khi điều đó xảy
ra, hai công dân trong thế giới bị rồng áp bức này, Alice và Bob, đã có cuộc trò
chuyện về giá trị sống, ngay lúc này. Hãy lắng nghe nào:
Alice: Cậu thấy
đấy, giá trị thực sự của một sinh mạng tương đương với khoảng một nghìn lượt
xem bộ phim bom tấn mới nhất.
Bob: Vớ vẩn! Một
sự sống đáng giá hơn nhiều so với hai ngàn giờ xem phim! Sự sống là vô giá! Cậu
không thể đặt giá cho một đời người!
Alice: Rõ ràng
thế còn gì! Nếu cậu hành động không nhất quán với việc định giá sự sống, nhất định
cậu sẽ bị lẫn lộn tiền bạc nếu muốn cứu rỗi thêm nhiều sinh mạng hơn nữa. Nếu cậu
muốn cứu được càng nhiều người càng tốt với chỉ một số lượng tiền hữu hạn, cậu
buộc phải
đặt giá cho sự sống!
Bob: Nhưng một
ngàn lượt xem một bộ phim chỉ đơn giản là không đáng giá bằng một cuộc đời! Nếu
tôi phải chọn giữa một ngàn lượt người xem một bộ phim bom tấn và sự sống của mẹ
tôi, tất nhiên tôi sẽ chọn sự sống của mẹ tôi dù chỉ một ngày!
Alice: Phải, nhưng
trực giác kiểu này không phù hợp. Thị trường sinh mạng ở đây đang hiệu quả, và
thị trường nói rằng, một sinh mạng tương đương với khoảng một ngàn lượt xem bộ
phim bom tấn mới nhất. Sự sống của mẹ cậu không giá trị hơn niềm vui tích lũy từ
một ngàn người trải qua khi xem bộ phim bom tấn mới nhất! Trải nghiệm xem phim
và sự sống của mẹ cậu đã trở thành có cùng giá trị, và nếu trực giác của cậu
không chấp nhận điều này, cậu sẽ phải sửa nó!
Bạn có nhìn ra
sai lầm ở đây không?
Alice và Bob, cả
hai vừa đúng, lại vừa sai.
Alice đúng vì
dân làng buộc phải đối xử với một sinh mạng tương đương với vài nghìn giờ xem
phim. Do toàn bộ dân làng vẫn đang cố cứu nhau, nên một nghìn người này sẽ chỉ
đi xem phim nếu việc đó tạo ra thêm động lực và tinh thần để họ tạo thêm lượng
của cải đủ để cứu thêm một người nữa. Nếu bạn buộc những người này ngừng đi xem
phim, thay vào đó đưa số tiền này của họ vào sản xuất vàng thì toàn bộ lượng
vàng được sản xuất ra sẽ ít hơn, vì thế sẽ có nhiều người bị ăn thịt hơn. Bob phải
cân bằng giữa hai nghìn giờ xem phim và một sinh mạng, nếu cậu ấy muốn tối đa
hóa số lượng sinh mạng được cứu sống.
Nhưng Bob cũng
đúng khi nói giá trị một cuộc đời còn lớn hơn nhiều so với hai nghìn giờ xem
phim!
Lời của Alice được
hiểu là tổng toàn bộ trải nghiệm của hai nghìn giờ xem phim bằng với
giá trị thực sự của một đời người. Thị trường đã nói thế, và bạn không được phản
đối nếu muốn cứu mạng mọi người.
Nhưng thực tế,
lý do Bob phải đối xử với hàng ngàn lượt xem phim giống như với một sinh mạng
là vì việc xem phim này làm tăng tinh thần, từ đó thêm một mạng người được cứu.
Thực tế này không đánh đồng trải nghiệm của một đời người với niềm vui khi
đi xem phim.
Alice đã quên mất
việc ngôi làng đang bị con rồng quấy nhiễu.
Nếu không vì con
rồng, những người dân làng này có thể làm bất kỳ việc gì để cứu nhau thoát khỏi
những cái chết không mong muốn. Có lẽ cũng có lúc họ không thể làm gì được để cứu
một người bạn, cái giá mà họ không thể trả nổi tính bằng đau khổ, muộn phiền và
chất lượng sống giảm đi trong phần còn lại của dân làng. Nhưng khi không có con
rồng, chi phí này còn cao hơn nhiều so với hai nghìn giờ
xem phim.
*
* *
Suy luận hoàn
toàn tương tự. Giờ hãy nhìn vào thế giới của chúng ta. Nền kinh tế của chúng ta
không
hiệu quả - tốn vài triệu đô la để cứu một sinh mạng ở các quốc gia phát triển,
và tốn vài nghìn đô la để cứu một sinh mạng ở các quốc gia đang phát triển (nơi
việc “cứu mạng” thật ra chỉ có nghĩa là “đẩy cái chết lui lại một chút” trong
những thời khắc đen tối). Hơn nữa, nền kinh tế của chúng ta không
tối đa hóa vì sự sống của nhân loại: con người dễ phải đương đầu với sự vô cảm
và bị xoay vần trong những thành kiến làm nản chí nguyện quan tâm tới
việc người khác có chết theo ý nguyện hay không. Hơn thế, không chỉ quan tâm tới
những sinh mạng chúng ta cứu được, mà quan trọng là phải quan tâm tới những
sinh mạng đang sống.
Bất chấp điều
đó, chúng ta không phải hoàn toàn khác những người dân làng kia ở cách chúng ta
có thể làm để cứu lẫn nhau nếu cái chết không hẳn là không thể tránh được.
Tôi không biết
tương lai sẽ ra sao. Tôi không biết làm thế nào chúng ta cân bằng giữa bảo vệ sự
sống, cải thiện sự sống và tạo ra sự sống, nếu chúng ta vượt qua được giai đoạn
khan hiếm này. Nhưng tôi có thể nói với bạn điều này: Rồi sẽ tới một ngày loài người có
thể phá tan cả nghìn mặt trời chỉ để cứu một cái chết bất hợp lý nào đó.
Đó
là giá trị của sự sống.
Bạn vẫn phải đặt
giá cho các sinh mạng, cái giá đó vẫn phải nằm đâu đó từ vài ngàn đô đến vài
triệu đô.
Hãy tưởng tượng
ra một nút bấm, nếu nhấn vào, sẽ chọn ra một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 1 tới
một triệu. Nếu số đó là 1, nó sẽ giết chết một người được lựa chọn ngẫu nhiên.
Ai đó sẽ phải trả cho bạn bao nhiêu tiền để ấn cái nút đó?
Nhiều người
phản ứng bằng sự ghê tởm, nói rằng họ sẽ không ấn cái nút kiểu đó dù được trả bất
cứ giá nào. Họ bảo rằng giá trị của sự sống lớn không thể tưởng tượng được.
Và trực
giác này là chính xác!
Nhưng nếu ai đó
đưa bạn 10 đô la để ấn nút, thế thì cứ ấn đi. Hãy ấn đi, và hãy lo lắng – nhưng
sự lo lắng này còn ít ỏi hơn nhiều so với việc bạn lo lắng khi lái xe trên đường
trong một năm (theo tính toán, xác suất là 1 trên mười nghìn cơ hội để giết chết
ai đó mỗi năm đổi lấy thuận tiện khi lái xe). Nếu bạn muốn cứu mạng nhiều người
nhất, thế thì bạn cứ ấn cái nút đó với 10 đô la, rồi lấy tiền đó để cứu mạng
người khác.
Nhưng
đừng nhầm lẫn giữa chi phí cho sự sống và giá trị của sự sống!
Vài nơi trên thế
giới, phải mất ít nhất vài ngàn đô để cứu một mạng người. Nếu bạn hành động khiến
giá của sinh mạng cao hơn vài ngàn đô kia, nếu bạn thực sự từ chối một triệu đô
để ấn cái nút kia hay trả một tỷ đô để cứu một cuộc đời nào đó, thế thì bạn phải
làm nhiều thứ khác mới mong cứu được thêm các sinh mạng. Nếu bạn muốn cứu nhiều
người nhất, bạn phải định giá cho mỗi sự sống theo chi phí thực tế để cứu được
một sinh mạng.
Nhưng bạn đừng
có lẫn lộn giữa chi phí hiện tại để cứu một sinh mạng và giá trị thực sự của
sinh mạng đó.
Có một khoảng trống
ở đây. Khoảng trống giữa một sinh mạng thực sự đáng giá bao nhiêu và cái giá cả
mà bạn phải gán cho nó. Khoảng trống không tồn tại nếu trực giác của bạn đang
sai lầm. Khoảng trống sẽ ở đó vì ngôi làng của chúng ta đang bị một con rồng xấu
xa hành hạ.
Khoảng trống đó
là thước đo trực tiếp sự khác biệt giữa thế giới vốn có đang hiện hữu và thế giới
mà nó nên hiện hữu.
Chênh lệch giá cả,
chênh lệch giữa vài ngàn đô và vài ngàn mặt trời, là thước đo trực tiếp xem mọi
thứ đang bị đảo lộn đến mức nào.
Đa số mọi người
có trực giác rằng họ nên từ chối ấn nút với bất cứ giá nào, vì sự sống là vô
giá. Bạn có thể tới bên những người này, chỉ cho họ thấy muốn cứu được càng nhiều
người càng tốt với một số tiền nhất định, thì họ phải đặt giá cho mỗi sinh mạng.
Lúc đó, đa số sẽ hành động theo một trong hai cách.
Một số đồng ý
logic này và từ bỏ trực giác của họ. Họ thấy rằng để cứu được nhiều người nhất
có thể, họ phải cần tới một cái giá. Thật mâu thuẫn khi nói niềm vui của vài
triệu người khi uống rượu cũng tương đương với giá trị của một sinh mạng, nhưng
(họ nghĩ) lý luận kiểu khiến người ta nghĩ sự sống là vô giá đúng là một quan
niệm sai lầm chết người. Vì thế, muốn cứu càng nhiều người trong phạm vi số tiền
được phân bổ, họ phải “cắn viên đạn chì” (bite
the bullet: nghĩa là can đảm chịu đựng, đối mặt với nghịch cảnh), và đi đến
kết luận rằng sự sống không hề có giá trị nhiều như tưởng tượng.
Còn số khác
không chấp nhận logic này, và tiếp tục tuyên bố rằng cuộc sống là vô giá, rồi cố
sao lưu trực giác của họ thành những phiên bản đạo đức kì lạ, vì cứu được càng
nhiều người càng tốt với một số tiền nhất định không phải là việc đúng đắn cần
làm, mà lý do thì rất phức tạp.
Nhưng còn một lựa
chọn thứ ba nữa! Tất cả mọi người dường như đã quên mất con rồng!
Có thể sống
trong thế giới này, dù bạn có thấy (1) sự sống là vô giá, hay (2) con người bị
tiêu diệt liên tục, trái với ý muốn của họ, theo những cách thức có thể tránh
được nếu biết sử dụng một khoản tiền tương đối nhỏ.
Thế giới vốn
không công bằng! Ấn nút với 10 đô la là cách cứu được nhiều sinh mạng nhất,
nhưng thực tế này là việc kinh khủng. Mạng sống là vô giá, nhưng bạn phải đối xử
với nó như thể nó chỉ đáng giá vài ngàn đô.
Khoảng cách giữa
giá cả và giá trị kiểu này là không thể chấp nhận được, nhưng các qui luật vật
lý vốn không được viết theo cách chúng ta có thể chấp nhận được. Chúng ta đang
sống trong một vũ trụ lạnh lẽo, thiếu lòng trắc ẩn; một vũ trụ nằm ngoài tầm với
của Chúa Trời.
Một ngày nào đó,
chúng ta có lẽ sẽ giết được lũ rồng đã hành hạ chúng ta. Một ngày nào đó, chúng
ta – giống như dân làng thuở ban đầu – có thể thấy xa xỉ khi làm mọi cách để
ngăn trí tuệ có tri giác của đồng loại thoát khỏi việc bị kết án là vô cảm một
cách không tự nguyện. Nếu chúng ta làm được như vậy, giá trị của sự sống sẽ
không được đo bằng đô la, mà bằng những vì sao.
Đó là giá trị sống.
Nó sẽ là giá trị sống, và giờ đang là giá trị sống.
Thế nên, khi ai
đó đưa 10 đô la để ấn cái nút đó, bạn cứ ấn đi. Bạn cứ ấn cái nút chết tiệt đó.
Đó là chiến lược tốt nhất có sẵn ngay cho bạn; đó là cách duy nhất cứu được nhiều
người nhất mà bạn có thể làm. Nhưng đừng quên rằng thực tế này lại là một bi kịch
khủng khiếp.
Đừng bao giờ
quên khoảng cách giữa chi phí cho một sinh mạng nhỏ đến mức nào và giá trị của
một sinh mạng lớn đến mức nào. Vì khoảng cách đó là bóng tối trong vũ trụ này,
nó là thước đo xem chúng ta đã đi được bao xa.
Tôi không muốn
biến vấn đề này thành bài giảng. Nhưng vài người trong số các bạn sẽ thấy vực
thẳm khổng lồ giữa chi phí và giá trị ngay từ đầu, họ có lẽ sẽ quyết định ngay
rằng khoảng cách này cần phải đóng lại, rằng lũ rồng đáng phải bị tiêu diệt. Một
số sẽ băn khoăn, thế thì sao? Chuyện gì tiếp theo đây? Phần cuối câu chuyện là
dành cho bạn.
Nhớ rằng vẫn có
người trong chúng ta đang chiến đấu.
Một số làm việc
trong hầm mỏ để nộp thuế cho con rồng. Một số khác chuẩn bị cho ngày chúng ta
phải đối đầu với con rồng – vì vũ khí chúng ta trang bị phải thật mạnh, điều
này rõ ràng không hề dễ.
Đó là cuộc chiến
mà bạn có thể tham gia. Với vài người, chiến đấu là theo trào lưu thức thời nhất.
Nhưng với đa số, chiến đấu có nghĩa là đặt giá thấp cho sinh mạng, rồi tôn vinh
nó – bằng cách mua lại sinh mạng ở nơi nó có giá rẻ nhất; bằng cách hy sinh cho
những mục tiêu có hiệu quả cao. Nhớ rằng, giống như lòng dũng cảm là làm điều
đúng đắn ngay cả khi bạn sợ hãi, sự quan tâm là làm điều đúng đắn ngay cả khi bạn
không bị cảm xúc làm cho choáng ngợp.
Nếu đây là cuộc
chiến bạn muốn tham gia, thì tôi khuyên bạn hãy ghi nhớ bài học đầu tiên dân
làng lĩnh hội được: bạn phải quan tâm tới bản thân trước khi quan tâm tới người
khác. Bạn không cần phải trở nên khốn khổ để đấu tranh chống lại bóng tối trong
vũ trụ này. Bất cứ số tiền hay công sức nhỏ bé nào bạn dành để cứu rỗi sự sống
đều là tiền bạc và công sức được sử dụng tốt đẹp. Cam kết 10% thu nhập cho một
mục tiêu hiệu quả đã là một thành tựu khó khăn và rất đáng khen ngợi rồi.
Nếu bạn đứng bên
cạnh chúng tôi trong cuộc chiến này, thì tôi luôn chào đón bạn, dù chuyện gì đi
chăng nữa – nhưng tôi muốn bạn tham gia với sự giận dữ hoặc cái đầu lạnh lẽo,
chứ không phải cảm giác tội lỗi hay xấu hổ.
“Ôi, Thần Chết không bao giờ là kẻ thù của
chúng ta!
Chúng ta cười đùa với hắn, chúng ta hợp tác
với hắn, ông bạn già.
Không có chiến binh nào bị mua chuộc chống lại
quyền năng của hắn.
Chúng ta cười đùa, vì hiểu rằng những người
tốt hơn sẽ tới,
Và những cuộc chiến lớn hơn; khi mỗi đấu sĩ
tự hào khoe khoang
Những cuộc chiến với Thần Chết, vì sự sống;
chứ không phải với con người, vì cờ xí.”
-
Trích đoạn cuối cùng trong The Next War của Wilfred
Owen
Nate Soares
Theo mindingourway.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét