Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Guidance Systems – 3 (Jacob Ward): Nguyên nhân chúng ta hết lòng (kể cả hy sinh)



Guidance Systems – 3 (Jacob Ward): Nguyên nhân chúng ta hết lòng (kể cả hy sinh)

Mô tả công việc quả là khó: tìm những người cam kết vì một nguyên nhân nào đó khiến họ chiến đấu và chết vì nó, sau đó đến đủ gần họ để bạn có thể thực sự hiểu được sự cam kết đó. Đây là những gì một nhóm đơn thương độc mã tại Artis International đòi hỏi. Các nhà nghiên cứu thành lập nhóm này tìm kiếm, làm bạn và nghiên cứu những tay súng ác liệt nhất thế giới trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất hiện nay. Trong quá trình này, họ phát hiện ra các hệ thống khiến con người chúng ta có lẽ không thể biến chúng ta thành loại người mình muốn.
Lydia Wilson, một nghiên cứu viên ở Artis, nghiên cứu lịch sử ở Cambridge, sống và làm việc ở Syria, Beirut, Kosovo, Jordan. Cô nói tiếng Ả Rập và được coi là một trong những thành viên không biết thế nào là sợ của đội. Thông thường, các cuộc phỏng vấn của cô diễn ra ở những nơi ngay cả cánh nhà báo cũng không tới. Cô nhớ lại: “Có lần tôi đang phỏng vấn một vị tướng Peshmerga ở biên giới tuyến đầu, và người ở lại theo mệnh lệnh làm chỉ huy khi ông ta vắng mặt là một người bạn của tôi.” (Peshmerga là lực lượng quân đội người Kurd ở Iraq) “Khi chúng tôi lái xe khỏi đó một lúc, ông ta hỏi ‘cô không nghe thấy cuộc tấn công của IS trong lúc trò chuyện à?’ Tôi không hề nghe thấy. Trong bản thảo ghi phỏng vấn lúc đó, tôi hỏi ‘có phải trời đang mưa không?’” Cô cười phá lên.
“Peshmerga rất cực đoan, và họ luôn nói về người Kurd. Ví dụ, họ sẽ không tự thổi bay mình. Đó không phải là người Kurd. Nhưng hiếu khách là một điều lớn lao với họ. Rất người Kurd. Vì thế có cảnh họ yêu cầu quân đội của họ không được bắn đáp trả lại, nếu việc bắn nhau khiến tôi sợ hãi.”
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature Human Behaviour, Wilson, đồng sáng lập Scott Atran của Artis và vài đồng nghiệp đã mô tả chi tiết các thuộc tính của “các kịch sĩ tận tâm”, những người giống Peshmerga với đặc trưng mạnh mẽ và đáng sợ: “cam kết với các giá trị thiêng liêng không thể thương lượng được và với các nhóm mà các kịch sĩ này tham gia” cũng như “sẵn sàng từ bỏ gia đình cho những giá trị đó.” Tôi đã phỏng vấn Atran và đội ngũ của ông vài lần trong những năm qua, trong việc này hay việc kia, họ còn tiết lộ những giá trị dường như chuyển biến và ảnh hưởng tới con người theo những cách mạnh mẽ mà chúng ta hoàn toàn không hiểu nổi.

Bài báo mới từ Artis dựa trên các cuộc phỏng vấn trên chiến trường với Peshmerga, các phiến quân vũ trang ở Iraq, và quân đội Sunni của Ả Rập, cùng với các tay súng IS bị bắt giữ. Trong các cuộc đối thoại với các nhà nghiên cứu, những lời giải thích tự nhiên của các tay súng cho hành động của mình đã lặp lại những nguyên mẫu mà Artis từng đụng độ trước đây. (Nghiên cứu được bổ sung bằng các cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 6000 người không phải chiến binh thánh chiến ở Châu Âu.) Họ thể hiện sự trung thành đáng kinh ngạc với những lý tưởng trừu tượng. Họ thể hiện sự trung thành với đội nhóm chiến đấu của mình lớn hơn nhiều so với chính gia đình mình. Và khi được tặng cho khả năng hoán đổi chiến trường với những tiện nghi trần thế - tiền bạc, cuộc sống an toàn ở một quốc gia thanh bình, một đời sống tốt đẹp hơn cho con cái ở nơi nào đó – họ thường nổi giận, đôi khi còn tức đến sôi máu.
Các tác giả biết rằng họ đang đối phó với những người có động lực mạnh mẽ. Nghiên cứu viết: “Chúng tôi đã thấy bằng chứng của hành động tận tâm trong chiến đấu cho ngôi làng Kudilah, vụ tấn công đầu tiên trong trận đánh chiếm lại Mosul, thành phố lớn nhất bị IS kiểm soát. Khoảng 90 tay súng IS đấu với hàng trăm lính của liên quân Peshmerga, quân đội Iraq và quân đội Ả Rập Sunni. Hơn một nửa số tay súng IS đã chết, trong đó hơn một chục tên đã tự sát.”
Điều gì khiến những tay súng này hy sinh hết lòng đến vậy? Các tác giả đã cố gắng xác định các yếu tố trực tiếp ép buộc những con người bằng xương bằng thịt trần tục tách rời khỏi xã hội bản xứ và tình nguyện ném mình vào chiến tranh. Kết thúc nghiên cứu, họ dường như đã xác định được một số “giá trị thiêng liêng” đủ mạnh để làm được điều đó. Trong việc nghiên cứu những giá trị này, họ cũng có thể xác định những động lực thúc đẩy chính bạn hay tôi.

Nghiên cứu định nghĩa một giá trị “thiêng liêng” là thứ không thể bị cám dỗ, hoàn toàn không thể thương lượng. Các tác giả viết: “Để đo lường sự thiêng liêng, chúng tôi điều tra mức độ sẵn sàng trao đổi các giá trị lấy các lợi ích vật chất, dù là lợi ích cá nhân hay lợi ích tập thể. Từ chối tuyệt đối trước những tráo đổi như vậy là một dấu hiệu của giá trị thiêng liêng.”
Những giá trị đó là gì? Với những đội du kích Peshmerga và người Kurd ở Iraq, giá trị đó là một cam kết cho nhà nước Kurd độc lập và nhân phẩm của “giá trị Kurd”. Đối với người Ả Rập Sunni, giá trị đó gồm những lời nghi vấn về luật Shariah và “gốc Ả Rập”.
Các nhóm đều tự tin mãnh liệt vào sức mạnh tinh thần của họ, chứ không đánh giá năng lực của họ trên chiến trường thông qua các xét đoán quân sự hợp lý. “Sử dụng các kỹ thuật đánh giá khả năng chịu đựng thể xác để đánh giá sức mạnh cảm nhận được của nhiều nhóm chiến binh ở Iraq, chúng tôi thấy rằng cả chiến binh IS và PKK đều xem thường tầm quan trọng của những khó khăn khủng khiếp về thể xác trong và ngoài nhóm. Họ lập luận rằng điều quan trọng nhất là năng lực chịu đựng về tinh thần.”
Tiếp theo, danh sách cho một “kịch sĩ tận tâm” sẽ như sau: Người hết lòng đến mức đủ để chiến đấu và chết vì một nguyên nhân nào đó sẽ thêm bản sắc cá nhân vào bản sắc của nhóm, họ thường đánh giá cao nhóm thậm chí còn trên cả chính gia đình mình, họ sở hữu những niềm tin trừu tượng về tự do và nhân phẩm không hề bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ vật chất, và họ đánh giá bản thân cùng kẻ thù của mình dựa trên sức mạnh tinh thần chứ không phải quân số hay vũ khí. Từ Pháp, nơi ông đang làm giám đốc nghiên cứu nhân chủng học tại Đại Học Ecole Normale Supérieure ở Paris, Scott Atran nói với tôi rằng ông tin có một số mục tiêu mang tính tiến hóa cho tất cả những chuyện này.
Ông nói: “Những tư tưởng siêu việt này vượt ra ngoài phạm trù cá nhân, khiến nhóm miễn dịch với sự kiểm soát thường xuyên, thật nghịch lý khi nó lại cho ra sức mạnh nhóm và sức mạnh cá nhân không thể tin nổi. Chính điều đó đã đưa chúng ta ra khỏi hang hốc.”
“Bạn cần có các cách giữ các nhóm ngày càng lớn mạnh bên nhau. Các hệ thống ý tưởng lạ lùng này – những ý tưởng siêu việt không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm – trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì một điều gì đó, bạn phải đảm bảo các thành viên trong nhóm của bạn mù quáng đến chết bằng mọi cách. Đó là kiểu ý niệm ‘Thà chết còn hơn bị nhuộm đỏ’.”

