Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Guidance Systems 4 – Jacob Ward: Tại sao Nga dùng Twitter và Facebook? Hãy đọc báo cáo từ Ba Lan này để tìm hiểu.



Các hệ thống dẫn hướng (Guidance Systems 4 – Jacob Ward): Tại sao Nga dùng Twitter và Facebook? Hãy đọc báo cáo từ Ba Lan này để tìm hiểu.

Chúng ta đã tạo ra những cỗ máy hoàn hảo cho nước khác nắm giữ và duy trì “users - người dùng”

Vào tháng tám (năm 2017), một người dùng Twitter có tên “Conspirador Norteño” đã đưa lên một mẫu tự rất thú vị nhằm tìm kiếm trong số những người post bài lên Twitter. Có một nhóm người phù hợp với mẫu tự này.



Conspirador Norteño lấy ra một người dùng trong nhóm có hơn 60.000 người mang một phần tên tài khoản giống nhau này, DavidJo52951945 – người dùng có nhiều người follow nhất.



DavidJo52951945 hằng ngày trong suốt nhiều năm, đều đặn như vắt chanh, viết bài về Brexit, Ukraine, về Hillary Clinton – bất cứ điều gì đang diễn ra trong thế giới bị chia rẽ về mặt chính trị ở phương Tây, và trong cả những thứ Kremlin có liên quan. Người này đứng đầu nổi bật trong nhóm.

Conspirador Norteño viết rằng ông tin tài khoản này là một con người, chứ không phải bot (đây là cách gọi tắt của robot hiện nay). Chỉ có điều, DavidJo52951945 duy trì một thời gian biểu. Một thời gian biểu rất đáng nói.
Đây là một phát hiện thú vị - David luôn post từ 8 AM-8 PM hằng ngày, giờ Matxcova. Có vẻ như đó là công việc của anh ta hay gì đó tương tự.
Cuối cùng, DavidJo52951945 có lẽ đã tạo ra ảnh hưởng như một người dùng có thể làm được. Một người dùng Twitter hoàn hảo. Kỷ luật, bận rộn, active suốt cả ngày dài.
Kết luận ư? A) Hầu như chắc chắn là một phát minh của người Nga và B) một node trên mạng xã hội có ảnh hưởng vượt xa cả một con bot thông thường.

Troll này có vẻ ngẫu nhiên và tuần tự theo thời gian, nhưng nó chỉ là một phần của một mẫu lớn hơn rất nhiều, được xác định trong một tài liệu nghiên cứu forward cho tôi từ một đồng nghiệp vài tháng trước đây. Đó là một phân tích năm 2014 của Jolanta Darczewska, một thành viên thuộc nhóm chuyên gia đặc biệt Ba Lan, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông (Centre for Eastern Studies). Mục tiêu của cô hướng đặc biệt vào cuộc chiến tuyên truyền ở Ukraine về sự kiện Crimea sát nhập vào Nga – hành động cố ý thao túng ý kiến công chúng ở đó của các điệp viên và nhà tuyên truyền người Nga để làm dịu tình hình. Nhưng rộng hơn nữa, Darczewska đã viết một bài thuyết trình về một chiến lược lớn hơn của Nga nhằm gây bất ổn cho các kẻ thù của mình theo cách tốt nhất được biết: bằng thông tin.

Điều làm cho báo cáo này trở nên đáng kinh ngạc và mang tính thời sự là nó không dựa vào phỏng đoán cùng phân tích đầu mối, mà là một tài liệu chi tiết về chính xác những gì Nga đã nói đến trong các diễn văn công khai của các quan chức đại diện và lực lượng quân sự nhằm bảo vệ lợi ích của Nga trước Mỹ và EU.

Trước tiên, thật thú vị khi đọc được một cách rõ ràng và trực tiếp vài chiến lược hàng đầu về chiến tranh thông tin chống lại phương Tây làm nổi bật sự khác biệt giữa các xã hội của phương Tây chúng ta và tham vọng của mỗi bên với Nga. Aleksandr Dugin, giáo sư tại Đại học Lomonosov Matxcova, một nhà phân tích chính trị có tầm nhìn xa trông rộng, người sáng lập Đảng Âu Á (Eurasia), người được trích dẫn nhiều trong báo cáo. (Dugin có nhiều mối quan hệ với Kremlin và có quan điểm rõ ràng về tổng thống Nga, ông thể hiện rõ nhất trong cuộc thuyết trình công khai năm 2007: “Putin ở khắp mọi nơi, Putin là mọi thứ, Putin là tuyệt đối, và Putin không thể thiếu.”) Ở đây, ông mô tả tương lai nước Nga – đất nước được tài liệu này mô tả là “một siêu cường với ý thức hệ hậu tự do - tân bảo thủ”. Dugin viết:

Nga không và sẽ không thể là một lực lượng tiền tự do. Đó là một lực lượng cách mạng hậu tự do đang đấu tranh cho một thế giới đa cực, chân chính và tự do. Trong cuộc chiến về chủ nghĩa tự do này, Nga sẽ bảo vệ truyền thống, các giá trị bảo thủ và tự do thực sự.

Trong khi đó, Igor Panarin, cựu nhân viên KGB, giờ là giáo sư tại Học viện Ngoại giao Liên bang Nga, được mô tả là người “đặt nền móng cho Học thuyết An ninh Thông tin của Liên bang Nga”. Những lời ông ấy nói thế này:

Trên thực tế, đây là những hoạt động có ảnh hưởng, chẳng hạn như: kiểm soát xã hội, ví dụ ảnh hưởng tới xã hội; thao túng xã hội, ví dụ cố ý kiểm soát công chúng nhằm đạt được một số lợi ích nhất định; thao tác thông tin, ví dụ sử dụng thông tin thật theo cách phát sinh những hàm ý sai; làm sai lệch thông tin, ví dụ truyền bá thông tin được chế ra hoặc giả mạo, hoặc kết hợp giữa chúng; tạo ra thông tin, ví dụ tạo thông tin sai lệch, vận động hành lang, blackmail và lạm dụng các thông tin được kỳ vọng.

Panarin, trong cuốn sách “Chiến tranh thông tin trong Thế chiến thứ hai”, đã mô tả nhu cầu tổ chức một trung tâm “thông tin KGB”. Khi giới thiệu cuốn sách “Chiến tranh thông tin và truyền thông” của mình (cuốn thứ 11 trong 15 cuốn sách đều có dùng từ “chiến tranh thông tin” làm tựa đề của ông), ông mô tả nhu cầu cần thiết phải tạo ra một “hệ thống chiến tranh thông tin quốc gia … dựa trên những kinh nghiệm tốt nhất của Liên Xô. Nó phải được làm phong phú thêm bằng những kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc.” Nhưng đây là chỗ tôi bắt đầu nhận ra một khuôn mẫu. Bản báo cáo mô tả một cống hiến của Panarin cho quốc gia theo cách này.
Panarin phân biệt các giai đoạn của quá trình quản lý hoạt động thông tin như sau:
(1)   Dự báo và lập kế hoạch
(2)   Tổ chức và kích thích
(3)   Phản hồi
(4)   Điều chỉnh hoạt động
(5)   Kiểm soát hiệu quả

(Khi chờ đợi đặt hàng ở một số quán ăn mang phong cách quán cà phê nguyên sơ, tôi thường nghĩ hình thức chủ nghĩa tư bản là tiên tiến nhất của chúng ta, trong đó chúng ta lựa chọn giữa những biến thể được chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng phần lớn vẫn có thể thay đổi được của một chiếc áo sơ mi, hay một chiếc khăn quàng cổ, cũng gần giống với chủ nghĩa xã hội trong sách vở. Những hàng dài, những lựa chọn ít ỏi, các công dân hạnh phúc. Nhưng chẳng phải thế này, cũng chẳng phải thế kia.)

Điều giữ chặt buộc tôi phải đọc những câu chữ về tuyên truyền và chiến tranh thông tin trong báo cáo này là tiếng vang của nó – hoặc ít nhất là những bổ sung của nó – những câu chữ của chính các công ty mạng xã hội ở Mỹ ngày nay.

Báo cáo mô tả những nguyên tắc tuyên truyền mà nước Nga hiện đại đã thích nghi từ thời Xô Viết. Darczewska viết rằng trong các cuộc chiến tranh thông tin gần đây, dễ thấy có “nguyên tắc rõ ràng”, theo đó “thông điệp được đơn giản hóa, sử dụng các thuật ngữ trắng đen, có đầy đủ từ khóa.” Hoặc hãy xem “nguyên tắc thông tin mong muốn”, trong đó người lập kế hoạch chiến dịch thông tin cố gắng khai thác những thông điệp họ biết người nghe sẽ chấp nhận. Ám ảnh tôi nhất là “nguyên tắc gây tác động về mặt cảm xúc”, trong đó chiến dịch phải khiến người ta “rơi vào tình trạng họ sẽ hành động mà không cần suy nghĩ nhiều, thậm chí không cần phải hợp lý.”

Tôi đọc toàn bộ bài báo cáo. Chắc chắn những nguyên tắc này là lý luận tuyên truyền rất giỏi. Nhưng dường như nó cũng giống như âm thanh nhái lại các chiến lược tôi đã từng nghe các giám đốc điều hành mô tả trên sân khấu và trong các cuộc gặp cá nhân về cách tốt nhất để thu hút và giữ chân người dùng mạng. Và nếu một nền tảng được xây dựng để thực hiện các nguyên tắc này một cách dễ dàng – lọc ra những thông tin không mong muốn, phân tích từ khóa để cung cấp nội dung có ảnh hưởng nhất tới cảm xúc, khen thưởng cho những tiêu đề ngắn nhất, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất – đột nhiên trong tôi lóe lên ý nghĩ rằng, chúng ta đã xây dựng những cỗ máy hoàn hảo cho một nước khác thu hút và giữ chân người dùng.

Viết như thế để bạn hiểu Nga đã sử dụng chiến tranh thông tin để chuẩn bị cho việc sát nhập Crimea như thế nào, bản báo cáo gây đau lòng khi tránh đề cập tới việc Nga có thể làm tương tự với Hoa Kỳ. Nhưng nó đã chỉ ra rằng, những gì Nga theo đuổi vẫn có những rủi ro cho nước Mỹ:

Người Nga cũng đóng góp nhiều động lực cho các nhóm xã hội ở phương Tây (sử dụng nỗi sợ chiến tranh của những người theo chủ nghĩa hòa bình, nỗi sợ những điều không thể đoán trước được của các chính trị gia và nỗi sợ mất mát thua thiệt của giới doanh nhân)… Hơn nữa, dư luận không nhận thức được thực tế rằng họ là đối tượng của một cuộc chiến tranh thông tin đã được lập kế hoạch và phối hợp bài bản.

Khi tôi đắn đo xem có cầu thủ địa chính trị nào từng làm việc suốt hầu hết lịch sử hiện đại để hoàn thiện các phương tiện nhằm tàn phá và làm mất ổn định Hoa Kỳ, đắn đo xem các nguyên tắc của nó có phải xoay quanh việc tận dụng cảm xúc, và đắn đo xem Facebook và Twitter có phải đã tạo ra một sản phẩm gây nghiện với cảm xúc của chúng ta không… phải, rõ ràng chúng ta đang ở giữa một nút thắt rất chặt.

Chặt đến mức nào?

Conspirador Norteño đã chỉ ra rằng khi DavidJo52951945, giờ là DavidJoBrexit, im lặng chỉ ba ngày trong mùa hè này, người dùng Twitter ở Mỹ đã follow anh ta bắt đầu hỏi xem anh ta có ổn không, và khi nào anh ta trở lại.
Nghĩ mà xem, điểm quan trọng ở đây. Một khi người dùng bị điều khiển bởi tuyên truyền và dối trá, thật không dễ dàng quay đầu lại.

Facebook, Twitter và các hãng khác đã giúp tạo ra những cộng đồng kỹ thuật số khiến chúng ta thấy thoải mái khi đau buồn, hỗ trợ như cha mẹ, mang lại hy vọng trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Nhưng họ cũng tạo ra một nền tảng mà các đối tượng của quốc gia khác có thể tác động ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng Mỹ, chỉ đơn giản bằng cách trở thành những người dùng chuyên gia năng động.

Jacob Ward


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chuẩn bị cho một khóa thiền Vipassana 10 ngày như thế nào?

Vì liên tục có nhiều bạn hỏi về các khóa thiền Vipassana mà mình thi thoảng tham gia, để không phải giải thích lại nhiều lần, mình viết các ...