MỘT
Tôn Tử nói,
trong cuốn Binh Pháp Tôn Tử: “Trước
khi chiến, tính toán trăm đường tất sẽ thắng.”
Mục đích của phần
này là tìm kiếm những công cụ cung cấp nền tảng cơ bản cho tư duy hợp lý. Những
ý tưởng giúp chúng ta đạt được mục tiêu, giải thích “tại sao”, ngăn chặn và giảm
sai lầm, giải quyết vấn đề, và đánh giá các phát biểu.
Dưới đây là 12
công cụ sẽ được trình bày.
1. Các
mô hình thực tế.
2. Ý
nghĩa.
3. Đơn
giản hóa.
4. Qui
luật và bộ lọc.
5. Mục
tiêu.
6. Các
lựa chọn thay thế.
7. Hậu
quả.
8. Lượng
hóa.
9. Bằng
chứng.
10. Tư
duy ngược.
11. Rủi
ro.
12. Thái
độ.
CÁC MÔ HÌNH THỰC TẾ
Người có giáo dục cao hơn kẻ không có giáo dục
như người sống so với người chết.
-
Aristotle
Hãy học, hiểu và
sử dụng những ý tưởng lớn và các nguyên lý chung giải thích thế giới đã vận
hành như thế nào. Khi Charles Munger được hỏi câu hỏi hay nhất nào ông nên tự hỏi
mình, ông đã nói:
Nếu bạn hỏi không phải về các vấn đề đầu tư,
mà về cuộc sống cá nhân của bản thân, tôi nghĩ câu hỏi hay nhất là, “Có gì tôi
có thể làm để khiến cuộc đời và quá trình tư duy của tôi vận hành tốt hơn
không?” Và tôi có thể nói rằng phát triển thói quen làm chủ nhiều mô hình làm nền
tảng cho thực tế là thứ tốt nhất bạn có thể làm … Thật buồn cười – nó vận hành
rất tốt.
Một mô hình là một
ý tưởng giúp chúng ta hiểu tốt hơn thế giới vận hành như thế nào. Những mô hình
minh họa hậu quả và trả lời các câu hỏi như “tại sao” và “thế nào”. Hãy lấy mô
hình bằng chứng xã hội làm ví dụ. Chuyện gì xảy ra? Khi nào người ta không chắc
chắn, họ thường tự động làm những gì người khác làm mà không suy nghĩ về cái
đúng đắn cần làm. Ý tưởng này giúp giải thích “tại sao” và tiên đoán “làm thế
nào” người ta có khả năng cư xử trong những tình huống cụ thể.
Các mô hình giúp
chúng ta tránh khỏi nhiều vấn đề. Giả sử rằng chúng ta được nói cho biết trái đất
gồm những tài nguyên vô hạn. Bằng hiểu biết về những giới hạn, chúng ta biết
câu nói đó là sai. Ai đó đề xuất với chúng ta một vụ đầu tư vào một dự án mâu
thuẫn với các luật vật lý. Bao nhiêu khốn khổ có thể bị tránh khỏi nhờ tránh xa
những thứ không có ý nghĩa khoa học như vậy?
Điều gì tạo nên một mô hình hữu ích?
Nếu một mô hình
phù hợp với thực tế, hầu như nó sẽ đúng. Một ý tưởng từ sinh học phù hợp với thực
tế là “Một người bình thường hành động theo lợi ích bản thân”. Chứ không phải ý
tưởng kiểu “Các phẩm chất cá nhân của con người có thể được đánh giá qua bài kiểm
tra trắc nghiệm Rorschach”. Nó không thể tiên đoán được các phẩm chất cá nhân của
con người. Hãy hỏi: Cái gì là ý tưởng lớn nằm sâu bên dưới? Tôi có thể hiểu được
ứng dụng của nó trong cuộc sống thực tế không? Nó có giúp tôi hiểu thế giới
không? Nó làm việc như thế nào? Tại sao nó làm việc? Nó làm việc trong điều kiện
nào? Nó đáng tin ra sao? Các giới hạn của nó là gì? Nó liên quan đến các mô
hình khác như thế nào?
Charles Munger
đưa ra một ví dụ về một ý tưởng hữu dụng từ hóa học – tự xúc tác:
Nếu bạn nhận được một qui trình cụ thể đang
diễn ra trong hóa học, nó tăng tốc độ của chính nó. Vì thế bạn nhận được sự
tăng trưởng tuyệt vời trong cái mà bạn đang cố làm nó vận hành liên lục liên tục.
Giờ các qui luật vật lý cho thấy nó không chạy mãi mãi. Mà nó chỉ vận hành
trong một khoảnh khắc tươi đẹp. Bạn thu được một sự tăng trưởng khổng lồ. Bạn
đã hoàn thành A – và, bỗng nhiên, bạn còn nhận thêm cả A + B + C chỉ trong phút
chốc.
Ông tiếp tục nói
với chúng ta cách ý tưởng này có thể được ứng dụng:
Disney là một ví dụ thú vị của cơ chế tự xúc
tác… Họ có tất cả các bộ phim trong cái hộp. Họ sở hữu bản quyền. Và giống như
Coke chỉ có thể thịnh vượng khi tủ lạnh ra đời, khi băng video được phát minh
ra, Disney không phải phát minh bất kỳ cái gì hay làm bất kỳ cái gì ngoại trừ lấy
từng thứ khỏi cái hộp và gắn chúng vào cuộn băng.
Những mô hình
nào đáng tin cậy nhất? Charles Munger trả lời:
Những mô hình đến từ khoa học và kỹ thuật cứng
là đáng tin cậy nhất trên trái đất này. Và kiểm soát chất lượng kỹ thuật – ít
nhất đoạn ruột của nó gây vấn đề cho bạn, cho tôi và những ai không phải là kỹ
sư chuyên nghiệp – chủ yếu dựa trên toán học cơ bản của Fermat và Pascal: nó rất
tốn kém và bạn nhận được khả năng bị hỏng hóc ít hơn rất nhiều nếu bạn dùng nó…
Và tất nhiên, ý tưởng kỹ thuật về một hệ thống
dự phòng là ý tưởng rất mạnh mẽ. Ý tưởng kỹ thuật về các điểm gãy – cũng là một
mô hình đầy sức mạnh. Khái niệm khối lượng tới hạn – đến từ vật lý – là một mô
hình mạnh.
Một mô hình giá
trị sẽ tạo ra những giải thích có ý nghĩa và những tiên đoán về hậu quả có khả
năng xảy ra trong tương lai trong đó chi phí nếu sai lầm rất cao.
Một mô hình nên
dễ dùng. Nếu nó phức tạp, chúng ta không thể sử dụng nó.
Thật hữu dụng nếu
dựa trên cơ sở hằng ngày. Nếu nó không được sử dụng, chúng ta sẽ quên nó. Và ứng
dụng của tri thức là gì nếu ta không sử dụng nó?
Xem xét nhiều ý tưởng giúp chúng ta có cái
nhìn toàn diện
Những ai yêu sự khôn ngoan phải là những nhà
điều tra thực sự về nhiều thứ.
-
Heraclitus
Điều gì giúp
chúng ta nhìn ra một bức tranh lớn? Chúng ta có thể xem xét nhiều khía cạnh của
một vấn đề như thế nào? Hãy dùng tri thức và sự minh mẫn từ nhiều khuôn phép. Hầu
hết các vấn đề cần được nghiên cứu từ nhiều quan điểm. Charles Munger nói,
“Trong hầu hết các vấn đề lộn xộn của con người, bạn phải có khả năng sử dụng tất
cả các ý tưởng lớn chứ không phải một vài trong số chúng.”
Thế giới đa
ngành. Vật lý không giải thích hết mọi thứ; sinh học hay kinh tế học cũng không
làm được. Ví dụ, trong một vụ kinh doanh, thật hữu ích nếu biết tỷ lệ nào làm
thay đổi hành vi, các hệ thống bị hỏng khi nào, cung bao nhiêu tác động lên giá
cả, và lời khích lệ nào gây ra hành vi.
Vì không phải
qui tắc đơn lẻ nào cũng đều có câu trả lời, chúng ta cần hiểu và sử dụng những
ý tưởng lớn từ những tất cả những khuôn phép quan trọng – toán học, vật lý, hóa
học, kỹ thuật, sinh học, tâm lý học, và phân cấp, sử dụng chúng theo độ tin cậy
của chúng. Charles Munger minh họa tầm quan trọng của việc này:
Giả sử bạn muốn giỏi trong đấu thầu hợp đồng
xây cầu. Vâng, bạn biết hợp đồng – bạn biết cái bạn phải đạt được. Và bạn có thể
đếm ra những người chiến thắng chắc chắn mà bạn có bằng cách đặt xuống những
quân bài cao cấp và quân át chủ bài bất khả chiến bại của bạn.
Nhưng nếu bạn là kẻ lừa đảo hoặc hai mặt, bạn
sẽ nhận những cú lừa khác như thế nào? Vâng, chỉ có sáu phương pháp chuẩn: Bạn
đã thiết lập cho dài hạn. Bạn có mưu kế. Bạn có cú phạt biên. Bạn có cú chéo
cánh. Bạn bị dồn ép. Và bạn có nhiều cách dẫn dắt sai lầm để tránh khỏi mắc lỗi.
Vì thế, có một số giới hạn các mô hình. Nhưng nếu bạn chỉ biết một hoặc hai
trong số đó, bạn sẽ lộn xuống chân ngựa trong cuộc đấu…
Nếu bạn không có tiết mục đầy đủ, tôi đảm bảo
bạn sẽ sử dụng quá nhiều tiết mục bị hạn chế của mình – trong đó có cả việc sử
dụng những mô hình không phù hợp chỉ vì chúng có sẵn với bạn trong cái kho hạn
chế mà bạn có trong đầu.
Giả sử chúng ta
có một vấn đề và hỏi: Điều gì có thể giải thích cho nó? Chúng ta có thể đạt được
nó bằng cách nào? Sau đó chúng ta có thể sử dụng những ý tưởng khác như thế
nào? Charles Munger nói với chúng ta cách làm điều đó:
Hãy có một bộ dụng cụ đầy đủ… ném chúng vào
trong đầu bạn theo phong cách danh mục kiểm tra … bạn có thể không bao giờ phải
giải thích điều gì ngoài cách thức cơ bản nhất. Bạn luôn ghi công đầy đủ cho những
ý tưởng nền tảng nhất mà bạn yêu cầu dùng. Khi bạn đang sử dụng vật lý, bạn nói
bạn đang sử dụng vật lý. Khi bạn đang sử dụng sinh học, bạn nói bạn đang sử dụng
sinh học.
Chúng ta cũng cần
hiểu những ý tưởng khác nhau tương tác và kết hợp như thế nào. Charles Munger
nói:
Bạn gặp hiệu ứng lollapalooza (ấn tượng đặc
biệt của một người hay một thứ gì đó) khi hai, ba hay bốn sức mạnh đang vận hành
theo cùng một hướng. Thông thường, bạn không đơn giản thêm vào. Giống như khối
lượng tới hạn trong vật lý trong đó bạn nhận được một vụ nổ hạt nhân nếu bạn đạt
tới điểm nhất định của khối lượng – và bạn không đạt được gì có giá trị khác nếu
bạn không đạt tới khối lượng đó.
Đôi khi các nguồn lực chỉ thêm vào như những
định lượng thông thường và đôi khi chúng kết hợp trên cơ sở điểm gãy hay khối
lượng tới hạn…Các nguồn lực đi ra càng phổ biến…các mô hình sẽ đụng độ với những
cái mở rộng. Bạn có nhiều đánh đổi to lớn, đau khổ…Vì thế bạn [phải] có các mô
hình và bạn [phải] nhìn ra mối liên hệ và hiệu ứng từ mối liên hệ đó.
Nhà toán học và
triết học người Anh Alfred North Whitehead nói: “Vấn đề của giáo dục là làm cho
học sinh nhìn ra gỗ từ cây.” Chúng ta cần xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề và
tổng hợp, tích hợp chúng. Chúng ta cần hiểu tất cả chúng gắn kết với nhau tạo
thành một khối cố kết như thế nào. Thuật ngữ “synthesis” đến từ người Hy Lạp cổ
và có nghĩa là “đặt vào cùng nhau”. Những ví dụ sau sẽ minh họa điều đó được sử
dụng trong giải quyết vấn đề như thế nào.
Chúng ta có thể
kết hợp các ý tưởng trong một khuôn phép. Chúng ta đã thấy trong Phần Hai, các
xu hướng tâm lý có thể kết hợp như thế nào để tạo ra hiệu ứng Lollapalooza.
Chúng ta cố tìm
những liên kết giữa các ý tưởng hay lấy được những ý tưởng mới từ các liên kết
đó. Sự tổ hợp tiến hóa hiện đại là sự hợp nhất của vài ý tưởng trong sinh học.
Chúng ta có thể
kết hợp các ý tưởng từ các khuôn phép khác nhau. Những ý tưởng về tỷ lệ từ
toán, các hệ thống và ràng buộc từ vật lý, và lợi thế cạnh tranh từ kinh tế vi
mô thường giải thích giá trị kinh doanh được tạo ra hay phá hủy như thế nào.
Chúng ta có thể
cố nhìn ra quan hệ giữa các hiện tượng, và cố tìm một nguyên lý có thể giải
thích tất cả chúng. Nhà vật lý người Anh James Clark Maxwell kết hợp trong một
mô hình: các qui luật điện từ và các qui luật hành vi của ánh sáng. Mô hình đơn
giản này đã giải thích các hiện tượng quang, điện và từ.
Chúng ta có thể
tìm thấy những thứ tương tự hay tương đương về chức năng trong hoặc giữa các
khuôn phép. Tương đương về chức năng của độ nhớt trong hóa học là tính kết dính
trong kinh tế học.
Chúng ta có thể học một ý tưởng và gắn kết
nó vào trí nhớ như thế nào?
Samuel Johnson
nói: “Ân nhân của nhân loại là người cung cấp những qui luật vĩ đại của cuộc sống
dưới dạng câu từ ngắn gọn, dễ dàng in dấu vào bộ nhớ, và do đó chúng được tái
hiện thường xuyên trong tâm trí.”
Richard Feynman
đã trả lời câu hỏi trên trong một bài giảng vật lý của ông:
Nếu, trong một thảm họa, tất cả các tri thức
khoa học đều bị phá hủy, và chỉ có một câu truyền lại cho thế hệ sinh vật kế tiếp,
câu nào có thể chứa nhiều thông tin nhất với ít từ nhất? Tôi tin đó là “giả
thuyết nguyên tử” (hay thực tế nguyên tử, hay bất cứ cái gì bạn muốn gọi nó),
đó là, mọi thứ đều được tạo ra từ các
nguyên tử - các hạt nhỏ bé di chuyển xung quanh trong động cơ vĩnh cửu, hút lẫn
nhau khi chúng ở khoảng cách nhỏ, nhưng đẩy ra khi bị ép vào nguyên tử khác.
Trong câu đó, chúng ta sẽ thấy, có một lượng khổng lồ thông tin về thế giới, nếu
chỉ một liên tưởng hay suy nghĩ nhỏ được áp dụng.
Chúng ta có thể
sử dụng “lời giải thích trong một câu” của Feynman khi xử lý các ý tưởng lớn.
“Câu nào chứa nhiều thông tin nhất với số từ ít nhất?” Một ví dụ về ý tưởng là một
câu từ tâm lý học: “Chúng ta nhận thứ chúng ta được thưởng cho nó.” Một câu từ
vật lý: “Năng lượng không được sinh ra hay mất đi – chỉ đổi từ dạng này sang dạng
khác.”
Cách khác để hiểu
một mô hình là đưa vào đó một “lưỡi câu”. Hãy liên kết mô hình với câu chuyện
thực tế bi thương, một thứ giống vậy, một cá nhân hay một bức tranh. Ví dụ để
ghi nhớ bằng chứng xã hội, chúng ta có thể nghĩ về kẻ sát nhân Genovese ở thành
phố New York (xem Phần Hai).
Ngạn ngữ Trung
Hoa có câu: “Người ta quên cái đã nghe; nhớ cái đã nhìn; biết cái đã làm.” Vì
cách tốt nhất để học điều gì đó là làm nó, chúng ta phải áp dụng các mô hình
thường xuyên vào các tình huống khác nhau. Giống như kỹ năng, điều này đòi hỏi
cả thực hành và kỷ luật.
Tìm kiếm lời giải thích
Chuyện gì xảy ra và tại sao nó xảy ra?
Một cách buộc
chúng ta học các mô hình để xử lý thực tế tốt hơn là mở to mắt và nhìn mọi thứ
ta thấy xung quanh, rồi hỏi “tại sao” thứ đó đang xảy ra (hay tại sao thứ đó
không xảy ra). Lấy vài ví dụ đơn giản như “tại sao táo rơi xuống đất?” hay “tại
sao ta bị ngã khi trượt chân?” hay “tại sao chúng ta không rơi khỏi trái đất?”
Nhà toán học và vật lý học người Anh, ngài Isaac Newton đã đưa ra luật hấp dẫn
để giải thích điều này.
Định luật 1 của
Newton nói với chúng ta rằng một vật chuyển động có xu hướng tiếp tục chuyển động
với một vận tốc không đổi theo phương thẳng đứng, và một vật đứng yên có xu hướng
đứng yên, trừ khi vật đó bị tác động bởi một lực bên ngoài.
Điều đó có nghĩa
là chỉ có 3 cách để thay đổi một vật: một vật đứng yên có thể bắt đầu chuyển động,
một vật chuyển động với vận tốc không đổi có thể tăng hoặc giảm vận tốc, và một
vật chuyển động theo phương thẳng đứng có thể thay đổi phương. Và cái gì cần để
thay đổi chuyển động của một vật? Lực.
Tất cả thay đổi
trong chuyển động xảy ra để đáp ứng lại hành động của lực (hay các lực). Các lực,
có thể là lực đẩy hoặc lực kéo tác động vào một vật. Khi chúng ta mở cửa hay
ném bóng chày, chúng ta đang sử dụng các lực (sức cơ bắp). Hầu hết mọi thứ
chúng ta làm đều có các lực.
Định luật 2 của
Newton nói với chúng ta rằng lực là tích của khối lượng và gia tốc. Gia tốc là
sự thay đổi của vận tốc theo phương. Nó phụ thuộc vào khối lượng (đo độ lớn của
một vật trước thay đổi trong trạng thái chuyển động của nó) của một vật, cường
độ và hướng của lực tác động lên nó. Ta dùng càng nhiều lực trên một khối lượng
cho trước, gia tốc càng lớn. Nhưng khối lượng càng lớn, đối tượng càng cản gia
tốc. Ví dụ, chúng ta dùng lực càng lớn để ném bóng chày, gia tốc của quả bóng
càng lớn. Nếu chúng ta tăng khối lượng, chúng ta phải thêm lực để sinh ra cùng
gia tốc như trước.
Định luật 3 của
Newton nói rằng các lực làm việc theo cặp. Một đối tượng tác dụng một lực trên
đối tượng thứ hai, đối tượng thứ hai cũng tác dụng một lực tương đương và ngược
chiều với lực đã tác dụng lên nó trên đối tượng thứ nhất. Như Newton đã nói
trong cuốn Philosophiae Naturalis
Principia Mathematica: “Nếu bạn ấn ngón tay lên một hòn đá, ngón tay cũng bị
ấn bởi hòn đá.” Nếu chúng ta ném một quả bóng chày, quả bóng cũng “ném” chúng
ta hay đẩy tay chúng ta trở lại với một lực tương đương.
Giờ ta đến với lực
hấp dẫn. Bị ảnh hưởng bởi tác phẩm của Johannes Kepler về sự chuyển động của
các hành tinh và tác phẩm của Galileo Galilei về các vật rơi tự do, Newton khám
phá ra có một lực hấp dẫn hai đối tượng với nhau. Hai yếu tố tác động đến mức độ
hấp dẫn. Khối lượng và khoảng cách. Khối lượng hai vật càng lớn hay khoảng cách
giữa chúng càng gần, sự hấp dẫn giữa chúng càng lớn. Nó cũng có nghĩa là khoảng
cách giữa hai vật càng lớn, lực hấp dẫn càng yếu. Nếu giả sử chúng ta tăng khoảng
cách lên gấp đôi, lực sẽ giảm đi một phần tư.
Chúng ta có thể
phát biểu dạng toán học của lực hấp dẫn, nó bằng khối lượng của một vật nhân với
khối lượng của vật kia, chia cho bình phương khoảng cách giữa chúng. Tất cả được
nhân với một hằng số (một số có giá trị không đổi) – g (là 9.8 m/s2).
Chúng ta có thể gọi g là gia tốc trọng trường gần bề mặt trái đất.
Có phải lực hấp dẫn làm quả táo rơi về phía
trái đất?
Trái đất hấp dẫn
quả táo với một lực tỷ lệ với khối lượng của nó và tỷ lệ nghịch với bình phương
khoảng cách giữa chúng. Nhưng định luật thứ 3 của Newton nói rằng quả táo cũng
tác động một lực cân bằng và ngược chiều lên trái đất. Lực hấp dẫn của quả táo
lên trái đất cũng giống lực hấp dẫn của trái đất lên quả táo. Vì vậy, nếu chúng
ta trông có vẻ như quả táo rơi về phía trái đất, thực ra cả trái đất và quả táo
rơi về phía nhau. Lực như nhau giống như ta biết trong định luật 2 của Newton, chứ
không phải gia tốc. Khối lượng của chúng khác nhau. Khối lượng của trái đất quá
lớn so với quả táo nên chúng ta chỉ thấy quả táo “rơi”. Quả táo rơi, từ vị trí
đứng yên, về phía trái đất vì nó có khối lượng nhỏ hơn trái đất, có nghĩa là nó
được truyền thêm gia tốc (thay đổi tốc độ) nhiều hơn khi hướng về phía trái đất,
hơn là trái đất hướng về phía quả táo. Khối lượng khổng lồ của trái đất cũng giải
thích vì sao chúng ta ngã về phía trái đất khi chúng ta trượt chân.
Lực tương tự
cũng xuất hiện giữa Mặt trăng và trái đất. Nhưng điều gì giữ mặt trăng trên quĩ
đạo quay quanh trái đất thay cho đâm vào trái đất?
Newton biết rằng
phải có một lực kéo mặt trăng khỏi trái đất. Nói cách khác, theo định luật 1, mặt
trăng có thể tiếp tục chuyển động theo phương thẳng đứng với vận tốc không đổi
thay vì chuyển động theo hình elip như thực tế. Một lực nào đó phải liên tục
kéo mặt trăng khỏi chuyển động theo phương thẳng đứng và thay đổi hướng của nó.
Và vì quĩ đạo của mặt trăng hình tròn, lực này phải có nguồn gốc từ tâm trái đất.
Tại sao? Newton đã biết rằng một lực hướng tâm (bất kỳ lực nào hướng về một tâm
cố định) điều khiển các vật đi theo đường tròn xung quanh một điểm cố định.
Lực đó là trọng
lực. Nó thay đổi gia tốc của mặt trăng bằng cách thay đổi liên tục hướng của nó
về phía tâm của trái đất khiến mặt trăng bị uốn cong theo chuyển động tròn. Khi
mặt trăng đi về phía đường chân trời theo hướng tiếp tuyến (đường thẳng chạm
vào đường cong) với trái đất, tại mỗi điểm trên đường này, trọng lực kéo nó khỏi
tâm trái đất và kết quả là mặt trăng chuyển động theo quĩ đạo tròn.
Vận tốc của mặt
trăng đủ lớn để đảm bảo khoảng cách giảm xuống của nó phù hợp với độ cong của
trái đất. Mặt trăng duy trì cùng khoảng cách so với trái đất vì trái đất uốn
cong cùng tỷ lệ với mặt trăng “rơi”. Vào lúc mặt trăng rơi một khoảng cách nhất
định về phía trái đất, nó cũng di chuyển ra biên với cùng khoảng cách. Nếu vận
tốc của nó thấp hơn nhiều, lực kéo của trọng lực buộc mặt trăng đi gần vào trái
đất cho đến khi chúng đâm vào nhau. Nếu vận tốc của nó lớn hơn nhiều, mặt trăng
có thể thoát khỏi trọng lực và đi xa khỏi chúng ta.
Mặt trăng không
được gia tốc như quả táo, vì khoảng cách của nó tới trái đất (trọng lực hay lực
hấp dẫn yếu hơn). Mặt trăng trên quĩ đạo của nó cách tâm trái đất gấp 6 lần khoảng
cách của quả táo đến tâm trái đất.
Định luật hấp dẫn
của Newton không đủ để mô tả chuyển động của các đối tượng mà vận tốc của chúng
gần với vận tốc ánh sáng. Các học thuyết của Newton và thuyết tương đối cũng
khác nhau khi các trường trọng lực lớn hơn nhiều so với cái thấy trên trái đất.
Mặc dù, trong hầu hết điều kiện, các định luật Newton và lý thuyết trọng lực (lực
hấp dẫn) của ông đủ để giải thích.
Sự tác động
tương đối của trọng lực biến thiên theo kích thước và tỷ lệ.
Tại sao con côn trùng bị ngã từ trên cây cao
xuống không bị làm sao?
Trong cuốn Two New Sciences (Hai môn khoa học mới),
Galileo Galilei đã viết: “Ai lại không biết một con ngựa rơi từ độ cao 3 hay 4
cubit sẽ gẫy xương, trong khi một con chó rơi từ độ cao tương tự hay một con
mèo từ độ cao 8 hay 10 cubit sẽ chẳng bị sao?”
Hãy tưởng tượng
nếu một con chuột, một con ngựa, và một người bị ném ra từ một máy bay ở độ cao
1,000 yard. Chuyện gì xảy ra? Nhà sinh học J.B.S Haldane nói trong cuốn On Being the Right Size (Trong kích thước
đúng) – in lại trên The World of
Mathematics (Thế giới toán học): “Bạn có thể vất một con chuột xuống hầm mỏ
sâu hàng nghìn yard; và, khi đến đáy, nó bị một cú shock nhẹ rồi bỏ đi, với điều
kiện mặt đất mềm. Con chuột bị chết, con người bị vỡ tan, con ngựa nát thành đống
bầy nhầy.”
Các lực vật lý
tác động khác nhau trên các động vật. Trọng lực có tác động mạnh hơn với những
thứ lớn hơn, so với những thứ nhỏ hơn. Trọng lực tác động chính lên chúng ta,
nhưng ảnh hưởng nhỏ với những động vật nhỏ hơn. Vì diện tích bề mặt của con người
khá nhỏ, các lực trọng trường tác động lên trọng lượng của chúng ta. Nhưng trọng
lực không đáng kể với động vật rất nhỏ có tỷ lệ diện tích bề mặt trên thể tích
lớn. Lực chiếm ưu thế sau đó là lực bề mặt. Haldance nói: “Chia chiều dài, chiều
rộng và chiều cao của một con vật cho 10; trọng lượng của nó giảm đi 1 phần
nghìn, nhưng diện tích của nó chỉ giảm 1 phần trăm. Vì thế sức cản lại việc rơi
trong trường hợp của con vật nhỏ sẽ lớn hơn 10 lần so với lực điều khiển [trọng
lực].”
Khối lượng ảnh hưởng tới vận tốc khi có sức
cản không khí.
Với phạm vi nhỏ
hơn, trọng lực trở nên ít quan trọng hơn nhiều so với sức cản của không khí.
Ném một con chuột khỏi máy bay và nó sẽ trôi dần xuống vì các lực ma sát tác động
lên bề mặt của nó thắng tác động của trọng lực.
Một vật đang rơi
sẽ rơi nhanh hơn và nhanh hơn, cho đến khi lực kéo của không khí tác động theo
hướng ngược lại (sinh ra từ sức cản của không khí) cân bằng với khối lượng của
nó. Sức kéo của không khí phụ thuộc vào diện tích bề mặt (tổng số không khí vật
đang rơi phải nhồi vào khi nó rơi) và vận tốc của vật rơi. Vì con chuột có nhiều
diện tích bề mặt hơn so với khối lượng nhỏ của nó, nó không bị ngã quá nhanh
trước khi sức cản của không khí tác động ngược trở lại tới khối lượng của nó. Lực
giăng trên con chuột sau đó về không và con chuột không bị tăng tốc.
Lực cản của
không khí chống lại con ngựa rơi lớn hơn nhiều so với của con chuột. Vì con ngựa
rẽ nhiều không khí hơn con chuột. Con ngựa càng nặng hơn sẽ rơi càng nhanh hơn
trong không khí, gia tăng lực cản của không khi hơn nữa. Con ngựa rơi nhanh hơn
con người trước khi sức cản của không khí cân bằng với khối lượng của nó và do
đó, nó sẽ chạm đất trước.
Con ngựa có diện
tích bề mặt lớn hơn con chuột, nhưng con chuột có diện tích bề mặt trên thể
tích lớn hơn con ngựa. Con chuột tuân theo cùng luật trọng trường như con người,
và cũng tương tự với luật sức cản của không khí. Nhưng trọng lực là then chốt với
con người, trong khi sức cản không khí là then chốt với con chuột.
Nói cách khác,
do sức ép bề mặt, con chuột sẽ gặp vấn đề khi trèo lên khỏi bể nước. Haldance
nói với chúng ta một con chuột ướt phải quan tâm khối lượng nước của chính nó.
Hãy tưởng tượng bao nhiêu khó khăn để ra khỏi bồn tắm nếu chúng ta mang theo cả
cơ thể cùng một lượng nước bằng với khối lượng của chúng ta.
Những ví dụ trên
cho thấy chúng ta có thể xử lý thực tế như thế nào bằng cách quan sát và hỏi “tại
sao” mọi thứ xảy ra. Vì thế, hãy nhìn xung quanh, hãy hỏi và nhớ lời của
nhà phát minh và kỹ sư Charles Proteus
Steinmetz: “Không có câu hỏi ngu ngốc và không ai trở thành kẻ ngu ngốc cho đến
khi anh ta dừng việc đặt câu hỏi.”
Giả sử rằng những
ý tưởng lớn là thật cho đến khi học được cái ngược lại. Tất cả tri thức đều
thay đổi khi bằng chứng mới xuất hiện. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục
học và học lại.
Giữ tri thức sống
và tăng thêm tri thức theo thời gian mang lại những lợi ích khác. “Chỉ như gỉ sắt
từ thứ cũ rích, và bãi nước tù đọng, hoặc khi lạnh thành băng, vì thế trí tuệ của
chúng ta sẽ lãng phí trừ khi ta sử dụng nó.” Leonardo da Vinci viết như vậy.
Nghiên cứu của giáo sư sinh học tổng hợp Marian Cleeves Diamond tại đại học
California, Berkeley, tiết lộ rằng, một môi trường kích thích, sự tò mò và giáo
dục là dinh dưỡng cho bộ não và sức khỏe. Chúng ta càng đưa nhiều kích thích
vào bộ não, chúng ta càng tốt hơn. Trong cuốn Psychology Today (Tâm lý học ngày nay - 1984), cô ấy nói: “Tôi tìm
kiếm những người cực kỳ năng động trên 88 tuổi. Tôi thấy rằng người nào hay sử
dụng não của họ sẽ không mất chúng. Thật đơn giản.”
Hãy nhớ, biết một
định nghĩa hay ghi nhớ một ý tưởng là vô dụng nếu chúng ta không hiểu ý nghĩa của
chúng. Alfred North Whitehead nói trong cuốn The Aims of Education (Mục tiêu của giáo dục): “Giáo dục nên hữu dụng,
dù mục đích sống của bạn là gì đi nữa.”