Nafees Hamid, một nhà nghiên cứu của Artis, đã làm việc nhiều năm để tìm hiểu các tay súng mới được chiêu mộ của IS, nhóm khủng bố gốc Jihad bị cấm ở Anh Al-Muhajiroun và nhiều nhóm khác. Hamid lớn lên ở Vùng Vịnh California, nghiên cứu khoa học nhận thức và tâm lý học tại UC San Diego, sau đó nhận bằng Thạc sĩ về khoa học nhận thức tại École Normale Supérieure nơi Atran đang giảng dạy. Hamid giờ phải chia sẻ thời gian của mình giữa London và Barcelona. Anh thành lập các mối quan hệ trực tuyến hoặc trực tiếp với các nhà tuyển dụng tận gốc, và từng làm việc với những kẻ đào thoát đang vắng mặt trong các trung tâm giam giữ. Anh nói: “Tôi nghĩ về dài hạn và ngắn hạn. Trong ngắn hạn, mọi chuyện có vẻ khá ảm đạm.”
Lúc này, anh đang trong dự án nghiên cứu Artis chưa công bố, nhưng anh nói dự án đã dạy anh một số điều, có thể biết những loại giá trị nào sẽ gây ra các phản ứng sâu sắc, tự động, cảm xúc; còn loại giá trị nào sẽ nhận được phản ứng bình tĩnh hơn, cân nhắc hơn từ não.
Nghiên cứu có những cuộc phỏng vấn với nhiều người ủng hộ Al Qaeda ở Châu Âu, lấy ra từ các cộng đồng dân di cư cụ thể. Hamid cho biết những phát hiện này cho thấy các giá trị thiêng liêng có thể được một phần của bộ não xử lý thông qua học hỏi và tuân theo các qui tắc cụ thể, kiểu như: bếp lò thì nóng, vách đá thì nguy hiểm… Hamid nói: “Các giá trị thiêng liêng thực sự dường như đã thiết lập nên hệ thống học thuyết về nghĩa vụ. Còn khi đó là các giá trị không thiêng liêng, nó thuộc các phần kiểm soát hành động của bộ não. Phần này hoạt động chậm lại, tư duy mọi thứ và xử lý những suy nghĩ cao hơn của chúng ta. Về cơ bản, thời gian phản ứng cho các giá trị không thiêng liêng sẽ chậm hơn.”
Vậy hành động nào vi phạm các giá trị thiêng liêng và thiết lập các phản ứng bản năng? Hamid nói: “Một trong số hành động đó là vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Muhammet. Một hành động khác là luật Sharia ở những vùng đất không theo Hồi giáo. Chuyện của Kashmir và Palestine. Chuyện này là hệ quả của việc đánh giá thấp các giá trị thiêng liêng.”
Các giá trị không thiêng liêng, gây ra phản ứng dễ đo đếm hơn, “là sự chiếm đóng của quân đội Mỹ trong các vùng đất của người Hồi giáo, các cuộc chiến tranh lẻ tẻ, liệu có phải dạy đạo Hồi hay có thức ăn thiêng liêng trong trường học cho bọn trẻ con hay không.”
Hamid nói, về mặt hiệu ứng, chuyện thực sự ảnh hưởng tới sinh mạng của họ không kích hoạt những hệ thống ra quyết định mạnh mẽ nhất trong não bộ của họ. “Các giá trị thiêng liêng rất rộng, trừu tượng, siêu việt. IS không dành thời gian nói về đồ ăn halal (đồ ăn bằng thịt theo luật Hồi giáo) ở các trung tâm công cộng. Đó không phải những giá trị họ cần tốn thời gian vào đó.”
Có vẻ như mọi chuyện kiểu này không tuân theo tháp nhu cầu của Maslow, hoặc bất kỳ một hệ thống phân loại đơn giản nào có thể điều khiển được các kịch sĩ tận tâm này. Các giá trị trừu tượng – các giá trị không tạo ra sự khác biệt thực sự trong cuộc sống của chúng ta, nhưng nói cho biết chúng ta muốn là ai – thường được dễ dàng nâng lên vai trò thiêng liêng hơn. Hamid nói: “Có gì đó rất gợi cảm về sự trừu tượng. Đó là thứ khiến các bên ngoại lai đổ xô tới với thế giới Hồi giáo.”
Khó khăn nảy sinh khi các nhóm giao đấu với nhau vì xung đột các giá trị thiêng liêng. Hamid nói anh không lạc quan với việc giúp mọi người hòa thuận. Anh nói: “Chuyển các bộ lạc vào các thành phố khắp thế giới, phá vỡ đường biên giới, nhìn nhận tất cả chúng ta đều là con người bình đẳng – những chuyện này cần rất nhiều lòng tin và sự tự tin, và không để người ta cảm thấy bị cách ly.”
“Cách bộ não chúng ta tiến hóa còn mang tính bộ lạc hơn thế nhiều lần. Cơ cấu chính trị của chúng ta đang đi ngược lại với cơ cấu não bộ.”

Cơ cấu truyền thông của chúng ta vốn được mài sắc bởi sức mạnh phân tích của công nghệ, tuy nhiên lại rất tương đồng với cơ cấu bộ não. Nếu chúng ta áp đặt những phát hiện của Artis về sinh mạng các chiến binh thánh chiến vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta với tư cách là người sử dụng công nghệ và người xem phương tiện truyền thông, thì mô hình mẫu này sẽ nằm đúng vị trí.
Artis đã phát hiện ra rằng các kịch sĩ tận tâm sẽ gắn bản sắc cá nhân của họ vào bản sắc của nhóm. Xu hướng này là một công cụ mạnh mẽ không chỉ dành cho những kẻ cực đoan, mà còn cho bất kỳ nhóm nào – các nhà hoạt động vì quyền được mang súng, nhà phân tích dân chủ, nhân viên cứu hộ giống chó lùn – muốn tuyển thêm thành viên, gây quỹ, hoặc ảnh hưởng đến chính sách. Hành vi ngây thơ khi gia nhập một nhóm Facebook hay SubReddit muốn lôi kéo chúng ta trong số những người dùng có cùng sở thích thực tế có thể sẽ hoạt động mạnh hơn nhiều lần chúng ta tưởng. Bộ não của chúng ta được xây dựng để có phản ứng tình cảm sâu sắc hơn với người chúng ta tưởng tượng là bản thân mình chứ không phải với con người thực sự của chúng ta.
Và trong khi chúng ta muốn tưởng tượng chủ nghĩa dân tộc cực đoan (tribalism) cùng các phản ứng tình cảm sâu sắc với những giá trị thiêng liêng, trừu tượng mà Artis đã quan sát thấy trong các kịch sĩ tận trung là con đường dài khiến ta rời xa khỏi con người thực sự của mình trên mảnh đất phương Tây, thì điều này có lẽ không phải là cá biệt, ít nhất là không quá lâu nữa.

Lydia Wilson nói rằng cô bắt đầu nhìn ra các sức mạnh tương tự - vốn đang hoạt động rất mạnh mẽ trong người các chiến binh thánh chiến trên khắp thế giới - giờ lại chuyển vào cơ cấu chính trị xã hội của Mỹ, Anh và phần còn lại của phương Tây.
Cô nói: “Những gì tôi không ngừng nhận thấy là xu hướng lập nhóm của con người.” Nhưng cô cũng cho biết, từ trước tới giờ cô vẫn nghĩ Mỹ và quê hương Anh Quốc của cô có sự khác biệt. “Không có những cam kết chung rõ ràng với nhóm – ngoại trừ gia đình - ở phương Tây.”
Nhưng giờ điều đó đang bắt đầu thay đổi. Cô nói: “Những bàn cãi mới gần đây – Brexit, và thứ chỉ chung cho Anh và Châu Âu. Tôi không thích những gì tôi thấy ở đây. Nếu bản chất Anh (Britishness) có thể chôn vùi thật nhiều người, thì ý tưởng khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại, người Mỹ sẽ nghĩ rằng sự vượt trội của nước Mỹ đứng trước bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng nào khác. Đó đều là con đường đáng sợ.”
Cô tin rằng những phẩm chất cô từng thấy chỉ ở những vùng xung đột nay đã là một phần của đời sống phương Tây. Cô thở dài: “Ý nghĩ đó là bạn sẽ được liên kết chặt chẽ hơn khi ở trong một nhóm chỉ với chi phí khi ở ngoài nhóm. Tôi thấy nó đang ngày càng thành trào lưu chính thống.”
Các nhà đạo đức công nghệ như Tristan Harris đã viết rất nhiều về những cách các công ty tận dụng khuynh hưởng bẩm sinh của chúng ta – như mong được xã hội chấp nhận, mong đổi mới xã hội, muốn vô vàn tưởng thưởng – để chống lại chúng ta. (Harris gần đây viết rằng AR và VR có thể rất dễ tạo ra khả năng xa hơn trong việc thực hiện hành động online theo chiều hướng xấu đi). Nghiên cứu của chính Facebook cũng cho thấy người dùng của nó có xu hướng tụ tập theo những ai có cùng quan điểm hơn là tìm kiếm các ý tưởng hay chủ đề mà họ không đồng ý hoặc không theo đuổi một cách rất bản năng. Loại ra quyết định vô thức này và sự hình thành các nhóm dường như chỉ là một bất tiện xã hội, một chứng nghiện vô thưởng vô phạt, một hành vi lãng phí thời gian. Nhưng nếu các nhà nghiên cứu ở Artis đúng, con người có khả năng mang những xu hướng tương tự này tới những nơi cực kỳ nguy hiểm.
Jacob Ward

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét